Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18 - Năm học 2021-2022

Tiết 52: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tham gia một số công việc làm món bánh truyền thống

- Phát triển năng lực tự chủ qua việc tự lực, tự giác trong rèn luyện thể hiện qua việc tự làm được một số công việc tự phục vụ ở nhà.

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua việc thực hiện thường xuyên, đều đặn các hoạt động tự phục vụ ở nhà.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh minh họa về phong tục đón năm mới của một số dân tộc

- SGK Hoạt động trải nghiệm 1; bút chì, bút chì màu,.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Phần 1. Nghi lễ

Phần 2: Biết tham gia một số công việc làm món bánh truyền thống(HĐ cá nhân)

- Kể tên một số nguyên liệu cần dùng để làm bánh truyền thống.

- Mình có thể giúp gì khi bố mẹ làm bánh ngày Tết?

Phần 3. Củng cố, dặn dò

 

docx 19 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021
HĐTN
Tiết 52: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tham gia một số công việc làm món bánh truyền thống 
- Phát triển năng lực tự chủ qua việc tự lực, tự giác trong rèn luyện thể hiện qua việc tự làm được một số công việc tự phục vụ ở nhà.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua việc thực hiện thường xuyên, đều đặn các hoạt động tự phục vụ ở nhà.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh minh họa về phong tục đón năm mới của một số dân tộc 
- SGK Hoạt động trải nghiệm 1; bút chì, bút chì màu,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Phần 1. Nghi lễ
Phần 2: Biết tham gia một số công việc làm món bánh truyền thống(HĐ cá nhân)
- Kể tên một số nguyên liệu cần dùng để làm bánh truyền thống. 
- Mình có thể giúp gì khi bố mẹ làm bánh ngày Tết?
Phần 3. Củng cố, dặn dò
Tiếng Việt
Tiết 205 + 206 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc trơn từ, câu , đoạn ngắn.
- Củng cố cách ghép tiếng và đọc tiếng ,từ , câu.
- Đọc và hiểu nghĩa của từ , câu , hiểu bài dựa trên câu hỏi gợi ý.
* Năng lực
- Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
* Phẩm chất
- Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG
 - 10 thẻ vần để học sinh thi ở hoạt động 1.
- Bảng ôn ở hoat động 2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động 
2. HĐ 1 Nghe – Nói 
- Thi nói tên vật , con vật có chứa trong thẻ .
- Gv hướng dẫn cách thi.
(Mỗi bạn sẽ lên bắt một thẻ bài bất kì mà cô giáo đã chuẩn bị sau đó ,
Các em đọc vần ghi trên thẻ, tìm từ có chứa vần trong thẻ trong khoảng thời gian các bạn dưới lớp đếm từ 1 đến 10 sau thời gian đó các bạn không tìm và đọc đúng thì bị coi là thua cuộc)
Giáo viên tổng kết phần thi.
- Khen và động viên những bạn hoàn thành tốt phần thi và những bạn còn chưa hoàn thành 
Tiết 2
3. HĐ 2 : Đọc . Đọc vần, từ,
- GV mời 1-2 HS làm mẫu.
- Mỗi học sinh đọc 3 vần và 3 từ theo hàng dọc trong bảng.
Ví dụ 
ac – bác sĩ iêc – cá diếc 
ăc – mặc áo ach - chim khách 
âc – giấc ngủ 	ích - chích bong 
- GV tổng kết và khen đội có nhiều bạn đọc đúng.
- Động viên nhóm còn có bạn chưa hoàn thành được phàn thi của mình.
4. Củng cố dặn dò
- Cả lớp hát một bài.
- Cả lớp cùng thực hiện.
- Hs lắng nghe hướng dẫn và luật thi 
- Học sinh lên bắt thẻ .
Hs tìm và đọc được các vần :
Oa ,eo , au, âu , êu 
iu, iêu, yêu ,ưu, ươu
 Đọc được tiếng 
hươu, áo ,kéo ,chiếu ,dừa ..
- Lắng nghe
- Cả lớp theo dõi bạn làm mẫu 
- HS hoạt động nhóm ( nhóm 
Thi đọc vần và từ giữa các nhóm ( tự sửa lỗi cho nhau nếu có )
Mỗi nhóm cử 1 đại diện lần lượt ra thi.
- Lắng nghe.
Toán
 Tiết 52: ÔN TẬP SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 20
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS thành thạo việc so sánh, sắp thứ tự các số trong phạm vi 20.
* Năng lực
- Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
* Phẩm chất
- Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Dãy số có các ô trống.
- HS: Thẻ số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhiều, ai đúng.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị bảng con và các thẻ số.
- GV hướng dẫn: Khi GV viết lên bảng một số và dấu > hoặc < thì HS lấy các thẻ số thích hợp dán vào bảng, khi GV gõ thước thì HS giơ bảng.
a. 6 c. 15 >
d. 9 
- GV nhận xét và khen thưởng cho HS có kết quả đúng nhiều nhất.
- HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện gắn thẻ số vào bảng con.
2. HĐ2: HĐthực hành – Luyện tập
a. Bài tập 1: Nói “nhiều hơn”, “ít hơn”, “bằng”
- GV treo tranh và hướng dẫn HS.
- GV yêu cầu HS xem tranh và nói từ ngữ thích hợp tương ứng với mỗi câu.
- GV quan sát và đánh giá.
- GV có thể gợi ý cho HS một số cách làm khi HS chưa nắm vững bằng cách nối, ghép các đồ vật với nhau.
- Yêu cầu HS thực hiện tương tự ở các câu b, c, d.
- GV nhận xét, đánh giá.
b. Bài tập 2: Nói số ở mỗi ô trống theo thứ tự:
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Gọi số” 
- GV dán lên bẳng 2 dãy số màu hồng và màu xanh như SGK. 
- GV phát cho mỗi HS một con số. 17 số màu hồng và 16 số màu xanh (tương ứng với ô trống cần điền số) 
- GV lần lượt đọc tên từng số kèm theo màu của số. VD : số 10 màu hồng, thì HS đang giữ số 10 tên tấm thẻ màu hồng sẽ lên bảng dán số 10 vào đúng vị trí của dãy số.
- Các số còn lại thực hiện tương tự.
- GV quan sát 
- GV gọi HS đọc lại 2 dãy số vừa rồi theo thứ tự tăng dần và giảm dần. 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm hoàn thành tốt.
c. Bài tập 3:Chọn > hoặc <
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập vào bảng nhóm. 
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày
-GV nhận xét.
4. Vận dụng KT kĩ năng thực tiễn
BT4: Sắp xếp các số theo thứ tự
- Mỗi câu GV gọi 2 HS trả lời: 1 HS sắp xếp dãy số và 1 HS tìm số lớn nhất, bé nhất của dãy số.
- GV nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết giờ học
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài mới
- HS quan sát
- HS tự nói từ thích hợp ở dấu ? phần a.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- Đại diện tổ trưởng phát
-HS lắng nghe số và thực hiện
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS đọc dãy số
- HS thực hiện bài tập vào bảng nhóm.
- HS trình bày
- HS suy nghĩ và trả lời.
-HS trả lời và nhận xét
-HS trình bày.
Đạo đức
Tiết 18: EM LÀ NGƯỜI THẬT THÀ (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Em nhận biết được vì sao cần nền nếp trong sinh hoạt.
- Em biết được ý nghĩa của sự nền nếp trong cuộc sống.
- Em thực hành một số hành động rèn luyện sự nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày.
- Năng lực: Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ.
- Phẩm chất: Hs chăm chỉ rèn nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh vàmột số đồ dùng học tập như sách, vở, bút, thước...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Em hãy tìm đồ dùng học tập theo yêu cầu.
2. HĐ6. Xử lý tình huống trong tranh
GV hướng dẫn HS đóng vai tình huống.
GV mời 2 HS xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, 1 HS làm người dẫn chuyện. 
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 31 SHS cho nhóm.
Mời đại diện nhóm phát biểu.
- GV nhận xét, chốt ý: Lợn con đã bị muộn học vì không sinh hoạt nền nếp, ngủ dậy muộn vào buổi sáng.
3. HĐ7. ( CN) kể cho bạn nghe lời nói và hành động thật thà 
- GV chia lớp thành 4 nhóm lần lượt giải quyết 2 tình huống trong hoạt động.
Gv cho mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống.
Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống được giao. GV đóng vai trò hướng dẫn:
+ Phân vai cho HS
+ Hỗ trợ lời thoại cho HS
+ Gợi mờ hướng xử lí tình huống
Sau 5 phút thảo luận, GV lần lượt mời từng nhóm lên đóng vai tình huống.
GV nhận xét và nhấn mạnh: sinh hoạt nền nếp sẽ giúp em có sức khoẻ tốt, học tập hiệu quả.
3. Củng cố dặn dò
GV dặn HS làm BT trong VBT.
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện
Hs kể chuyện theo tranh.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
2 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, 1 HS làm người dẫn chuyện.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe
Hs trả lời
Hs quan sát gv mô tả từng tình huống
Hs suy nghĩ
Học sinh xung phong phát biểu.
Hs nhận xét, bổ sung
Luyện tập Toán
Luyện tập TV
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021
Tiếng Việt
Tiết 207 + 208 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc trơn từ, câu , đoạn ngắn 
Củng cố cách ghép tiếng và đọc tiếng ,từ , câu ,
- Đọc và hiểu nghĩa của từ , câu , hiểu bài dựa trên câu hỏi gợi ý.
* Năng lực
- Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
* Phẩm chất
- Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG
- 10 thẻ vần để học sinh thi ở hoạt động 1
- Bảng ôn ở hoat động 2a
- Phiếu kiểm tra trong sách học sinh ( giáo viên in phiếu kiểm tra trong sách học sinh ra giấy )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Tiết 3+4
1. Khởi động – Giới thiệu bài 
* HĐ 3: Đọc . Đọc hiểu 
- GV giới thiệu nội dung hai bức tranh: 
 Bé trai dắt trâu/ Bà nhổ củ cải.
GV nêu cách làm :
Đọc các từ đã cho, chọn từ cho mỗi chỗ trống ở từng câu rồi đọc câu đủ từ.
 * Gv sử dụng nhiều tranh để học sinh thực hiện 
- Gv kết luận 
- Cả lớp hát một bài hát .
- Quan sát tranh 
- Học sinh hoạt động trong nhóm 
- Cùng đọc từng từ, từng câu còn trống từ 
- Cùng chọn cho từng câu.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu
- Thi đọc giữa các nhóm 
Toán
Tiết 53: ÔN TẬP CỘNG TRỪ TRONG PHẠM VI 20
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Thành thạo việc giải quyết vấn đề tìm “cả hai nhóm có tất cả bao nhiêu vật?”, “Bớt đi .vật từ nhóm có .vật thì còn lại bao nhiêu vật?”
-Thành thạo tính cộng, trừ trong phạm vi 20. Sử dụng phương pháp thích hợp (sử dụng bảng cộng, trừ đã thuộc, đếm tiếp, đếm lùi) để tính cộng, trừ.
* Năng lực
- Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
* Phẩm chất
- Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG
GV: Que tính, một số chấm tròn, hoa giấy, lá, tờ bìa, hồ dán.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: TC: Ai nhanh- ai đúng 
- GV yêu cầu HS chuẩn bị thẻ số, thẻ phép tính trong bộ đồ dùng học toán.
- GV đưa ra một số tình huống và đặt câu hỏi,
- HS dán phép tính vào bảng để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
VD1: Mai có 5 con búp bê. Các bạn tặng Mai 3 con búp bê nữa. Bây giờ Mai có tất cả bao nhiêu con búp bê?
VD2: Minh có 16 viên bi. Minh cho Dũng 5 viên bi thì Minh còn lại bao nhiêu viên bi?
- GV nhận xét, khen ngợi những HS làm nhanh, đúng.
2. Hoạt động luyện tập 
1. BT 1:Tính
a)GV đưa ví dụ 6 + 3 =
Yêu cầu HS nêu cách tính.
GV yêu cầu HS tự thực hiện cá nhân.
GV yêu cầu HS nêu kết quả, nhận xét bài làm.
 GV chốt về cách thực hiện tính để tìm ra kết quả. Lưu ý HS nên thuộc bảng cộng để tìm ra kết quả nhanh hơn.
b)GV đưa ví dụ 9 - 3 =
Yêu cầu HS nêu cách tính.
GV yêu cầu HS tự thực hiện cá nhân.
GV yêu cầu HS nêu kết quả, nhận xét bài làm.
 GV chốt về cách thực hiện tính để tìm ra kết quả. Lưu ý HS nên thuộc bảng trừ để tìm ra kết quả nhanh hơn.
2. BT 2:Tìm số
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
GV chốt: Để điền được số cần ghép 1 chục với số đơn vị, ví dụ 10 + 4 = 14.
3. BT 3. Tính
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính.
GV tổ chức cho HS chữa bài trước lớp.
GV nhận xét, chốt bài.
4-BT4: Đặt tính rồi tính
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện đặt tính rồi tính.
GV tổ chức cho HS chữa bài trước lớp.
GV nhận xét, chốt bài.
 5-BT5: Tính
- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, lưu ý HS cần nhẩm tính kĩ rồi viết kết quả.
Tổ chức chữa bài, nhận xét.
GV chốt về cách nhẩm tính.
6-BT6: Tìm số
- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, lưu ý HS cần nhẩm tính kĩ rồi viết kết quả, thực hiện tính từ trái sang phải. 
Tổ chức chữa bài, nhận xét.
GV chốt về cách nhẩm tính cộng, trừ ba số. 
7-BT7: Nêu phép tính rồi trả lời câu hỏi.
a) GV hướng dẫn HS:
? Cốc thứ nhất có bao nhiêu cái kẹo?
Cốc thứ hai có bao nhiêu cái kẹo?
GV yêu cầu HS đọc câu hỏi.
GV yêu cầu HS viết phép tính để tìm ra số cái kẹo có ở hai cốc.
b) GV yêu cầu HS đọc câu hỏi.
Yêu cầu HS làm bài.
GV nhận xét, chốt bài.
8-BT8: Nêu phép tính rồi trả lời câu hỏi.
GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm đôi. GV gợi ý HS cần đọc kĩ nội dung bài đưa ra (lời nhân vật trong bóng nói), từ đó viết phép tính thích hợp.
GV mời đại diện các nhóm chữa bài, nhận xét.
9-BT9:
GV yêu cầu HS đọc đề bài,.
GV lưu ý HS cần tính nhẩm kết quả của phép tính để chọn số điền vào ô trống cho thích hợp.
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó đổi chéo chữa bài.
GV nhận xét, chốt bài.
III. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS ôn tập lại bài.
- HS thực hành dán phép tính lên bảng.
- HS trả lời:
- Thực hiện đếm tiếp để tìm ra kết quả. / Thuộc bảng cộng nên nhẩm tính để tìm ra kết quả. 
HS trả lời:
Thực hiện đếm lùi để tìm ra kết 
HS đọc đề bài
HS làm bài cá nhân.
HS đổi vở chữa bài. HS nhận xét bài của bạn.
 HS trả lời: Cần thực hiện tính nhẩm theo cột, tính từ hàng đơn vị rồi tính hàng chục.
HS chữa bài, nhận xét bài bạn.
HS đọc đề bài
HS làm bài cá nhân.
HS chữa bài, nhận xét bài bạn. 
 HS đọc đề bài
HS làm bài cá nhân.
HS chữa bài, nhận xét bài bạn. 
HS trả lời: Cốc thứ nhất có 10 cái kẹo, cốc thứ hai có 7 cái kẹo.
HS đọc câu hỏi trong SGK.
HS làm bài cá nhân. 
HS làm bài cá nhân.
HS chữa bài theo nhóm đôi, thống nhất kết quả đúng.
HS thực hành trong nhóm đôi để nêu được tình huống và tìm cách giải.
HS đọc đề bài.
HS tự làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo bài để chữa.
HS nhận xét, thống nhất kết quả.
HĐTN
Chủ đề 5: KHÁM PHÁ BÀN TAY KÌ DIỆU
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tham gia một số hoạt động tập thể của nhà trường 
* Năng lực
- Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
* Phẩm chất
- Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG
- GV: Sách HĐTN, phiếu đánh giá của GV
- HS: Sách HĐTN, phiếu đánh giá của HS
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Lớp hát.
2. Bài mới
- GV giới thiệu bài
a. HĐ 1: Giới thiệu món quà tôi làm.
- GV yêu cầu Hs mở sách HĐTN
- Y/C HS nêu những việc đôi bàn tay của mình làm được
- GV chia lớp thành các nhóm 4- 5 HS
- GV giải thích một số từ để HS rõ từ đó gồm những hành vi nào. ( An ủi thì hành vi thường là vỗ tay vào vai bạn; tay xoa xoa vào lưng bạn; tay mình nắm lấy tay bạn... đối với hành vi cụ thể thì không cần giải thích như quét nhà giúp mẹ)
- GV yêu cầu HS để sản phẩm của mình trên bàn theo nhóm và tổ chức cho HS đi xem món quà của các bạn khác.
- GV nhắc nhở HS về một số bàn tay đôi khi còn chưa làm việc tốt: đẩy bạn, giật tóc bạn,... và dặn HS không nên làm những việc xấu mà hãy làm những việc tốt với đôi bàn tay mình.
- GV nhận xét HĐ và nhắc nhở HS luôn thực hiện những việc làm yêu thương từ đôi bàn tay của mình.
3. Kết luận
- Em cảm thấy thế nào khi thực hiện những việc tốt từ đôi bàn tay mình?
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau
- Cả lớp hát
- HS nghe. 
- HS mở sách trang 48- 49
- HS lắng nghe yêu cầu
- HS chia nhóm
+ Các cá nhân giới thiệu sản phẩm của mình trong nhóm, sau đó mỗi bạn chọn 1 sản phẩm mà mình thích nhất và giải thích lí do.
+ Yêu cầu cầu các bạn đứng dậy giới thiệu khi nói.
- HS nghe. 
- HS thực hiện để sản phẩm của mình lên bàn và đi xem món quà của các bạn trong nhóm và khen món quà của các bạn.
- HS lắng nghe 
Âm nhạc
Tiết 18: TẬP BIỂU DIỄN MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được bài hát/ bản nhạc đã được học.
- Thể hiện được bài hát yêu thích của Học kì I theo hình thức đơn ca, tốp ca.
* Năng lực
- Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
* Phẩm chất
- Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
- Thiết bị phát nhạc.
- SGK Âm nhạc lớp 1. 
- VBT Âm nhạc lớp 1. 
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ1: Nghe và gọi tên bài hát/ bản nhạc.
- HS làm việc cá nhân
2. HĐ2: Chọn bài hát yêu thích.
- HD HS lựa chọn
3. HĐ 3: Biểu diễn các bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca.
- Yêu cầu học sinh biểu diễn bài hát
- Nhận xét tuyên dương
- HS lắng nghe
- Nêu tên bài hát
- HS làm cá nhân
- HS biểu diw
Luyện tập TV
Luyện tập Toán
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021
Tiếng Việt
Tiết 209 + 210: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc trơn từ, câu , đoạn ngắn 
Củng cố cách ghép tiếng và đọc tiếng ,từ , câu ,
- Đọc và hiểu nghĩa của từ , câu , hiểu bài dựa trên câu hỏi gợi ý.
- Biết viết câu nói về một bức tranh.
* Năng lực
- Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
* Phẩm chất
- Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng 
- 10 thẻ vần để học sinh thi ở hoạt động 1
- Bảng ôn ở hoat động 2a
- Phiếu kiểm tra 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 5
1. Khởi động – Giới thiệu bài 
2. HĐ 4: Đọc câu đố và giải đố.
- Gv hướng dẫn cách giải đố 
- Cho hs xem từng tranh ,HS đọc câu đố và học sinh đưa ra lời giải trong thời gian quy định ai nói đúng sẽ là người thắng cuộc 
- Nhận xét khen động viên học sinh
* ghép tiếng thành từ 
GV phát phiếu bảng nhóm từ cho hs
ý
muốn
vườn
Nước 
dẫn
rau
phun
đường
 M : ý muốn 
Gv kết luận kết quả đúng và tuyên bố đội tháng cuộc
3.Củng cố dặn dò
-Cả lớp 
- Lắng nghe và nhớ 
Hs đọc : 
Con gì bé tí 
Đi lại từng đàn 
Kiếm được mồi ngon
Cùng tha về tổ 
 Là con gì? 
 Cái gì bật sáng trong đêm 
Làm cho nhà dưới ,nhà trên sáng ngời 
 Là cái gì ?
Hs tham gia chơi đọc và đọc đúng từ giải đố là 
Con kiến , đèn điện 
Hs nhận bảng nhóm có ghi nội dung đã cho trong nhóm 
2-3 hs trong nhóm đọc các tiếng ở bên trái rồi đọc các tiếng ở bên phải trong từng bảng 
- Hs trao đổi để ghép từng cặp tạo thành từ ngữ 
-Hs đọc kết quả của nhóm 
Nước đường, vườn rau, ý muốn ,phun nước ,dẫn nước ..
Tự nhiên xã hội
Bài 18: CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nói được tên, chỉ được trên hình các bộ phận chính bên ngoài: đầu, mình và bộ phận di chuyển của một số con vật quen thuộc.
- Đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu về các bộ phận và đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật thường gặp.
- Năng lực giải quyết vấn đề 
- Năng lực nhận thức khoa học và tìm hiểu về môi trường tự nhiên 
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (bắt chước các con vật)
- Phẩm chất: Tinh thần trách nhiệm; lòng nhân ái: yêu quý động vật, biết chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động
* Hoạt động 1: Nói về con vật bạn yêu thích. Nó có những đặc điểm gì?
- GV cho HS nghe nhạc bài “ Gà trống, mèo con và cún con”
- GV hỏi: 
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo(các em đã biết đặc điểm của các con vật rồi,để các em có thể nói tên các bộ phận bên ngoài của con vật thì cô và các em cùng tìm hiểu hoạt động tiếp theo nhé.) 
2. Hoạt động khám phá
*Hoạt động 2: Chỉ trên hình và nói tên các bộ phận bên ngoài của con vật.
- Gv hướng dẫn quan sát và trả lời câu hỏi về hoạt động của từng người có trong hình.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương
- GV cho HS quan sát từ tranh 1 đến trang 4:
-GV nhận xét, đánh giá.
-GV gợi ý câu hỏi: Em hãy nêu những bộ phận bên ngoài của con vật?
-GV giải thích thêm: 
- GV cho HS xem video về một số con vật trong đời sống tự nhiê
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- GV nhận xét, tuyên dương
- Dặn dò: xem lại nội dung đã học và chuẩn bị đồ dùng cho 2 hoạt động tiếp theo.
- Hát(Ổn định chỗ ngồi,chuẩn bị đồ dùng sách vở, dụng cụ để lên bàn ngay ngắn,..)
-HS quan sát và nhận xét cách di chuyển của chúng?
+Di chuyển bằng cánh: bướm, chim, gián, ong, 
+Di chuyển bằng chân: ếch, bò, gà, chó, mèo, 
+Di chuyển bằng vây: các loài cá.
(Hoạt động cặp đôi)
-HS thay nhau hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của từng con vật:
+Một bạn chọn một con vật bất kì ( con vẹt) đặt câu hỏi - từng bạn trả lời về đặc điểm của con vật đó.
Con vẹt có bộ lông màu gì?( bộ lông sặc sỡ: xanh, đỏ, vàng, )
Hình dáng nó như thế nào? ( nhỏ nhắn, )
Nêu hình dạng các bộ phận bên ngoài của chim? ( dài, nhỏ, )
Nêu cách di chuyển của chim? ( di chuyển bằng đôi cánh)
-Tương tự như thế chọn một con vật khác và đặt câu hỏi để các bạn trong nhóm trả lời.điểm bên ngoài của con vật đó.
- Lắng nghe
Luyện tập TV
Luyện đọc
Thứ năm ngày 23 tháng 1 năm 2021
Tiếng Việt
Tiết 211 + 212 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc trơn từ, câu , đoạn ngắn 
Củng cố cách ghép tiếng và đọc tiếng ,từ , câu ,
- Đọc và hiểu nghĩa của từ , câu , hiểu bài dựa trên câu hỏi gợi ý.
* Năng lực
- Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
* Phẩm chất
- Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG 
- Phiếu kiểm tra trong sách học sinh ( giáo viên in phiếu kiểm tra trong sách học sinh ra giấy )
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 6 
1. Khởi động: Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 5 : Đọc bài thơ
Gv đọc mẫu bài thơ
“Cò biết ở sạch
Cò mải mê nhặt ốc 
Chui giữa lách với lau
Đôi cánh cò trắng phau
Bị lấm đầy bùn đất
Nhưng cò biết ở sạch 
Vội vã bước ra song
Cò tắm gội sạch bong 
Lại tung bay trắng toát!
(Võ Quảng)
Gv đặt câu hỏi : Cò tắm gội ở đâu?
Gv nêu yêu cầu và cho học sinh thi đọc câu trong lớp trả lời câu hỏi treo đúng nội dung câu được đọc. 
Gv nhận xét từng học sinh
Gọi học sinh khá đọc cả bài 
Nhận xét và
* Đọc bài đồng dao(cách làm tương tự bài thơ trên)
Đọc mẫu bài đồng dao 
Cho hs đọc nối tiếp câu
Cho hs đọc cá nhân
Đặt câu hỏi để hs trả lời
Kết luận 
Nghe giáo viên đọc bài thơ
Hs đọc nối tiếp bài thơ
Đọc cá nhân 
Đọc từng câu 
2-3 hs trả lời câu hỏi.
 Gọi một số HS thi đọc câu và trả lời câu hỏi.
1-2 học sinh đọc cả bài thơ
Hs nghe giáo viên đọc 
- HS đọc nối tiếp bài thơ 
Hs đọc cá nhân 
Đọc từng câu trả lời câu hỏi 
Thi đọc nối tiếp câu 
1 học sinh đọc cả bài 
Tiếng Việt
Tiết 213: TẬP VIẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết viết chữ ghi vần thuộc các nhóm đã học : oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu ong, ung, uông, ương, iếc, uốc, ước.
- Biết viết từ ngữ: hươu sao, cuộc họp , hoa súng ,rạp xiếc ,ghế xoay, yểu điệu.
- Biết viết đoạn thơ ngắn.
* Năng lực: Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
* Phẩm chất: Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng mẫu các chữ cái kiểu viết thường.
- Tranh ảnh: hươu sao, cuộc họp , hoa súng ,rạp xiếc ,ghế xoay, yểu điệu.
- Tập viết 1 ,bút mực cho học sinh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Hoạt động khởi động 
HĐ1 Chơi trò chơi chuyền thẻ đọc từ 
Gv hướng dẫn cách chơi 
Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động khám phá 
HĐ2 Nhận diện các tổ hợp chữ cái ghi vần 
Gv chỉ từng vần và yêu cầu học sinh đọc 
3. Hoạt động luyện tập 
HĐ3 Viết chữ ghi vần .
Gv làm mẫu hướng dẫn viết từng chữ ghi vần :
oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu ong, ung, uông, ương, iếc, uốc, ước.
Mỗi vần giáo viên hướng dẫn 1-2 lần chú ý điểm đặt bútở từng vần .
Gv quan sát giúp đỡ học sinh
Nhận xét phần viết của học sinh.
HĐ kết thúc 
Củng cố và dặn dò :
Cả lớp thực hiện 
Nghe giáo viên hướng dẫn 
Học sinh thực hiện trong nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
Hs nhìn vào thẻ chữ và đọc theo chỉ dẫn của giáo viên.
oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu ong, ung, uông, ương, iếc, uốc, ước.
Cả lớp nghe 
Hs thực hiện viết 
Học sinh nghe gv đọc
Hs viết từng từ ngữ.
Nhận xét và bình chọn 
Mĩ thuật
Tiết 18: NHỮNG CHÚ CÁ ĐÁNG YÊU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tạo được hình cá và trang trí bằng cách xé, dán giấy màu.
- Biết được giá trị của sự hợp tác trong học tập sáng tạo mĩ thuật.- Năng lực: HS hình thành và phát triển năng lực sáng tạo và ứng dụng Mĩ thuật, năng lực thể hiện Mĩ thuật, năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ, năng lực phát triển bản thân.
- Phẩm chất: Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ
- Sách học MT lớp 1.
- Một số tranh chân dung
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Thi đoán gương mặt qua giọng nói.
- Khen ngợi HS.
- GV giới thiệu bài học, yêu cầu HS nhắc lại.
2. HĐ 3. Luyện tập - Sáng tạo
- Khuyến khích học sinh tạo ra bức tranh từ những hình xé dán chú cá yêu thích.
3. HĐ4. Phân tích - Đánh giá
- Tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ sản phẩm của mình của bạn.
4. HĐ5. Vận dụng - Phát triển
Tạo và trang trí tranh đàn cá.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng tiết sau 
- Chơi theo gợi ý của GV
- Mở bài học
- Quan sát, nhận biết
- Thực hiện
- Hoàn thành bài tập
- Nắm được cách thực hiện
- Quan sát, làm theo GV
- Lắng nghe, trả lời
- HS nêu
- Ghi nhớ
Tự nhiên xã hội
Tiết 18: CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nói được tên, chỉ được trên hình các bộ phận chính bên ngoài: đầu, mình và bộ phận di chuyển của một số con vật quen thuộc.
- Đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu về các bộ phận và đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật thường gặp.
- Năng lực giải quyết vấn đề (trò chơi, nói tên các bộ phận bên ngoài của con vật, chỉ vị trí, nói được đặc điểm bên ngoài của con vật).
- Năng lực nhận thức khoa học và tìm hiểu về môi trường tự nhiên (thực hành nhận biết các con vật mà bạn đưa tới lớp để nói chính xác về các bộ phận bên ngoài của chúng, )
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (bắt chước các con vật)
- Phẩm chất:Tinh thần trách nhiệm; lòng nhân ái: yêu quý động vật, biết chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
+ Tranh ảnh một số con vật quen thuộc có đặc điểm khác nhau.
+ Video: Mô tả cách di chuyển của một số con vật; Bài hát “ Gà trống, mèo con, cún con”, nhạc và lời Thế Vinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Giới thiệu bài: 
- Để các em biết rõ hơn về bộ phận bên ngoài và đặc điểm của từng con vật cũng như hình thành cho các em các năng lực khoa học thì chúng ta cùng đi vào 2 hoạt động tiếp theo của bài. 
3. Hướng dẫn các hoạt động: (28’)
a. Hoạt động luyện tập: (18’)
* Hoạt động 4: Làm bộ sưu tập và giới thiệu.
- GV nêu yêu cầu:
- GV quan sát, hỗ trợ các em
- Gv nhận xét, tuyên dương
- GV quan sát, hướng dẫn:
- GV nhận xét, đánh giá.
b. Hoạt động vận dụng
* Hoạt động 5: Cùng chơi “ Bắt chước các con vật”.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi: Chọn một con vật mình thích và bắt chước hình dáng, cách di chuyển hoặc tiếng kêu của chúng.
- Kết thúc trò chơi, tuyên dương, GV nêu yêu cầu:
- GV: Để nhận biết các con vật xung quanh, chúng ta phải nhận diện được hình dạng, màu sắc, tiếng kêu và nêu được các bộ phận bên ngoài của chúng.
 3.Củng cố - Dặn dò: (2’)
- GV nhận xét, tuyên dương
* Giáo dục HS phải biết bảo vệ và yêu thương các con vật xung quanh chúng ta.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: xem lại nội dung đã học và chuẩn bị bài mới: “Cây và con vật đối với con người”.
- Hát(Ổn định chỗ ngồi,chuẩn bị đồ dùng sách vở, dụng cụ để lên bàn ngay ngắn,..)
- HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu tên các bộ phận bên ngoài của con vật mà em thích nhất? (mức độ biết)
+ Trình bày đặc điểm bên ngoài của con vật đó?(mức độ hiểu)
+ GV đưa ra một hình ảnh con vật cụ thể và yêu cầu HS nêu bộ phận bên ngoài và đặc điểm của con vật đó. (mức độ vận dụng)
- Lắng nghe
- HS giới thiệu với bạn hình ảnh các con vật đã chuẩn bị, hỏi và TLCH: Nói tên gọi và đặc điểm nổi bật của chúng?
- 1 cặp HS lên thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát.
+Con gà có đầu, mình và hai chân, có bộ lông dài. Con gà kêu cục tác hoặc gáy ò ó o.
+Con bướm có đầu, mình, hai cánh và rất đẹp.
+Con cá có đầu, mình, vây, đuôi.
-HS trong nhóm cùng nhau lựa chọn và sắp xếp các hình ảnh đã chuẩn bị thành một sản phẩm của nhóm. HS dán thẻ tên hoặc viết tên dưới hình ảnh các con vật.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Một vài cặp lên trình bày trước lớp
- HS khi trình bày có thể mô tả thêm tiếng kêu, cách di chuyển của những con vật trong bộ sưu tập của nhóm mình.
-HS trong lớp nhận xét bộ sưu tập đẹp nhất và nhiều con vật nhất.
- HS lần lượt tham gia chơi (mỗi lượt là một con vật) 
- HS nêu cách nhận biết con vật thông qua các bộ phận bên ngoài, tiếng kêu hoặc đặc điểm của từng con vật đó.
- Lắng nghe, nhắc lại
Luyện tập Toán
Luyện tập Tiếng Việt
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021
Tiếng Việt
Tiết214 + 215: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Tiếng Việt
Tiết 216: TẬP VIẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết viết chữ ghi vần thuộc các nhóm đã học : oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu ong, ung, uông, ương, iếc, uốc, ước.
- Biết viết từ ngữ: hươu sao, cuộc họp , hoa súng ,rạp xiếc ,ghế xoay, yểu điệu.
- Biết viết đoạn thơ ngắn.
* Năng lực
- Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
* Phẩm chất
- Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng mẫu các chữ cái kiểu viết thường.
- Tập viết 1 ,bút mực cho học sinh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động 
- Chơi trò chơi chuyền thẻ đọc từ 
Gv hướng dẫn cách chơi 
Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động luyện tập 
HĐ3 Viết chữ ghi vần .
Gv làm mẫu hướng dẫ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_18_na.docx