Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Tiết 1: Hoạt động trải nghiêm;

 SINH HOẠT DƯỚI CỜ - VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Biết được một số điều cơ bản về an toàn thực phẩm.

- Năng lực chung: Biết thực hiện các hành động nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện an toàn thực phẩm.

- Phẩm chất:Hình thành phẩm chất trách nhiệm, nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện các yêu cầu an toàn thực phẩm.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Một số tranh ảnh về an toàn thực phẩm; 3 lá cờ nhỏ; bảng dán hoa cho 3 đội tham gia chơi; Các câu hỏi tìm hiểu an toàn thực phẩm; Phần thưởng.

- HS: Mỗi tổ cử 4 bạn tham gia thi An toàn thực phẩm.

 

docx 31 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 10051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ 2 ngày 11 tháng 01 năm 2021
Tiết 1: Hoạt động trải nghiêm;
 SINH HOẠT DƯỚI CỜ - VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Biết được một số điều cơ bản về an toàn thực phẩm.
- Năng lực chung: Biết thực hiện các hành động nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện an toàn thực phẩm.
- Phẩm chất:Hình thành phẩm chất trách nhiệm, nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện các yêu cầu an toàn thực phẩm.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Một số tranh ảnh về an toàn thực phẩm; 3 lá cờ nhỏ; bảng dán hoa cho 3 đội tham gia chơi; Các câu hỏi tìm hiểu an toàn thực phẩm; Phần thưởng.
- HS: Mỗi tổ cử 4 bạn tham gia thi An toàn thực phẩm. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm
- Yêu cầu HS quan sát tranh về An toàn thực phẩm ( ngộ độc thực phẩm – nguyên nhân và hậu quả).
- Nêu lần lượt các câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào là: An toàn thực phẩm
+ Sử dụng thực phẩm không an toàn sẽ gây ra những hậu quả như thế nào?
+ Làm thế nào để sử dụng thực phẩm an toàn?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có ý kiến hay.
Hoạt động 2: Thi tìm hiểu an toàn thực phẩm
- Yêu cầu mỗi tổ lựa chọn các thành viên lập thành 1 đội ( 4 bạn) tham gia thi.
- Yêu cầu các đội giới thiệu về đội của mình: tên đội, tên các thành viên, đội trưởng.
- GV phổ biến luật chơi: Khi nghe tín hiệu “bắt đầu” tổ nào giơ cờ nhanh nhất được quyền trả lời, trả lời đúng được dán bông hoa vào bảng đội mình. Đội nào giơ cờ khi chưa có tín hiệu “bắt đầu” là mất lượt.
- Tổ chức cho học sinh thi: Nêu lần lượt các câu hỏi. 
+ Có nên ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng không?
+ Người sử dụng dễ bị ngộ độc thuốc trừ sâu khi ăn nhũng thực phẩm nào?
+ Đi học về đói quá, Nam lấy cơm nguội và thức ăn ở trong tủ, Ngửi mùi, Nam thấy cơm có mùi lạ. Theo em Nam có nên ăn cơm đó không?
+ Để đảm bảo an toàn thực phẩm, chúng ta nên sử dụng thực phẩm như thế nào?
...................
- Nhận xét, tổng hợp công bố đội thắng cuộc
- Tặng phần thưởng cho các đội, tuyên dương
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá
- Yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
- Khuyến khích HS về nhà hỏi thêm bố mẹ những việc nên/ không nên làm khi sử dụng thực phẩm để đảm bảo an toàn.
- Đánh giá tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của học sinh.
- Quan sát
- Lớp lắng nghe.
- Trả lời cá nhân, lớp theo dõi nhận xét.
- 3 tổ lựa chọn thành viên lập thành 3 đội.
- Giới thiệu đội của mình.
- Lắng nghe
- Các đội tham gia tích cực.
+ Không nên ăn
+ Rau xanh, củ, quả bị phun thuốc trừ sâu nhiều.
+ Nam không nên ăn vì .....
+ Thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm được nấu chín, ....
- Chia sẻ
---------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 2 ,3:Tiếng Việt 
 BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1 (Tiết 1, 2)
 I. Mục tiêu: 
 1. Năng lực: 
 a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. (HĐ1,2)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. (HĐ2)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc, viết đúng yêu cầu. (HĐ1,2)
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng văn bản tự sự Tôi là học sinh lớp 1. (HĐ2)
+ Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc: hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. (HĐ2)
- Năng lực văn học: 
+ Trả lời được các câu hỏi: Bạn Nam học lớp mấy? Hồi đầu năm, Nam học gì? Bây giờ, Nam biết làm gì? (HĐ2) 
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ1,2)
- Nhân ái: Tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường; sự tự tin, khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. (HĐ1,2)
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Ti vi, máy tính, sách giáo khoa Tiếng Việt 1. 
2. HS: Sách tiếng Việt HS, vở tập viết.
III. Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 TIẾT 1
Hoạt động 1. Khởi động
- Từ khi đi học, em thích và không thích những gì? 
- GV nhắc lại một số câu trả lời của HS, sau đó dẫn vào bài đọc Tôi là HS lớp 1.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
a. Đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
+ Bài tập đọc có mấy câu? 
+Tìm những tiếng, từ khó đọc có trong bài
+ GV ghi từ khó lên bảng 
- Luyện đọc câu:
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu 
+ GV hướng dẫn đọc câu dài
* (Nghỉ giữa tiết)
- Luyện đọc đoạn:
+ GV chia đoạn: 
Đoạn 1: từ đầu đến hãnh diện lắm.
Đoạn 2: phần còn lại.
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó trong bài. 
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Luyện đọc toàn bài.
+ GV hướng dẫn giọng đọc biểu lộ sự vui vẻ, sôi nổi hào hứng. 
+ GV yêu cầu HS đọc toàn bài.
- HS trả lời câu hỏi, Các HS khác có thể nhận xét, bổ sung hoặc có câu trả lời khác
- HS theo dõi 
+ Bài tập đọc có 7 câu 
+ HS nêu: hãnh diện, truyện tranh, hẳn lên, 
+ HS đọc CN + ĐT 
- HS đọc nối tiếp từng câu (CN)
- HS đọc CN
- HS theo dõi 
- HS đọc CN 
- HS đọc CN 
(đồng phục: quần áo được may hàng loạt cùng một kiểu dáng, cùng một màu sắc theo quy định của một trường học, cơ quan, tổ chức; hãnh diện: vui sướng và tự hào, chững chạc: đàng hoàng, ở đây ý nói: có cử chỉ và hành động giống như người lớn).
- HS đọc đoạn theo nhóm. 
- HS lắng nghe
- HS đọc CN + ĐT
 TIẾT 2
b. Trả lời câu hỏi: 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:
+ Bạn Nam học lớp mấy?
+ Hồi đầu năm, Nam học gì?
+ Bây giờ, Nam biết làm gì? 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
* (Nghỉ giữa tiết)
c. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3
Nam học ( .). 
+ Nam học lớp mấy? 
- GV hướng dẫn HS tô chữ hoa N
- GV hướng dẫn HS viết từ: hảnh diện, chững chạc
- GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở: Nam học lớp 1.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
* GV khuyến khích HS về nhà luyện đọc lại bài.
- HS thảo luận nhóm và câu trả lời cho từng câu hỏi. 
+ Nam học lớp 1.
+ Hồi đầu năm học, Nam mới bắt đầu học chữ cái.
+ Bây giờ, Nam đã đọc được truyện tranh, biết làm toán.
- HS trình bày kết quả thảo luận
+ Nam học lớp 1.
- HS tô vào vở tập viết 
- HS viết vào vở tập viết
- HS viết vào vở tập viết: Nam học lớp 1.
---------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều: 
Tiết 1 + 2:Tiếng Việt:
LUYỆN ĐỌC, VIẾT BÀI THƠ:QUÀ CỦA BỐ.
I. Mục tiêu:
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. (HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. (HĐ1, HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc, viết đúng yêu cầu. (HĐ1, HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng bài thơ: Quà của bố có chứa âm, vần đã học. (HĐ2, HĐ4)
+ Củng cố kĩ năng viết đúng chính tả khổ thơ hai trong bài: Quà của bố. (HĐ4)
+ Củng cố và mở rộng vốn từ chứa tiếng có vần oan, oat. (HĐ2,HĐ3,HĐ5. )
- Năng lực văn học: 
 + Trả lời được các câu hỏi:Bố bạn nhỏ làm nghề gì? Ở đâu? Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì? Bố mẹ em làm nghề gì? (HĐ3,HĐ4)
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)
-Nhân ái:Thấy được tình cảm, sự quan tâm của bố đối với con. (HĐ2, HĐ3,HĐ4,)
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Ti vi, máy tính 
2. HS: vở.
III. Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
Hoạt động 1: Ôn và khởi động 
- GV cho HS chơi trò chơi: “Con thỏ con thỏ”
- GV cho HS xem tranh.
+ Tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ chú bộ đội đứng canh gác ở vùng đảo nhưng luôn giành hết tình cảm cho các con và gia đình. Hôm nay chúng ta học bài: Quà của bố.
- HS chơi trò chơi.
- HS quan sát tranh và trả lời.
+ Tranh vẽ chú bộ đội.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
2.Đọc bài thơ: Quà của bố
Quà của bố
 Bố em là bộ đội
 Ở tận vùng đảo xa
 Chưa lần nào về phép
 Mà luôn luôn có quà.
 Bố gửi nghìn cái nhớ
 Gửi cả nghìn cái thương
 Bố gửi nghì lời chúc
 Gửi cả nghìn cái hôn.
 Bố cho quà nhiều thế
 Vì biết em rất ngoan
 Vì em luôn giúp bố
Tay sung thêm vững vàng.
Phạm Đình Ân
- GV đọc toàn bộ bài thơ.
- GV gọi HS đọc cả bài thơ
- GV nhận xét.
NGHỈ GIỮA TIẾT
- HS đọc nối tiếp dòng thơ.
- HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- HS đọc cả bài thơ.
- HS nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành:
3. Trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 về 2 câu hỏi:
- GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Bố bạn nhỏ làm nghề gì? Ở đâu?
+ Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì?
+ Bố mẹ em làm nghề gì?
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
+ Bố bạn nhỏ là bội đội ở tận vùng đảo xa.
+ Bố gửi cho bạn nhỏ nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
+ HS trả lời.
- HS nhận xét.
TIẾT 2
 Hoạt động 4: Vận dụng
4. Viết chính tả:
- GV yêu cầu HS chép khổ thơ hai vào vở.( GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu tiên của dòng thơ; khoảng cách giữa các chữ, cỡ chữ. )
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
- GV nhận xét bài viết của HS.
NGHỈ GIỮA TIẾT
- HS chép bài vào vở. 
Hoạt động 5:Vận dụng sáng tạo.
5. Ôn các vần oan, oat:
- GV cho HS tìm một số từ có vần oan, oat.
- GV ghi bảng.
- GV tôt chức cho HS thi nói câu chứa tiếng có vần oan, oat.
- GV nhận xét.
6. Củng cố
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
-GV khuyến khích HS về nhà đọc bài thơ cho bố mẹ, anh, chị em nghe.
- HS nêu: ngoan ngoãn, cây xoan, học toán, hoạt hình, lưu loát, toát mồ hôi, 
- HS đọc các từ.
- HS thi đua theo tổ.
Thứ 3 ngày 12 tháng 01 năm 2021
Buổi sáng:
Tiết 1: Giáo dục thể chất:
Bài 5: VẬN ĐỘNG PHỐI HỢP CỦA CÁC KHỚP.( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện các tư thế vận động phối hợp của các khớp trong sách giáo khoa.(phần cơ bản)
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi, đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập luyện.(phần mở đầu, phần cơ bản)
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách khắc phục.(phần cơ bản)
b. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.(toàn bài)
- NL vận động cơ bản: Biết và thực hiện được các tư thế vận động phối hợp của các khớp từ đó vận dụng để khởi động trước khi tham gia tập luyện.(phần cơ bản)
- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.Thực hiện được các tư thế vận động phối hợp của các khớp.(phần cơ bản)
2. phẩm chất:Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinhcác phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.(toàn bài)
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.(phần cơ bản, phần mở đầu)
II. Địa điểm – phương tiện 
- Địa điểm: Sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.
IV. Tiến trình dạy học
Nội dung
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Phần mở đầu
1.Nhận lớp
2.Khởi động
a. Khởi động chung
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... 
b. Khởi động chuyên môn
- Các động tác bổ trợ chuyên môn
c. Trò chơi
- Trò chơi “chạy luồn vật chuẩn”
- GV nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- GVHướng dẫn HS khởi động.
- GV hướng dẫn chơi.
- Đội hình nhận lớp 
- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.
- Đội hình khởi động
- HS khởi động theo hướng dẫn của GV.
II. Phần cơ bản:
* Kiến thức.
* Động tác xoay cổ
- TTCB – xoay cổ từ trái sang phải và ngược lại
*Động tác xoay khuỷu tay
- TTCB – xoay khuỷu tay từ ngoài vào trong và ngược lại
* Động tác xoay khớp vai
- TTCB – xoay vai từ trước qua sau và ngược lại
* Động tác xoay cánh tay
- TTCB – xoay cánh tay từ trước qua sau và ngược lại
* Động tác xoay khớp hông
- TTCB – xoay hông từ trái sang phải theo vòng tròn và ngược lại
* Động tác xoay khớp gối
- TTCB – xoay khớp gối từ trái sang phải theo vòng tròn và ngược lại
* Động tác xoay cổ tay, cổ chân
- Xoay cổ tay kết hợp kiễng gót chân trái và xoay cổ chân – ngược lại
*Luyện tập
- Tập đồng loạt
- Tập theo tổ nhóm
- Tập theo cặp đôi
- Thi đua giữa các tổ
* Trò chơi “đi theo dấu chân”
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.
- GV hô - HS tập theo GV.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
- GV yêu cầu tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
- GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Cho HS chơi thử và chơi chính thức. 
- Nhận xét, tuyên dương, và sử phạt người (đội) thua cuộc
- Đội hình HS quan sát tranh
- HS quan sát GV làm mẫu
- ĐH tập luyện theo đồng loạt.
- ĐH tập luyện theo tổ
- ĐH tập luyện theo cặp
- Từng tổ lên thi đua - trình diễn 
III.Kết thúc
* Thả lỏng cơ toàn thân.
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
 Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
* Xuống lớp
- GV hướng dẫn
- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.
- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau
- HS thực hiện thả lỏng
- ĐH kết thúc
......................................&.......................................
Tiết 2 +3: Tiếng Việt 
BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1 (Tiết 3,4)
I. Mục tiêu: 
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. (HĐ1, 2, 3)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. (HĐ2, HĐ3)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được các yêu cầu trong bài học. (HĐ2, HĐ3)
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
 + Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung được thể hiện trong tranh, những thay đổi của các em từ khi đi học. (HĐ2)
 + Phát triển kĩ năng nghe viết một đoạn ngắn. (HĐ2)
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ2, HĐ3)
- Nhân ái: Tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường; sự tự tin, khả năng nhận biết và bày tỏ cảm xúc của bản thân. (HĐ3)
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Ti vi, máy tính, sách Tiếng Việt 1 tập 2. 
2. HS: Sách tiếng Việt 1, vở tập viết.
III. Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 3
Hoạt động 1: Ôn và khởi động 
- Ôn: GV cho HS đọc lại bài Tôi là học sinh lớp 1. 
- Khởi động: Trò chơi: “Gió thổi”
- HS đọc cá nhân 
- HS chơi trò chơi
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
a. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
bổ ích, mới, hãnh diện
Nam rất ( ) khi được cô giáo khen. 
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV và HS thống nhất câu hoàn thiện.
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
(Nghỉ giữa tiết)
b. Quan sát tranh và dùng từ ngữ để nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. 
- GV nhận xét
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- HS lắng nghe 
- HS viết vào vở tập viết: Nam rất hãnh diện khi được cô giáo khen.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày kết quả nói theo tranh.
Tranh 1: Các bạn chơi đá bóng rất hào hứng./ Em rất thích chơi đá bóng cùng các bạn; tranh 2: Em thích đọc sách./ Đọc sách rất thú vị , ... ) 
- HS nhận xét
TIẾT 4
c. Nghe viết
- GV đọc hai câu: Nam đã đọc được truyện tranh. Nam còn biết làm toán nữa.
 - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: 
+ Viết lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
 + Chữ dễ viết sai chính tả: truyện tranh, biết, toán. 
 + GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 
- GV đọc câu theo từng cụm từ cho HS viết. 
- GV đọc lại một lần cả câu và yêu cầu HS soát lỗi.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
d.Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa
 s hay x? 
học inh inh đẹp ách vở 
tr hay ch?
 anh ảnh ữ cái vui ơi 
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4
- GV tổ chức cho HS thi đua theo nhóm
- GV nhận xét, yêu cầu HS đọc lại các từ đã hoàn thiện. 
(Nghỉ giữa tiết)
- HS chú ý lắng nghe
+ HS ngồi đúng tư thế,cầm bút đúng cách.
- HS viết vào vở tập viết. 
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- HS thảo luận nhóm 4 để tìm những chữ phù hợp.
- Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tiếp sức.
- HS nhận xét 
- HS đọc CN, đồng thanh 
học sinh, xinh đẹp, sách vở 
tranh ảnh, chữ cái, vui chơi 
Hoạt động 3: Vận dụng
*Chọn ý phù hợp để nói về bản thân em 
- GV yêu cầu HS đọc thầm các nội dung trong SGK, sau đó thảo luận nhóm đôi.
- GV gọi HS trình bày trước lớp. 
* GV khuyến khích HS luyện đọc, viếtthêm ở nhà.
- HS tự chọn các ý đúng với bản thân và nói lại câu hoàn chỉnh với các bạn.
- HS trình bày trước lớp:
+ Từ khi đi học lớp 1, em thức dậy sớm hơn. 
+ Từ khi đi học lớp 1, em có thêm nhiều bạn. 
......................................&.......................................
Buổi chiều: 
Tiết 1 + 2: Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. (HĐ1, HĐ2, HĐ3)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. (HĐ2, HĐ3)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết vấn đề trong học tập. (HĐ2, HĐ3)
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng văn bản tự sự Tôi là học sinh lớp 1. (HĐ2)
 + Phát triển kĩ năng viết dựa vào những từ ngữ cho sẵn và nối lại đúng câu đã hoàn thiện. (HĐ3)
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ2, HĐ3)
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Ti vi, máy tính, nội dung ôn tập.
2. HS: Vở bài tập Tiếng Việt
III. Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi “Trời mưa”
- HS chơi trò chơi
Hoạt động 2. Luyện tập
a. Luyện đọc: GV cho HS đọc lại bài Tôi là học sinh lớp 1 
- Luyện đọc câu
- Luyện đọc đoạn
- Luyện đọc toàn bài
- GV nhận xét sửa lỗi phát âm cho HS. 
- HS đọc nối tiếp từng câu (CN)
- HS đọc nối tiếp từng đoạn (CN)
- HS đọc CN + ĐT
Hoạt động 3. Vận dụng
1. Nối A với B
- GV gọi HS đọc các từ ở cột A và cộtB
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thành câu.
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp, nhận xét.
- GV cho HS làm vào vở bài tập tiếng Việt. 
- GV theo dõi hỗ trợ cho HS còn chậm. 
2. Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
a. thích, em, nhảy dây, chơi 
b. em, đuổi bắt, thích, chơi, cũng
c. vui, thật là, đi học 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài
- GV cho HS đọc các từ ngữ ở từng dòng.
- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng để thành câu và viết vào vở. 
- GV nhận xét bài làm của HS 
- GV yêu cầu HS đọc lại các câu đã được sắp xếp đúng. 
* GV nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS.
- HS đọc các từ ở cột A và cộtB 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp, nhận xét
- HS làm bài vào vở. 
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc cá nhân 
- HS làm bài vào vở bài tập.
a. Em thích chơi nhảy dây.
b. Em cũng thích chơi đuổi bắt. 
c. Đi học thật là vui.
- HS đọc cá nhân
......................................&.......................................
	Tiết 3: Đạo đức:
( GVBM )
......................................&.......................................
Thứ 4 ngày 13 tháng 01 năm 2021
Tiết 1+2: Tiếng Việt:
BÀI 2: ĐÔI TAI XẤU XÍ. (Tiết 1,2) 
I. Mục tiêu: 
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. (HĐ1, HĐ2)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. (HĐ2)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. (HĐ2)
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; đọc đúng các vần uây, oang, uyt và những tiếng, từ ngữ có các vần uây, oang, uyt (HĐ2)
 + Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc: hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. (HĐ2)
- Năng lực văn học: 
 + Trả lời được các câu hỏi: Vì sao thỏ buồn? Chuyện gì xảy ra trong lần thỏ và các bạn đi chơi xa? Nhờ đâu mà cả nhóm tìm được đường về nhà? (HĐ2) 
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ1, HĐ2)
- Nhân ái: Biết yêu quý, trân trọng các bộ phận trên cơ thể của mình giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không được kì thị chê bai người khác. (HĐ1, HĐ2)
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Ti vi, máy tính, sách Tiếng Việt HS tập 2. 
2. HS: Sách tiếng Việt HS tập 2, vở tập viết.
III. Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
Hoạt động 1. Ôn và khởi động
- Ôn: GV cho HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 1. 
- Khởi động: 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi về điểm đặc biệt của mỗi con vật trong tranh. 
- GV nhắc lại một số câu trả lời của HS, sau đó dẫn vào bài đọc Đôi tai xấu xí.
- HS đọc cá nhân 
+ HS quan sát tranh và thảo luận trong nhóm.
+ HS trình bày kết quả trước lớp. Các HS khác nhận xét bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
a. Đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
+ Bài tập đọc có mấy câu? 
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: uây, oang, uyt.
+ GV ghi lên bảng và hướng dẫn HS đọc
- Luyện đọc câu:
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu 
+ GV hướng dẫn đọc câu dài
* (Nghỉ giữa tiết)
- Luyện đọc đoạn:
+ GV chia đoạn: 
Đoạn 1: từ đầu đến rất đẹp
Đoạn 2: : từ Một lần đến thật tuyệt
Đoạn 3: phần còn lại
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa của một số từ ngữ trong bài: động viên, quên khuấy, suỵt, tấm tắc.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm. 
- Luyện đọc toàn bài.
+ GV hướng dẫn HS chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
+ GV yêu cầu HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi 
+ Bài tập đọc có 11 câu 
+ HS thảo luận nhóm đôi để tìm từ ngữ và trình bày: quên khuấy, hoảng sợ, suỵt. 
+ HS đọc CN + ĐT 
- HS đọc nối tiếp từng câu (CN)
- HS đọc CN
- HS theo dõi 
- HS đọc CN 
- HS đọc CN 
+ động viên: làm cho người khác vui lên; quên khuấy: quên hẳn đi, không nghĩ đến nữa; suỵt: tiếng nói có thể kèm theo cử chỉ để nhắc người khác im lặng; tấm tắc: luôn miệng khen ngợi) 
- HS đọc đoạn theo nhóm. 
- Thi đọc trước lớp.
- HS lắng nghe
- HS đọc CN + ĐT
TIẾT 2
b. Trả lời câu hỏi: 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao thỏ buồn?
+ Chuyện gì xảy ra trong lần thỏ và các bạn đi chơi xa? 
+ Nhờ đâu mà cả nhóm tìm được đường về nhà? 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
* (Nghỉ giữa tiết)
- HS thảo luận nhóm và câu trả lời cho từng câu hỏi. 
+ Thỏ buồn vì bị bạn bè chế đôi tai vừa dài vừa to.
+ Trong lần đi chơi xa, thỏ và các bạn đã quên khuấy đường về. 
+ Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đôi tai thính của thỏ.
- HS trình bày kết quả thảo luận
c. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3
Cả nhóm tìm được đường về nhà ( ) 
+ Nhờ đâu mà cả nhóm tìm được đường về nhà ( ) 
- GV hướng dẫn HS tô chữ hoa C
- GV hướng dẫn HS viết từ: quên khuấy, tiếng gọi.
- GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở: Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đôi tai thính của thỏ.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
* GV khuyến khích HS về nhà luyện đọc lại bài.
+ Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đôi tai thính của thỏ.
- HS tô vào vở tập viết 
- HS viết vào vở tập viết
- HS viết vào vở tập viết: Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đôi tai thính của thỏ.
......................................&.......................................
	Tiết 3: Tiếng anh:
 ( GVBM )
......................................&.......................................
	Tiết 4: Âm nhạc:
 ( GVBM )
......................................&.......................................
	Tiết 3:Tăng cường tiếng Việt:
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. (HĐ1, HĐ2, HĐ3)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. (HĐ2, HĐ3)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết vấn đề trong học tập. (HĐ2, HĐ3)
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Đôi tai xấu xí; đọc đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uây, oang, uyt (HĐ2)
 + Phát triển kĩ năng viết dựa vào những từ ngữ cho sẵn sắp xếp các từ ngữ thành câu đúng. (HĐ3)
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ2, HĐ3)
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Ti vi, máy tính, sách giáo khoa Tiếng Việt 1. 
2. HS: Sách tiếng Việt HS, vở bài tập Tiếng Việt
III. Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1. Khởi động
- GV cho HS hát bài hát: Chú voi con
- HS hát tập thể
* Hoạt động 2. Luyện tập
a. Luyện đọc: GV cho HS đọc lại bài Đôi tai xấu xí
- Luyện đọc câu
- Luyện đọc đoạn
- Luyện đọc toàn bài
- GV nhận xét sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS. 
- HS đọc nối tiếp từng câu (CN)
- HS đọc nối tiếp từng đoạn (CN)
- HS đọc CN + ĐT
* Hoạt động 3. Vận dụng
1. Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết lại câu
a. lưng, ở trên, lạc đà, có, bướu 
b. cái vòi, voi con, dài, có
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi sắp xếp các từ ngữ thành câu. 
- GV yêu cầu HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng. 
- GV nhận xét bài làm của HS 
2. Điền vào chỗ trống
a. oang hay ang?
Thi th..’ cá bống lại ngoi lên mặt nước. 
b. uây hay ây?
Chú mèo ngoe ng..... cái đuôi.
c. uyt hay it? 
Hà s .. khóc vì lo sợ. 
- GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập tiếng Việt.
* GV nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. 
a. Lạc đã có bướu ở trên lưng. 
b. Voi Con có cái vòi dài. 
- HS viết vào vở bài tập tiếng Việt.
- HS làm bài và đọc câu đã hoàn chỉnh. Thi thoảng cá bống lại ngoi lên mặt nước. 
Chú mèo ngoe nguẫy cái đuôi.
Hà suýt khóc vì lo sợ. 
......................................&.......................................
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt: 
BÀI 2: ĐÔI TAI XẤU XÍ (Tiết 3,4)
I. Mục tiêu: 
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. (HĐ1, 2, 3)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. (HĐ2, HĐ3)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được các yêu cầu trong bài học. (HĐ2, HĐ3)
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
 + Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của bài đọc và nội dung được thể hiện trong tranh. (HĐ2, HĐ3)
 + Phát triển kĩ năng nghe viết một đoạn ngắn.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ2, HĐ3)
- Nhân ái: Biết yêu quý, trân trọng các bộ phận trên cơ thể của mình giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không được kì thị chê bai người khác. (HĐ3)
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Ti vi, máy tính, sách Tiếng Việt 1 tập 2. 
2. HS: Sách tiếng Việt 1, vở tập viết.
III. Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 3
Hoạt động 1: Khởi động 
- Ôn: GV cho HS đọc lại bài Đôi tai xấu xí
- Khởi động: Trò chơi: “Ngón tay nhúc nhích”
- HS đọc cá nhân
- HS chơi trò chơi
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
a. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
 chạy nhanh, dỏng tai, thính tai
Chú mèo ( ) dỏng tai nghe tiếng chít chít của lũ chuột.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV và HS thống nhất câu hoàn thiện.
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
(Nghỉ giữa tiết)
b. Quan sát tranh và kể lại câu chuyện Đôi tai xấu xí
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, nói nội dung tương ứng với mỗi tranh.
- GV yêu cầu HS kể từng tranh. Chú ý ngữ điệu, cử chỉ khi kể.
- GV hướng dẫn HS phân vai kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- HS lắng nghe 
- HS viết vào vở tập viết: Chú mèo dỏng tai nghe tiếng chít chít của lũ chuột.
- HS qua sát nói nội dung từng tranh.
- HS kể nối tiếp theo từng tranh. 
- HS kể toàn bộ câu chuyện: 1 HS là người dẫn chuyện, 1 HS là thỏ con, 1 HS là thỏ bố, 1 HS là bạn của thỏ.
- HS nhận xét
TIẾT 4
c. Nghe viết
- GV đọc hai câu: Các bạn cùng thỏ đi theo hướng có tiếng gọi. Cả nhóm về được nhà.
 - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: 
+ Viết lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
 + Chữ dễ viết sai chính tả: bạn, cả, được.
+ GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 
- GV đọc câu theo từng cụm từ cho HS viết. 
- GV đọc lại một lần cả câu và yêu cầu HS soát lỗi.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
d.Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Đôi tai xấu xí từ ngữ có tiếng chứa vần uyt, it, uyê

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_cv2345_tua.docx