Giáo án Lớp 1 (Sách Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phương

Giáo án Lớp 1 (Sách Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phương

Toán

Gộp lại , thêm vào

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức – kĩ năng:

- Nhận biết được hai tính gộp lại, thêm vào. Hiểu được câu dạng “3 cộng 2 bằng 5”.

- Trà lời được câu hỏi “Có tất cả bao nhiêu?”

-Hiểu được thuật ngữ toán học:

 -Gộp lại. Thêm vào. Cộng.

 -Có tất cả bao nhiêu?

2. Năng lực chú trọng:

-Nhận biết được tình hnào là gộp lại hoặc thêm vào.

-Biết rằng để trà lời được câu hỏi “Có tất cà bao nhiêu?” thì phải biết được số lượng vật sau khỉ đã gộp lại (thêm vào) từ các nhóm.

-Hiểu câụ nói dạng “3 cộng 2 bằng 5” là tim số lượng vật của cà hai nhóm có 3 vật và có 2 vật.

3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mỹ thuật

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

1. Kiểm tra bài cũ

- GV hướng dẫn học sinh nhận xét.

2. Bài mới :

 * Kiến thức trọng tâm cần khắc sâu:

- Nhận biết được hai tính gộp lại, thêm vào. Hiểu được câu dạng “3 cộng 2 bằng 5”.

- Trà lời được câu hỏi “Có tất cả bao nhiêu?”

 

docx 21 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 6680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
Chào cờ
 -------------------------------------------------------
Tiếng Việt
Bài 6A: â , ai , ay , ây ( Tiết 1, 2 )
I.MỤC TIÊU
- Đọc đúng âm â và các vần ai, ay, ây, những từ chứa vần ai, ay, ây. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Nai nhỏ.
- Viết đúng: â ,ai, ay, ây, nai, gáy, cây.
- Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1.
- Học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-- Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, vật thật,... cần thiết để giải nghĩa từ có trong bài học.
- Mẫu chữ â , ai, ay, ây , gà gáy phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp.
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1.
- Tập viết 1, tập 1.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc, viết bài 5E.
 2. Bài mới:
 * Kiến thức trọng tâm cần khắc sâu: HS
 - Đọc đúng âm â và các vần ai, ay, ây, những từ chứa vần ai, ay, ây. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Nai nhỏ.
 - Viết đúng: â ,ai, ay, ây, nai, gáy, cây.
 - Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1.
 - Học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên .
 * Kiến thức HS dễ nhầm lẫn: 
 - Đọc: + ai đọc thành ay . 
 - Viết: Học sinh viết sai độ cao con chữ y 
* Cách khắc phục
- GV nêu cách đọc, sửa cho học sinh.
- GV hướng dẫn HS xác định độ cao y
 * Đối tượng học sinh cần quan tâm : Đăng Vững , Gia Bảo , Minh Tiệp , Văn Cả , Quang Minh ....
3, Củng cố, dặn dò: Hệ thống nội dung bài.
 -------------------------------------------------------
Toán
Gộp lại , thêm vào
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – kĩ năng: 
Nhận biết được hai tính gộp lại, thêm vào. Hiểu được câu dạng “3 cộng 2 bằng 5”.
 Trà lời được câu hỏi “Có tất cả bao nhiêu?”
-Hiểu được thuật ngữ toán học:
 -Gộp lại. Thêm vào. Cộng.
 -Có tất cả bao nhiêu?
2. Năng lực chú trọng:
-Nhận biết được tình hnào là gộp lại hoặc thêm vào.
-Biết rằng để trà lời được câu hỏi “Có tất cà bao nhiêu?” thì phải biết được số lượng vật sau khỉ đã gộp lại (thêm vào) từ các nhóm.
-Hiểu câụ nói dạng “3 cộng 2 bằng 5” là tim số lượng vật của cà hai nhóm có 3 vật và có 2 vật.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mỹ thuật
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét.
2. Bài mới : 
 * Kiến thức trọng tâm cần khắc sâu:
 Nhận biết được hai tính gộp lại, thêm vào. Hiểu được câu dạng “3 cộng 2 bằng 5”.
 Trà lời được câu hỏi “Có tất cả bao nhiêu?”
* Kiến thức HS dễ nhầm lẫn: 
 HS lúng túng câu gộp lại là thêm vào
* Cách khắc phục
- Khắc sâu HS nhận biết gộp lại là thêm vào..
* Đối tượng học sinh cần quan tâm : Đăng Vững , Gia Bảo , Minh Tiệp , Văn Cả , Quang Minh ....
 3. Củng cố, dặn dò: Hệ thống nội dung
------------------------------------------------------
Ôn Toán
Gộp lại , thêm vào
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hai tính gộp lại, thêm vào. Hiểu được câu dạng “3 cộng 2 bằng 5”.
 Trà lời được câu hỏi “Có tất cả bao nhiêu?”
II .TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HS làm vở thực hành Toán ( trang 28 -29 )
-------------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt
Ôn bài 6A : â ai,ay,ây 
I.MỤC TIÊU:
- Biết tạo tiếng mới. Đọc đúng âm , các tiếng, từ ngữ chứa vần ai,ay, ây. Đọc hiểu từ ngữ, câu qua tranh. Nối câu với hình phù hợp.
- Chọn đúng từ ngữ để hoàn thành câu
II.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HS làm vở thực hành Tiếng việt ( trang 24 )
-----------------------------------------------------
Giáo dục thể chất
Đ/c Tình dạy
-------------------------------------------------------------------------------
Mỹ thuật
Đ/c Tâm dạy
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
Tập viết : Tuần 6( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:
- Luyện cách cầm bút và ngồi đúng tư thế
- Biết viết chữ: ch, tr, cá trê, chợ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng mẫu các chữ cái Tiếng Việt kiểu chữ viết thường và mẫu chữ số .
- Bộ các thẻ chữ in thường và chữ viết thường.
- Vở tập viết.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
- GV yêu cầu HS mở vở tập viết trang 12,13.
- GV cho HS đọc nội dung bài: 
- GV hướng dẫn HS phân tích chữ, độ cao, khoảng cách?
- GV hướng dẫn HS viết bài.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV quan sát, uốn nắn HS viết bài- nhận xét.
-----------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
Bài 6B: oi, ôi, ơi
I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng từ ngữ chứa vần oi, ôi, ơi. Đọc trơn đoạn có tiếng chứa vần mới học . 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ,câu trong bài ; trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc 	nai và voi.
- Viết đúng: oi, ôi, ơi, đồi cây.
- Nói được tên vật,con vật chứa vần oi, ôi, ơi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Tranh trong SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình về con vật, đồvật có tên gọi chứa oi, ôi, ơi.
	+Thẻ chữ (nếu có) để luyện đọc hiểu từ và câu.
	+Mẫu chữ phóng to/mẫu chữ viết trên bảng lớp/phần mềm hướng dẫn HS viết(nếu có).
- HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc, viết bài 6A.
 2. Bài mới:
 * Kiến thức trọng tâm cần khắc sâu
- Đọc đúng từ ngữ chứa vần oi, ôi, ơi. Đọc trơn đoạn có tiếng chứa vần mới học . 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ,câu trong bài ; trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc 	nai và voi.
- Viết đúng: oi, ôi, ơi, đồi cây.
- Nói được tên vật,con vật chứa vần oi, ôi, ơi
 * Kiến thức HS dễ nhầm lẫn: 
- Viết: Học sinh viết sai độ rộng con chữ o,ô,ơ.
* Cách khắc phục 
 - GV hướng dẫn HS xác định độ rộng con chữ o, ô, ơ. 
* Đối tượng học sinh cần quan tâm : Đăng Vững , Gia Bảo , Minh Tiệp , Văn Cả , Quang Minh ....
3, Củng cố, dặn dò: Hệ thống nội dung bài.
 -------------------------------------------------------
Tiết đọc thư viện
Đọc to nghe chung: Truyện bé Gcolkoki và gia đình nhà gấu.
--------------------------------------------------------
Phần mềm kĩ năng sống
Bài 5 : Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại
 -------------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt
Ôn bài 6B : oi , ôi , ơi . 
I.MỤC TIÊU:
- Biết tạo tiếng mới. Đọc đúng âm , các tiếng, từ ngữ chứa vần oi , ôi , ơi . Đọc hiểu từ ngữ, câu qua tranh. Nối câu với hình phù hợp.
- Chọn đúng từ ngữ để hoàn thành câu
II.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HS làm vở thực hành Tiếng việt ( trang 25 )
-------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Anh
Đ/c Hảo dạy
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
Bài 6C: ui – ưi ( Tiết 1,2 )
I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các vần (nguyên âm đôi) ui, ưi; các tiếng, từ ngữ, các câu trong đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn núi,gió và mây.
- Viết đúng: ui, ưi, núi, gửi.
 - Biết trao đổi về bức tranh ở hoạt động 1.Nói theo vai của lời đối thoại của núi , gió
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Tranh ở HĐ1, hoặc tranh ảnh 
- Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2
 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc, viết bài 6B.
 2. Bài mới:
 * Kiến thức trọng tâm cần khắc sâu:
 - HS Đọc được: ui, ưi ; đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học.
 - HS biết tạo tiếng mới.
 - Viết đúng: ui, ưi,núi, gửi
 - Đọc hiểu đoạn : Núi, gió và mây
 - Trả lời câu hỏi Núi nói gì với gió?
 * Kiến thức HS dễ nhầm lẫn: 
- Đọc: Học sinh đọc ui,ưi thành iu và ưi 
- Viết: Học sinh viết sai độ rộng chữ u và chữ ư . 
* Cách khắc phục
- GV đọc mẫu hướng dẫn HS đọc . 
 - GV viết mẫu hướng dẫn chữ u, ư rộng 1,5 ô li. 
* Đối tượng học sinh cần quan tâm : Đăng Vững , Gia Bảo , Minh Tiệp , Văn Cả , Quang Minh ....
3, Củng cố, dặn dò: Hệ thống nội dung bài.
-------------------------------------------------------- 
 Âm nhạc
Đ/c Hương dạy
--------------------------------------------------------
Toán
Phép cộng , dấu +
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – kĩ năng: 
Biết dùng dấu + đề biểu thị các tinh huống gộp lại, thêm vào.
- Hiểu rẳng kết quà cùa phép tính cộng là câu trà lời cho câu hỏi “có tất cà bao nhiêu?”.
 - Cộng, kí hiệu +
 - Bẳng, kí hiệu =
2. Năng lực chú trọng:
-Biết mô hình hoá một tình huống thực tế dạng gộp lại hoặc thêm vào dưới dạng a + b, trong đó a, b là số lượng vật của hai nhóm. Biết đọc, viết và hiểu nghĩa dấu +.
-Biết đọc, viết và sử dụng dấu = để thể hiện kết quả a + b.
-Biết tim kết quá a + b bằng cách đếm các vật trên mô hỉnh cúa hai số a và b.
- Biết chuyển kết quả phép cộng thành câu trà lời cho câu hỏi “Có tất cà bao nhiêu?”.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mỹ thuật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy chiếu, bút dạ viết bảng, bảng phụ
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét.
2. Bài mới : 
 * Kiến thức trọng tâm cần khắc sâu:
-Biết mô hình hoá một tình huống thực tế dạng gộp lại hoặc thêm vào dưới dạng a + b, trong đó a, b là số lượng vật của hai nhóm. Biết đọc, viết và hiểu nghĩa dấu +.
-Biết đọc, viết và sử dụng dấu = để thể hiện kết quả a + b.
-Biết tim kết quá a + b bằng cách đếm các vật trên mô hỉnh cúa hai số a và b.
- Biết chuyển kết quả phép cộng thành câu trà lời cho câu hỏi “Có tất cà bao nhiêu?”.
 * Kiến thức HS dễ nhầm lẫn: 
- HS chưa hiểu a +b
* Cách khắc phục
– Gv cho học sinh nhắc lại nhiều lần
* Đối tượng học sinh cần quan tâm: Đăng Vững , Gia Bảo , Minh Tiệp , Văn Cả , Quang Minh ....
 3. Củng cố, dặn dò: Hệ thống nội dung
--------------------------------------------------------
 Tự nhiên và xã hội
BÀI 6: TRƯỜNG HỌC CỦA CHÚNG MÌNH
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết: 
 - Trường học là nơi các em đến học hàng ngày.
 - Nói được tên trường và địa chỉ trường học của em. 
 - Kể được tên các phòng học, các hoạt động học tập và vui chơi trong trường.
 - Yêu quý mái trường, có ý thức giữ gìn trường học sạch đẹp và tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: video về trường học, tranh ảnh minh họa như trong SGK và dụng cụ để tổ chức trò chơi.
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu của hoạt động này là khai thác những kinh nghiệm của HS liên quan đến Trường học của chúng mình; đồng thời, gây hứng thú để HS chú ý vào bài học.
- Tiến hành:
+ GV có thể tổ chức cả lớp xem video hoặc nghe bài hát “Em yêu trường em” 
+ GV yêu cầu HS nói cho nhau nghe tên trường và địa chỉ 
+ GV giới thiệu bài: Trường học của chúng mình
* Hoạt động 2: Khám phá
- Mục tiêu của hoạt động này là HS nói được các hoạt động ở trường học.
+ Cách tiến hành: Yêu cầu HS quan sát hình 2 đến 8 trang 22-23. 
+ Thảo luận nhóm 6: 
- Nội dung thảo luận: Các bạn và thầy cô giáo trong mỗi hình đang làm gì? ở đâu?
+ Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét chia sẻ. 
+ Giáo viên chốt ý: Trường học có: phòng học, phòng giáo viên, phòng thư viện, phòng y tế, Trường học còn có sân trường, vườn trường
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS biết giới thiệu về trường lớp của chúng mình và những điều mình thích
+ Cách tiến hành: 
- GV cho HS xem video về trường học của em 
- Yêu cầu HS nói cho nhau nghe về trường lớp của em theo cặp đôi.
- Tổ chức cho HS cùng chơi “Chúng mình làm hướng dẫn viên” và nói về những điều mình thích về trường (Bạn thích nhất nơi nào trong trường, bạn thích những hoạt động nào ở trường).
- Các nhóm khác nhận xét
+ Giáo viên chốt ý: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. Ở trường có thầy cô giáo và bạn bè. Đến trường em được học tập và vui chơi. Em cần có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Hoạt động 4: Vận dụng
 - Mục tiêu của hoạt động giúp HS yêu quý mái trường, có ý thức giữ gìn trường học sạch đẹp và tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường.
+ Qua bài học em biết thêm điều gì về trường học của chúng mình?
+ Em sẽ làm gì để trường lớp chúng mình luôn sạch đẹp?
- Dặn dò: Em cần giới thiệu về trường học của chúng mình với những người gặp gỡ.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp xem video
- HS trả lời.
- HS nhắc tựa
- Hs quan sát tranh.
- HS thảo luận.
- HS lắng nghe.
-HS quan sát
- HS quan sát hình trong SGK và thảo luận theo nhóm 6.
- HS lắng nghe.
-HS trả lời
-HS thực hiện
------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
Bài 6D: uôi , ươi
 I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng những từ chứa vần uôi, ươi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Suối và đá cuội.
- Viết đúng: uôi, ươi, cuội, lưới.
- Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1.
- Học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. 
II. . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình,... về hình ảnh dòng suối, thả lưới, đá cuội để HS đóng vai.
 - Tranh và thẻ chữ luyện đọc hiểu câu.
 - Mẫu chữ uôi, ươi, cuội, lưới phóng to. 
 III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc, viết bài 6C.
 2. Bài mới:
 * Kiến thức trọng tâm cần khắc sâu:
 - Đọc đúng những từ chứa vần uôi, ươi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Suối và đá cuội.
- Viết đúng: uôi, ươi, cuội, lưới.
- Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1.
- Học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. 
 * Kiến thức HS dễ nhầm lẫn: 
- Đọc:+ HS viết nhầm uôi i ngắn thành y dài
* Cách khắc phục
 - GV viết mẫu hướng dẫn chữ uôi,ươi và cho học sinh quan sát kĩ để viét. 
* Đối tượng học sinh cần quan tâm: : Đăng Vững , Gia Bảo , Minh Tiệp , Văn Cả , Quang Minh ....
 -----------------------------------------------------------
Toán
Cộng trong phạm vi 3
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – kĩ năng: 
- Biết cộng thành thạo hai số có kết quả trong phạm vi 3.
 2. Năng lực chú trọng:
-Biết được phép tính cộng có kết quả bằng 2, bằng 3 theo mô hình.
-Nhận biết đặc điểm bảng cộng trong phạm vỉ 3 và thuộc bàng này.
-Từ hình ành trực quan biết 2 + 0 = 2, 3 + 0 = 3, 0 + 1 =1,...
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mỹ thuật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bộ đồ dùng toán
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét.
2. Bài mới : 
 * Kiến thức trọng tâm cần khắc sâu:
-Biết được phép tính cộng có kết quả bằng 2, bằng 3 theo mô hình.
-Nhận biết đặc điểm bảng cộng trong phạm vỉ 3 và thuộc bàng này.
-Từ hình ành trực quan biết 2 + 0 = 2, 3 + 0 = 3, 0 + 1 =1,...
 * Kiến thức HS dễ nhầm lẫn: 
 - HS lúng túng trong việc cộng. 
* Cách khắc phục
- HS xác định cộng đúng bằng cách đếm hoặc đọc thuộc. 
* Đối tượng học sinh cần quan tâm: Đăng Vững , Gia Bảo , Minh Tiệp , Văn Cả , Quang Minh ....
 3. Củng cố, dặn dò: Hệ thống nội dung
 -----------------------------------------------------------
Đạo đức
Bài 3: EM GIÚP NGƯỜI THÂN LÀM VIỆC NHÀ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – kĩ năng: 
- Em nhận biết vì sao cần giúp đỡ người thân làm việc nhà.
- Em biết được ý nghĩa của việc chia sẻ việc nhà với người thân.
- Em thực hiện giúp việc nhà với người thân thường xuyên hơn trong cuộc sống.
2. Tích hợp:
- Giáo dục kĩ năng sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Giáo án điện tử , video bài hát “ Bé quét nhà”, tranh ảnh liên quan tới nội dung bài học.
Học sinh: Sách học sinh. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuẩn bị
 5p
A-Hoạt động khởi động: 
Hoạt động 1:
Hát và vỗ tay theo nhạc bài Bé quét nhà
-GV bắt nhịp cho cả lớp hát, vỗ tay và vận động cơ thể theo bài hát “Bé quét nhà”
- GV hỏi, HS trả lời các câu hỏi ( dưới sự hướng dẫn của GV)
+ Em đã từng quét nhà chưa ?
+ Em có biết quét nhà không?
+ Vì sao trong bài hát , bà lại để dành chổi nhỏ cho bé quét nhà?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, dẫn vào bài học
- HS cả lớp thực hiện.
- HS trả lời,
- 2-3 HS nhận xét.
Giáo án điện tử
10p
B-Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 2:
Hành động của bạn nào đáng khen.
- GV yêu cầu HS quan sát tránh và cho biết hành động nào đáng khen.
- GV mời một vài HS xung phong phát biểu.
- GV nhận xét và nhấn mạnh những hành động đáng khen : giúp mẹ quét nhà, giúp bố tỉa cây.
-Hoạt động cá nhân
- HS trả lời
- HS nhận xét. 
Tranh ảnh
20 p
Hoạt động 3:
Cùng bạn đóng vai 
theo các tình huống.
- GV chia lớp thành 2 nhóm tương ứng với 2 tình huống trong hoạt động.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện 
bốc thăm tình huống, thảo luận cách xử lí tình hướng được giao.- Sau 5’ thảo luận, GV mời lần lượt từng nhóm đóng vai tình huống.
- GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc ở trang 14.
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS : chia sẻ việc nhà với bố mẹ giúp bố mẹ đỡ vất cả hơn.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- Đại diện lên bốc thăm tình huống của nhóm mình.
- Lần lượt từng nhóm lên đóng vai tính huống.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
 -----------------------------------------------------------
Hoạt động trải nghiệm
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: 
 TUẦN 6:NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA MỖI NGƯỜI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-HS nhận ra được nét độc đáo trong tác phẩm, thói quen, cử chỉ của mình, tự ti hơn khi tham gia hoạt động tập thể; thể hiện sự quan tâm đến mọi người xung quanh ( bạn trong tổ, người thân ở nha) thông qua các hoạt động quan sát, trò chuyện, lắng nghe để nhận biết được một số biểu hiện và nét độc đáo của người khác.
 II.KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
-Trong lớp học. Bàn ghế kê theo dãy.
 III.PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG 
-Máy phát nhạc bài Chicken dance; bóng gai tương tác.
-Thẻ từ QUAN SÁT; vòng tay nhắc việt; sticker tặng; huy hiệu (nếu có)
 VI .CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KHỞI ĐỘNG 
Điệu nhảy ‘’Chicken dance’’
-Chicken dance là điệu nhảy nổi tiếng và dễ học. GV chuẩn bị trước và hướng dẫn HS làm lần lượt 4 động tác: vẫy hai bàn tay ra phia trước; đập khủy tay mô phỏng gà/ vịt đập cánh; lắc hông và ngoáy đầu gối; cổ tay.
-trước khi nhảy, GV thống nhất với HS: khi GV hô tên một loại vật thì học sinh sẽ mô phỏng tiếng kêu của loại vật đó và vỗ tay 4 lần theo điệu nhảy.
 -GV bật bản nhạc Chicken dance, cùng HS nhảy theo nhạc. Đến đoạn vỗ tay, GV lần lượt hô tên con vật: chó, mèo, gà trống, vịt, ếch....
 -GV dẫn vào nội dung tiết học:
 -Mội loại vật có tiếng kêu riêng độc đáo để chúng ta có thể nhận ra chúng. Mỗi chúng ta cũng có những nét đặc biệt riêng để người khác nhận ra mình.
2. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ 
Hoạt động ‘Ngắm bạn’
	 Bản chất: GV hướng dẫn HS biết cách quan sát các chi tiết bên ngoài và nhận biết nét độc đáo của mỗi người
Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
-GV viết hoặc vẽ lên bảng, thể hiện: cử chỉ, giọng nói, quần áo.
-GV đề nghị HS làm việc theo cặp đôi, quan sát bạn ngồi cạnh để nhận ra điểm độc đáo, khác biệt 
của bạn: ‘ Tớ thấy cậu nói rất nhanh’, ‘ Tớ thấy cậu hay cười’, ‘Tớ thấy cậu chỉ thích màu xanh thôi hay sao ấy nên quần áo toàn màu xanh!’ , ‘ còn tớ thấy cậu chắc thích màu hồng nên có cặp màu hồng, cái nơ màu hồng, giày cũng mày hồng’.....
	Kết luận: HS có thể biết thêm về cử chỉ, giọng nói, mái tóc, quần áo mình trong mắt bạn bè.
3. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
Trò chơi “Nhân vật bí ẩn”
 	Bản chất: Trò chơi giúp các thành viên trong lớp nhận ra những nét khác biệt của nhau, nét khác biệt của mình và hạnh phúc vì người khác nhớ, nhận ra mình nhớ nét khác biệt ấy.
Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
	GV miêu tả nét độc đáo của mỗi HS trong lớp hoặc một nhân viên trong trường như ông bảo vê, bác lao công, cô thủ thư để HS đoán.
	GV lần lượt mời 3 HS lên bảng, kể nét độc đáo, khác biệt của một HS trong lớp đề nghị các học sinh khác đoán. Ví dụ: ‘Bạn này là con trai, cao, gầy. luôn đi giày thể thao’....
-GV đề nghị HS chơi trò đoán nhân vật bí ẩn theo tổ.
	Kết luận: Nét độc đáo giúp chúng ta không giống người khá. Nếu quan sát kĩ, chúng ta cũng nhận ra nét độc đáo ở người khác.
4 CAM KẾT HÀNH ĐỘNG
	GV đề nghị HS về nhà cùng người thân nói về nét độc đáo dễ nhớ của từng người trong gia đình và lắng nghe người thân nói về nét độc đáo của HS mà người ấy nhận ra. Nét độc đáo ấy có thể từng có trong quá khứ, khi HS còn nhớ.
- HS thực hiện
- HS chú ý quan sát
- Quan sát
- Làm việc theo cặp
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
Ví dụ: ‘Bạn này là con trai, cao, gầy. luôn đi giày thể thao’....
- Lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện
 ------------------------------------------------------------------------------
Tự chọn 
RÈN CHỮ: ng - ngh
I. MỤC TIÊU:
 - Học sinh viết đúng, đẹp chữ ng, ngh
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 - Yêu cầu học sinh viết lại nét khuyết trên, nét móc hai đầuvà nét khuyết ghép
 - Đưa chữ ng , ngh mẫu – HS đọc.
 - HS nêu độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ?
 - Hướng dẫn viết + Viết mẫu.
 - HS viết bảng con.
 - HS viết vở, GV quan sát uốn nắn.
III. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------------------------
Ôn Toán
Phép cộng , dấu + , dấu =
I. MỤC TIÊU:
Biết dùng dấu + đề biểu thị các tinh huống gộp lại, thêm vào.
 Hiểu rẳng kết quà cùa phép tính cộng là câu trà lời cho câu hỏi “có tất cà bao nhiêu?”.
 -Cộng, kí hiệu +
 -Bẳng, kí hiệu =
II .TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HS làm vở thực hành Toán ( trang 30-31 )
 ----------------------------------------------------------
Kĩ năng sống
Đ/c Tâm dạy
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
BÀI 6E: Ôn tập
I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các vần ai, ay, ây,oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi và các tiếng, từ ngữ chứa các âm, vần đã học.
-Đọc lưu loát các câu, đoạn đọc ngắn đã học; hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài đã học và trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
- Viết đúng các vần, các tiếng chứa vần đã học: múi bưởi, cây chuối
- Nói và nghe về các loại trái cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, vật thật, về các loại hoa quả và cây cối, tranh ảnh.
- Thẻ chữ (nếu có) để luyện đọc hiểu từ, câu.
- Mẫu chữ phóng to/mẫu chữ viết trên bảng lớp/phần mềm hướng dẫn HS viết chữ.
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.
- Tập viết 1, tập một.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc, viết bài 6D.
 2. Bài mới:
 * Kiến thức trọng tâm cần khắc sâu:
 - Đọc đúng các vần ai, ay, ây,oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi và các tiếng, từ ngữ chứa các âm, vần đã học.
 - HS đọc câu
 - Viết đúng: múi bưởi,cây chuối.
 - Nghe kể câu chuyện :Cây ổi và nai nhỏ
* Kiến thức HS dễ nhầm lẫn: 
- Đọc: HS tập kể chưa đúng thứ tự.
- Viết: Học sinh viết nhầm múi thành múy. 
* Cách khắc phục
- GV nêu những gợi mở cho HS
 – Lưu ý: GV nêu hướng dẫn cách viết. 
* Đối tượng học sinh cần quan tâm: Đăng Vững , Gia Bảo , Minh Tiệp , Văn Cả , Quang Minh ....
 3, Củng cố, dặn dò: Hệ thống nội dung bài.
 -------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
Tập viết: Tuần 6 ( tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Biết viết âm â, tổ hợp chữ ghi vần: ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi
- Biết viết từ, từ ngữ: nai, cây, gà gáy, voi, đồi cây, dơi, núi, gửi, đá cuội, thả lưới, múi bưởi, cây chuối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
- GV yêu cầu HS mở vở tập viết trang 12,13.
-- Biết viết từ, từ ngữ: nai, cây, gà gáy, voi, đồi cây, dơi, núi, gửi, đá cuội, thả lưới, múi bưởi, cây chuối.
- GV hướng dẫn HS phân tích chữ, độ cao, khoảng cách?
- GV hướng dẫn HS viết bài.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV quan sát, uốn nắn HS viết bài- nhận xét.
-------------------------------------------------------
Giáo dục thể chất
Đ/c Tình dạy
-------------------------------------------------------
Ôn Toán
CỘNG TRONG PHẠM VI 3
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng thành thạo hai số có kết quả trong phạm vi 3.
-Biết được phép tính cộng có kết quả bằng 2, bằng 3 theo mô hình.
-Nhận biết đặc điểm bảng cộng trong phạm vỉ 3 và thuộc bàng này.
-Từ hình ành trực quan biết 2 + 0 = 2, 3 + 0 = 3, 0 + 1 =1,...
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Mỹ thuật
II .TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HS làm vở thực hành Toán ( trang 32 – 33)
 -------------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt
Ôn bài 6D : uôi , ươi
I.MỤC TIÊU:
- HS biết tạo tiếng có vần ua, ưa
- Đọc đúng vần , các tiếng, từ ngữ chứa uôi,ươi, . Đọc hiểu từ ngữ, biết nối từ với ô trống. 
- Biết điền từ đúng để hoàn thành câu.
II.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HS làm vở thực hành Tiếng việt ( trang 27)
-------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
BÀI 5: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH ( 2 Tiết)
I. MỤC TIÊU: 
- Giới thiệu được các thành viên trong gia đình và nơi ở của gia đình bằng lời nói 
- Đưa ra được phương án phù hợp khi xử lí tình huống liên quan đến nội dung chủ đề.
- Nhận xét được những việc mình đã thực hiện trong chủ đề.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giáo viên: Video bài hát “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” nhạc sĩ Nhật Tinh Anh sáng tác. Tranh ảnh trong bài.
- Học sinh: sản phẩm tự sưu tầm ( tranh ảnh, tranh vẽ, đồ dùng, thiết bị .) về chủ đề.
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 TIẾT 2
Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
 a.Mô tả tình huống
- GV yêu cầu HS quan sát tình huống và thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: 
+ Trong hình có những ai?
+ Đi học về, bạn trai thấy mọi người đang làm gì? 
+ Dấu hỏi trên đầu bạn trai có ngụ ý gì?
Xử lí tình huống: 
- GV yêu cầu một số HS lên mô tả lại hoạt động của mọi người .
- GV đưa ra một số cách ứng xử và yêu cầu HS đóng vai bạn trai trả lời câu hỏi :
+ Bạn trai nên làm việc nào trước? Vì sao?
Giúp bố chuẩn bị đồ nấu thức ăn.
(b). Ngồi ghế xem ti vi
(c). Cất cặp vào bàn học
(d). Ý kiến khác
- GV nhận xét, giúp HS hiểu được việc bạn cần làm trước tiên là tự sắp xếp đồ dùng của mình vào đúng chỗ sau đó mới tham gia giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, không nên ngồi ngay xuống ghế xem ti vi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát , thảo luận nhóm đôi
- HS lắng nghe.
- 4 HS lên đóng vai, cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Bạn đã làm những việc nào dưới đây?. Việc nào không nên làm? 
 a. Nói tên các việc làm trong từng hình.
- Gv cho HS quan sát hình 3,4,5,6,7, 8.
- GV yêu cầu HS giới thiệu từng hình.
- GV nêu câu hỏi:
+ Em đã làm những việc nào trong những việc trên ?
 b.Nhận xét việc “nên làm”, việc “ không nên làm”
- GV cho HS nhận xét việc nào nên làm và việc nào không nên làm trong các hình .
- GV nhận xét, tuyên dương các em và khuyến khích HS thực hiện các việc nhà phù hợp với lứa tuổi, chăm sóc bản thân, tự phục vụ và tránh làm những việc quá sức mình.
- Dăn dò HS về làm bài tập trong sách bài tập trang 11,12.
- HS quan sát hình.
- 5,6 HS chia sẻ.
- Một số HS nhận xét việc nên làm và không nên làm
 -------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
Văn hóa giao thông
Bài 7: Không đùa nghịch trênđường phố
Văn hóa giao thông: 
A.Mục tiêu:
 - H ọc sinh biết được các loại đèn tín hiệu giao thông và tín hiệu giao thông.
 - Giáo dục học sinh thực hiện tốt khi tham gia giao thông.
B. Hoạt động dạy học
*Kiểm tra: 
*Bài mới: Giới thiệu bài
 - Học sinh quan sát sách giáo khoa và về nội dung của từng tranh.
- GV giới thiệu từng loại đèn tín hiệu.
 - Học sinh nhắc lại từng loai đèn mà giáo viên vừa giới thiệu.
 * Giáo viên kết luận: 
- Tuân theo đèn tín hiệu khi tham gia giao thông...
- Giáo dục học sinh chấp hành tốt khi tham gia giao thông.
2. Nhận xét hoạt động trong tuần:
 * Ưu điểm: - HS Đi học đều và đúng giờ.
 - Trang phục sạch , đẹp.
 - Đa số HS có ý thức làm bài đầy đủ.
 * Tồn tại: - Còn một vài HS đi học muộn, nói chuyện trong giờ học.
 * Đề ra phương hướng tuần 6: Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục tồn tại.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_tuan_6_na.docx