Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

TUẦN 7: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN

SINH HOẠT DƯỚI CỜ : RÈN NỀN NẾP SINH HOẠT

I. MỤC TIÊU:

 Sau hoạt động, HS có khả năng:

 - Biết được nội dung phong trào rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt.

 - Vui vẻ tham gia phong trào rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt

II. CHUẨN BỊ:

 - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 6:

 + Ổn định tổ chức.

 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

 + Đứng nghiêm trang

 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

 - GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

 + Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

 + Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

 + Một số hoạt động của tiết chào cờ:

 * Thực hiện nghi lễ chào cờ

 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

 * Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

 Gợi ý cách tiến hành:

 - Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng phát động phong trào “Rèn nền nếp” trong học tập và sinh hoạt đối với HS trong toàn trường. Nội dung cơ bản tập trung vào:

 - Xây dựng nền nếp trong các hoạt động học trên lớp.

 - Xây dựng nền nếp trong các hoạt động học ở nhà.

 - Xây dựng nền nếp trong các hoạt động giáo dục khác.

 - Hướng dẫn các lớp 1 triển khai rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt đối với HS lớp 1.

 

doc 48 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 9670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 7
(Từ ngày 19/10/2020 Đến 23/10/2020)
Thứ,
ngày tháng năm
Buổi
Tiết
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Tên
ĐDDH
Hai
19/10
2020
Sáng
1
HĐTN
19
SHDC: Rèn nền nếp sinh hoạt
ND: SHDC
2
Tiếng Việt
73
Bài 34: v, y
Tranh, ảnh
3
Tiếng Việt
74
Bài 34: v, y
4
Toán
19
Phép cộng trong phạm vi 6 (tiếp theo)
T.số, T. dấu
Chiều
1
Đạo đức
7
Sạch sẽ, gọn gàng (Tiết 1)
Tranh, ảnh
2
Ô.L (TViệt)
31
Ôn bài 34
3
Âm nhạc
7
GVBM
Ba
20/10
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
75
Bài 35: Chữ hoa
Mâu chữ hoa
2
Tiếng Việt
76
Bài 35: Chữ hoa
3
TN &XH
13
Lớp học của em (Tiết 3)
Tranh, ảnh
4
TViệt (T. viết)
77
Tập viết (sau bài 34, 35)
Bài viêt mẫu
Chiều
1
Ô.L (Toán)
13
Ôn (tiết 19)
2
Ô.L (TViệt)
32
Ôn bài 35
3
Ô.L (TViệt)
33
Ôn bài 35
Tư
21/10
 2020
Sáng
1
Tiếng Việt
78
Bài 36: am, ap
Tranh, ảnh
2
Tiếng Việt
79
Bài 36: am, ap
3
Toán
20
Phép cộng trong phạm vi 6 (tiếp theo)
T.số, T. dấu
4
Ô.L (TViệt)
34
Ôn bài 36
Chiều
1
HĐTN
20
HĐGD theo chủ đề: Tự chăm sóc bản thân
Tranh,ảnh
2
Mĩ thuật
7
GVBM
3
GDTC
13
GVBM
Năm
22/10
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
80
Bài 37: ăm, ăp
Tranh, ảnh
2
Tiếng Việt
81
Bài 37: ăm, ăp
3
TN & XH
14
Trường học của em (Tiết 1)
Tranh, ảnh
4
Toán
21
Phép cộng trong phạm vi 6 (tiếp theo)
Tranh, ảnh
Chiều
1
TViệt (T.viết)
82
Tập viết (sau bài 36, 37)
Bài viêt mẫu
2
Ô.L (TViệt)
35
Ôn bài 37
3
Ô.L (Toán)
14
Ôn (tiết 20, 21)
Sáu
23/10
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
83
Bài 38: KC Chú thỏ thông minh
Tranh, ảnh
2
Tiếng Việt
84
Bài 39: Ôn tập
Bảng ôn tập
3
GDTC
14
GVBM
4
HĐTN
21
SHL: Chia sẻ việc thực hiện nền nếp SH.
ND: SHL
Ngày dạy: Sáng Thứ hai, ngày 19/ 10/ 2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tiết 1 – Tiết CT 19
TUẦN 7: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : RÈN NỀN NẾP SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động, HS có khả năng:
 - Biết được nội dung phong trào rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt.
 - Vui vẻ tham gia phong trào rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt 
II. CHUẨN BỊ:
 - Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 6:
 + Ổn định tổ chức.
 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
 + Đứng nghiêm trang
 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
 - GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
 + Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
 + Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
 + Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
 * Thực hiện nghi lễ chào cờ
 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
 * Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
 Gợi ý cách tiến hành:
 - Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng phát động phong trào “Rèn nền nếp” trong học tập và sinh hoạt đối với HS trong toàn trường. Nội dung cơ bản tập trung vào:
 - Xây dựng nền nếp trong các hoạt động học trên lớp. 
 - Xây dựng nền nếp trong các hoạt động học ở nhà. 
 - Xây dựng nền nếp trong các hoạt động giáo dục khác. 
 - Hướng dẫn các lớp 1 triển khai rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt đối với HS lớp 1.
Môn: Tiếng Việt
Tiết 2 + 3 – Tiết CT 73 + 74
Bài 34: v y
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết âm và chữ cái v, y; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có v, y.
 - Nối đúng từ ngữ (có âm v, âm y) với hình.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Dì Tư.
 - Viết đúng trên bảng con các chữ và tiếng: v, y, ve, y (tá).
II. CHUẨN BỊ:
 - GV chuẩn bị phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi vài HS đọc bài Tập đọc Thỏ thua rùa (2) (bài 33).
 - Cho 1-2 HS nói ý nghĩa của câu chuyện.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
 - GV nêu âm và chữ cái v (vờ), y.
 - GV chỉ từng chữ, phát âm, HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
 - GV giới thiệu chữ V, Y in hoa.
b) Chia sẻ và khám phá (BT 1- Làm quen).
+ Dạy âm v, chữ v:
 - GV giới thiệu hình con ve.
 - GV yêu cầu HS phân tích, đánh vần và đọc tiếng ve
+ Dạy âm y, chữ y: 
 - GV giới thiệu hình cô y tá.
 - GV yêu cầu HS phân tích, đánh vần và đọc tiếng tá
* Củng cố: HS nói 2 chữ vừa học: v, y; 2 tiếng mới: ve, y tá. Đánh vần, đọc trơn. HS gắn lên bảng cài: v, y.
c) Luyện tập
+ Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình)
 - GV nêu yêu cầu BT
 - GV yêu cầu HS đọc từng từ ngữ./ HS nối từ ngữ với hình trong VBT.
 - GV chỉ hình, cả lớp nhắc lại.
 - GV yêu cầu HS tìm tiếng ngoài bài
d) Tập đọc (BT 3)
 - GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc kể về dì Tư của bạn Hà. Các em nghe bài để biết về dì Tư: Dì làm nghề gì, dì đến nhà Hà, chỉ cho Hà làm gì?
 - GV đọc mẫu. 
HD HS Luyện đọc từ ngữ: dì Tư, y tá, trưa qua, y tế xã, khi về, ghé, vẽ lá, vẽ ve.
- HS hát
- HS đọc bài
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhắc lại bài(cá nhân, cả lớp)
- HS nhắc lại v , y
- HS nói: Con ve. / Nhận biết: v, e; đọc: ve. / Phân tích tiếng ve. / Đánh vần và đọc tiếng: vờ - e - ve/ ve.
- HS nói: y tá. Tiếng y có âm y. / Đánh vần và đọc từ: y / tờ -a - ta - sắc - tá / y
- HS thực hiện
- 1 HS nói kết quả: 1) ví, 2) vẽ,... 
- Cả lớp nhắc lại.
- HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có âm v (vé, vai, vải, voi, vui,...); có âm y (ý nghĩ, chú ý, cố ý, ý chí,...).
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc từ ngữ
Tiết 2
* Luyện đọc câu:
+Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu cho).
+ (Đọc vỡ từng câu): GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc 1.
 - Đọc tiếp nối từng câu (Thi đọc đoạn, bài. (Bài chia 2 đoạn - mỗi đoạn 3 câu). Quy trình đã hướng dẫn.
e)Tìm hiểu bài đọc
 - GV gắn lên bảng nội dung BT; chỉ từng từ ngữ cho HS đọc.
 - HS làm bài, báo cáo kết quả, 
 - GV ghi lại kết quả nối ghép
 - GV yêu cầu Cả lớp đọc: a - 2) Dì Tư chỉ cho Hà vẽ. b - 1) Hà vẽ lá, vẽ ve, vẽ bé Lê.
g) Tập viết (bảng con)
 - HS nhìn bảng đọc các chữ, tiếng vừa học
 - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn
+ Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng xoắn nhỏ.
+ Chữ y: cao 5 li (2 li trên ĐK 1, 3 li dưới ĐK 1); viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét khuyết ngược.
+ Tiếng ve: viết chữ v trước, chữ e sau, chú ý nối nét giữa v và e.
+ Từ y tá: viết y trước, tá sau.
+ HS viết: V, y (2 - 3 lần). Sau đó viết: ve, y (tá).
+ Báo cáo kết quả: HS giơ bảng
 - GV cùng HS nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương HS
 - Tập viết chữ trên bảng con.
 - Nhận xét tiết học.
- HS đếm: 6 câu
- HS đọc( cá nhân, từng cặp).
- HS đọc: a - 2) Dì Tư chỉ cho Hà vẽ. 
 b - 1) Hà vẽ lá, vẽ ve, vẽ bé Lê.
- HS đọc các chữ, tiếng vừa học: v, y, ve, y tá
- HS theo dõi, quan sát
- HS viết ở bảng con
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Môn: Toán
Tiết 4 – Tiết CT 19
Bài: Phép cộng trong phạm vi 6 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
 - Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 6 và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 6.
 - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
 - Phát triển các NL toán học:
II. CHUẨN BỊ:
 - Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.
 - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS thực hiện trên bảng con các phép tính.
 - Gọi HS đại diện lên bảng làm bài.
 - GV cùng HS nhận xét.
3. Bài mới:
A. Hoạt động khởi động
Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 6 đã học.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
 - Cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
 - Tìm kết quả từng phép cộng trong phạm vi 6 (thể hiện trên các thẻ phép tính).
 - Sắp xếp các thẻ phép cộng theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng cộng trước mặt.
 - GV giới thiệu Bảng cộng trong phạm vi 6 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.
 - GV tổng kết: Có thể nói:
 + Dòng thứ nhất được coi là Bảng cộng: 
 Một số cộng 1. 
 + Dòng thứ hai được coi là Bảng cộng: 
 Một số cộng 2.
 + Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: 
 Một số cộng 3.
 + Dòng thứ tư được coi là Bảng cộng: 
 Một số cộng 4.
 + Dòng thứ năm được coi là Bảng cộng:
 Một số cộng 5.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: GV nêu yêu cầu
 - Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài, rồi viết kết quả vào vở.
 - GV có thể nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhấm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 4 + 1; 1 + 4; 5 + 1; 1 + 5; ...
- Ở câu b), GV nên đặt câu hỏi đế HS quan sát và nêu nhận xét các phép tính trong từng cột, chẳng hạn: Khi đổi chồ hai số trong phép cộng thì kết quả phép cộng không thay đôi. HS lấy thêm ví dụ tương tự: 2 + 3 = 5; 3 + 2 = 5; ...
Bài 2: GV nêu yêu cầu
 - Cho HS tự làm bài 2, nêu phép tính thích hợp cho từng ô còn thiếu. HS trao đổi với bạn và giải thích lí do lựa chọn phép tính thích hợp.
Bài 3: GV nêu yêu cầu 
phân tích mầu rồi vận dụng đế tìm kết quả các phép tính cho trong bài.
Bài 4: GV nêu yêu cầu
 - Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.
a) Bên trái có 3 con ong. Bên phải có 3 con ong. Có tất cả bao nhiêu con ong?
Ta có phép cộng 3 + 3 = 6. Vậy có tất cả 6 con ong.
b) Có 3 bạn đang ngồi đọc sách. Có thêm 2 bạn đi đến. Có tất cá bao nhiêu bạn?
Ta có phép cộng 3 + 2 = 5. Vậy có tắt cả 5 bạn.
D. Hoạt động vận dụng
 - Cho HS nghĩ ra một số tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
 - Dặn về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát
2 + 3 = 4 + 2 = 3 + 2 =
2 + 1 = 1 + 3 = 3 + 3 =
- HS thực hiện trên bảng con, bảng lớp
- HS thực hiện
- HS nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vi 6.
- HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).
1 + 1 2 + 1 3 + 1 4 + 1 5 + 1 
1 + 2 2 + 2 3 + 2 4 + 2
1 + 3 2 + 3 3 + 3
1 + 4 2 + 4
1 + 5
1. Tính nhẩm:
- HS thực hiện 
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
2. Nêu các phép tính còn thiếu
- HS chia sẻ trước lớp.
3. Tính (tính mẫu)
- HS quan sát mẫu và thực hiện
Mẫu: 3 + 0 = 3
2 + 0 = 5 + 0 = 0 + 1 =
4 + 0 = 6 + 0 = 0 + 3 =
4. Nêu phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ:
- HS quan sát tranh, Chia sẻ trước lóp.
Ta có phép cộng 3 + 3 = 6
Ta có phép cộng 3 + 2 = 5
- HS nghĩ và thực hiện
- HS trả lời
Ngày dạy: Chiều Thứ hai, ngày 19/ 10/ 2020
Môn: Đạo đức
Tiết 1 – Tiết CT 7
CHỦ ĐỀ: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
Bài 4: Sạch sẽ, gọn gàng
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
 - Nêu được những việc làm chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề để sạch sẽ, gọn gàng.
 - Giải thích được vì sao phải sạch sẽ, gọn gàng.
 - Tự làm được một số việc vừa sức để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
II. CHUẨN BỊ:
 - Sách giáo khoa Đạo đức 1.
 - Băng bài hát “Thật đáng yêu” của Nghiêm Bá Hồng 
 - Một số đạo cụ để đóng vai, để tham gia “Ngày hội sạch sẽ, gọn gàng”.
 - Mầu “Giỏ việc tốt”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Tiết 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV hỏi lại bài học ở tiết trước
 - GV nhận xét.
3. Bài mới: 
 - GV tổ chức cho HS hát hoặc nghe bài hát “Thật đáng yêu” - Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng.
 - GV nêu câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại đáng yêu?
 - GV nhận xét và giới thiệu bài mới.
B. Khám phá:
Hoạt động 1: Quan sát tranh
 * Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 19 và xác định ai là người sạch sẽ, gọn gàng.
 - GV mời một số HS trình bày ý kiến.
 * GV kết luận: Bạn trong tranh 2 là người sạch sẽ, gọn gàng vì: tóc được chải gọn, quần áo sạch sẽ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng
 * Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS nêu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng.
 - GV mời một số HS lên trình bày.
 * GV kết luận: Những biểu hiện của người sạch sẽ gọn gàng: chân, tay, mặt,... luôn sạch; tóc được chải gọn; quần áo chỉnh tề, sạch sẽ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để sạch sẽ, gọn gàng
Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 20 và trả lời các câu hỏi:
 + Bạn trong mỗi tranh đang làm để sạch sẽ, gọn gàng?
 + Những việc làm đó nên được thực hiện vào lúc nào?
 + Những việc làm đó có ích lợi gì?
 - GV mời một số HS đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: Ngoài những việc làm trên, em còn biết những việc làm nào khác để luôn sạch sẽ, gọn gàng?
 - GV mời HS trả lời câu hỏi.
 * GV kết luận:
- HS hát
- HS chia sẻ
- HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh
- HS trình bày ý kiến
- HS lên trình bày.
- HS nhận xét bạn
- HS quan sát
- HS làm việc theo nhóm . Thảo luận và trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.
- HS trả lời
Tiết 2 (Tiết CT 8)
(Dạy ở tuần 8)
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét tranh
 * Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 21 và nêu những việc không nên làm. Vì sao?
 - GV mời một số HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
 * GV kết luận:
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 22 và lựa chọn cách xử lí tình huống trong môi tranh.
+ T/huống 1: Trên đường đi học về, Hùng ăn kem làm dính bẩn ra tay và áo. Nếu đi cùng Hùng, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
+ T/huống 2: An đã bước ra cửa để đi học, tóc vẫn rối, bù xù. Chị của An nhắc: Tóc An rối kìa. Neu em là An, em sẽ làm gì?
 - GV định hướng cách giải quyết:
+ T/huống 1: Em nên khuyên bạn, không nên vừa đí vừa ăn ngoài đường, vì mất vệ sinh, bị bẩn tay và quần áo.
+ T/huống 2: An nên cảm ơn chị vì đã nhắc và vào chải tóc cho gọn gàng rồi mới đi học.
Hoạt động 3: Thực hành
 * Cách tiến hành:
 - GV làm mẫu hoặc cho HS xem các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay.
 - GV mời một số HS mô tả lại cách thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay.
 - GV yêu cầu HS thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay theo nhóm đôi.
 - GV nhận xét, đánh giá khi HS thực hiện xong nhiệm vụ.
Hoạt động 4: Tự liên hệ
 * Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi:
 + Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã làm để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
 + Em cần làm thêm những việc gì để luôn sạch sẽ, gọn gàng?
 - GV mời một số nhóm lên chia sẻ trước Lớp.
 - GV khen những nhóm đã làm được nhiều việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
D. Vận dụng
 * Vận dụng trong giờ học: 
 Tố chức “Ngày hội sạch sẽ, gọn gàng”.
 * Cách tiến hành: Tô chức “Ngày hội sạch sẽ, gọn gàng”:
 * Vận dụng sau giờ học:
 - GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
 + Kiểm tra vệ sinh cá nhân: mặt, tay, chân, quần áo, đầu tóc,... trước khi vào lớp.
 + Đánh răng, rửa mặt; tắm, gội; chải tóc; chỉnh trang quần áo, giày, dép trước khi đi học, đi chơi,...
 - GV hướng dân HS tự đánh giá băng cách thả chiêc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”.
 - GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ.
4. Tổng kết bài học
 - GV gọi 1-2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
 - GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức.l, trang 23.
 - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực.
 - Nhận xét tiết học.
- HS quan sát
- HS làm việc theo nhóm . Thảo luận và trả lời câu hỏi
- HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- HS thực hiện nhiệm vụ., làm việc theo nhóm
- HS một số nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống.
- HS tham gia nhận xét
- HS quan sát
- HS mô tả cách thực hiện
- HS thực hiện
- HS tham gia nhận xét bạn
- HS thực hiện nhiệm vụ: một bạn làm, một bạn nhận xét và ngược lại.
- HS làm việc chia sẻ theo nhóm đôi
- HS chia sẻ trước lớp
- Tham gia nhận xét bạn
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tự đánh giá
- HS trả lời câu hỏi
Môn: Âm nhạc
Tiết 3 
(GVBM)
Ngày dạy: Sáng Thứ ba, ngày 20/ 10/ 2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 75 + 76
Bài 35: Chữ hoa
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết chữ in hoa trong câu; bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
 - Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng; ghi nhớ quy tắc viết hoa chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chia quà. Tìm được trong bài chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, chữ hoa ghi tên riêng.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bảng nhỏ viết 2 điều cần ghi nhớ về quy tắc viết hoa.
 - Bảng chữ thường - chữ hoa phóng to (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra 2 
 - Gv nhận xét.
3. Bài mới
a) giới thiệu bài: 
 Kết thúc bài 34, các em đã học xong các âm và chữ tiếng Việt. Bài Chữ hoa sẽ giúp các em làm quen với chữ hoa (chữ in hoa và chữ viết hoa), nắm được quy tắc viết hoa.
b) Chia sẻ và khám phá (BT 1: Tìm chữ hoa trong câu)
 - GV viết lên bảng câu “Dì Tư là y tá.”, cả lớp đọc. GV giải thích: Đây là 1 câu văn, cuối câu có dấu chấm.
 - GV nêu yêu cầu: Phát hiện những chữ được viết hoa trong câu.
 - GV: Vì sao chữ D trong tiếng Dì viết hoa?
 - GV: Vì sao chữ T trong tiếng Tư viết hoa?.
 - GV mời 3 - 4 HS nói tên mình, đầy đủ họ, tên; nhắc HS: Khi viết tên riêng của mình, của mọi người, các em cần viết hoa. Viết hoa tên riêng, viết hoa cả họ và tên đệm. Không viết hoa tên riêng là viết sai chính tả.
* Ghi nhớ (BT 2):
 - GV gắn lên bảng quy tắc viết hoa; đọc quy tắc cho HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhắc lại.
Dặn HS ghi nhớ 2 quy tắc vừa học để viết hoa đúng chính tả.
c) Luyện tập
* Tập đọc (BT 3)
 + GV đưa lên bảng lớp hình minh hoạ bài Chia quà; giới thiệu: Trong hình là gia đình Hà: có bà, có ba má, có Hà và bé Lê. Má đang chia quà cho cả nhà. Bài Tập đọc sẽ cho các em biết má của Hà chia quà thế nào? Quà dành cho má là thứ quà đặc biệt quý. Đó là quà gì? Bài đọc cũng giúp các em luyện tập, củng cố những điều vừa học về quy tắc viết hoa.
 + GV đọc mẫu.
 + Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): chia quà, thị xã, cả nhà, mía, sữa, quà quý. 
 + Luyện đọc câu
- GV: Bài có mấy câu? 
- Đọc vỡ từng câu: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
 - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
 + Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (6 câu / 2 câu); thi đọc cả bài. 
 + Tìm hiểu bài đọc
GV: Đi thị xã về, má chia quà cho cả nhà. Má không chia quà cho má vì má đã có quà quý. Quà quý đó là gì?
 - GV: Hai đứa con là quà quý của má. Con cái luôn là món quà quý giá nhất của cha mẹ.
- HS hát
HS đọc, viết các chữ: ve, y tá 
- HS lắng nghe
- HS chú ý theo dõi
- HS đọc: Dì Tư là y tá.
- Chữ D trong tiếng Dì viết hoa, chữ T trong tiếng Tư viết hoa.
- Vì Dì đứng đầu câu. HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
- Vì Tư là tên riêng của dì. 
- HS nói tên mình
- HS lắng nghe
-HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhắc lại.
- HS đọc quy tắc
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc
- HS đếm: 8 câu
- HS luyện đọc
- HS thi đọc bài
- Quà quý đó là bé Lê và Hà.
Tiết 2
d)Tìm trong bài đọc những chữ hoa (BT 4)
 - Cho cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả viết hoa.
 - GV nêu yêu cầu từng cặp HS đọc bài trong SGK, tìm chữ hoa bắt đầu từ tên bài. 
 - Cho 4 cặp (8 HS) tiếp nối nhau báo cáo kết quả (mỗi em nói 1 câu):
 - Yêu cầu HS nói lại những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu
 - Yêu cầu HS nói lại những chữ hoa ghi tên riêng trong bài
+ HS1: Tên bài viết hoa chữ c trong tiếng Chia vì đó là chữ đầu của tên bài. / Câu 1 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu.
+ HS2: Câu 2 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu.
+ HS3: Câu 3 	viết hoa chữ B trong tiếng Bà vì đó là chữ đầu câu.
+ HS 4: Câu	4 	viết hoa chữ B trong tiếng Ba vì đó là chữ đầu câu.
+ HS 5: Câu	5	viết hoa chữ H trong tiếng Hà vì Hà đứng đầu câu,	cũng là tên	riêng.
+ HS 6: Câu	6	 viết hoa chữ B trong tiếng Bé vì nó đứng đầu câu;	viết	hoa	chữ L	
trong tiếng Lê vì là tên riêng.
+ HS 7: Câu 7 viết hoa chừ Ơ vì Ơ là chữ đầu câu.
+ HS 8: Câu 8 viết hoa À vì À là chữ đầu câu; viết hoa chữ L trong tiếng Lê, chữ H trong tiếng Hà vì đó là các tên riêng.
 - Giới thiệu bảng chữ in thường - in hoa, viết thường - viết hoa
 - GV chỉ Bảng chữ thường, chữ hoa (trên bảng lớp); giới thiệu các kiểu chữ (in thường - in hoa, viết thường - viết hoa); giải thích: chữ viết là chữ viết bằng tay.
 - GV chỉ từng chữ in thường, in hoa. Cả lớp đọc.
 - GV chỉ từng chữ viết thường, viết hoa. Cả lớp đọc.
 - GV mời 1 HS lên bảng; đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ in thường, chữ nào là chữ in hoa. 
 - GV mời 1 HS khác, đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ viết thường, chữ nào viết hoa. 
 + GV chỉ câu Dì Tư là y tá, hỏi đó là kiểu chữ gì? 
 - GV chỉ từng chữ trên Bảng chữ thường, chữ hoa, cả lớp phát hiện đó là chữ in hay chữ thường, chữ viết hoa hay chữ viết thường.
 - GV: Chữ hoa nào gần giống chữ thường nhưng kích thước lớn hơn.
 - GV: Chữ hoa nào không giống chữ thường và kích thước lớn hơn?
 - GV kết luận.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - Cho 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc cho nguôi thân nghe; quan sát kĩ bảng mẫu chừ hoa trong trường tiểu học (in trong vở Luyện viết 1, tập một).
 - Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại quy tắc
- Các cặp HS cùng-làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
- HS nói
+ HS1: Tên bài viết hoa chữ c
+ HS 2: Câu 2 viết hoa chữ M
+ HS 3: Câu 3 viết hoa chữ B
+ HS 4: Câu	4 viết hoa chữ B
+ HS 5: Câu	5 viết hoa chữ H
+ HS 6: Câu	6 viết hoa chữ B
+ HS 7: Câu 7 viết hoa chừ Ơ
+ HS 8: Câu 8 viết hoa À
- HS lắng nghe
- HS chỉ và đọc
+ D trong Dì, T trong Tư là chữ in hoa, các chữ khác là chữ in thườn.
HS thực hiện
- Đó là chữ in hoa - gần giống chữ in thường nhưng kích thước chữ in hoa lớn hơn.
- Đó là chữ viết hoa - không giống chữ viết thường và kích thước chữ viết hoa lớn hơn.
Môn: Tự nhiên và xã hội
Tiết 3 – Tiết CT 13
Bài : Lớp học của em
(Đã soạn ở tuần 6)
Môn: Tiếng việt (Tập viết)
Tiết 4 – Tiết CT 77
Bài : Tập viết (sau bài 34, 35)
I. MỤC TIÊU:
 Tô, viết đúng các chữ v, y, các tiếng ve, y tá, chia quà - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. CHUẨN BỊ:
 Các chữ mẫu v, y đặt trong khung chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV y/câu HS viết bảng con.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
 * Luyện tập
 - Yêu cầu HS đọc trên bảng các chữ, tiếng cần luyện viết.
 + Tập tô, tập viết: v, ve, y, y tá.
 - GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng xoắn nhỏ. Cách viết: đặt bút ở khoảng giữa ĐK 2 và ĐK 3, viết nét móc hai đầu, cuối nét kéo dài tới gần ĐK 3 thì lượn trái, tới ĐK 3 thì nối với một nét thắt, tạo thành vòng xoắn ở cuối nét, dừng bút gần ĐK 3.
 + Tiếng v'. viết chữ v trước, chữ e sau.
 + Chữ y: cao 5 li; viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược phải, 1 nét khuyết ngược. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 2 (trên), viết nét hất, đến ĐK 3 (trên) thì dừng. Từ điểm dừng của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải. Từ điểm dừng của nét 2, rê bút thẳng lên ĐK 3 (trên) rồi chuyển hướng ngược lại, viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống đường kẻ 4 phía dưới), dừng bút ở ĐK 2 (trên).
+ Từ y tá, viết tiếng y trước, tiếng tá sau, dấu sắc đặt trên a.
 - Yêu cầu HS tập tô, viết: v, ve, y, y tá trong vở Luyện viết 1, tập một.
 - Tập tô, tập viết: ch, qu, chia quà (như mục b):
 - GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn:
 + Chữ ch, ghép từ hai chữ c và h.
 + Chữ qu. ghép từ hai chữ q và u.
 + Tiếng chia, viết ch trước, ia sau./ Tiếng quà, viết qu trước, a sau, dấu huyền đặt trên a.
 - Yêu cầu HS tập tô, viết: ch, qu, chia quà.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS chưa hoàn thành bài viết về nhà tiếp tục luyện viết.
- GV nhận xét tiết học
- HS hát
- HS viết: tủ, sư tử, cua, ngựa 
- HS lắng nghe
- Đọc: v, y, các tiếng ve, y tá, chia quà.
- HS theo dõi, quan sát.
- HS theo dõi quy trình viết của GV
- HS tô, viết vào vở
- HS tô, viết vào vở
- HS lắng nghe
Ngày dạy: Sáng Thứ tư, ngày 21/ 10/ 2020
Môn: Tiếng việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 78 + 79
Bài 36: am ap
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
 - Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap.
 -Đọc đúng, hiếu bài Tập đọc Ve và gà (1).
 - Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh, vật thật để minh họa cho các từ.
 - Giấy khổ to viết bài đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2 HS đọc bài Tập đọc Chia qụà (bài 35); 
 - Cho 2 HS nói những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, những chữ hoa ghi tên riêng.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
 - Các em đã học hết các chữ ghi âm tiếng Việt. Từ bài hôm nay, các em sẽ học các vần tiếng Việt. Hai vần đầu tiên các em sẽ học là vần am, vần ap.
b) Chia sẻ và khám phá (BT 1, 2) (dạy kĩ, chắc chắn)
** Dạy vần am
 * Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, m (đã học). 1 HS đọc: a - mờ - am. Cả lớp: am.
 * Khám phá: GV giới thiệu hình ảnh quả cam, hỏi: Đây là quả gì? 
 + Trong từ quả cam, tiếng nào có vần am? (Tiếng cam).
 + GV giới thiệu mô hình vần am. 
 + GV giới thiệu mô hình tiếng cam..
 ** Dạy vần ap (tương tự cách dạy vần am)
 - GV giới thiệu hình ảnh xe đạp, hỏi: Đây là cái gì? (Cái xe đạp). 
 + Trong từ xe đạp, tiếng nào có vần ap? (Tiếng đạp).
 + So sánh: vần am giống vần ap: đều bắt đầu bằng âm a. vần am khác vần ap: vần am có âm cuối là m, vần ap có âm cuối là p.
 * Củng cố: 
 - Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần am, vần ap).
 Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng cam, tiếng đạp). GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
c) Luyện tập.
 ** Mở rộng vốn từ: (BT 3: Tiếng nào có vần am? Tiếng nào có vần ap?)
 - Xác định yêu cầu: GV đưa lên bảng 6 hình minh hoạ; nêu yêu cầu của BT.
 + Đọc tên sự vật:
 - GV chỉ từng từ theo số thứ tự cho HS đọc. 
 * Giải nghĩa từ: Tháp Rùa (tháp nằm giữa Hồ Gươm); quả trám (loại quả dùng làm thức ăn, rất bùi và ngon); sáp nẻ (sáp dùng để bôi lên da mặt, lên môi nhằm chống nứt nẻ).
 + Tìm tiếng có vần am, vần ap: Từng cặp HS làm bài trong VBT, tìm nhanh tiếng có vần am, vần ap. GV nhắc: 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
 + Báo cáo kết quả
 + Một cặp HS nói kết quả: HS 1 chỉ bảng, nói tiếng có vần am. HS 2 nói tiếng có vần ap.
 - GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng khám có vần am. Tiếng tháp (Rùa) có vần ap...
 ** Tập viết (bảng con - BT 5).
 - Cho HS nhìn bảng lớp, đọc lại các vần, tiếng vừa học.
 - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn
 + Vần am: viết a trước, m sau; chú ý nối nét giữa a và m.
 + Vần ap: viết a trước, p sau; chú ý nối nét giữa a và p.
 + quả cam: viết tiếng quả trước, tiếng cam sau. Trong tiếng cam: viết c trước, am sau. (Có thể chỉ yêu cầu HS viết tiếng cam).
 + xe đạp: viết xe trước (x nối sang e), đạp sau (viết đ gần vần ap, dấu nặng đặt dưới a).
 - Cho HS viết trên bảng con
 - GV cùng HS nhận xét.
- HS hát
HS đọc bài Tập đọc Chia qụà (bài 35); 
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi
- 2 HS nói những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, những chữ hoa ghi tên riêng.
- HS nhắc lại đề bài
- HS đọc: a - mờ - am. Cả lớp: am.
- Tiếng cam
- Phân tích: tiếng cam có âm c đứng trước, vần am đứng sau.
- Đánh vần và đọc trơn.
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp): a - mờ - am / am.
HS (cá nhân, tổ, cả lớp): cờ - am - cam / cam.
- HS nhận biết a, p; đọc: a - pờ - ap.
- Cái xe đạp.
- Tiếng đạp
- Phân tích: vần ap gồm có 2 âm: âm a đứng trước, âm p đứng sau.
- Đánh vần và đọc trơn: a - pờ - ap / ap; đờ - ap - đap - nặng - đạp / đạp.
- HS so sánh: vần am giống vần ap: đều bắt đầu bằng âm a. vần am khác vần ap: vần am có âm cuối là m, vần ap có âm cuối là p.
- Vần am, vần ap
- Tiếng cam, tiếng đạp.
- Cả lớp đánh vần, đọc trơn.
- HS thực hiện.
- Cả lớp đọc tên từng sự vật, hành động: khảm, Tháp Rùa, quả trám,...
- HS thực hiện, 
- 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
- HS thực hiện
- HS đọc bài
- HS đọc lại các vần, tiếng vừa học.
- HS theo dõi, quan sát.
- HS viết bảng con: am, ap (2 lần). / Viết: (quả) cam, (xe) đạp.
Tiết 2
d) Tập đọc (BT 4)
 - GV gắn lên bảng hình minh hoạ bài Ve và gà (1); 
- Giới thiệu:.
 - GV đọc mẫu.
 - Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): mùa hè, ham múa ca, đạp đạp, giũ giũ lúa, thỏ thẻ, làm, thú vị, đáp, lũ nhỏ. (Có thể đánh vần nhẩm trước khi đọc trơn).
 + Luyện đọc câu
 - GV: Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu, HS đếm: 5 câu).
 + Đọc vỡ: GV chỉ từng câu cho. 
 + Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS; 
 - Nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp đánh vần giúp bạn.
 + Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu / 3 câu) (theo cặp / tổ).
 + T

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_7_na.doc