Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì II - Năm học 2022-2023

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì II - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 HS có khả năng:

- Nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.

- Xác định và thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân.

- Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.

- Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính; máy chiếu, loa.

- Học liệu: powerpoint, video bài hát: Ngày Tết Quê Em sáng tác Từ Huy

2. Học sinh:

- Một số bài hát về ngày Tết

 

docx 50 trang Hải Thư 21/11/2023 3371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì II - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19:
Hoạt động trải nghiệm – Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
CHỦ ĐỀ 6: VUI ĐÓN MÙA XUÂN 
 BÀI 16: ỨNG XỬ KHI ĐƯỢC NHẬN QUÀ NGÀY TẾT
Thời gian thực hiện: Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 HS có khả năng:
- Nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.
- Xác định và thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân.
- Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
- Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
- Máy tính; máy chiếu, loa.
- Học liệu: powerpoint, video bài hát: Ngày Tết Quê Em sáng tác Từ Huy 
2. Học sinh:
- Một số bài hát về ngày Tết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động khởi động 
( 3p)
GV mở bài hát Ngày Tết Quê Em và yêu cầu em nào thuộc thì hát theo.
Video bài hát “Sức mạnh của nhân đạo”.
- GV đặt câu hỏi:
- Em có thích Tết không?
- Vào ngày tết người lớn thường làm phong tục gì đối với trẻ em?
- Khi HS nói đúng phong tục mừng tuổi lì xì tặng quà thì giáo viên dừng hỏi và khen học sinh nói đúng.
2.Hoạt độngkhám phá ( 15p)
Hoạt động 1: Người thân mong muốn gì khi tặng quà cho em
- GV yêu cầu HS quan sát bốn bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: “Mọi người mừng tuổi, tặng quà cho trẻ em mong muốn điều gì?”
 - GV khích lệ HS phát biểu những ý không trùng lặp.
- GV yêu cầu HS nhớ lại để trả lời các câu hỏi sau:
+Ngày Tết em đã được mừng tuổi, tặng quà gì?
+Những người tặng quà cho em mong muốn gì?
- GV động viên mọi HS tham gia chia sẻ những ý kiến khác, không giống bạn.
- GV tổng hợp, phân tích, những ý kiến của HS. Bổ sung và kết luận: “Mọi người mừng tuổi,tặng quà ngày Tết là mong muốn mọi điều tốt lành đến với các em”
Hoạt động 2: Nhận xét cách cư xử của các bạn khi được nhận quà.
- GV khích lệ HS xung phong phân tích từng tranh, và giải thích vì sao cách ứng xử đó là phù hợp, chưa phù hợp.
Sau khi xác nhận hành vi ứng xử phù hợp:
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Khi được mừng tuổi em sẽ nói gì với người mừng tuổi em?
+ Khi được mừng tuổi em đón nhận quà như thế nào?
GV ghi nhận câu trả lời đúng, bổ sung và kết luận: khi được mừng tuổi em cần đón nhận bằng hai tay đầu hơi cúi và nói lời cảm ơn ơn 
- HS tham gia hát theo nhạc.
- HS trả lời câu hỏi: Mọi người mừng tuổi, tặng quà cho trẻ em
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- 2-3 HS phát biểu
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Mọi người mừng tuổi,tặng quà ngày Tết là mong muốn mọi điều tốt lành đến với em
- 4-5 HS nhắc lại
- HS quan sát và phát biểu. 
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS trả lời câu hỏi.
- Khi được mừng tuổi em cần đón nhận bằng hai tay đầu hơi cúi và nói lời cảm ơn ơn ạ”
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)
********************************
TUẦN 20:
Hoạt động trải nghiệm – Hoạt động giáo dục theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 6: VUI ĐÓN MÙA XUÂN
BÀI 16: ỨNG XỬ KHI NHẬN QUÀ NGÀY TẾT ( tiếp)
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS hiểu được ý nghĩa của phong tục mừng tuổi, tặng quà ngày Tết.
- HS thể hiện được cảm xúc yêu thương phù hợp khi được mừng tuổi, tặng quà ngày Tết.
- HS biết xử lí tình huống khi được nhận quà ngày Tết một cách phù hợp. 
 - Phát triển khả năng làm việc nhóm: biết trao đổi với bạn, đưa ra cách ứng xử phù hợp, nhận xét cách ứng xử của bạn; mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân trước nhóm, tập thể. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Giáo viên: 
- Laptop; màn hình máy chiếu, loa.
- Học liệu: powerpoint, hộp quà, phong bao lì xì
2. Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động ( 4 -5 phút)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Ngày Tết quê em.
- GV nêu câu hỏi: 
? Các em có thích Tết không.
? Vào ngày Tết, người lớn thường thực hiện phong tục gì đối với trẻ em ?
? Những bạn nào trong lớp mình đã được mừng tuổi.
- GV: Hàng năm cứ đến dịp Tết đến, ông bà, bố mẹ, cô chú, thường mừng tuổi, nói lời chúc mừng con cháu với mong ước con cháu sẽ luôn mạnh khỏe và đạt được những điều tốt đẹp trong năm mới.
Vậy khi nhận quà ngày Tết, các em cần ứng xử như thế nào cho phù hợp để không khí Tết luôn vui vẻ thì cô trò mình cùng chuyển vào tìm hiểu bài 16: Ứng xử khi được nhận quà ngày Tết.
- GV ghi đầu bài, mới HS nhắc lại
2. Hoạt động luyện tập (8- 10 phút)
Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống 
 - GV yêu cầu HS quan sát kĩ tranh 1,2 /SGK tr 62 để nhận biết tình huống cần xử lí.
- Yêu cầu HS thảo luận cách xử lí từng tình huống, thể hiện câu trả lời cho câu hỏi: 
? Em đón nhận phong bao lì xì/ quà tặng như thế nào. 
? Em sẽ nói gì với người tặng quà cho em. 
- GV khuyến khích các cặp đôi thể hiện cách ứng xử của mình trước lớp. 
- GV mời các nhóm lên sắm vai 
- Yêu cầu những HS còn lại quan sát, lắng nghe để nhận xét, bổ sung. 
- GV phân tích nhận xét, lưu ý HS ngoài sự biết ơn, lễ phép còn cần thể hiện tình yêu thương mọi người khi nhận quà.
3. Hoạt động vận dụng (12 - 15 phút) 
Hoạt động 3: Thể hiện cảm xúc phù hợp khi được tặng quà. 
- GV chia nhóm 6, giao nhiệm vụ: yêu cầu các nhóm thảo luận thể hiện cảm xúc theo tình huống: 
+ Nhóm 1, 3: thể hiện cảm xúc khi nhận lì xì/quà từ ông bà.
+ Nhóm 2, 4: thể hiện cảm xúc khi nhận lì xì/quà từ cô, chú.
+ Nhóm 5: thể hiện cảm xúc khi nhận lì xì/quà từ thầy cô giáo.
+ Nhóm 6: thể hiện cảm xúc khi nhận lì xì/quà từ anh chị. 
- GV phát hộp quà và phong bao lì xì cho các nhóm. 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra cách. 
- GV mời các nhóm lên thể hiện cảm xúc khi nhận lì xì/quà 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có cách thể hiện cảm xúc phù hợp
- GV bổ sung và đưa ra thông điệp:
+ Mừng tuổi, tặng quà là một phong tục đẹp, với mong muốn người được mừng tuổi may mắn cả năm
+ Mừng tuổi mang ý nghĩa tinh thần là chính, không quan trọng số tiền nhiều hay ít.
- GV nhận xét 
4. Hoạt động nối tiếp: (3 -5 phút) 
- GV yêu cầu HS về nhà:
+ Luyện tập với người thân về cách nhận tiền mừng tuổi để được uốn nắn thêm.
+ Tết sắp đến, em hãy đón nhận tiền mừng tuổi và nói lời cảm ơn với người mừng tuổi cho em.
+ Vận dụng những điều đã học được thể hiện thái độ và hành vi phù hợp mỗi khi được tặng quà trong cuộc sống.
- HS tham gia hát theo nhạc 
- HS nêu ý kiến
- Mừng tuổi 
- HS nêu ý kiến
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại đầu bài
- HS quan sát tranh, nêu tình huống từng tranh.
- HS thảo luận, sắm vai theo cặp đôi
- Một số nhóm lên sắm vai, các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Đại diện nhóm lên nhận 
- HS thảo luận
- Các nhóm lên thể hiện, những nhóm khác theo dõi, nhận xét cách thể hiện cảm xúc của nhóm bạn.
- HS lắng nghe và nhắc lại
- HS thảo luận
- Các nhóm lên thể hiện, những nhóm khác theo dõi, nhận xét cách thể hiện cảm xúc của nhóm bạn.
- HS lắng nghe và nhắc lại
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)
********************************
TUẦN 21:
Hoạt động trải nghiệm – Hoạt động giáo dục theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 5: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN
BÀI 11: CHÂN DUNG CỦA EM
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- HS nêu được những đặc điểm bên ngoài của bản thân;
- Giới thiệu được với bạn bè và mọi người về những đặc điểm bên ngoài của bản thân.
- Yêu thích và hài lòng về vẻ bề ngoài của bản thân và của người khác theo hướng tích cực.
- Biết nhận xét, đánh giá vẻ ngoài của bản thân và của người khác theo hướng tích cực, từ đó giáo dục lòng nhân ái cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 - Laptop; màn hình máy chiếu, loa.
- Học liệu: powerpoint, video bài hát: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- GV tổ chức cho HS nghe hoặc hát các bài hát đã chuẩn bị.
- GV nêu câu hỏi: Trong bài hát này nói về ai, nói về những bộ phận nào?
- GV nhận xét, bổ sung, kết nối bài học, giới thiệu bài mới: 
2. Hoạt động khám phá : (10 phút)
Hoạt động 1: Chia sẻ về vẻ bên ngoài của em
+ Bước 1: Nhận biết vẻ bên ngoài của em 
* Làm việc nhóm: 
- GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi: Chia sẻ về những nét bên ngoài của mình và những nét đặc biệt mà các em thích ở mình.
- GV khích lệ những em còn tự ti về vẻ bên ngoài của mình tìm ra những điểm mà mình hài lòng.
- GV lưu ý học sinh tôn trọng những nét riêng của nhau và nhìn thấy nét đẹp của bạn để đưa ra điều mình thích ở bạn để khích lệ sự tự tin của bạn.
- GV nhắc nhở các em lắng nghe bạn và kĩ năng trình bày suy nghĩ.
* Làm việc cả lớp:
- GV khích lệ một vài cặp lên chia sẻ về vẻ bề ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV kết luận: Các em đã nhận biết được vẻ bên ngoài của mình .
+ Bước 2: Tổ chức trò chơi: “Đi tìm những lời nhận xét về bề ngoài của mình”
* Làm việc cá nhân: 
- GV phổ biến cách chơi: Từng bạn sẽ chạy đến chỗ các bạn trong lớp xin lời nhận xét
+ Bạn thích điều gì ở vẻ bên ngoài của tớ?
- GV tổ chức cho các em chia sẻ nhóm 3 (2 phút) yêu cầu học sinh lắng nghe và chia sẻ cùng bạn về những nhận xét các bạn khác đã nhận xét về mình.
+ Làm việc chung cả lớp:
- GV yêu cầu vài HS chia sẻ trước lớp.
- Các em thấy mỗi bạn có những vẻ bề ngoài khác nhau và đều có điểm đánh yêu không?
- GV kết luận: Mỗi người đều có vẻ bên ngoài khác nhau và đều có những điểm đáng yêu. Ai cũng có quyền tự hào/ hài lòng về bề ngoài của mình.
3. Hoạt động luyện tập (10 phút)
Hoạt động 2: Nói lời động viên để giúp bạn tự tin 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1,2/SGK/ 44 để hiểu rõ nội dung từng tranh và chuẩn bị câu nói tích cực về vẻ bên ngoài của các bạn trong mỗi tranh.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 sắm vai.
- GV yêu cầu học sinh lên sắm vai từng tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã sắm vai tốt.
- GV kết luận: Chúng ta nên có cái nhìn tích cực về vẻ bề ngoài của bản thân và của người khác.
4. Hoạt động vận dụng (10 phút)
Hoạt động 3: Giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu và nhận xét tích cực về vẻ ngoài của người khác
- GV gợi ý HS những kiến thức đã học trong môn TNXH và các môn khác để trả lời câu hỏi:
- Để cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh đáng yêu chúng ta cần làm gì hằng ngày?
- GV tổng hợp ý kiến của học sinh, nhận xét tuyên dương
- GV chốt lại: Để chăm sóc vẻ bên ngoài của bản thân sạch sẽ đáng yêu chúng ta cần giữ vệ sinh cá nhân, mặc trang phục phù hợp, ăn uống đầy đủ chất, an toàn...
- GV yêu cầu HS vận dụng đưa ra những nhận xét tích cực về vẻ bề ngoài của bạn: 
+ Em hãy nêu nhận xét tích cực về vẻ bề ngoài của bạn?
+ Em cảm nghĩ như thế nào sau khi bạn nhận xét tích cực về mình?
- GV lưu ý HS: tránh nhận xét về các khiếm khuyết của các bạn
- GV dặn HS tiếp tục vận dụng cách nhìn tích cực về vẻ bề ngoài của những người xung quanh và nói những lời khích lệ HS.
Tổng kết:
- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động.
- GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: 
+ Ai cũng có những nét bên ngoài đáng yêu. Mọi người nên tự hào và hài lòng với vẻ bên ngoài của mình.
- HS tham gia hát theo nhạc bài: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
+ Trong bài hát này nói về Bác Hồ, nói về những bộ phận của cơ thể: Râu, tóc, má 
- HS thực hiện thảo luận nhóm đôi:
+ Chia sẻ về những nét bên ngoài của mình (khuôn mặt, đôi mắt, cánh mũi, miệng, vầng trán, mái tóc, vóc dáng..) 
+ Chia sẻ những nét đặc biệt mà các em thích ở mình.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe thực hiện 
- HS lắng nghe, thực hiện 
- Nhóm HS lên trả lời theo suy nghĩ của mình: VD
+ Mình có khuôn mặt tròn, đôi mắt to màu đen, cánh mũi cao, miệng xinh, vầng trán cao, mái tóc nâu, vóc dáng hơi mập..) 
+ Mình thích ở bạn có mái tóc dài rất đẹp 
- HS lắng nghe, thực hiện: Tổ 1 chạy sang tổ 2, tổ 3 chạy sang tổ 4 
+ Mình thích ở bạn có cái miệng rất xinh 
- Trong khoảng thời gian 5 phút HS vừa xin ý kiến của bạn và đưa ra ý kiến nhận xét của mình đối với bạn. Bạn nào thu được càng nhiều ý kiến càng tốt.
- HS chia sẻ nhóm 3 bằng hình thức đóng vai.
- HS chia sẻ về những nhận xét của mọi người về vẻ bên ngoài của mình: VD mọi người bảo em là cao nhưng hơi gầy, mặt xinh và cái miệng rất tươi 
- HS trả lời: Rất đáng yêu
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh 1,2/SGK/ T44 để hiểu rõ nội dung từng tranh và chuẩn bị câu nói tích cực về vẻ bên ngoài của các bạn trong mỗi tranh.
- HS thảo luận nhóm 2 sắm vai
+ Tranh 1: Da mình không trắng, xấu quá 
+ Tranh 2: Ai cũng biết mình bị nặng tai, buồn thật.
- HS thực hiện 
- HS quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS ghi nhớ
- HS lắng nghe
- Để cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh đáng yêu thì chúng ta cần phải ăn uống đủ chất.
- Luôn giữ cho quần áo đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ
- Thường xuyện luyện tập, vận động để có sức khỏe tốt.
- HS lắng nghe
- HS nhận xét:
+ Bạn rất xinh .
+ Em thấy vui và tự hào về bản thân 
- HS chia sẻ:
+ Mỗi người đều có vẻ đẹp và đáng yêu riêng nên chúng ta hãy trân trọng và tự hào với vẻ bên ngoài của mình. Không nên tự ty, mặc cảm để mà buồn phiền làm cho chúng ta không vui.
+ Chúng ta không nên chế dễu bạn chỉ vì vẻ bên ngoài của bạn chưa được đẹp mà thay vào đó chúng ta nên gần gũi, động viên, an ủi, khích lệ bạn để bạn luôn cảm thấy tự tin, cố gắng trong giao tiếp cũng như trong học tập.
+ Hằng tuần chúng ta phải lập kế hoạch cụ thể cho tuần tiếp theo để mà có phương hướng, mục tiêu cần đạt được để cùng nhau học tập và làm việc.
- HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)
********************************
TUẦN 22:
Hoạt động trải nghiệm – Hoạt động giáo dục theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 5: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN
Bài 12: Giữ vệ sinh cá nhân
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kể tên và nhận diện đươc những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ;
- Thực hiện được một số việc làm thể hiện giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày phù hợp với lứa tuổi;
- Rèn luyện thói quen tự giác, tự lực, có trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
 - Laptop; màn hình máy chiếu, loa.
- Học liệu: powerpoint, video bài hát Rửa mặt như mèo (sáng tác: Hàn Ngọc Bích)
- Đồ dùng đánh răng, rửa mặt, rửa tay. Xô đựng nước và nước sạch.
- Truyện ngụ ngôn Gấu con bị sâu răng; tranh ảnh hướng dẫn cách đánh răng, rửa mặt, các bước rửa tay.
2. Học sinh:
- SGK
- Mỗi HS chuẩn bị một khăn rửa mặt cá nhân;
- Thẻ 2 mặt: 1 mặt xanh và 1 mặt đỏ;
- Mỗi tổ chuẩn bị 2 đến 3 chậu nhựa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (4-5 p)
- GV tổ chức cho HS nghe bài hát: Rửa mặt như mèo (sáng tác: Hàn Ngọc Bích) 
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Những ai không muốn bị chê “Rửa mặt như mèo”?
- Nhận xét, giới thiệu bài.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động khám phá (22-25 p) 
Hoạt động 1:Chia sẻ những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân 
* GV y/c hs nêu tên những việc mọi người thường làm hằng ngày để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- GV nhận xét, tuyên dương
* Giáo viên yên cầu hs quan sát tranh trong SGK( trang 46) suy nghĩ và chia sẻ trước lớp theo gợi ý:
+ Em đã tự làm được những việc nào để giữ vệ sinh cá nhân?
+ Kể lại cách em thực hiện 1 đến 2 việc giữ vệ sinh cá nhân mà em đã tự làm được (tên việc làm, thời gian làm việc đó trong ngày, tác dụng và các bước thực hiện việc đó)
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Y/C HS quan sát nhóm hình 2 
- Yêu cầu HS thảo luận và sắp xếp các hình cho đúng trình tự rửa mặt.
- Gọi HS trình bày quy trình các bước rửa tay.
- NX, khen ngợi, động viên HS.
- Kết luận các bước rửa mặt, chốt nội dung.
3. Thực hành
Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt, rửa tay
a, Thực hành rửa mặt
- Tổ chức cho HS lên bảng thực hiện các bước rửa mặt
- Nhận xét, tuyên dương.
b, Thực hành rửa tay
(GV tổ chức tương tự như thực hành các bước rửa mặt)
- NX chung kết quả thực hành, khen ngợi, động viên HS.
4. Vận dụng
Hoạt động 3: Thực hiện các việc giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày
- Y/C HS về nhà thực hiện các việc sau:
+ Tự giác rửa mặt, đánh răng, rửa tay chân, tắm gội để rèn luyện thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày.
+ Nhờ bố mẹ, người lớn hướng dẫn thêm những việc bản thân chưa tự làm được hoặc làm chưa đúng trong việc vệ sinh cá nhân.
+ Nhờ bố mẹ, người thân đánh giá việc làm của mình để báo cáo vào giờ học sau.
* Tổng kết:
- Mời 1 số HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của các em sau khi tham gia các hoạt động.
- Đưa ra thông điệp và Y/C HS nhắc lại để ghi nhớ: Hằng ngày, các em cần thực hiện các công việc giữ vệ sinh cá nhân đúng cách để giữ cho cơ thể luôn thơm tho, sạch sẽ và mạnh khỏe.
- HS hát theo và vận động theo nhạc bài hát: Rửa mặt như mèo) 
- Trả lời cá nhân.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại đầu bài.
- 2,3 HS nêu những việc mọi người thường làm hằng ngày để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
VD: đánh răng, rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, .
- Quan sát tranh, suy nghĩ trả lời theo gợi ý.
- Lần lượt HS trình bày, chia sẻ trước lớp.
- HS khác nhận xét và nêu cảm nghĩ của mình về việc bạn đã làm được.
- Thảo luận nhóm đôi, sắp xếp các bức tranh đúng quy trình rửa mặt (4 – 3 – 1 – 2 – 5: Vò khăn bằng nước sạch – Vắt khăn – Đặt khăn vào hai lòng bàn tay – Lau sạch mắt – Lau 2 bên má, trán, mũi, cằm).
- Đại diện 1 số nhóm trình bày.
- HS lắng nghe, ghi nhớ lời cô: Có nhiều việc các em cần làm để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ như: đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chân, tắm gội. Mỗi việc giữ vệ sinh cá nhân có tác dụng và cách thực hiện khác nhau. Thường xuyên thực hiện đúng cách việc giữ vệ sinh cá nhân sẽ giúp cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho, khỏe mạnh
- HS lên bảng thực hiện các bước rửa mặt
- HS nhận xét bạn.
- HS lên bảng thực hiện các bước rửa tay.
- HS nhận xét bạn.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
- 1 số HS chia sẻ.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)
********************************
TUẦN 23:
Hoạt động trải nghiệm – Hoạt động giáo dục theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 5: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN
BÀI 13: ĂN UỐNG HỢP LÝ
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 HS có khả năng:
- Nhận biết được việc ăn uống hợp lý và ăn uống có hại cho sức khỏe;
- Biết cách tự chăm sóc bản thân bằng việc rèn luyện thói quen ăn uống hợp lý và tránh việc ăn uống có hại cho sức khỏe;
- Tự giác thực hiện việc ăn uống hợp lý khi ở nhà và ở bên ngoài.
- Rèn kĩ năng điều chỉnh bản thân, hành động đáp ứng với sự thay đổi; phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
+ Tích hợp môn TNXH: Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thức ăn đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
 - Laptop; màn hình máy chiếu, loa.
- Học liệu: powerpoint, video bài “Quả”
- Các thẻ sử dụng cho HS nhận diện việc ăn uống hợp lý và ăn uống có hại cho sức khỏe.
- Tranh ảnh một số loại thực phẩm và đồ uống. Tốt nhất là có một số loại thực phẩm tươi, xanh để tổ chức trò chơi: “Chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn”;
- Phần thưởng cho nhóm thắng cuộc.
2. Học sinh:
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động ( 3-5 phút)
- Mở video bài “Quả” (nhạc và lời: Xanh Xanh) cho cả lớp nghe.
- Chuyển ý, giới thiệu bài.
2. Hoạt động khám phá – kết nối ( 8 -10 phút)
Hoạt động 1: Xác định việc ăn uống hợp lý và ăn uống không hợp lý
- Nêu lần lượt các câu hỏi và gọi HS trả lời:
+ Hằng ngày, ở gia đình các em thường ăn mấy bữa?
+ Em thích ăn loại thức ăn nào? Em có thích ăn rau, quả không?
+ Em thường uống loại nước nào?
+ Em tự ăn hay có người lớn cho em ăn?
- GV dựa trên các câu trả lời của HS để đưa ra nhận xét: Có nhiều loại thức ăn, đồ uống và cách ăn uống khác nhau. Có những thức ăn, đồ uống và cách ăn uống có lời cho sức khỏe nhưng cũng có thức ăn, đồ uống và cách ăn uống có hại cho sức khỏe.
* Cho HS thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ: Trong các tranh ở hoạt động 1-SGK, tranh nào thể hiện việc ăn uống hợp lý? Tranh nào thể hiện việc ăn uống không hợp lý, có hại cho sức khỏe?
- Tổng hợp ý kiến của các nhóm ghi lên trên bảng.
- Nhắc lại từng biểu hiện đã ghi trên bảng cho HS nêu ý kiến bằng cách giơ thẻ học tập.
- Chốt lại ý kiến chung:
Ăn uống hợp lý:
+ Ăn đúng bữa.
+ Ăn đủ chất.
+ Uống nước đã đun sôi hoặc nước đã khử trùng.
+ Không ăn quá no.
Ăn uống không hợp lý, có hại cho sức khỏe:
+ Chỉ thích ăn thịt, không ăn rau.
+ Chỉ thích uống nước ngọt.
=> Liên hệ thực tế: Với mỗi biểu hiện ăn uống hợp lý HS nào đã thực hiện được, ... NX sau phần liên hệ việc ăn uống của HS. Động viên, khen ngợi những em đã biết ăn uống hợp lý.
- Gọi HS nhắc lại những biểu hiện của việc ăn uống hợp lý và ăn uống không hợp lý, có hại cho sức khỏe.
- Nhận xét kết quả thực hiện hoạt động 1.
3. Hoạt động luyện tập ( 8-10 phút)
Hoạt động 2: Tham gia trò chơi “Chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn”
+ Tích hợp môn TNXH: Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thức ăn đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh
- GV mời HS quan sát hình trang 109 (SGK) và trả lời các câu hỏi: 
+ Hãy nói tên những thức ăn, đồ uống: 
+ Cần ăn, uống để cơ thể khoẻ mạnh. 
+ Nếu ăn, uống thường xuyên sẽ không tốt cho sức khoẻ.
- GV nhận xét tuyên dương
+ Tham gia trò chơi “Chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn”
- GV hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi.
- Mời 1 HS làm quản trò, 2 HS làm trọng tài; tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét, khen thưởng nhóm thắng cuộc.
- Y/C HS chia sẻ những điều đã học được qua trò chơi và cảm nhận sau khi tham gia trò chơi.
- GV tóm tắt kết luận
4. Hoạt động vận dụng (5 P)
Hoạt động 3: Thực hành việc ăn uống hợp lý ở gia đình
Y/C HS về nhà thực hiện những việc sau:
- Chia sẻ với bố mẹ, người thân những điều đã trải nghiệm được ở lớp về việc ăn uống hợp lý và ăn uống không hợp lý, có hại cho sức khỏe.
- Cùng bố mẹ, người thân lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn.
- Rèn luyện thói quen ăn uống hợp lý vệ sinh an toàn và nhờ bố mẹ, người thân đánh giá việc làm của mình để báo cáo vào giờ học sau.
* Tổng kết: 
- Y/C HS chia sẻ về những điều đã học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động.
- Đưa ra thông điệp, Y/C HS nhắc lại và ghi nhớ: Ăn uống hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh; Ăn uống không hợp lý làm cho cơ thể còi cọc hoặc béo phì và dễ mắc bệnh. Các em cần cố gắng rèn luyện để hình thành thói quen ăn uống hợp lý và tránh xa việc ăn uống không hợp lý, có hại cho sức khỏe.
- Nghe nhạc và hát theo.
- Nhắc lại tên bài.
- HS trả lời cá nhân.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Giơ thẻ (mặt xanh thể hiện sự đồng tình/mặt đỏ thể hiện sự không đồng tình)
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- Nhắc lại các biểu hiện trên bảng.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện một số nhóm chỉ vào hình vẽ và nói tên những thức ăn, đồ uống cần được sử dụng để cơ thể khoẻ mạnh và những thức ăn đồ uống không nên sử dụng thường xuyên.
- Tiếp theo, cả lớp phát biểu bổ sung thêm tên các thức ăn, đồ uống khác giúp cơ thể khoẻ mạnh. 
- Nhận xét góp ý cho bạn
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Chia sẻ cảm nhận cá nhân.
- Lắng nghe và về nhà thực hiện.
- Chia sẻ cá nhân.
- Lắng nghe, nhắc lại: ĐT - CN 
- Chia sẻ cá nhân.
- HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)
********************************
TUẦN 24:
Hoạt động trải nghiệm – Hoạt động giáo dục theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 5: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN
Bài 14: SỬ DỤNG TRANG PHỤC HÀNG NGÀY
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2023
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết cách sử dụng trang phục phù hợp khi ở nhà, ra đường và đến trường
- Bước đầu rèn luyện, hình thành thói quen tự lập trong việc sử dụng trang phục cho bản thân
- Hứng thú, tự giác thực hiện việc sử dụng trang phục hợp lí để tự chăm sóc bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 - Laptop; màn hình máy chiếu, loa.
- Học liệu: powerpoint,Video về một số trang phục và cách chuẩn bị trang phục của HS
2. Học sinh: SGK, Mỗi tổ chuẩn bị: 1 bộ quần áo mặc ở nhà, 1 bộ đồng phục hoặc quần áo mặc đi học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (4-5 phút)
- GV tổ chức cho HS xem Video về một số trang phục 
- GV dẫn dắt, vào bài.
- GV ghi bảng tên bài.
2. Hoạt động khám phá: (10-12’)
Hoạt động 1: Xác định những bạn biết sử dụng trang phục phù hợp
- GV nêu lần lượt các câu hỏi và gọi HS trả lời:
1/ Kể tên những tranh phục mà em có
2/ Theo em, trang phục có tác dụng gì?
3/ Ai chuẩn bị trang phục hằng ngày cho em?
- Mời HS trả lời
- Tổ chức hoạt động nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để xác định những bạn biết sử dụng trang phục phù hợp trong các tranh ở HĐ 1
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và giải thích ý kiến của mình
- Yêu cầu HS biểu thị ý kiến bằng cách giơ thẻ xanh/ đỏ. Mời HS giải thích vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình ý kiến của bạn.
- Mời HS liên hệ bản thân trong việc sử dụng trang phục hằng ngày. Nhấn mạnh việc các em tự chuẩn bị và sử dụng trang phục.
- Nhận xét, nhắc nhở, động viên, khen ngợi
Kết luận: Có nhiều loại trang phục như quần, áo , mũ, tất, giày, dép, Trang phục có tác dụng bảo vệ cơ thể, giữ cho cơ thể tránh được những tác động xấu của thời tiết như nắng, nóng, rét, làm đẹp cho con người và giúp chúng ta tự tin, thoải mái khi tham gia các hoạt động. Vì vậy, để tự chăm sóc bản thân, các em cần sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết, khí hậu và hoạt động hằng ngày.=> GVKL: Những ngày sum họp, gia đình thường rất vui vẻ và là dịp để các thành viên quan tâm thăm hỏi lẫn nhau đó chính là các ngày đáng nhớ của gia đình.
3. Hoạt động thực hành (12-15’) 
Hoạt động 2: Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết, hoạt động hằng ngày
- Tổ chức hoạt động nhóm 6 thực hiện nhiệm vụ: Lựa chọn các trang phục được thể hiện trong tranh phù hợp cho từng hoạt động dưới đây:
+Đi học ngày nắng nóng
+Đi học vào mùa đông
+Chơi thể thao
+Đi ngủ
- Mời đại diện từng nhóm lên bảng trình bày kết quả lựa chọn trang phục của nhóm. 
- GV nhận xét kết quả thực hành, lưu ý về việc lựa chọn, sử dụng trang phục phù hợp:
+ Để lựa chọn và sử dụng trang phục đi học phù hợp với thời tiết, nên chú ý nghe dự báo thời tiết từ tối hôm trước, nhất là những ngày rét của mùa đông.
+ Khi đi học ngày nắng nóng, chú ý đội mũ để tránh bị say nắng, cảm nắng.
+ Vào những ngày trời lạnh, sau khi chơi hoặc tham gia các hoạt động, nếu thấy người nóng, ra nhiều mồ hôi có thể tạm thời cởi bớt áo ra ngoài.
+ Nếu mặc áo dài tay khi trời nóng thì có thể xắn tay áo lên cho mát
=> GV nhận xét, kết luận
4. Hoạt động vận dụng (3 phút)
Hoạt động 3: Sử dụng trang phục phù hợp với các hoạt động hằng ngày
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các việc sau:
- Chia sẻ với bố mẹ, người thân những điều đã trải nghiệm về việc lựa chọn, sử dụng trang phục
- Nhờ bố mẹ, người thân hướng dẫn thêm cách sử dụng trang phục phù hợp và nhận xét việc sử dụng trang phục hằng ngày của em
- Rèn luyện để hình thành thói quen lựa chọn, sử dụng trang phục phù hợp với các hoạt động hằng ngày.
Tổng kết:
- GV mời một số HS chia sẻ những điều đã học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động.
- GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ 
- GV chốt bài học.
- Nhận xét tiết học.
- HS xem
- HS lắng nghe
- HS nhắc tên bài, ghi đầu bài.
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
- HS lắng nghe
- HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi
- Đại diện trình bày, HS nhận xét
- Giơ thẻ học tập biểu thị sự đồng tình hay không đồng tình với các nhóm
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe
- HS tham gia thảo luận nhóm 6
- HS lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày. Các bạn trong lớp quan sát và nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ
+ Lựa chọn và sử dụng trang phục hợp lí giúp các em bảo vệ cơ thể và làm đẹp hình ảnh của bản thân, đồng thời rèn luyện thói quen tự lập, cẩn thận. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)
********************************
TUẦN 25:
Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động giáo dục theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 7: THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
BÀI 17 : HÀNG XÓM NHÀ EM
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 7 tháng 3 năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- HS biết cách ứng xử để tạo mối quan hệ tốt với những người hàng xóm.
- Thể hiện được hành động thân thiện, quan tâm, kính trọng những người hàng xóm.
- Rèn kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Hình thành phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
* GDĐP: Tìm hiểu những người sống xung quanh em, Một số hoạt động cùng bạn bè 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên
 - Laptop; màn hình máy chiếu, loa.
- Học liệu: powerpoint.
- Các tình huống làm quen với những người hàng xóm mới hoặc giúp đỡ lẫn nhau của những người hàng xóm, phù hợp với thực tiễn để HS tập giải quyết, xử lí.
2. Học sinh:
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- GV tổ chức cho HS hát bài hát tập thể: “Bài hát làm quen”
- GV nêu câu hỏi: 
+ Các em có thích làm quen với những người bạn mới không (đặc biệt là những người hàng xóm của em)?
- GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Hoạt động khám phá : (15 phút)
Hoạt động 1: Xác định việc làm thể hiện quan hệ tốt với hàng xóm
- GV tổ chức hoạt động nhóm đôi, chia sẻ những điều em biết về những nhà hàng xóm của gia đình em theo câu hỏi gợi ý:
+ Kể tên và một vài thông tin về những người hàng xóm sống cạnh gia đình em.
- GV mời một số cặp đôi chia sẻ trước lớp.
- GV khen ngợi các cặp đôi đã tự tin mạnh dạn chia sẻ và đã quan tâm đến hàng xóm của gia đình mình.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV khái quát ý kiến, yêu cầu HS thể hiện thái độ bằng cách giơ thẻ học tập.
- G

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_ch.docx