Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Đợi

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Đợi

TIẾNG VIỆT (HỌC VẦN)

Bài 1: EM LÀ HỌC SINH (Tiết 1, 2)

I. Mục đích, yêu cầu: Làm quen với thầy cô, bạn bè

- Làm quen với những hoạt động học tập HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn.

- Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng; có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản; có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập.

- Phát triển năng lực tiếng việt.

- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

* HSKT: Làm quen với thầy cô, bạn bè

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bộ đồ dùng. Tranh SGK

- HS: Bộ đồ dùng.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 41 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Đợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
(Từ 7/9/2020 đến 11/9/2020)
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
HAI
1
HĐTN
Trường tiểu học của em (Tiết 1)
2
Tiếng Việt
Học vần: Bài mở đầu: Em là học sinh (Tiết 1)
4
Tiếng Việt
Học vần: Bài mở đầu: Em là học sinh (Tiết 2)
5
TNXH
Bài 1: Gia đình em (Tiết 1)
6
Tự học
(Tiếng Việt)
Ôn tập Tiếng Việt
7
Tự học
(Tiếng Việt)
Ôn tập Tiếng Việt
BA
1
Tiếng Việt
Học vần: Bài mở đầu: Em là học sinh (Tiết 3)
2
Tiếng Việt
Học vần: Bài mở đầu: Em là học sinh (Tiết 4)
3
Toán
Trên - dưới. Phải- trái. Trước- sau. Ở giữa
4
Đạo đức
Bài 1: Em với nội quy trường, lớp (Tiết 1)
5
Tiếng Việt
Học vần: Bài 1: a, c (Tiết 1)
6
Tự học (Toán)
Ôn tập Toán
7
HĐGD 
THEO CHỦ ĐỀ
Trường tiểu học của em (Tiết 2)
TƯ
1
Tiếng Việt
Học vần: Bài 1: a, c (Tiết 2)
2
Tiếng Việt
Học vần: Bài 1: a, c (Tiết 3)
3
Toán
Hình vuông- Hình tròn. Hình tam giác- Hình chữ nhật
4
Tự học (Toán)
Ôn tập Toán
5
Tiếng Việt
Học vần: Bài 2: cà, cá (Tiết 1)
6
TNXH
Bài 1: Gia đình em (Tiết 2)
NĂM
1
Toán
Các số 1, 2, 3
3
Tiếng Việt
Học vần: Bài 2: cà, cá (Tiết 2)
4
Tiếng Việt
Tập viết: cà, cá (Tiết 3)
5
Tự học
(Tiếng Việt)
Ôn tập Tiếng Việt
7
Tự học
(Tiếng Việt)
Ôn tập Tiếng Việt
SÁU
1
Tiếng Việt
Kể chuyện: Bài 3: Hai con dê 
2
Tiếng Việt
Học vần: Bài 4: o, ô (Tiết 1)
3
Tự học
(Tiếng Việt)
Ôn tập Tiếng Việt
4
HĐTN
Trường tiểu học của em (Tiết 3)
5
Tự học
(Tiếng Việt)
Ôn tập Tiếng Việt
6
Tự học
(Tiếng Việt)
Ôn tập Tiếng Việt
7
Tự học (Toán)
Ôn tập Toán
Thứ hai, ngày 7 tháng 9 năm 2020
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM- SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 	
- Học sinh được tham gia và làm quen với hoạt động sinh hoạt dưới cờ.
II. Chuẩn bị:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. Các hoạt động tiến hành:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung: An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
TIẾNG VIỆT (HỌC VẦN)
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH (Tiết 1, 2)
I. Mục đích, yêu cầu: Làm quen với thầy cô, bạn bè
- Làm quen với những hoạt động học tập HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn.
- Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng; có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản; có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập.
- Phát triển năng lực tiếng việt.
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
* HSKT: Làm quen với thầy cô, bạn bè
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ đồ dùng. Tranh SGK
- HS: Bộ đồ dùng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
A. Hoạt động giới thiệu 
- GV giới thiệu về mình.
- GV hướng dẫn hs tự giới thiệu về bản thân.
- GV cho HS chơi trò chơi tìm hiểu và nhớ tên nhau.
- GV sắp xếp chỗ ngồi
- Giới thiệu SGK.
- Giới thiệu bộ đồ dùng dạy học.
- Dặn dò (các khu vực trường, vệ sinh )
Tiết 2
B. Giới thiệu bài mở đầu
a) Kĩ thuật viết: 
- Hướng dẫn cầm bút.
- Hướng dẫn cách giơ bảng, tư thế ngồi viết.
- Giới thiệu các nét cho HS
Các nét cơ bản
Loại nét cơ bản
Dạng- kiểu
Nét minh hoạ
1. Nét thẳng
Nét thẳng đứng:
Nét thẳng ngang
Thẳng xiên 
|
_
/ 
2. Nét cong
- Cong kín
- Cong hở phải
- Cong hở trái
O
C
3. Nét cong
- Móc xuôi (móc trái)
- Móc ngược (móc phải)
- Móc hai đầu
4. Nét khuyết
- Nét khuyết xuôi
- Nét khuyết ngược
5. Nét hất
/
- GV hướng dẫn hs ghi các nét
- GV hướng dẫn hs viết vở
- GV giới thiệu các nét phụ (nếu còn thời gian)
Nét chữ
Minh họa
1. Nét cong trên
2. Nét cong dưới
3. Nét thắt
4. Nét râu
* Củng cố:
- GV chỉ vào từng nét cho HS nêu lại tên các nét.
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- HS giới thiệu cá nhân- to trước lớp
 - HS tham gia trò chơi
- HS ghi nhớ
- HS mở sách, nghe GV giới thiệu các kí hiệu trong sách.
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình 1 SGK
- HS lắng nghe
- HS chú ý và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên
- HS viết bóng, viết bảng con
- HS tập tô các nét vở Luyện viết 1
- HS nêu.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
GIA ĐÌNH EM (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 	
* Về nhận thức khoa học:
- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.
- Kể được công việc của các thành viên trong gia đình.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc của họ.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong đình và công việc nhà của họ.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
* HSKT: Kể được các thành viên trong gia đình.
II. Đồ dùng, thiết bị dạy học:
* GV: Các hình trong SGK
- Nhạc bài hát Cả nhà thương nhau.
- Bảng phụ
* HS: Vở Bài tập Tự nhiên và xã hội. Tranh vẽ, ảnh về gia đình
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định: GV cho HS nghe và hát theo lời một bài hát: Cả nhà thương nhau.
- Hát
- Bài hát nhắc đến những ai trong gia đình?
- Ba, mẹ, con
- Từ nào nói về tình cảm của những người trong gia đình?
- HS trả lời
- Giới thiệu bài:
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu. 
- Lắng nghe
2. Các hoạt động chủ yếu. (33 phút)
2.1. Thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
* Khám phá kiến thức mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.
Mục tiêu: 
+ Nêu được các thành viên trong gia đình bạn Hà, và gia đình bạn An.
+ Nhận xét được tình cảm giữa các thành viên trong gia đình bạn Hà, và gia đình bạn An.
+ Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình.
Cách tiến hành:
Bước 1. Làm việc theo cặp
- GV cho xem 2 bức tranh về gia đình bạn Hà và bạn An. Y/c Hs quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Gia đình nhà bạn Hà, bạn An có những ai?
+ Họ đang làm gì và ở đâu?
- HS quan sát trao đổi trả lời các câu hỏi theo cặp.
+ Gia đình bạn Hà có bố, mẹ, anh trai và Hà; Gia đình An có ông, bà, bố, mẹ, em gái và An.
+ HS lần lượt nói các hoạt động của từng người trong tranh: Gia đình bạn Hà đang đi chơi ở công viên; Gia đình bạn An đang ở nhà cùng nhau.
Bước 2. Làm việc cả lớp
- GV cho từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.
- GV cùng HS nhận xét 
- Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả trước lớp.
- HS nhận xét nhóm bạn
+ Theo em, các thành viên trong gia đình bạn Hà, gia đình bạn An có không khí gia đình như thế nào?
+ Hành động nào thể hiện các thành viên yêu thương và quan tâm đến nhau?
+ Gia đình 2 bạn rất vui vẻ, yêu thương nhau.
+ Hành động nắm tay, vui chơi bên nhau thể hiện được các tình cảm đó.
* GV nhận xét, kết luận: Trong mỗi gia đình có thể có nhiều hoặc ít thành viên. Tình cảm gia đình là yêu thương, vui vẻ, quan tâm chăm sóc lẫn nhau,...
* Luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2: Giới thiệu về gia đình mình.
Mục tiêu: 
- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc của họ.
Cách tiến hành:
Bước 1. Làm việc theo cặp.
- Y/C các thành viên trong cặp giới thiệu cho nhau nghe về bản thân, gia đình.
- GV HD các nhóm làm việc: 1 bạn hỏi một bạn trả lời về gia đình qua các câu hỏi:
+ Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai?
+ Trong lúc nghỉ ngơi, gia đình bạn thường làm gì? Những lúc đó, bạn cảm thấy ntn?
- GV Y/C HS làm câu 2 của bài tập 1 (VBT)
- HS giới thiệu với bạn về: tên, tuổi, sở thích, năng khiếu....
- Theo dõi hướng dẫn
+ HS thay nhau hỏi và trả lời
+ HS thay nhau hỏi và trả lời.
- Làm bài 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc ở bước 1.
- 1 số HS lên trình bày trước lớp:
+ Giới thiệu về bản thân.
+ Giới thiệu về gia đình mình
+ HS còn lại phỏng vấn bạn mình về gia đình của bạn,
- Nhận xét về phần giới thiệu của các bạn.
Bước 3. Làm việc nhóm
- Cho HS làm câu 1 của BT 1
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm tranh vẽ hoặc ảnh về gia đình của mình trong lúc nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau bằng cách dán tranh ảnh vào bảng phụ của nhóm.
- Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và chia sẻ. 
- GV cùng HS nhận xét về các sản phẩm của các nhóm.
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại tên bài học.
- Giáo viên củng cố “Chúng ta ai cũng có gia đình. Chúng ta phải biết thương yêu các thành viên trong gia đình mình và giúp đỡ gia đình công việc vừa sức. Như vậy các con sẽ thấy vui và hạnh phúc”.
- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà hãy giúp đỡ ba mẹ những công việc vừa sức, tiết sau sẽ chia sẻ trên lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh học tập tích cực.
- HS nhận xét nhóm bạn.
- HS nêu
TỰ HỌC (TIẾNG VIỆT)
ÔN: TẬP TÔ CÁC NÉT (2 tiết)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS rèn chữ trong cuốn rèn chữ viết đẹp Lớp 1. Tập 1
- Giúp HS viết đúng, đều nét, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng.
- Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Kiểm tra: 
- Em hãy kể tên những nét mà em đã được học.
- Nhận xét, bổ sung
- HS kể: cong kín, cong hở phải, cong hở trái, thẳng, xiên, ngang, . 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV sử dụng kết quả của phần KTBC để giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn ôn tập:
* Giới thiệu tên, sở thích của bản thân.
- HS giới thiệu tên mình và sở thích trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS giới thiệu to, rõ ràng và hay nhất.
- HS lắng nghe
- HS giới thiệu trước lớp.
* Đố em.
- GV viết từ nét lên bảng cho học sinh nhận dạng và nêu tên. 
- Nêu yêu cầu của bài.
* HĐ cả lớp.
- HS quan sát tranh, nắm yêu cầu của bài tập.
- HS nhắc lại yêu cầu: Nối chữ cái với hình thích hợp
- GV yêu cầu HS nhìn thẻ tên từng nét.
- GV yêu cầu HS nói lần 2 (chỉ không theo thứ tự)
- HS thực hiện: cong kín, cong hở phải, cong hở trái, thẳng, xiên, ngang, móc trên, móc dưới.
- HS thực hiện
* HĐ nhóm đôi
- GV nêu nội dung bài tập. Yêu cầu HS quan sát để nắm nội dung.
- GV nêu yêu cầu của bải tập: Tìm thẻ từ tương ứng với nét. 
- Yêu cầu HS hai bạn cùng bàn đố nhau
- Yêu cầu HS thực hiện trước lớp.
- HS quan sát.
- HS nêu lại yêu cầu của bài tập.
- HS đố nhau.
- HS nêu trước lớp, HS khác nhận xét
Tiết 2
* Luyện đọc:
GV nêu nội dung bài tập. Yêu cầu HS quan sát để nắm nội dung bài.
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Tìm nét và đọc.
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
+ Tìm trong bộ thẻ 1 nét và đọc tên.
- GV cùng HS kiểm tra kết quả đúng và đọc lại
* HĐ cá nhân
- HS quan sát để nắm nội dung bài tập.
- HS lắng nghe và nhớ, nhắc lại nhiệm vụ.
- HS thực hiện
- Lớp đọc đồng thanh
* HĐ nhóm 
- GV trình chiếu nội dung bài tập yêu cầu HS quan sát.
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Đọc tên các nét.
- GV nêu cách thức hoàn thành bài tập: Chơi trò chơi
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử ra 5 người nối tiếp nhau như đoàn tàu. Từng người chạy lên chỉ vào nét theo thứ tự của đoàn tàu rồi đọc to. 
+ Luật chơi: Nhóm nào nhanh, đọc đúng sẽ thắng.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Kết luận và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- HS quan sát tranh.
- Lắng nghe nắm và nhắc lại yêu cầu của bài.
- GV nắm cách thức để hoàn thành nhiệm vụ.
- Các nhóm cử 5 bạn để thực hiện trò chơi.
- Nắm được cách chơi, luật chơi.
- HS chơi trò chơi. Nối tiếp nhau đọc các tiếng ghi trên toa tàu.
- Gọi vài HS đọc lại trước lớp.
- HS đọc
* Luyện viết:
- GV nêu yêu cầu.
- HS nêu nhiệm vụ.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nói lại quy trình viết.
- Cho HS luyện viết bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
- Cho HS luyện viết vở. GV theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS. 
- Chữa bài- nhận xét.
- HS quan sát, nắm quy trình viết.
- HS luyện viết bảng con.
- HS sửa sai theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành- viết vở.
3. Củng cố, dặn dò
- Em hãy nêu lại các nội dung đã ôn tập.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực
- Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
Thứ ba, ngày 8 tháng 9 năm 2020
TIẾNG VIỆT (HỌC VẦN)
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH (Tiết 3, 4)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng, có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến, có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập.
- Phát triển năng lực tiếng việt.
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
* HSKT: Biết cách ngồi đọc, ngồi viết đúng, có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ đồ dùng. Tranh SGK
- HS: Bộ đồ dùng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 3
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV cho HS nêu lại tên các nét đã học.
- Y/C HS viết bảng con.
- GV nhận xét
2. Bài mới: (34 phút)
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn bài mới:
* Kĩ thuật đọc
- HS nhìn hình 2: Em đọc. 
- GV: Trong hình 2, hai bạn nhỏ làm gì?
- GV hướng dẫn tư thế ngồi đọc.
* Hoạt động nhóm
- Hướng dẫn hs nhìn hình 3 và trả lời câu hỏi?
- Các bạn trong hình đang làm việc gì?
- Hoạt động nhóm giúp các em điều gì?
- GV hướng dẫn cách thảo luận nhóm, vai trò thảo luận nhóm.
- Hướng dẫn HS thử thảo luận nhóm
* Nói – phát biểu ý kiến
- Hướng dẫn hs nhìn tranh 4 và trả lời câu hỏi:
- Các bạn nhỏ đang làm gì?
- Khi các bạn phát biểu ý kiến, tay, tư thế ngồi của các bạn như thế nào?
- GV hướng dẫn cách phát biểu
- Hướng dẫn hs thực hành phát biểu
* Học với người thân
- HS quan sát tranh thứ 5 và hỏi HS đang làm gì?
- GV nêu ý nghĩa việc học ở nhà và cách chia sẻ với ba mẹ
* Đồ dùng học tập của học sinh
- Giáo viên giới thiệu các đồ dùng dạy học, hướng dẫn cách sử dụng, bảo vệ đồ dùng dạy học.
- GV giới thiệu các kí hiệu tổ chức hoạt động dạy học S: SGK; B: Bảng; V: Vở
* Hoạt động trải nghiệm – đi tham quan
- HS quan sát tranh thứ 6 và hỏi HS đang làm gì?
- GV hướng dẫn các lưu ý khi đi tham quan - trải nghiệm
Tiết 4
* Cùng học hát bài Chúng em là học sinh lớp 1
- GV giới thiệu bài hát
- HS cho HS nghe mẫu
- Hướng dẫn HS hát từng câu
- Trao đổi HS cảm nhận về bài hát
- Cho HS hát lại bài hát
3. Củng cố- Dặn dò: (2 phút)
- GV nhận xét tiết dạy.
- Dặn dò cho tiết sau.
- HS nêu
- Cả lớp viết bảng con.
- Hai bạn nhỏ làm nhóm đôi, cùng đọc sách, trao đổi sách
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời
- Hoạt động nhóm
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS thực hành phát biểu
- Phát biểu ý kiến
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS thực hành
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS hát
- HS trả lời
- HS hát
- HS lắng nghe
TOÁN
TRÊN – DƯỚI. PHẢI – TRÁI. TRƯỚC SAU. Ở GIỮA
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh đạt các yêu cầu sau: 
- Xác định được vị trí: Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thể và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ.
- Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để mô tả vị trí tương đối các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.
* HSKT: Biết được trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng Toán 1.
- Bảng nhóm: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.
2. Học sinh: 
- Vở, SGK; Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (4 phút)
- GV giới thiệu
- GV hướng dẫn HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.
- GV hướng dẫn học sinh các hoạt động cá nhân, nhóm, cách phát biểu.
- GV cho HS xem tranh khởi động trong SGK.
- Theo dõi
- HS làm quen với tên gọi, đặc điểm các đồ dùng học toán
- HS làm quen với các quy định
- HS xem và chia sẻ những gì các em thấy trong SGK
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (10 phút)
- GV cho HS chia lớp theo nhóm bàn 
- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong khung kiến thức (trang 6).
- GV đưa ra yêu cầu các nhóm sử dụng các từ Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh.
- GV gọi HS lên bảng chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nói về vị trí các bạn trong tranh.
- GV nhận xét
- GV cho vài HS nhắc lại 
- GV chú ý học sinh khi miêu tả vị trí cần xác định rõ vị trí của các sự vật khi so sánh với nhau.
- HS chia nhóm theo bàn
- HS làm việc nhóm
- HS trong nhóm lần lượt nói về vị trí các vật. 
Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây; 
- Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày.
- HS theo dõi
- HS nhắc lại vị trí của các bạn trong hình.
C. Hoạt động thực hành luyện tập: (22 phút) 
Bài 1. Dùng các từ trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về bức tranh sau.
- GV cho HS xem bức tranh bài tập 1 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
- GV gọi các nhóm lên báo cáo
- GV nhận xét chung.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trả lời theo yêu cầu:
+ Kể tên những vật ở dưới gầm bàn.
+ Kể tên những vật ở trên bàn
+ Trên bàn có những vật nào bên trái bạn gái?
+ Trên bàn có những vật nào bên phải bạn gái?
- GV hướng dẫn HS thao tác: lấy và đặt bút chì ở giữa, bên trái là tẩy, bên phải là hộp bút.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- HS quan sát
- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
- Làm việc nhóm
- Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét
- HS kể
+ Cặp sách, giỏ đựng rác
+ Bút chì, thước kẻ, hộp bút, quyển sách
+ Bút chì, thước kẻ
+ Hộp bút
- HS thực hiện
Bài 2. Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào? Muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào?
- GV cho HS xem bức tranh bài tập 2 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn theo hướng dẫn:
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào?
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào?
- GV cho các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- GV cùng HS nhận xét
- HS quan sát
- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
- Làm việc nhóm
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên phải.
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên trái.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét
Bài 3. a) Thực hiện lần lượt các động tác sau.
b) Trả lời câu hỏi: phía trước, phía sau, bên phải, bên trái em là bạn nào?
- GV cho HS xem bức tranh bài tập 1 lên màn hình.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS đứng dậy lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV qua trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm”:
+ Giơ tay trái.
+ Giơ tay phải.
+ Vỗ nhẹ tay trái vào vai phải.
+ Vỗ nhẹ tay phải vào vai trái.
- GV nhận xét 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào.
- GV nhận xét 
- HS quan sát
- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
- HS chơi trò chơi: Thực hiện các yêu cầu của GV
- HS trả lời
D. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Những điều em học hôm nay giúp ích gì được cho em trong cuộc sống.
- Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?
- Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?
- Lắng nghe
- HS trả lời theo vốn sống của bản thân
- Đi bên phải
- HS trả lời
E. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Trong cuộc sống có rất nhiều quy tắc liên quan đến “phải - trái” khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự.
- Về nhà, các em tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải - trái”.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
BÀI 1. EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
* HSKT: Biết được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
III. Phương tiện dạy học:
* GV: 
- Băng đĩa CD có bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính.
- Một bản nội quy nhà trường.
- Hộp mực các màu xanh, đỏ, vàng, cam, tím,.. để HS thể hiện cam kết của bản thân trên bản nội quy.
* HS: SGK Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động (3 phút)
- HS hát tập thể bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính: vừa nghe băng đĩa hình vừa hát và làm động tác phụ hoạ.
- Thảo luận lớp:	
+ Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học?
+ Vì sao bạn lại vui vẻ khi đi học?
- GV giới thiệu bài mới.
- Hát
- HS chia sẻ
B. Khám phá (33 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy nhà trường
Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy và cách thực hiện nội quy.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh nhỏ trong “Cây nội quy” ở đầu trang 4, SGK Đạo đức 1 và trả lời câu
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi, chia sẻ ý kiến cá nhân
hỏi: Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực hiện những gì?
- GV giới thiệu với HS về những điều cụ thể ghi trong nội quy nhà trường.
 - Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động khác ở trường, lớp?
 - GV kết luận: Việc thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em mau tiến bộ.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi
Mục tiêu:
- HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy.
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 4, 5.
- GV cùng HS làm rõ nội dung từng tranh, từ tranh 1 đến tranh 8.
- HS quan sát tranh thảo luận và nêu nội dung các bức tranh
 Tranh 1: Bạn gái đi học muộn.
 Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học.
 Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác.
 Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo.
 Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn.
 Tranh 6: Bạn nam quan tâm, giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã.
 Tranh 7: Bạn nam xé vở gấp máy bay.
 Tranh 8: Bạn nam trêu chọc làm bạn nữ bị đau.
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:
+ Bạn nào thực hiện đúng nội quy?
+ Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy?
+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy?
- GV mời một số nhóm trình bày ý kiến.
- GV kết luận
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
Thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 thực hiện đúng nội quy.
+ Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 chưa thực hiện đúng nội quy
+ Em nên nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy.
- Lần lượt các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- HS theo dõi
C. Tổng kết bài học: (4 phút)
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Nội quy trường, lớp học là những quy định để giúp học sinh tiến bộ. Em cần thực hiện đúng nội quy và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
TIẾNG VIỆT (HỌC VẦN)
Bài 1: a, c (Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng tiếng có mô hình “âm đầu-âm chính”: ca.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
* HSKT: Nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng tiếng ca.
II. Chuẩn bị:
* GV: Tranh để minh họa từ khóa, từ trong bài tập; mẫu vật, vật thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ.
* HS: Bảng cài, bộ thẻ chữ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định
- Hát 
- Giới thiệu bài:
Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: âm a và chữ a; âm c và chữ c.
- GV ghi chữ a, nói: a
- GV ghi chữ c, nói: c (cờ)
- Lắng nghe
- 4-5 em, cả lớp : a
- Cá nhân, cả lớp : c
- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS
2. Các hoạt động chủ yếu. (34 phút)
Hoạt động 1. Khám phá
- GV đưa lên bảng cái ca
- Đây là cái gì?
- GV chỉ tiếng ca 
- GV chỉ tiếng ca và mô hình tiếng ca
ca
c
a
- GV hỏi: Tiếng ca gồm những âm nào?
- GV nhận xét
- HS quan sát
- HS : Đây là cái ca
- HS nhận biết c, a
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: ca
- HS quan sát
- HS trả lời nối tiếp: Tiếng ca gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước và âm a đứng sau.
* Đánh vần.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm: ca
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: cờ
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: a
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: ca.
- GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: cờ-a-ca
- HS quan sát
- Quan sát và cùng làm với GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: cờ-a-ca
- Cả lớp đánh vần: cờ-a-ca
3. Củng cố: (3 phút)
- Các em vừa học hai chữ mới là chữ gì?
- Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì?
- GV chỉ mô hình tiếng ca
- Chữ c và chữ a
- Tiếng ca
- HS đánh vần, đọc trơn: cờ-a-ca, ca
TỰ HỌC (TOÁN)
ÔN: TRÊN – DƯỚI – PHẢI – TRÁI, TRƯỚC SAU - Ở GIỮA
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS xác định được vị trí trên, dưới, phải, trái, trước sau, ở giữa trong tình huống cụ thể.
II. Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng Toán
III. các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1.
Quan sát hình vẽ và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Khoanh vào xe đi sau xe tải.
b) Đánh dấu vào xe ở giữa xe cứu thương và xe tải. - GV chốt kết quả đúng.
* Bài 2.
Quan sát hình vẽ và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Tô màu đỏ vào đồ vật ở bên trên xe con.
b) Tô màu xanh vào đồ vật ở bên dưới xe con.
c) Tô màu vàng vào đồ vật ở giữa con lật đật và cung nỏ.
- GV nêu yêu cầu và cho HS quan sát tranh
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS đổi vở kiểm tra chéo
- GV quan sát, nhận xét.
* Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S
 a) Ô tô đi phía trên tàu hỏa £
 b) Tàu thủy đi phía dưới tàu hỏa £
 c) Ô tô tải đi trước ô tô con £
 d) Xe buýt đi giữa xe tải và xe con £
- GV nêu yêu cầu và cho HS quan sát tranh.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhỏ các em về chuẩn bị bài sau.
* Bài 1.
- HS quan sát tranh và làm bài
- 1HS nêu ý kiến của mình
 a) Khoanh vào xe khách
 b) Đánh dấu vào xe con
 - HS nhận xét bạn.
* Bài 2.
- HS quan sát hình
- HS làm bài theo yêu cầu
- HS nhận xét bạn
* Bài 3.
- HS nêu lại yêu cầu
- HS quan sát tranh
- HS làm bài
- HS nêu kết quả Đ, S
- HS nhận xét bạn.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 	
- Làm quen với trường học mới - trường tiểu học.
- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường.
- Vui vẻ phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới.
* HSKT: Vui vẻ phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể
II. Chuẩn bị:
- Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của nhà trường.
- Các dụng cụ phục vụ trò chơi
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định: 
- Hát
- Giới thiệu bài: 
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Tìm hiểu và làm quen với quang cảnh và các hoạt động của nhà trường tiểu học.
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
- Lắng nghe
Hoạt động 1. Tham quan trường học
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhận diện được nhiều hình ảnh về trường tiểu học, về các hoạt động vui chơi ở trường tiểu học.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh 
- Bức tranh có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?
- Em thích những gì trong bức tranh?
- HS quan sát
- HS quan sát và trình bày những gì quan sát được.
- HS trình bày
* Tham quan trường học
- GV cho HS tập hợp dưới sân trường
- HS tập hợp thành 3 hàng dọc
- GV đưa ra các quy định khi học sinh đi tham quan:
+ Giữ trật tự, đi theo hàng.
+ Lắng nghe hướng dẫn và giới thiệu của cô giáo.
+ Quan sát những nơi đi qua.
 - GV hướng dẫn học sinh quan sát khi đi tham quan:
+ Em thấy quang cảnh trường có đẹp không?
+ Em thấy ở trường có những phòng nào? Phòng ấy để làm gì?
+ Em thích nơi nào ở trường mình nhất?
+ Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học.
- Lắng nghe giáo viên
- GV đưa học sinh đi tham quan trường.
- HS tham quan theo hướng dẫn của GV.
- GV cho HS trở về nơi tập hợp ban đầu.
* GV kết luận.
- Theo dõi, lắng nghe
Hoạt động 2. Chia sẻ cảm xúc
Mục tiêu: 
- Giúp HS luyện cách chia sẻ với bạn bè về những điều mà em biết được qua hoạt động thứ nhất hoặc trước đó em đã biết về trường tiểu học.
Cách tiến hành:
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV Y/C các thành viên trong nhóm chia sẻ.
- GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét về cảm nhận và cảm xúc của các bạn
- Làm việc theo nhóm
- HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét nhóm bạn
* Kết luận: 
Qua hoạt động này chúng ta biết cách làm việc tập thể hoặc làm việc theo nhóm trong các hoạt động chung của cả lớp. Chún

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx