Giáo án Học vần Lớp 1 - Tuần 3: o, c - Năm học 2014-2015

Giáo án Học vần Lớp 1 - Tuần 3: o, c - Năm học 2014-2015

Viết bảng: l, lê

 h, hè

- Nhận xét.

3/ Bài mới:

Giới thiệu: Giáo viên treo tranh

+ Tranh vẽ gì?

+ Trong tiếng bò, cỏ có âm gì và dấu thanh gì đã học?

 Hôm nay chúng ta sẽ học chữ và âm mới: o, c

 Ghi bảng

HOẠT ĐỘNG 1: Dạy chữ ghi âm o

Nhận diện chữ:

Đính mẫu

+ Con chữ o gồm mấy nét?

Con chữ này giống vật gì?

Phát âm và đánh vần tiếng:

Giáo viên đọc mẫu

Phát âm o: miệng mở rộng, môi tròn

Có âm o thêm âm b vào trước âm o, dấu ( ˋ ) trên âm o ta có tiếng gì?

Giáo viên đánh vần: bờ _ o _bo _ huyền _ bò

Nhận xét, chỉnh sửa

Hướng dẫn viết

Viết mẫu

Qui trình viết o: Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết nét cong kín

bò: Đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ b

doc 20 trang thuong95 3570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 - Tuần 3: o, c - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học vần
o, c
(Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nhận biết được chữ và âm o, c. 
- Đọc được o, c, bò, cỏ; từ ứng dụng. Viết được o, c, bò, cỏ. 
- Giáo dục HS chăm chỉ luyện đọc, rèn viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa, SGK, mẫu chữ, vật mẫu
- SGK, bộ thực hành, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định: 
2/ Bài cũ: 
Yêu cầu học sinh: 
+ Tìm tiếng có âm l, h trong bài
Viết bảng: l, lê
	 h, hè
- Nhận xét.
3/ Bài mới: 
Giới thiệu: Giáo viên treo tranh
+ Tranh vẽ gì?
+ Trong tiếng bò, cỏ có âm gì và dấu thanh gì đã học?
 Hôm nay chúng ta sẽ học chữ và âm mới: o, c
 Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy chữ ghi âm o
Nhận diện chữ:
Đính mẫu 
+ Con chữ o gồm mấy nét?
Con chữ này giống vật gì?
Phát âm và đánh vần tiếng:
Giáo viên đọc mẫu
Phát âm o: miệng mở rộng, môi tròn
Có âm o thêm âm b vào trước âm o, dấu ( ˋ ) trên âm o ta có tiếng gì?
Giáo viên đánh vần: bờ _ o _bo _ huyền _ bò
Nhận xét, chỉnh sửa
Hướng dẫn viết
Viết mẫu
Qui trình viết o: Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết nét cong kín
bò: Đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ b, rê bút viết con chữ o, lia bút viết dấu ( ˋ ) điểm kết thúc sau khi viết xong dấu ( ˋ )
Yêu cầu học sinh 
Lưu ý nét nối và khoảng cách giữa các con chữ phải đúng qui định
Nhận xét – chỉnh sửa
HOẠT ĐỘNG 2: Dạy chữ ghi âm c
Qui trình tương tự hoạt động 1
Lưu ý: 
+ Chữ ghi âm c được tạo bởi nét gì?
+ So sánh âm c với âm o
Phát âm c: Gốc lưỡi chạm vào vòm nền rồi bật ra không có tiếng thanh
Viết giống âm o, điểm dừng bút trên đường kẻ thứ 1
HOẠT ĐỘNG 3: Đọc từ ứng dụng
Có chữ: bo (co) hãy thêm các dấu thanh đã học để được tiếng có nghĩa?
Giáo viên viết bảng
Giáo viên đọc mẫu
Nhận xét, chỉnh sửa
4/ Củng cố:
Trò chơi
Nội dung: Nhận diện chữ o, c trong tiếng, từ
Hình thức: Đại diện mội tổ 2 HS
Luật chơi: Giáo viên gắn nội dung trò chơi:
	Con bò con chê cỏ
	Chú chó xù đi xe
Mỗi nhóm sẽ gạch dưới những tiếng từ có mang âm o, c, nhóm nào nhanh, đúng là thắng
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
Hát 
Đọc cả bài 8/SGK
Học sinh nêu:
+ l: lê, le le
+ h: hè
Học sinh viết bảng con
Đàn bò đang ăn cỏ
âm b, dấu huyền
Đọc lại
Học sinh quan sát
1 nét, nét cong kín
giống: quả bóng bàn, quả trứng 
Học sinh lắng nghe
Đọc: cá nhân, nhóm, đồng thanh
bò (HS thực hiện trên bộ thực hành)
HS quan sát, nghe
Đọc: cá nhân, nhóm, đồng thanh
HS quan sát
- Viết bảng con: o - bò
+ Cong hở phải
+ Giống: Cùng là nét cong
+ Khác: c có nét cong hở; 0 có nét cong kín
HS thực hiện, VD:
bo: bò, bó, bỏ, bõ, bọ
co: cò, có, cỏ, cõ, cọ
Học sinh quan sát
Đọc: cá nhân, nhóm bàn, đồng thanh
Lắng nghe hướng dẫn
Tham gia trò chơi
Học vần
o, c
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nhận biết chữ và âm o, c. 
- Luyện đọc o, c, bò, cỏ; từ và câu ứng dụng. Luyện viết: o, c, bò, cỏ. Luyện nói từ 1 – 3 câu theo chủ đề: vó bè. Rèn kỹ năng giao tiếp.
- Giáo dục HS vó bè có ích cho người dân ở nông thôn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa.
- SGK, Vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
Yêu cầu Học sinh đọc trang trái
Nhận xét, chỉnh sửa
Treo tranh: Tranh vẽ gì?
 Giới thiệu câu ứng dụng
Đọc mẫu:
Nhận xét – Chỉnh sửa
Tìm tiếng có âm o, c trong câu ứng dụng?
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết
Viết mẫu
Lưu ý nét nối, khoảng cách giữa chữ với chữ, con chữ với con chữ, vị trí dấu thanh phải đúng qui định
Nhận xét phần viết
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói
Treo tranh gợi ý:
+ Trong tranh em thấy những gì?
 Vó: dùng để bắt cá, tôm
 Bè: Dùng để đi lại trên sông nước
+ Vó, bè thường đặt ở đâu?
+ Ngồi dùng vó người ta còn cách nào khác để bắt cá?
Trò chơi:
Nội dung: Ghép chữ thành câu 
Hình thức: Đại diện 1 dãy 4 em
	Dãy A : Bò / bê / no / cỏ
	Dãy B : Hè về / có / vó / bè
Luật chơi: Phát cho mỗi học sinh 1 phong thư. Sau 1 tiếng gõ thước của Giáo viên , Hs gợi ý và ghép thành câu có nghĩa. Nhóm nào nhanh, đúng là thắng
- Yêu cầu học sinh làm vở bài tập
- Nêu những tiếng có âm o, c?
- Nhận xét
- Dặn về rèn đọc nhiều lần, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh
Bức tranh vẽ cảnh: người đang cho bò và bê ăn cỏ
Đọc: cá nhân, nhóm , tổ, đồng thanh
o: có, bó, cỏ
c: có, cỏ
HS quan sát
Nêu qui trình viết
Nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút
Nêu khoảng cách giữa con chữ với con chữ
Rèn viết vở
Đọc tên chủ đề luyện nói “vó bè”
Vó, bè
Dưới .
Lưới cá, câu cá
Bài 1: Nối
Bài 2: Luyện viết
o: bỏ, nỏ, nó, 
c: cỏ, cò, .
Học vần
i, a
(Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nhận biết được chữ và âm i, a. 
- Đọc được i, a, bi, cá; từ ứng dụng. Viết được i, a, bi, cá. 
- HS có ý thức rèn đọc, viết cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa, mẫu chữ, vật mẫu
- SGK, bộ thực hành, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc: + Đọc cả bài 11
 + Kể lại chuyện “Mèo dạy hổ”
- Viết: GV đọc: lò cò, vơ cỏ, cho HS viết bảng
- Nhận xét, ghi điểm
3/ Bài mới: 
Giáo viên treo 2 tranh bi, cá, lần lượt giới thiệu
+ Tranh vẽ gì?
GV gắn chữ bi, cá dưới tranh cho HS quan sát
+ Con chữ nào con đã học rồi
 Giới thiệu 2 chữ ghi âm: i, a. 
Ghi tựa
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy chữ ghi âm i
Nhận diện chữ i:
Giáo viên đính mẫu i
+ Chữ ghi âm i có mấy nét?
 Đây là chữ i in, thường thấy ở SGK
+ Tìm trong bộ thực hành chữ i
Phát âm và đánh vần tiếng
Đọc mẫu: i
Cách phát âm: miệng mở hẹp
Có âm i muốn có tiếng bi ta làm như thế nào?
GV đánh vần mẫu: bờ _ i _ bi
Nhận xét chỉnh sửa
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết mẫu i Š đây là chữ i viết
Chữ i cao mấy đơn vị?
Giáo viên viết mẫu i nêu quy trình:
Đặt bút ở dòng li thứ nhất viết nét xiên phải rê bút viết nét móc ngược cao 1 đơn vị, lia bút viết dấu chấm trên i
 + Cho học sinh viết trên không? Di lên bàn, viết bảng con
Viết mẫu chữ bi nêu quy trình: đặt bút viết chữ b, rê bút viết chữ i
HOẠT ĐỘNG 2: Dãy chữ ghi âm a
Nhận diện chữ a:
Giáo viên đính mẫu a
+ âm a có mấy nét
 Đây là chữ a in con thường thấy trong SGK
+ Tìm trong bộ thực hành chữ a
Phát âm và đánh vần tiếng:
Đọc mẫu a
Cách phát âm: Miệng mở to, môi tròn
 Có âm a thêm chữ c phía trước, dấu sắc ˊ trên a, có tiếng gì?
Giáo viên đánh vần mẫu
	Cờ _ a _ ca _ sắc_ cá
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết mẫu a Š đây là chữ a viết
+ Chữ a gồm những nét nào?
+ Chữ a cao mấy đơn vị?
+ Giáo viên viết mẫu a nêu quy trình: Đặt bút ngay dòng li thứ hai viết nét cong kín, rê bút viết nét móc ngược, kết thúc nét bút viết trên dòng ngang chính
+ Cho HS viết trên không, di lên bàn, viết bảng 
Viết mẫu chữ cá – nêu quy trình: Đặt bút dưới dòng li thứ hai viết con chữ C, rê bút viết con chữ a, lia bút viết dấu ˊ
Nhận xét
HOẠT ĐỘNG 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
- Hãy ghép âm b, l, v với 2 âm em vừa học
- Giáo viên viết bảng
- Giáo viên cho học sinh xem viên bi; Đây gọi là gì?
- Cho học sinh xem cái ba lô: Đây là gì?
- Hướng dẫn HS luyện nói theo chủ đề
4/ Củng cố:
Trò chơi: Gắn thêm âm i, a để thành tiếng có nghĩa
Nội dung: Cá, bi, lá, 
 Va li, bi ve, ba lô, 
Nhóm nào nhanh đúng thắng.
Nhận xét, tuyên dương.
Dặn dò.
Hát
2 học sinh đọc
2 học sinh kể
HS viết bảng con: lò cò, vơ cỏ
HS quan sát, TL
+ Vẽ 2 bạn chơi bi
+ Vẽ con cá
HS quan sát
+ Chữ b, c
HS nhắc lại tựa bài
HS quan sát
Có 1 nét sổ thẳng và dấu chấm 
HS nhắc lại i in
HS tìm
HS lắng nghe
Đọc CN, nhóm, dãy, bàn, ĐT
Thêm âm b trước âm i 
HS đọc cá nhân, dãy bàn
Lắng nghe, TLCH
HS quan sát lắng nghe
Học sinh viết trên không? Di lên bàn, viết bảng con
HS viết bảng con
HS quan sát
Có 2 nét; nét cong và nét sổ thẳng
HS nhắc lại a in
HS tìm
HS lắng nghe
Đọc CN, nhóm, dãy bàn, ĐT
Tiếng cá
Lắng nghe
HS đọc CN, nhóm, dãy bàn, ĐT
HS quan sát
Viết cong kín với nét móc ngược
1 đơn vị
HS quan sát, lắng nghe
HS thực hiện
HS viết bảng con a, cá
HS ghép: bi, vi, li, ba, va, la
HS quan sát trả lời: bi ve
HS quan sát trả lời: ba lô
Nói theo gợi ý của GV 
Học vần
i, a
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nhận biết được chữ và âm i, a. 
- Luyện đọc: i, a, bi, cá; từ và câu ứng dụng. Luyện viết: i, a, bi, cá. Luyện nói từ 1 – 3 câu theo chủ đề: lá cờ. Rèn kỹ năng giao tiếp.
- Giáo dục HS tôn kính lá cờ, yêu quê hương đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa
- SGK, Vở tập viết 
III/ Các hoạt động dạy học:
KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
- Luyện đọc câu ứng dụng
- Giáo viên treo tranh 3
+ Tranh vẽ gì?
+ Vở của bé như thế nào?
- GV giới thiệu với các con câu luyện đọc qua nội dung tranh: Bé Hà có vở ô li
- Đọc mẫu: Đánh vần- Đọc trơn
- Đọc mẫu nội dung SGK/bài 12
 + Đọc trang bên trái
 + Đọc trang bên phải
- Nhận xét luyện đọc
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết
- Gắn mẫu chữ i
+ Chữ i gồm những nét gì?
+ Chữ i cao mấy đơn vị?
- Giáo viên viết mẫu, nêu cách viết như ở tiết 1
- Nhắc tư thế ngồi, khoảng cách, 
- Gắn mẫu chữ a
+ Chữ a gồm những nét nào?
+ Chữ a cao mấy đơn vị?
- Giáo viên viết mẫu a, nêu cách viết 
- Chú ý tư thế ngồi của học sinh 
- Viết mẫu: cá, nêu cách viết 
- Nhận xét phần viết
- GV: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta giao tiếp với nhau bằng lời nói. Để giúp các em tự tin hơn trong khi trò chuyện với mọi người. Chúng ta cùng nhau luyện nói qua hoạt động 3
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói
Treo tranh, HD luyện nói:
+ Trên bảng có mấy lá cờ
+ Em thường thấy 2 loại cờ này ở đâu?
Š Cờ Đội tượng trưng cho ĐTNTPHCM
+ Lá cờ Tổ Quốc có nền màu gì? ở giữa có gì? màu gì?
+ Cờ Đội có nền màu gì? ở giữa lá cờ có gì?
- GV cho học sinh mở SGK quan sát
 + Ngoài cờ Tổ Quốc và cờ Đội ra trong sách các em còn 1 loại cờ gì nữa?
Š Cờ Hội người ta thường dùng vào các ngày lễ hội hoặc những đội múa lân người ta cũng thường sử dụng.
Chủ đề luyện nói chúng ta hôm nay là: lá cờ
Giáo viên chú ý chỉnh sửa: Khi chào cờ đầu tuần các em thường thấy trường chúng ta dùng lá cờ Tổ Quốc, cờ Đội cho nên các em thể hiện sự trân trọng của mình bằng cách nghiêm trang trong khi chào cờ.
Củng cố: 
 Trò chơi:
- Nội dung: gạch chân từ, tiếng có âm hôm nay em học.
- Luật chơi: Tiếp sức
- Y/C đọc các tiếng, từ các bạn vừa gạch chân
- Dặn học bài, làm vở bài tập, chuẩn bị bài 13 
- Nhận xét tiết học.
Bé khoe vở
Vở có ô li rõ ràng
Luyện đọc cá nhân – đồng thanh
HS đọc
Quan sát, TL
Nét hất, móc ngược, dấu phụ
Cao 1 đơn vị
Luyện vở viết vở qua hướng dẫn của Giáo viên 
Nét cong kín, nét móc ngược
1 đơn vị
HS viết vào vở theo hướng dẫn 
HS viết
2 lá cờ, kể tên
Cột cờ, hoặc các ngày chào cờ đầu tuần, 
Nền đỏ, ngôi sao vàng
Nều màu đỏ, ở giữa có búp măng non.
Cờ Hội
HS luyện nói thành câu, nói tự nhiên
Tham gia tích cực
Bí đỏ, câu cá, hòn bi, lá mai 
Học sinh đọc
Học vần
ô, ơ
(Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nhận biết được chữ và âm ô, ơ. 
- Đọc được ô, ơ, cô, cờ; từ ứng dụng. Viết được ô, ơ, cô, cờ. 
- HS chăm chỉ học tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa, mẫu chữ, vật mẫu
- SGK, bộ thực hành, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa
Viết bảng con
Nhận xét chung
3/ Bài mới: 
- Treo tranh 1: Tranh vẽ gì?
 + Mẹ (cô) đang làm gì?
Š Ở trường cô giáo là người trực tiếp dạy dỗ, cầm tay em nắn nót từng chữ cho em. Từ “cô giáo” có tiếng “cô”
- Gắn tiếng “cô” dưới tranh
- Cho HS xem “lá cờ”: Trên tay cô có gì?
Š Từ “lá cờ” có tiếng “cờ”
- Gắn tiếng “cờ”
+ Trong tiếng “cô” và “cờ” âm nào đã học?
Giáo viên: các em sẽ học âm ô, ơ. Ghi tựa bài
Đọc mẫu ô, ơ
HOẠT ĐỘNG 1:
Nhận diện chữ ô
- GV đính mẫu ô: Con chữ ô gồm mấy nét?
+ Con chữ ô giống con chữ gì đã học?
- Giáo viên viết o kế ô
+ So sánh o và ô
- Chốt ý: Con chữ ô giống con chữ o, ở nét cong kín khác dấu phụ ( ˆ )
Y/C tìm con chữ ô trong bộ thực hành
- Đọc mẫu ô
- Khi phát âm ô miệng mở hẹp hơn o, môi tròn
- Giáo viên ghi tiếng “cô” dưới âm ô
 + Có âm ô cô thêm âm c trước âm ô cô được tiếng gì?
- Đọc mẫu cờ _ ô _ cô
- Nhận xét, sửa sai
- Phân tích tiếng “cô”
Hướng dẫn viết:
- Đính mẫu chữ viết thường:
+ Con chữ ô gồm mấy nét?
+ Con chữ ô cao mấy đơn vị?
- Viết mẫu: ô
Quy trình: Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết nét cong kín cao 1 đơn vị, lia bút viết dấu phụ dưới đường kẻ 4. Điểm kết thúc khi viết xong dấu phụ.
- Nhận xét, uốn nắn.
- Viết mẫu: cô
Muốn viết chữ “cô”, cô viết con chữ c (xê) rê bút cô viết con chữ ô sau con chữ c
Lưu ý: Nối nét giữa c và ô, vị trí của dấu phụ
HOẠT ĐỘNG 2: 
Dạy chữ ghi âm ơ
Lưu ý: Con chữ ơ gồm 1 nét cong kín và một dấu râu ( ̛ ).
+ So sánh con chữ ô và ơ
Phát âm: miệng mở trung bình không tròn môi 
- Đọc mẫu: cờ _ ơ _ cơ _huyền _ cờ 
- Nhận xét, sửa sai
Hướng dẫn viết: Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết nét cong kín cao 1 đơn vị, lia bút viết thêm dấu phụ ( ̛ ) bên phải. Điểm kết thúc khi viết xong dấu phụ.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
- Muốn viết từng chữ “cờ” viết con chữ c, rê bút viết con chữ ơ sau con chữ cờ, lia bút viết dấu huyền trên đầu con chữ ơ. Điểm kết thúc khi viết xong thanh huyền.
HOẠT ĐỘNG 3 
- Đọc tiếng ứng dụng
- Thực hành: Tiếng ứng dụng
- Yêu cầu học sinh dùng bộ thực hành ghép các âm đã học tạo tiếng với ô , ơ tạo tiếng mới.
 Rút ra: hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở
- Đọc mẫu
- Nhận xét, sửa sai.
Hát
Mở SGK, đọc
viết: o, bò, c, cỏ
Quan sát, trả lời
Lá cờ
Âm c đã học
Đọc đồng thanh
1 nét cong kín
Con chữ o
Giống: nét cong kín
Khác: ô có dấu phụ ( ˆ )
Tìm trong bộ thực hành
Cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh
Cô
Cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh
Âm c đứng trước ô đứng sau
HS quan sát mẫu
1 nét cong kín và dấu phụ ˆ
1 đơn vị
Viết trên không
Viết bảng con 2 lần ô
Viết bảng con
Giống nét cong kín
Khác: ơ có thêm râu phía bên phải
cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh
Viết trên không
Viết bảng 2 lần ơ
Viết bảng con
Học sinh thực hiện ghép, tạo tiếng
Đọc cá nhân, bàn, dãy đồng thanh
Học vần
ô, ơ
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nhận biết chữ và âm ô, ơ. 
- Luyện đọc: ô, ơ, cô, cờ; từ và câu ứng dụng. Luyện viết: ô, ơ, cô, cờ. Luyện nói từ 1 – 3 câu theo chủ đề: bờ hồ. Rèn kỹ năng giao tiếp.
- Giáo dục HS giữ vệ sinh môi trường khi đi tham quan ngắm cảnh ở bờ hồ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa, mẫu chữ, vật mẫu
- SGK, bộ thực hành, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa
- Giáo viên đọc mẫu trang trái
- Nhận xét, sửa sai
- Treo tranh 3: + Tranh vẽ gì?
 + Bé vẽ vào đâu?
- Bé đang khoe vở của mình. Vậy bé có vở vẽ
- Rút ra: bé có vở vẽ
- Đọc mẫu câu ứng dụng
- Nhận xét, sửa sai
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết
- Giới thiệu nội dung viết
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết
viết mẫu và nêu qui trình viết như tiết 1
Lưu ý: Điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các con chữ và vị trí dấu thanh và khoảng cách giữa các chữ
- Nhận xét phần viết
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói
- Treo tranh 4: Tranh vẽ gì?
- Chủ đề luyện nói: “bờ hồ”
 + Cảnh trong tranh nói về mùa nào? Tại sao em biết?
 + Bờ hồ trong tranh dùng vào việc gì?
 + Cảnh trong bờ hồ có gì đẹp?
 + Chỗ em có bờ hồ? Bờ hồ dùng vào việc gì?
Bờ hồ là nơi cho ta vui chơi, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Vì vậy, khi đến đó vui chơi các em phải biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ chúng
- Nhận xét, sửa sai
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố
Trò chơi
Nội dung: Tìm tiếng, từ có âm vừa học
Luật chơi: các nhóm thi đua tiếp sức tìm tiếng có vần vừa học. Nhóm nào tìm được nhiều, đúng thắng
- Nhận xét – tuyên dương
- Yêu cầu học sinh đọc các tiếng vừa tìm
- Đọc lại bài nhiều lần
- Tìm tiếng có âm vừa học
- Dặn học bài, chuẩn bị: Ôn tập
- Nhận xét tiết học.
Mở SGK
Đọc: cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh 
Bé đang khoe vở
Vào vở vẽ
Đọc: cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh 
Quan sát mẫu
Nêu tư thế ngồi viết
Viết vở theo hướng dẫn của Giáo viên 
Cảnh bờ hồ, các bạn đang đi trên bờ hồ
Mùa đông, vì các bạn mặc áo ấm
Làm nơi nghỉ ngơi và vui chơi
Cây cối, thảm cỏ
HS trả lời tùy ý
HS luyện nói tự nhiên theo gợi ý của Giáo viên , nói tròn câu, nói theo suy nghĩ của mình
HS tham gia theo 2 nhóm 
HS đọc
Học vần
Tập viết tuần 3
I/ Mục đích yêu cầu:
- HS viết đúng các chữ lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 1.
- HS viết đúng dòng, khoảng cách đều đẹp, nắm được khoảng cách giữa các chữ.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, rèn luyện tính tỉ mỉ của đôi tay.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn ô li và chấm nội dung bài viết.
- Vở, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét bài tập viết tuần trước.
3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: Viết bảng con
- GV giới thiệu nội dung bài viết: lễ, cọ, bờ, hồ
- HD qui trình viết: viết mẫu chữ: lễ, nêu quy trình 
- Giáo viên kiểm tra, chỉnh sửa.
- Chữ cọ: Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3, viết con chữ xê cao 1 đơn vị, lia bút viết con chữ o cao 1 đơn vị, rê bút viết con dấu nặng dưới con chữ o, điểm kết thúc khi viết xong dấu nặng
- Giáo viên kiểm tra lưu ý nối nét c, o
- Chữ bờ: Đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ bê cao 2 đơn vị rưỡi, lia bút viết con chữ ơ cao 1 đơn vị, rê bút viết thanh huyền, kết thúc sau khi viết xong dấu huyền.
- Giáo viên kiểm tra lưu ý cho học sinh nối nét giữa con chữ bê với con chữ ơ, cách đặt dấu ˋ
- Chữ hồ: Đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ hát cao 2 đơn vị rưỡi, rê bút viết con chữ ô cao 1 đơn vị, rê bút viết dấu hỏi nằm trên con chữ ô điểm kết thúc sau khi viết xong dấu hỏi
- Lưu ý học sinh nối nét con chữ hát với chữ ô
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết vở
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng hàng
- Nhắc nhở học sinh khoảng cách giữa chữ với 1 đường kẻ dọc, độ cao, qui trình viết – tư thế ngồi viết.
4/ Nhận xét, dặn dò:
- Thu vở, nhận xét, đánh giá.
- Dặn về luyện viết lại các chữ cho thành thạo, chuẩn bị bài sau.
Hát
Lắng nghe
Đọc từ
HS viết bảng con
Tương tự lần lượt các từ còn lại
Học sinh viết vào vở
Học vần
Ôn tập
(Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Củng cố việc nhận biết các âm chữ: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ.
- Đọc được: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ; các từ ngữ ứng dụng từ bài 7 đến bài 11. Viết được: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ; các từ ngữ ứng dụng từ bài 7 đến bài 11. 
- Tích cực học tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- SGK, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS đọc rõ các tiếng, từ ứng dụng
- Đọc trang trái – trang phải
- Nhận xét
3/ Bài mới:
- Tuần qua các em đã được học nhiều chữ âm mới. - Mời 1 bạn kể?
- Giáo viên chốt: Ghi bảng ôn tập
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập chữ, âm
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- Treo tiếng “co” gồm mấy âm?
- Từ như tiếng “co” thêm dấu thanh mà các em đã học tạo ra tiếng mới?
- GV cho học sinh tìm tranh đính bên trên các tiếng cho thích hợp
- GV chốt : co, cò, cỏ, cọ
- Đọc mẫu
- Chú ý sửa sai
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tiếng từ ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh thi đua 2 dãy ghép âm kết hợp các chữ cột dọc với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn 1
- Kết hợp các tiếng ở cột dọc với các dấu thanh ở dòng ngang trong bảng ôn 2
- GV nhận xét
- Đọc mẫu
- Chú ý sửa sai cho học sinh 
 + Lò cò, vơ cỏ là động tác như thế nào?
- GV đọc mẫu
- Chú ý sửa sai cho học sinh 
HOẠT ĐỘNG 3: Tập viết từ ngữ ứng dụng
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết
- Theo dõi uốn nắn học sinh.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS đọc
- HS đọc 2 – 3 em
- Học sinh kể
- Các bạn kéo co
2 âm: c đứng trước, o đứng sau
cò , cỏ , cọ , cõ , có
- Học sinh thực hành
- HS đọc cá nhân
- Đồng thanh
- Học sinh thực hiện
- Đọc cá nhân, đồng thanh
- TLCH
Học sinh viết bảng con
Học vần
Ôn tập
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố việc nhận biết các âm chữ: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ.
- Luyện đọc: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 11. Luyện viết: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ; các từ ngữ ứng dụng từ bài 7 đến bài 11. Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: hổ.
- Giáo dục HS biết ơn người đã dạy dỗ giúp đỡ mình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Vở, SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài ôn
- Giáo viên treo tranh và hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Bé làm gì? 
- Chốt: bé vẽ cô, bé vẽ cờ
- Phát âm và đánh vần tiếng:
 Giáo viên đọc mẫu
 Chú ý sửa sai
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết
Viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết như các tiết đã học
Hướng dẫn viết vở (lưu ý điểm đặt bút, kết thúc và các nét nối)
Lưu ý: Tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- Nhận xét.
- So sánh con chữ ô và ơ
HOẠT ĐỘNG 3: Kể chuyện Mèo và Hổ
GV kể kết hợp tranh
GV gợi ý cho học sinh kể chuyện theo tranh
Tranh 1: Hổ .xin Mèo truyền võ nghệ. Mèo nhận lời
Tranh 2: Hàng ngày Hổ đến lớp, học tập chuyên cần
Tranh 3: Một lần, Hổ phục sẵn khi thấy Mèo đi qua, nó nhảy ra vồ Mèo rồi đuổi theo định ăn thịt
+Tranh 4: Nhân lúc Hổ sơ ý, Mèo nhảy tót lên 1 cây cao. Hổ đứng dưới đất gầm gào, bất lực.
 Ý nghĩa câu chuyện: Hổ là 1 con vật vô ơn, đáng khinh bỉ.
Củng cố, dặn dò:
- GV cho học sinh kể chuyện tiếp sức cả câu chuyện
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- Nhận xét, tuyên dương
- Dặn học lại bài: tự tìm chữ, tiếng, từ vừa học, xem trước bài 12.
- Nhận xét tiết học.
HS đọc theo thứ tự hoặc không theo thứ tự
Vẽ bé
Vẽ cô, vẽ cờ
HS đọc cá nhân, đồng thanh
HS quan sát
HS viết vào vở
HS so sánh
HS nghe và quan sát
HS kể
Học sinh kể
Học sinh đọc
Học vần
n, m
(Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu:
- HS nhận biết được chữ và âm n, m, nơ, me.
- Đọc được n, m, nơ, me; từ ứng dụng. Viết được: n, m, nơ, me. 
- Chăm chỉ luyện đọc, viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa; vật thật: chùm me
- SGK, bảng con, bộ thực hành tiếng Việt
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra miệng:
- Yêu cầu Học sinh mở SGK/ bài 12
- Gọi HS đọc bài
Kiểm tra viết: Yêu cầu HS viết bảng con
Nhận xét
3/ Bài mới: Giới thiệu bài:
Treo tranh 1: + Tranh vẽ gì?
 + Chị đang làm gì cho bé?
 Š Từ “cái nơ” có tiếng nơ, gắn tiếng “nơ”
GV cho xem “quả me”: Trên tay cô có quả gì ?
 Š Từ “quả me” có tiếng me, gắn tiếng “me” 
Chỉ tiếng “nơ” “me” hỏi:
+ Trong tiếng “nơ” “me” có âm nào đã học rồi?
Giáo viên: Hôm nay các em sẽ học âm: mờ, nờ và chữ m, n. Ghi tựa bài: n, m
+ Đọc mẫu n, m, nơ, me
 Nhận xét, uốn nắn
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy chữ ghi âm 
Nhận diện chữ:
Ghi bảng chữ n in: Cô vừa viết chữ gì?
Chữ n có mấy nét?
Chữ n giống chữ gì vừa học?
GV viết chữ h kế chữ n: Chữ n và chữ h giống và khác nhau ở nét nào?
Chốt ý: Chữ n giống chữ h ở nét móc, khác nét sổ thẳng của chữ n ngắn hơn chữ h.
Tìm chữ n trong bộ đồ dùng dạy học
Phát âm và đánh vần tiếng:
Đọc mẫu: âm n (nờ)
Khi phát âm n đầu lưỡi chạm lợi, hơi thốt ra miệng, mũi
Giáo viên ghi tiếng “nơ” dưới âm n
Có âm n, thêm âm ơ được tiếng gì?
Đọc mẫu: nờ _ ơ _ nơ
Phân tích tiếng nơ
HD viết chữ: GV đính chữ n viết lên bảng
 + Chữ n viết có mấy nét?
 + Chữ n cao mấy đơn vị?
Viết mẫu vào hàng kẻ: âm n được viết bằng con chữ en – nờ. điểm đặt bút giữa ô li thứ hai viết nét móc xuôi lia bút viết nét móc 2 đầu, điểm kết thúc nằm dưới đường kẻ thứ hai.
Viết mẫu lên không
Viết mẫu tiếng “nơ”
Muốn viết chữ “nơ” cô viết con chữ en – nờ rê bút cô viết con chữ ơ sau con chữ en – nờ
HOẠT ĐỘNG 2: Dạy chữ ghi âm m
Qui trình tương tự HĐ 1
Lưu ý: + Con chữ m gồm mấy nét?
 + So sánh m và n
Phát âm: mờ, khi phát âm m 2 môi khép lại rồi bật ra, hơi thốt ra qua miệng và mũi
Đọc mẫu: mờ _ e _ me
Viết mẫu: Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết 1 nét móc xuôi, rê bút viết nét móc xuôi, rê bút viết nét móc 2 đầu. Điểm kết thúc tại đường kẻ thứ 2.
Muốn viết chữ “me”: đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết con chữ m, rê bút viết con chữ e. điểm kết thúc khi viết xong con chữ e
HOẠT ĐỘNG 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
Tìm tiếng có âm m, n: Y/C HS lấy bộ đồ dùng ghép âm n, m với các âm đã học tạo tiếng mới
Chốt ý, ghi bảng: no, nô, nơ, mo, mô, mơ
Treo tranh 3, 4: Tranh vẽ gì?
Chốt ý: Tranh vẽ ca nô, bó mạ
Ca nô là 1 phương tiện giao thông trên sông nước
Bó mạ: Mạ là cây lúa non. Nhiều cây gộp lại thành 1 bó gọi là bó mạ
Giáo viên viết từ ca nô, bó mạ
Đọc mẫu các tiếng, từ ứng dụng lên bảng
Mở SGK
HS đọc bài theo yêu cầu
Viết i, a, bi, cá
Tranh vẽ chị, bé và mèo
Cái nơ
Quả me
Có âm ơ, e đã học
Đọc đồng thanh
Chữ en – nờ
2 nét: nét sổ thẳng và nét móc
Chữ h
Giống: Nét móc hai đầu
Khác: Nét sổ thẳng
HS tìm, cài bảng
Đọc cá nhân, dãy bàn, đồng thanh
Được tiếng “nơ”
Đọc: cá nhân theo dãy bàn, nhóm
n đứng trước âm ơ đứng sau
2 nét: móc xuôi, nét móc 2 đầu
1 đơn vị
Viết trên không
Viết bảng con 2 lần n
Viết bảng con
3 nét: 2 móc xuôi, 1 móc 2 đầu.
Giống: nét móc xuôi, móc ngược
Khác: m hơn n 1 nét móc xuôi
Đọc cá nhân, bàn, đồng thanh
Viết trên không
Viết bảng con 2 con chữ m
Viết bảng con
Nêu các tiếng tìm được
Trả lời tùy ý
Đọc cá nhân
Học vần
n, m
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nhận biết chữ và âm n, m, nơ, me.
- Luyện đọc: n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng. Luyện viết: n, m, nơ, me. Luyện nói từ 1 – 3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba má.
- Giáo dục HS biết tôn trọng và kính yêu bố mẹ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa
- SGK, bảng con, vở
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
Đọc mẫu trang bên trái: tựa bài và từ dưới tranh
Đọc tiếng tư ứng dụng
Giới thiệu câu ứng dụng: quan sát tranh
+ Tranh vẽ gì?
 Chốt ý: Tranh vẽ bò và bê đang ăn cỏ
Vì sao gọi là con bò và vì sao gọi là con bê
 Giải thích: Con bò lúc còn nhỏ gọi là con bê, khi nó lớn gọi là bò
Người ta nuôi bò để làm gì?
Chốt ý: Bò cho ta sữa, thịt và kéo xe
 Qua tranh vẽ cô giới thiệu cho các em câu ứng dụng
 	“bò bê ăn cỏ, bò bê no nê”
Đọc mẫu câu ứng dụng
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết
Giới thiệu nội dung viết: m, n, nơ, me
yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết
Hướng dẫn qui trình viết: 
a) Chữ n (en – nờ)
Gắn chữ mẫu:
Viết mẫu và nói: âm nờ được viết bằng con chữ en – nờ. Điểm đặt bút giữa ô li thứ hai cô viết nét móc xuôi lia bút viết nét móc hai đầu, điểm kết thúc nằm dưới đường kẻ thứ 2
b) Chữ m (em – mờ)
Gắn chữ mẫu:
Viết mẫu và nói: âm mờ được viết bằng con chữ em – mờ. Điểm đặt bút giữa ô li thứ hai cô viết nét móc xuôi lia bút viết nét móc hai đầu, điểm kết thúc nằm dưới đường kẻ thứ 2
c) Chữ “nơ”
Viết mẫu và nói: Muốn viết chữ “nơ” cô viết con chữ gì trước, con chữ gì sau?
d) Chữ “me”
Viết mẫu và nói: Muốn viết chữ “me” cô viết con chữ gì trước, con chữ gì sau?
Nhận xét phần luyện viết 
HOẠT ĐỘNG 3: 	Luyện nói
Cho HS hát bài: cả nhà thương nhau.
Chuyển ý: bài “Cả nhà thương nhau” nói đến những ai ?
Vậy chủ đề luyện nói hôm nay là chủ đề: ba mẹ
Treo tranh 4: Tranh vẽ những ai?
Chuyển ý: ba mẹ là người sinh thành ra các em, nuôi dưỡng và dạy dỗ các em nên người
Ở nhà, em nào có cách gọi khác về ba mẹ mình?
Chốt ý: Từ ba má, ba mẹ, cha mẹ đều có cùng 1 ý nghĩa là nói về người sinh ra các em
Chỉ tranh: Tranh vẽ ba mẹ em đang làm gì? (Giáo viên uốn năn và hướng dẫn các em nói thành câu)
 Chốt ý : Người yêu thương và lo lắng cho em nhất đó chính là cha mẹ. Hình ảnh trong tranh cho ta thấy tình cảm ba mẹ dành cho bé 
 + Nhà em có bao nhiêu anh em?
 + Em là con thứ mấy? 
Chốt ý: Qua hình ảnh ba mẹ yêu thương em bé trong tranh. Các em hãy kể về gia đình mình. Tình cảm của mình đối với ba mẹ cho cả lớp nghe (Giáo viên kết hợp giáo dục tư tưởng)
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố
Trò chơi: Chuyền thư
Nội dung: Ghép tiếng, từ thành câu có nghĩa
Luật chơi: Mỗi bì thư là 1 cụm từ, sau khi nhận được thư các em hãy hội ý ghép thành câu có nghĩa
Đội nào nhanh là thắng
Nhận xét trò chơi
Tuyên dương HS.
Câu hỏi củng cố:
+ Gạch dưới những tiếng có âm m – n trong câu
+ Phân tích tiếng “mẹ, mi, nô, na, mè”
Nhận xét.
Nhận xét tiết học.
Dặn về học bài, luyện đọc, viết.
Đọc trang trái, từng phần 
Cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh
Xem tranh trong SGK, TLCH
Đọc cá nhân
Đọc: cá nhân, dãy, đồng thanh 
Nêu tư thế ngồi viết
Viết 2 chữ n
Viết 2 chữ m
HS trả lời rồi viết nơ
HS trả lời rồi viết me
Ba mẹ và bé
Cha mẹ, ba mẹ, ba má, thầy bu 
ẳm bé, nựng bé, âu yếm 
Trả lời tùy ý
Luyện nói
Cả lớp tham gia
Học sinh nhận xét
HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_van_lop_1_tuan_3_o_c_nam_hoc_2014_2015.doc