Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 47: om, op (2 tiết) - Nguyễn Thị Minh Hiền
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết các vần om, op; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần om, op.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần om, vần op.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lừa và ngựa.
- Viết đúng các vần om, op; các tiếng đom đóm, họp (tổ) (trên bảng con).
2. Năng lực, phẩm chất:
- HS phát triển về năng lực ngôn ngữ, tư duy thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tập.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, chia sẻ với bạn.
- HS tích cực học tập, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- GD HS: Biết giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Bài giảng, SGK, bộ đồ dùng, phần mềm tích điểm
2. HS: SGK, bộ đồ dùng, bảng con.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC HỌC VẦN BÀI 47: OM- OP ( 2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết các vần om, op; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần om, op. Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần om, vần op. Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lừa và ngựa. Viết đúng các vần om, op; các tiếng đom đóm, họp (tổ) (trên bảng con). 2. Năng lực, phẩm chất: - HS phát triển về năng lực ngôn ngữ, tư duy thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tập. - Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, chia sẻ với bạn. - HS tích cực học tập, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - GD HS: Biết giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Bài giảng, SGK, bộ đồ dùng, phần mềm tích điểm 2. HS: SGK, bộ đồ dùng, bảng con... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.HĐ mở đầu: Khởi động - HS đọc bài Gà nhí nằm mơ (bài 46); - HS trả lời câu hỏi: Vì sao gà nhí nằm mơ bị quạ cắp đi, kêu ầm ĩ nhưng lại ngủ thiếp đi? -HS đọc và trả lời câu hỏi 2.HĐ hình thành kiến thức Giới thiệu bài: vần om, vần op. -HS lắng nghe Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) Dạy vần om HS đọc: o - mờ - om. Phân tích vần om. / Đánh vần: o - mờ - om / om. HS nhìn hình. GV hỏi: Đây là con gì? Phân tích tiếng đom. / Đánh vần: đờ - om - đom / đom. (Làm tương tự với đóm). HS nhìn mô hình, đánh vần, đọc trơn: o - mờ - om / đờ - om - đom / đờ - om - đom - sắc - đóm / đom đóm. Dạy vần op Phân tích vần op. Đánh vần: o - pờ - op / op. GV cho HS nhìn tranh, hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? Đánh vần tiếng họp: hờ - op - hop - nặng - họp / họp. Đánh vần, đọc trơn: o - pờ - op / hờ - op - hop - nặng - họp / họp tổ. * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: om, op, 2 tiếng mới học: đom, họp. -HS đọc -Phân tích, đánh vần -HS nói: đom đóm. -Phân tích, đánh vần -Cả lớp đánh vần ,đọc trơn -Phân tích, đánh vần -Các bạn đang họp tổ -Đánh vần -Đánh vần, đọc trơn -HS nói: om, op, đom, họp 3.Hoạt động : Luyện tập – Thực hành Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần om? Tiếng nào có vần op?) -HS đọc: cọp (hổ), khóm tre,... GV giải nghĩa: chỏm mũ (phần nhô lên trên cùng của cái mũ); lom khom (tư thế còng lưng xuống); gom góp (tập hợp dần dần). Từng cặp HS làm bài. / 2 HS báo cáo: HS 1 nói tiếng có vần om. HS 2 nói tiếng có vần op. GV chỉ từng chữ, yêu cầu HS đọc : Tiếng cọp có vần op. Tiếng khóm có vần om,... HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần om (bom, còm, hòm, tóm,...); có vần op (bóp, chóp, ngóp, tóp,...) 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng vừa học. Viết vần om, op. GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết. Chú ý: viết o và m, 0 và p không xa quá hay gần quá. Yêu cầu HS viết: om, op (2 lần). Viết: đom đóm, họp tổ (tương tự mục b) GV viết mẫu, hướng dẫn: đom (viết chữ đ cao 4 li, tiếp đến vần om); / đóm có dấu sắc trên o; / họp (viết chữ h cao 5 li, p 4 li, dấu nặng đặt dưới o). HS viết: đom đóm, họp (tổ). - Hs thực hiện -Cả lớp đọc: Tiếng cọp có vần op. Tiếng khóm có vần om,... - Hs đọc bài vừa học -1 HS đọc vần om, op, nói cách viết, độ cao các con chữ. -HS viết ở bảng con - Hs quan sát - Hs viết ở bảng con Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Lừa và ngựa. Câu chuyện nói về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc sống. GV đọc mẫu. Luyện đọc từ ngữ: còm nhom, lắm đồ, chả nghe, thở hí hóp, xếp đồ. Giải nghĩa từ: thở hí hóp (thở mệt nhọc, yếu ớt, như sắp hết hơi). Luyện đọc câu GV: Bài có 6 câu. GV chỉ từng câu. Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 2 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc GV nêu YC; chỉ từng ý a, b (chưa hoàn chỉnh) cho 1 HS đọc. HS hoàn thành 2 câu văn, làm bài trong VBT. Một vài HS nói kết quả. GV khuyến khích cách nói sáng tạo: Ý a: Lừa nhờ ngựa chở đỡ đồ, ngựa chả thèm nghe lừa / (hoặc) ngựa mặc kệ, không chịu giúp lừa / ngựa phớt lờ, chẳng chịu giúp bạn /... Ý b: Lừa ngã, thở hí hóp, thế là bà chủ xếp hết đồ từ lừa qua ngựa. / (hoặc) bà chủ xếp tất cả đồ đạc nặng trịch từ lưng lừa sang lưng ngựa /... GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? GV: Ngựa phải chịu hậu quả từ việc không giúp đỡ lừa. Nếu ngựa chịu giúp lừa một chút thì lừa đã không ngã ra bờ cỏ, thở hí hóp và ngựa đã không phải chở tất cả đồ của lừa. Cho nên, giúp đỡ người khác nhiều khi cũng là giúp mình. Chắc là chú ngựa trong câu chuyện này đã hiểu ra điều đó. -HS lắng nghe - Hs luyện đọc -1 HS đọc, cả lớp đọc. -HS thi đọc -HS đọc -HS làm vào vở BT -Ngựa không giúp lừa. / Ngựa không thương bạn. / Ngựa không giúp lừa nên khi lừa ngã, ngựa phải chở cả đồ của lừ a. / Vì không chở giúp lừa một ít đồ nên ngựa đã phải chở tất cả đồ đạc của lừa. /...). 4.Củng cố, dặn dò: GV dặn HS về nhà kể cho người thân nghe điều em đã hiểu ra từ câu chuyện Lừa và ngựa. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoc_van_lop_1_sach_canh_dieu_bai_47_om_op_2_tiet_ngu.docx