Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương

Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương

CHỦ ĐỀ 7: THỂ THAO

BÀI 1: AO ao EO eo (tiết 1-2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Thể thao .Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ao, eo

2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ao, eo. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “o”; hiểu nghĩa của các từ đó.Viết được các vần ao, eovà các tiếng, từ ngữ có các vần ao, eo.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ từ các vần ao, eo; một số tranh ảnh minh hoạ; bản nhạc bài hát Con cào cào (của Khánh Vinh) hoặc bài Tập thể dục buổi sáng (của Minh Trang); tranh chủ đề.

 2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con,

 

docx 58 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 19, tháng 10 năm 2020
SHDC: Giới thiệu hoạt động ở trường
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:
	1. Về năng lực:
	- Hình thành được một số thói quen, nề nếp khi thực hiện các hoạt động ở trường
	- Tham gia buổi sinh hoạt, lắng nghe, quan sát bạn trong trò chơi..
	- Thể hiện tình cảm với thầy cô, sự tôn trọng bạn bè bằng việc ngồi theo dõi các bạn chơi.
	- Hình thành thói quen an toàn trong học tập và vui chơi.
	2. Về phẩm chất:
	- Chăm chỉ, có nền nếp trong học tập, các hoạt động ở trường.
	- Đoàn kết khi cùng nhau làm việc và lắng nghe, theo dõi bạn.
	- Ý thức ngoan ngoãn , trang nghiêm khi dự lễ chào cờ.
	- Biết yêu quý, tôn tọng bản thân, bạn bè.
	II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
Thực hiện nghi lễ chào cờ.
Thực hiện trò chơi “ An toàn – nguy hiểm.”
Sau khi lớp 1/9 thực hiện.
5 hs lên tham gia trò chơi “ An toàn- Nguy hiểm “.
Gv vẽ 2 vòng tròn để chữ an toàn, mỗi vòng tròn 2 bạn đứng, 1 bạn làm quản trò.
Nhạc mở lên các bạn chạy ra ngoài vui chơi nhưng khi quản trò nói :” Nguy hiểm” thì các bạn nhanh chóng chạy vào vòng an toàn, nếu bạn nào chạy chậm coi như thua cuộc.
Chào thầy cô, các anh chị và các bạn giới thiệu lớp 1/11.
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 7: THỂ THAO
BÀI 1: AO ao EO eo (tiết 1-2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Thể thao .Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ao, eo
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ao, eo. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “o”; hiểu nghĩa của các từ đó.Viết được các vần ao, eovà các tiếng, từ ngữ có các vần ao, eo.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần ao, eo; một số tranh ảnh minh hoạ; bản nhạc bài hát Con cào cào (của Khánh Vinh) hoặc bài Tập thể dục buổi sáng (của Minh Trang); tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp :5p
Giáo viên yêu cầu các bạn học sinh đọc câu, đoạn/ viết từ ngữ/ nói câu có tiếng chứa ua, ia, ưa; s, x; trả lời một vài câu hỏi về nội dung của các bài đọc thuộc chủ đề Đi sở thú.
Nhận xét
2. Dạy bài mới :
2.1. Khởi động :10p
* Mục tiêu: Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Thể thao. Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ao, eo.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách
Hs thực hiện
- Học sinh mở sách học sinh trang 70.
- Giáo viên giới thiệu tên chủ đề và chữ ghi tên chủ đề, yêu cầu học sinh nhận diện và đọc chữ mà học sinh đã học. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh chủ đề và cho biết tranh vẽ gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Thể thao.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa ao, eo).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Học sinh lắng nghe 
- Học sinh quan sát tranh trả lời.
- Học sinh nêu được một số từ khoá 
- Học sinh nêu các tiếng 
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa ao, eo. Từ đó, học sinh phát hiện ra ao, eo.
- Học sinh lắng nghe 
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới :20p
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ao, eo. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “o”; hiểu nghĩa của các từ đó. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
Nhận diện vần ao:
- Giáo viên gắn thẻ vần ao lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu vần ao.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vần ao.
Nhận diện âm chữ eo:
Tiến hành tương tự như nhận diện âm chữ ao.
Tìm điểm giống nhau giữa các vần ao, eo:
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần ao và eo.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng chào.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng theo mô hình. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
Đánh vần và đọc trơn từ khóa chào:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn 
Đánh vần và đọc trơn tiếng chèo:
Tiến hành tương tự như tiếng chào. 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh đọc 
- Học sinh nêu điểm giống nhau 
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần 
- Học sinh phân tích tiếng 
- Học sinh đánh vần tiếng theo mô hình: 
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh quan sát, phát hiện vần ao trong tiếng khoá chào.
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh đọc trơn 
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
* Mục tiêu: Học sinh viết được các vần ao, eo và các tiếng, từ ngữ có các vần ao, eo.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp; thực hành.
Viết vào bảng con chữ ao:
- Viết chữ ao:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ ao.
- Học sinh quan sát và phân tích cấu 
- Học sinh viết chữ ao vào bảng con.
- Học sinh nhận xét 
- Viết chữ chào:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ chào
- Viết chữ eo, chèo:
Tương tự như viết chữ ao, chào.
Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ ao, chào, eo, cà kheo vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh gặp khó khăn
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết chữ chào vào bảng con.
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh viết chữ ao, chào, eo, chèo.
- Học sinh nhận, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn:20p
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng ở mức độ đơn giản.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần ao, eo 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần ao, eo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ sàohoặc chèo, kéo co, báo Thể thao.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm vần ao, eo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần ao, eo.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần ao, eo
- Học sinh đánh vần và đọc trơn 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp. 
- Học sinh tìm thêm 
- Học sinh nêu, 
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Những ai thi kéo co? Những ai reo hò cổ vũ? Bé Bo và bé Bi làm gì?.
- Học sinh lắng nghe 
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng :10p
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn vận động theo bài hát thiếu nhi về thể thao có từ ngữ chứa tiếng có vần được học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, hỏi gợi mở nội dung tranh: Tranh vẽ những ai? Đang làm gì?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nghe và hát theo kết hợp vận động bài hát Con cào cào hoặc bài hát Tập thể dục buổi sáng.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời
- Học sinh nghe hát kết hợp vận động bài hát Con cào cào hoặc bài hát Tập thể dục buổi sáng.
4. Củng cố- dặn dò :5p
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có ao, eo.
Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị tiết học sau.
- Học sinh nhận diện, đọc lại tiếng, từ có ao, eo.
- Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau 
 RÚT KINH NGHIỆM:
Hs chưa nhớ vần, cần tăng thời gian luyện đọc
Đạo đức
TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH
BÀI 4: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở TRƯỜNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường; hiểu được sự cần thiết của tự giác.
2. Kĩ năng: Thực hiện được và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
3. Thái độ: Đồng tình với thái độ, hành vi tự giác; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
4. Năng lực chú trọng: Biết vì sao cần tự giác khi làm việc ở trường; phân biệt được hành vi tự giác hay không tự giác khi làm việc ở trường; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân về tự giác ở trường; biết quan sát, tìm hiểu về nhà trường và các hành vi ứng xử ở trường; tham gia công việc nhà trường.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài thơ “Vườn trường”.
	2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định và kiểm tra bài cũ:5p
- Gv nêu tình huống cho hs xử lý, đồng tình hay không đồng tình về các việc làm anh chị em quan tâm, giúp đỡ nhau.
- Nhận xét
2. Bài mới
 Hoạt động khởi động :6p
Hs thực hiện
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc và tổ chức cho học sinh cùng đọc bài thơ “Vườn trường”; giáo viên giải thích nghĩa của từ “tự giác”: và dẫn dắt học sinh vào bài học “Tự giác làm việc ở trường”.
- Học sinh cùng đọc bài thơ.
2. Hoạt động khám phá :8p
2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi :
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu nội dung các hình bằng cách mô tả hình, sau đó trả lời câu hỏi: 
- Học sinh quan sát, sau đó trả lời câu hỏi.
2.2. Hoạt động 2. Thảo luận :7p
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở.
* Cách tiến hành:
a) Các bạn đã tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh nhận diện nội dung các hình:
b) Kể thêm những biểu hiện tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường:
- Giáo viên cần nhấn mạnh lại cho học sinh hiểu như thế nào là tự giác. 
- Sau đó, giáo viên cho các nhóm trả lời và nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nhận diện nội dung các hình.
- Học sinh trả lời 
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm trả lời và nhận xét, bổ sung. 
2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ :7p
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi tự giác; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
a) Em đồng tình và không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?
- Giáo viên chia nhóm 4 học sinh. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát từng hình, trả lời
b) Vì sao phải tự giác làm việc ở trường?
Gv nêu câu hỏi
- Giáo viên giải thích cho trẻ hiểu .
3. Củng cố- dặn dò:
- Gv yêu cầu hs nhắc lại tên bài, 1 vài biểu hiện tự giác của bản thân
- Dặn các em chuẩn bị tiết 2. 
- Học sinh quan sát
- Học sinh trả lời:
Hs nêu ý kiến
Lắng nghe
Hs thực hiện
Rút kinh nghiệm:
Hs còn nhỏ, chưa có biểu hiện cụ thể của việc tự giác, cần rèn luyện mỗi ngày.
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 7: THỂ THAO
BÀI 2: AU au ÊU êu (tiết 3)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần au, êu(đi tàu, đi đều, cây cau, ).
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần au, êu. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “u”; hiểu nghĩa của các từ đó.Viết được các vần au, êuvà các tiếng, từ ngữ có các vần au, êu.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ au, êu (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :5p
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu, đoạn/ viết từ ngữ/ nói câu có tiếng chứa vần ao, eo.
- Nhận xét
2. Dạy bài mới :
2.1. Khởi động :7p
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần au, êu.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách,
- Hs thực hiện
- Học sinh mở sách học sinh trang 72.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, cho biết tranh vẽ gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng tìm được có vầnau, êu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa au, êu).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, trả lời
- Học sinh nêu
- Học sinh so sánh au, êu. Từ đó, học sinh phát hiện ra au, êu.
- Học sinh lắng nghe.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới:20p
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần au, êu. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “u”; hiểu nghĩa của các từ đó.
 * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
Nhận diện vần au:
- Giáo viên gắn thẻ vần au lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu vần au.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vần au.
Nhận diện vần êu:
Tiến hành tương tự như nhận diện vần au.
Tìm điểm giống nhau giữa các vần au, êu:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh vần au và êu.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “u”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng:cháu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng cháu theo mô hình.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
Đánh vần và đọc trơn từ khóa bà cháu:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ bà cháu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa cháu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa bà cháu.
Đánh vần và đọc trơn từ khóa đi đều:
Tiến hành tương tự như từ khóa bà cháu. 
- Học sinh quan sát, phân tích 
- Học sinh đọc 
- Học sinh nêu điểm giống nhau giữa vần au và êu 
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng 
- Học sinh phân tích
- Học sinh đánh vần
- Học sinh quan sát , phát hiện vần mới học
- Học sinh đánh vần
- Học sinh đọc trơn.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
* Mục tiêu: Học sinh viết được các vần au, êuvà các tiếng, từ ngữ có các vần au, êu.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp; thực hành.
Viết vào bảng con vần au và chữ cháu, vần êu và chữ đều:
- Viết vần au:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vần au
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết vần au vào bảng con.
- Học sinh nhận xét 
- Viết chữ cháu:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ cháu
Viết vần êu, chữ đều:
Tiến hành tương tự như viết vần au và chữ cháu. 
Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
3. Củng cố dặn dò :3p
- Yêu cầu hs đọc lại các vần, tiếng đã học.
- Về nhà viết bài nếu chưa hoàn thành.
- Chuẩn bị tiết 2.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết chữ cháu vào bảng con.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh viết 
- Học sinh nhận xét, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Hs thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
Hs đọc vần au nhầm với ao,ua. Cần nhấn mạnh phân tích vần và luyện đọc nhiều.
Thứ ba, ngày 20 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 7: THỂ THAO
BÀI 2: AU au ÊU êu (tiết 4)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần au, êu(đi tàu, đi đều, cây cau, ).
2. Kĩ năng: Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.Cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi các sự vật thông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ au, êu (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (đi tàu, đi đều, cây cau)tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :5p
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu, đoạn/ viết từ ngữ/ nói câu có tiếng chứa vần ao, eo, âu
- Nhận xét
2. Dạy bài mới :
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn:15p
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
Hs thực hiện.
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần au, êu.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần au, êu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm vần au, êu
- Học sinh quan sát tranh, trả lời
- Học sinh đánh vần và đọc trơn 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.
- Học sinh tìm thêm 
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc: Thảo, Hà và Thư làm gì? Ai đi sau? Hà kêu Thảo làm gì?
- Học sinh lắng nghe 
- Học sinh tìm 
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng :10p
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi các sự vật.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung: Tranh vẽ những ai? Đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu từ ngữ chỉ vật gần gũi, quen thuộc liên quan chủ đề Thể thao 
- Giáo viên nhận xét, khuyến khích theo số lượt nói.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời 
- Học sinh thực hiện trò chơi: 
+ Học sinh1 nói từ hoặc cụm từ có 2 tiếng trở lên.
+ Học sinh 2 nói nối đuôi có từ, cụm từ bắt đầu bằng tiếng cuối của cụm từ mà học sinh 1 đã nói, cứ như thế cho đến hết. 
4. Củng cố- dặn dò :5p
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có au, êu.
Giáo viên dặn học sinh nói câu có chứa tiếng, từ đã học cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau
- Học sinh nhận diện, đọc lại tiếng, từ có au, êu.
-Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau 
 RÚT KINH NGHIỆM:
Bài ứng dụng một số em còn gặp khó khan khi tìm hiểu nội dung cần hướng dẫn nhiều hơn.
Hoạt động mở rộng: các em chưa hiểu được nội dung tranh.
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 7: THỂ THAO
BÀI 3: Â â ÂU âu (tiết 5)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thứcQuan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần âu 
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần âu. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “u”; hiểu nghĩa của các từ đó. Viết được âm vần â âu và tiếng, từ ngữ có vần âu (đá cầu). 
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ â, âu (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (cầu trượt, cái cầu, đi câu, đá cầu, đấu vật); tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :5p
- Giáo viên yêu cầu học sinhđọc câu, đoạn/ viết từ ngữ/ nói câu có từ ngữ chứa tiếng có vần au, êu.
- Nhận xét
2. Dạy bài mới :
2.1. Khởi động :7p
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần âu 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách
- Hs thực hiện
- Học sinh mở sách học sinh trang 74.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, cho biết tranh vẽ gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng có vầnâuđã tìm được.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa vầnâu).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, trả lời
- Học sinh nêu 
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa vần âu. Từ đó, học sinh phát hiện ra âu.
- Học sinh lắng nghe 
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới :20p
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần âu. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “u”; hiểu nghĩa của các từ đó. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ mới, vần mới:
Nhận diện âm chữ â:
- Giáo viên dùng hình ảnh, thẻ từ gọi tên các vật chứa các tiếng cao – câu, sao – sâu, đào – đầu.
- Giáo viên giới thiệu chữ â.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc â.
Nhận diện vần âu:
- Giáo viên gắn bảng thẻ chữ âu, yêu cầu học sinh phân tích vần âu. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “u”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng cầu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng “cầu” theo mô hình.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa “đá cầu”:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ đá cầu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng cầu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa đá cầu.
- Học sinh quan sát và phát hiện điểm khác nhau giữa các tiếng cao – câu, sao – sâu, đào – đầu 
- Học sinh phát hiện ra âm â. 
- Học sinh đọc 
- Học sinh quan sát, phân tích vần âu
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần 
- Học sinh phân tích tiếng cầu
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh quan sát phát hiện chữ, vần mới học.
- Học sinh đánh vần.
- Học sinh đọc trơn 
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
* Mục tiêu: Học sinh viết được âm vần â âu và tiếng, từ ngữ có vần âu (đá cầu).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp; thực hành
Viết vào bảng conchữ â, vần âu và chữ cầu: 
- Viết chữâ:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo các nét của chữ â.
Yêu cầu hs viết chữ â vào bảng con.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết chữ â vào bảng con.
- Học sinh nhận xét 
- Viết vần âu:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vần âu
- Viết chữ cầu:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ cầu 
Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
3. Củng cố- dặn dò:3p
- Yêu cầu hs nhận diện, đọc lại các chữ, vần , tiếng từ vừa học.
- Yêu cầu hs về nhà đọc bài, viết bài.
Chuẩn bị tiết 2.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết vần âu vào bảng con.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết chữ cầu vào bảng con.
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh viết 
- Học sinh nhận xét, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Hs thực hiện
RÚT KINH NGHIỆM:
 .. ..
 .. 
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC
BÀI 7: HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG EM
Tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, các em nêu được tên các hoạt động chính trong trường học, nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
Nói được hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn.
Thực hiện được việc giữ vệ sinh và bảo quản, sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong trường học.
1. Phẩm chất:
Nhân ái: Biết yêu thương mọi người trong trường: thầy cô, bạn bè...
Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong nhà trường.
2. Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
3. Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học: biết được các hoạt động chính trong nhà trường.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết cách sử dụng các đồ dùng trong trường sao cho an toàn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
Sách giáo khoa, bảng nhóm.
Một số đồ dùng trong trường
- Học sinh:
Sách TNXH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định và kiểm tra bài cũ: 5p
- Yêu cầu hs nhắc lại các phòng chức năng và tên cảu các bộ phận có trong trường học.
- Xử lí tình huống 1 bạn bẻ hoa trong trường.
- Nhận xét
 2. Bài mới
2.1.Hoạt động khởi động: 5p
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú và khơi gợi để HS trình bày được về các hoạt động ở trường theo ý hiểu bản thân
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS tham gia trò chơi “Thi nói nhanh”
 - GV nhận xét về trò chơi, dẫn dắt vào bài mới và viết lên bảng: “Bài 7: Hoạt động ở trường em”
Hoạt động 1: Các hoạt động chính ở trường: 7p
a. Mục tiêu:
- HS nêu được các hoạt động chính trong trường học.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK trang 32, 33 và trả lời câu hỏi “Trường của An có những hoạt động chính nào?
- An và các bạn tham gia với thái độ như thế nào? => GV nhận xét , liên hệ GDTT về ý thức của HS khi tham gia các hoạt động chung trong trường.
=> Kết luận: Ở trường có nhiều hoạt động học tập, rèn luyện.
 Hoạt động 2: Các hoạt động ở trường em đang học: 13p
a. Mục tiêu: HS nêu được các hoạt động chính trong trường của mình.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và cho biết:
* Kể tên các hoạt động ở trường mà em đã tham gia.
* Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động đó?
- GV gợi ý thêm: Trong các hoạt động ở trường thường có những ai cùng tham gia? Mọi người đối với nhau như thế nào? 
- GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
=> GV nhận xét, kết hợp hướng dẫn thêm cho các em biết về lợi ích các hoạt động ở trường, từ đó giúp các em tích cực, chủ động tham gia, biết ứng xử phù hợp với những người tham gia cùng.
=> Kết luận: Em tham gia các hoạt động ở trường thật vui.
4. Củng cố- dặn dò:5p
- Kể cho người thân nghe về một hoạt động ở trường mà em thích nhất? Vì sao?
- GV tổ chức trò chơi Phóng viên
- Nhận xét, liên hệ thực tế GDTT
- Chuẩn bị bài sau
Hs thực hiện
- HS kể nhanh về những hoạt động học tập, vui chơi ở trường. 
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát SGK/T.32, 33 và trả lời câu hỏi:
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.
-HS trình bày
Lắng nghe
-HS tham gia trò chơi
RÚT KINH NGHIỆM:
Quan sát tranh hs nói được các hoạt động ở trường của An nhưng có một số hoạt động ở trường các em chưa nói được( vd: các buổi giao lưu, hoạt động tô heo đất)
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_7_nam_hoc_2020_20.docx