Giáo án Học vần Lớp 1 - Bài 121 đến 127

Giáo án Học vần Lớp 1 - Bài 121 đến 127

1. Tập đọc (BT 3)

1. Giới thiệu bài

- GV (chiếu bài Tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài): Ai đọc được tên bài tập đọc chúng ta học hôm nay? (HS: Cáo và gà).

- GV: Em quan sát được những gì trong tranh minh họa? GV vừa chỉ hình minh hoạ vừa gợi ý: Tranh vẽ những nhân vật nào? Các nhân vật trong tranh đang làm gì? (HS: Có cáo đang đứng dưới gốc cây, gà thì bay lên cây.).

- GV: Các em có muốn biết thêm chuyện gì đã xảy ra giữa cáo và gà? Chúng ta cùng đọc truyện Cáo và gà để tìm hiểu.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc:

a. GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

b. Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trong bài đọc trên màn hình cho HS đọc (1 HS đọc  cả lớp đọc); từ nào không đọc được, HS có thể đánh vần. Các từ ngữ cần đọc: Bạn đi chơi xuân à? Ôi bạn thật tuấn tú. .Cáo uất quá nhưng không làm được gì?. GV giải nghĩa tuấn tú: chỉ người con trai có khuôn mặt đẹp, sáng sủa và thông minh. (GV cũng có thể chọn những từ ngữ khác tùy đặc điểm cụ thể của lớp).

c. Luyện đọc câu:

- GV cùng HS đếm số câu trong bài, đánh số thứ tự các câu: Bài có 8 câu.

- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ: HS1 đọc câu 1, sau đó cả lớp đọc lại.  HS2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại. Làm tương tự với 6 câu còn lại.

- GV chỉ từng câu cho HS (cá nhân, nhóm) đọc tiếp nối.

+ Thi đọc đoạn theo nhóm, tổ.

+ Thi đọc cả bài (nhóm, tổ)  Cả lớp đọc đồng thanh.

 

doc 27 trang yenhap123 3950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 - Bài 121 đến 127", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 121: uân - uât
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- HS nhận biết vần uân, uât; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uân, uât.
- Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần uân, vần uât.
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cáo và gà.
- Viết đúng: uân, huân chương, uât, sản xuất (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Biết được cáo là con vật gian xảo và gà thì thật thà thông minh lanh lợi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.
- VBT Tiếng Việt 1, tập một. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra HS đọc bài Cải xanh và chim sâu (bài 120, trang 49).
- Nhận xét: Mời HS trong lớp nhận xét; GV nhận xét nhanh.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài (Khởi động): vần uân, vần uât.
- GV: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới. Ai đọc được 2 vần mới này?
+ GV chỉ từng chữ u và ân, 1 HS đọc: u - â - nờ - uân (Sử dụng đồ dùng dạy học tách u ra xa â và n, rồi nhập lại = uân).
+ GV chỉ từng chữ u và ât. 1 HS đọc: u - â - tờ - uât. (Sử dụng đồ dùng dạy học tách u và â ra xa t, rồi nhập lại = uât).
+ Cả lớp nói: uân, uât
2. Khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1 Dạy tiếng huân
- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ hình huân chương, hỏi: Đây là cái gì? HS: huân chương.
- 1 HS phân tích tiếng huân: tiếng huân có âm h (hờ) đứng trước, vần uân đứng sau à Đánh vần, đọc trơn tiếng huân: hờ - uân - huân / huân.
- GV chỉ mô hình tiếng huân, HS (cá nhân à tổ à cả lớp) đánh vần, đọc trơn: hờ - uân - huân / huân
Huân
h
uân
2.2 Dạy tiếng xuất
- Giới thiệu từ khóa xuất: GV chỉ hình sản xuất, hỏi: Đây là gì? HS: sản xuất.
- 1 HS phân tích tiếng xuất: tiếng xuất có âm x (xờ) đứng trước, vần uât đứng sau, dấu sắc đặt trên âm â. à Đánh vần, đọc trơn tiếng xuất: xờ - uât - xuât - sắc - xuất / xuất.
- GV chỉ mô hình tiếng xuất, HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn: xờ - uât - xuât - sắc - xuất / xuất
xuất
x
uât
Lưu ý thứ tự động tác chỉ thước: x - uât - sắc - tiếng xuất.
2.3 Củng cố
- GV: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (HS: Vần uân, vần uât). HS đánh vần: u - â - nờ - uân / uân; u - â - tờ - uât / uât.
- GV: Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (HS: Tiếng huân, tiếng xuất). HS đánh vần: hờ - uân - huân / huân; xờ - uât – xuât – sắc – xuất /xuất.
3. Luyện tập
3.1 Mở rộng vốn từ (BT2)
- GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình; nêu YC: Tìm tiếng có vần uân, tiếng có vần uât trong các từ ngữ đã cho.
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, mời 1 HS đọc. Sau đó, GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, cả lớp đọc nhỏ: mùa xuân, mĩ thuật, khuân vác, ảo thuật, tuần tra.
- GV yêu cầu HS mở VBT, nêu YC: Nối từ chứa tiếng có vần uân với ngôi nhà mái xanh và từ chứa tiếng có vần uât với ngôi nhà mái đỏ. / Mời 1 HS nhắc lại 
- HS làm bài cá nhân trên VBT.
- GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: Các tiếng xuân, khuân, tuần có vần uân. Các tiếng thuật có vần uât. Cả lớp nhận xét.
4. Tập viết (bảng con - BT 4)
a. GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần uân: Chú ý:cách nối nét giữa chữ u, chữ â và chữ n. Tiếng huân: viết chữ h trước, vần uân sau; chú ý: chữ h cao 5 li; nối nét giữa các chữ.
- Vần uât: chú ý cách nối nét giữa chữ u , chữ â và chữ t. Tiếng xuất: viết chữ x trước, vần uât sau, dấu sắc trên â; chú ý nối nét giữa các chữ.
b. HS viết. Báo cáo kết quả (giơ bảng). GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhận xét.
Hết tiết 1, HS cất bảng, hát 1 bài hát hoặc chơi 1 trò chơi vận động thật vui.
Tiết 2
1. Tập đọc (BT 3)
1. Giới thiệu bài
- GV (chiếu bài Tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài): Ai đọc được tên bài tập đọc chúng ta học hôm nay? (HS: Cáo và gà).
- GV: Em quan sát được những gì trong tranh minh họa? GV vừa chỉ hình minh hoạ vừa gợi ý: Tranh vẽ những nhân vật nào? Các nhân vật trong tranh đang làm gì? (HS: Có cáo đang đứng dưới gốc cây, gà thì bay lên cây....).
- GV: Các em có muốn biết thêm chuyện gì đã xảy ra giữa cáo và gà? Chúng ta cùng đọc truyện Cáo và gà để tìm hiểu.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b. Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trong bài đọc trên màn hình cho HS đọc (1 HS đọc à cả lớp đọc); từ nào không đọc được, HS có thể đánh vần. Các từ ngữ cần đọc: Bạn đi chơi xuân à? Ôi bạn thật tuấn tú. ...Cáo uất quá nhưng không làm được gì?. GV giải nghĩa tuấn tú: chỉ người con trai có khuôn mặt đẹp, sáng sủa và thông minh. (GV cũng có thể chọn những từ ngữ khác tùy đặc điểm cụ thể của lớp).
c. Luyện đọc câu:
- GV cùng HS đếm số câu trong bài, đánh số thứ tự các câu: Bài có 8 câu.
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ: HS1 đọc câu 1, sau đó cả lớp đọc lại. à HS2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại... Làm tương tự với 6 câu còn lại.
- GV chỉ từng câu cho HS (cá nhân, nhóm) đọc tiếp nối.
+ Thi đọc đoạn theo nhóm, tổ.
+ Thi đọc cả bài (nhóm, tổ) à Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài đọc
- GV giúp HS hiểu YC và cách làm bài tập: Trả lời câu hỏi và chọn ý đúng
- HS đọc thầm từng câu, làm bài trong VBT.
- 1 HS đọc kết quả. GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình. 
- Cả lớp đọc đồng thanh kết quả: a) Lừa cáo mở miệng, bay đi
- GV: Bài đọc cho em biết điều gì? HS phát biểu. GV kết luận: Khuyên người ta tỉnh táo, đừng vội tin những lời ngọt ngào của những kẻ bản chất gian ngoan, xảo quyệt như Cáo.
4. Củng cố, dặn dò: GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc (không đọc BT nối ghép). Dặn HS về đọc lại truyện Cáo và gà cho người thân nghe
Bài 122: Kể chuyện
HOA TẶNG BÀ
I.Mục đích yêu cầu
- Nghe và nhớ câu truyện
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh.
- Nhìn tranh, có thể kể được từng đoạn câu truyện.
- Hiểu ý nghĩa câu truyện: Ai tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mội người sẽ được mọi người yêu quý.
II. Đồ dùng học tập: Máy chiếu/tranh minh họa truyện phóng to.
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gắn lên bảng tranh minh họa truyện Cây khế. Mời HS 1 trả lời câu hỏi theo 3 tranh đầu. HS 2 kể truyện theo 3 tranh cuối. 
B. Dạy bài mới
1. Chia sẻ và giới thiệu câu truyện (Gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa chuyện, HS xem tranh, nói tên các con vật trong tranh. (Truyện có voi con, voi mẹ, bác dê, cún con, voi bà). Gv: Các em hãy đoán voi con làm gì? (Voi đi cùng dê. Voi lấy nước giếng cho chó con. Chó con tặng hoa cho voi. Voi tặng hoa cho bà)
1.2. Giới thiệu câu truyện: Câu truyện hoa tặng bà kể về một chú voi con ngoan ngoãn, tốt bụng. Voi đem hoa tặng bà bị ốm nằm ở bệnh viện. Với bà, đó là món quà rất tuyệt vời. Các em hãy lắng nghe để biết vì sao món quà ấy rất tuyệt.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ thể hiện lòng tốt, sự ân cần, sẵn sàng giúp đỡ mọi người của voi. Lời thoại giữa hai bà cháu vui, ấm áp.
2.2 Trả lời câu hỏi theo tranh
a. Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh (có thể lặp lại câu hỏi với 1 HS khác)
- Gv chỉ tranh 1, hỏi đi học về voi con xin phép mẹ đi đâu? (Đi học về voi con xin phép mẹ vào bệnh viện thăm bà)
- GV chỉ tranh 2: Trên đường đi voi con gặp bác dê làm gì? ( Trên đường đi voi con thấy bác de đang vác 1 bao gạo nặng. Voi chạy tới xin giúp bác. Voi dùng vòi nhấc bổng bao gạo nên, đưa bao gạo về tận nhà cho bác dê).
- GV chỉ tranh 3: Hai voi con giúp cún con làm gì? (Cún đến giếng múc nước, nhỡ tay làm gầu rơi xuống giếng. Voi thò cái vòi dài xuống giếng vớt gầu lên, lại còn múc một gầu đầy nước cho cún).
- GV chỉ tranh 4: Cún con cảm ơn voi thể nào? (Cún cảm động vì lòng tốt của vọi, chạy đi hái một bó hoa tươi thắm tặng voi).
- GV chỉ tranh 5: Voi bà hỏi gì khi nhận bó hoa voi con tặng? (khi nhận bó hoa của voi con tặng, voi bà hỏi: Bó hoa đẹp quá, cháu hái ở đâu vậy?)
- GV chỉ tranh 6: Nghe voi con kể voi bà khen cháu thế nào? (Voi bà khen cháu còn nhỏ đã biết giúp đỡ mọi người. Bó hoa này thật tuyệt!)
b. Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 tranh.
c. Một HS trả lời câu hỏi theo 6 tranh.
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi)
a. Mỗi HS chỉ 2 tranh, tự KC.
b. HS kể chuyện theo tranh bất kỳ (Trò chơi ô cửa sổ hoặc bốc thăm)
c. Một HS chỉ 6 tranh tự KC (Có thể lặp lại với HS nữa)
* GV cất tranh, 1 HS kể chuyện không có tranh (Yc không bắt buộc)
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- Vì sao voi bà nói bó hoa của voi con tặng “thật tuyệt”. HS phát biểu. GV chốt lại: Vì đó là bó hoa tặng cho lòng tốt của voi con. Đó là phần thưởng cho lòng nhân hậu chú voi còn nhỏ nhưng đã biết quan tâm giúp đỡ mọi người.
- GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? HS phát biểu. GV: Voi con tốt bụng, nhân hậu, hiếu thảo. Những người tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người sẽ được mọi người yêu quý.
- GV: Em thích nhân vật nào trong chuyện? (HS có thể thích voi con vì voi con tốt bụng biết quan tâm tới mọi người/có thể thích voi bà vì voi bà biết động viên, khích lệ cháu làm điều tốt)
3.Củng cố-Dặn dò.
Bài 123: Ôn tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng và hiểu bài tập đọc Vườn thú
- Điền đúng vần thích hợp (oăn hay oăm) vào chỗ chấm trong 2 câu văn rồi chép lại 2 câu đó đúng chính tả với cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học: Vở luyện viết 1 tập 2.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Luyện tập
2.1. Bài tập 1: Tập đọc
a. GV chỉ hình minh họa giới thiệu bài Vườn thú: Bé Xuân được cô giáo đưa đi thăm vườn thú. Về nhà bé kể cho bà về các con vật ở vườn thú. Các em hãy nghe bé Xuân kể gì?
b. Giáo viên đọc mẫu giọng vui, hồn nhiên.
c. Luyện đọc từ ngữ (Cá nhân, cả lớp): Vườn thú, ngoạm, tảng thịt bò, quất lên lưng, chích chèo, nhảy thoăn thoắt, khoằm, trắng toát.
d. Luyện đọc câu
- GV bài đọc có 11 câu.
- GV chia từng câu cho HS đọc.
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). Có thể đọc liền câu 3 và 4
e. Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (6 câu/5 câu; thi đọc cả bài)
g. Tìm hiểu bài đọc
- GV giải thích yêu cầu: Thay hình ảnh bằng từ ngữ thích hợp và nói lại ...
- GV chỉ hình từng con vật, cả lớp: a. Con hổ, b. con voi....
- GV chỉ từng ý a, b, c, d, e. Cả lớp thay hình ảnh bằng từ ngữ, hoàn thành câu.
a. Con hổ rất tham ăn
b. Con voi lấy đuôi quất lên lưng.
c. Chích chòe nhảy thoăn thoắt.
d. Con vẹt có cái mỏ khoằm.
e. Con công trắng toàn thân trắng toát.
2.2 Bài tập 2 (điền vần oăn hay oăm?-tập chép)
- GV viết bảng 2 câu văn cần điền vần, cỡ chữ nhỏ; nêu 2 yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập trong vở luyện viết 1.
- (Chữa bài) 1 HS điền vần trên bảng: Vẹt có cải mỏ khoằm. Chích chòe nhảy thoăn thoắt/Cả lớp đọc 2 câu đã hoàn chỉnh; Sửa bài (nếu làm sai)
- Cả lớp chép vào vở luyện viết 1 hai câu vần; tô chữ V, C hoa đầu câu.
- HS viết xong, tự soát lỗi; đổi bài với bạn sửa lỗi.
- GV chữa bài, nhận xét chung.
3. Củng cố-Dặn dò
Bài 124: oen - oet
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- HS nhận biết vần oen, oet; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oen, oet.
- Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần oen, vần oet.
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chú hề.
- Viết đúng: oen, nhoẻn cười, oet, khoét tổ (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Biết được chú hề là một nhân vật rất vui tính, đáng yêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.
- VBT Tiếng Việt 1, tập một. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra HS đọc bài Vườn thú (bài 123, trang 53).
- Nhận xét: Mời HS trong lớp nhận xét; GV nhận xét nhanh.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài (Khởi động): vần oen, vần oet.
- GV: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới. Ai đọc được 2 vần mới này?
+ GV chỉ từng chữ o và en, 1 HS đọc: o - e - nờ - oen 
+ GV chỉ từng chữ o và et. 1 HS đọc: o - e - tờ - oet. 
+ Cả lớp nói: oen, oet
2. Khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy tiếng nhoen
- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ hình nhoẻn cười, hỏi: Đây là cái gì? HS: em bé đang cười
- 1 HS phân tích tiếng nhoẻn: tiếng nhoẻn có âm nh (nhờ) đứng trước, vần oen đứng sau à Đánh vần, đọc trơn tiếng nhoẻn: nhờ - oen - nhoen- hỏi - nhoẻn /nhoẻn.
- GV chỉ mô hình tiếng nhoẻn, HS (cá nhân à tổ à cả lớp) đánh vần, đọc trơn: nhờ - oen - nhoen- hỏi / nhoẻn
Nhoẻn
nh
Oẻn
2.2. Dạy tiếng khoét
- Giới thiệu từ khóa khoét: GV chỉ hình khoét tổ, hỏi: Đây là gì? HS: con chim đang khoét tổ trên cây.
- 1 HS phân tích tiếng khoét: tiếng khoét có âm kh (khờ) đứng trước, vần oet đứng sau, dấu sắc đặt trên âm e. à Đánh vần, đọc trơn tiếng khoét: khờ - oet - khoét - sắc - khoét/ khoét.
- GV chỉ mô hình tiếng khoét, HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn: khờ - oét - khoét - sắc - khoét/ khoét
khoét
kh
oét
Lưu ý thứ tự động tác chỉ thước: kh - oét - sắc - tiếng khoét
Củng cố
- GV: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (HS: Vần oen, vần oet). HS đánh vần: o - e - nờ - oen / oen; o - e- tờ - oet / oet.
- GV: Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (HS: Tiếng nhoẻn, tiếng khoét). HS đánh vần: nhờ - oẻn - nhoẻn / nhoẻn; khờ - oet – khoét – sắc – khoét/ khoét.
3. Luyện tập
3.1.Mở rộng vốn từ (BT2)
- GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình; nêu YC: Tìm tiếng có vần oen, tiếng có vần oet trong các từ ngữ đã cho.
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, mời 1 HS đọc. Sau đó, GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, cả lớp đọc nhỏ: cưa xoèn xoẹt, mặc lòe loẹt, hố nông choèn.
- GV yêu cầu HS mở VBT, nêu YC: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần oen, gạch hai gạch dưới tiếng có vần oet. / Mời 1 HS nhắc lại: gạch 1 gạch..., gạch 2 gạch...
- HS làm bài cá nhân trên VBT.
- GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: Các tiếng xoèn, choèn vần oen. Các tiếng xoẹt, loẹt có vần oet. Cả lớp nhận xét.
* Bài tập 3
- GV chiếu nội dung BT3 lên màn hình; nêu YC: ghép đúng
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi ô, mời 1 HS đọc. Sau đó, GV chỉ từ ngữ, cả lớp đọc nhỏ: màu sơn, thanh sắt, bầu trời, hoen gỉ, xám ngoét, đỏ choét.
- GV yêu cầu HS mở VBT, nêu YC: Ghép các từ theo mẫu: Bầu trời(c)-xám ngoét(2) Mời 1 HS nhắc lại 
- HS làm bài cá nhân trên VBT.
- GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: màu sơn (a)- đỏ chót (3); thanh sắt (b)- hoen gỉ (1)
3.2 Tập viết (bảng con - BT 5)
a. GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần oen: Chú ý viết o liền mạch với e, n. (Từ điểm kết thúc o điều chỉnh hướng bút xuống thấp để rẽ bút sang viết e, từ e nối sang n thành vần oen).
+ nhoẻn: Viết nh, lia bút viết vần oen, thêm dấu hỏi trên e thành nhoẻn; chú ý: chữ h cao 5 li; nối nét giữa các chữ, dấu hỏi trên e.
- Vần oet: + oet: Viết o-e như trên, từ e rẽ bút viết tiếp t thành vần oet chú ý cách nối nét giữa chữ o , chữ e và chữ t. Tiếng khoét: viết chữ kh trước, vần oet sau, dấu sắc trên e; chú ý nối nét giữa các chữ.
b. HS viết. Báo cáo kết quả (giơ bảng). GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhận xét.
Hết tiết 1, HS cất bảng, hát 1 bài hát hoặc chơi 1 trò chơi vận động thật vui.
Tiết 2
4. Tập đọc (BT 4)
4.1 Giới thiệu bài
- GV (chiếu bài Tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài): Ai đọc được tên bài tập đọc chúng ta học hôm nay? (HS: Chú hề).
- GV: Em quan sát được những gì trong tranh minh họa? GV vừa chỉ hình minh hoạ vừa gợi ý: Tranh vẽ những nhân vật nào? Nhân vật trong tranh đang làm gì? (HS: chú hề đang tung bóng....).
- GV: Các em có muốn biết thêm về nhân vật này có gì đáng yêu chúng ta cùng vào bài đọc chú hề nhé
4.2 Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, vui tươi.
b. Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trong bài đọc trên màn hình cho HS đọc (1 HS đọc à cả lớp đọc); từ nào không đọc được, HS có thể đánh vần. Các từ ngữ cần đọc: Môi đỏ choen choét./ Áo quần lòe loẹt./ Chú nhoẻn miệng cười. GV giải nghĩa nhoẻn miệng: cười một cách tự nhiên thoải mái. (GV cũng có thể chọn những từ ngữ khác tùy đặc điểm cụ thể của lớp).
c. Luyện đọc câu:
- GV cùng HS đếm số khổ thơ dòng thơ trong bài: Bài có 3 khổ thơ,mỗi khổ 4 dòng thơ.
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ: HS1 đọc dòng thơ 1, sau đó cả lớp đọc lại. à HS2 đọc dòng thơ 2, cả lớp đọc lại... Làm tương tự với các dòng còn lại.
- GV chỉ từng câu cho HS (cá nhân, nhóm) đọc tiếp nối.
d. Thi đọc đoạn theo nhóm, tổ.
e. Thi đọc cả bài (nhóm, tổ) à Cả lớp đọc đồng thanh.
4.3 Tìm hiểu bài đọc
- GV giúp HS hiểu YC và cách làm bài tập: Nói tiếp những từ ngữ tả chú hề
- HS đọc thầm từng câu, làm bài trong VBT.
- 1 HS đọc kết quả. GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình. 
- Cả lớp đọc đồng thanh kết quả: Môi đỏ choen choét/ Mũi - quả cà chua/ áo quần lòe loẹt/ Nụ cười thân thiện
- GV: Bài đọc cho em biết điều gì? HS phát biểu. GV kết luận: Chú hề là một nhân vật rất hài hước vui tính và mang lại niềm vui nụ cười cho mọi người.
5. Củng cố, dặn dò: GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc (không đọc BT nối ghép). Dặn HS về đọc lại bài Chú hề cho người thân nghe
Bài 125: uyên - uyêt
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- HS nhận biết vần uyên, uyêt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uyên, uyêt.
- Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần uyên, vần uyêt.
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Vầng trăng khuyết.
- Viết đúng: uyên, khuyên , uyêt, duyệt binh (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Biết được vẻ đẹp của vầng trăng khuyết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.
- VBT Tiếng Việt 1, tập một. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra HS đọc bài Chú hề (bài 125, trang 55).
- Nhận xét: Mời HS trong lớp nhận xét; GV nhận xét nhanh.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài (Khởi động): vần uyên, vần uyêt.
- GV: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới. Ai đọc được 2 vần mới này?
+ GV chỉ từng chữ u và yên, 1 HS đọc: u - yê- nờ - uyên 
+ GV chỉ từng chữ u và yêt. 1 HS đọc: u - yê - tờ - uyêt. 
+ Cả lớp nói: uyên, uyêt
2. Khám phá (BT 1: Làm quyên)
Dạy tiếng khuyên
- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ hình chim vành khuyên, hỏi: Đây là con gì? HS: con chim vành khuyên
- 1 HS phân tích tiếng khuyên: tiếng khuyên có âm kh (khờ) đứng trước, vần uyên đứng sau à Đánh vần, đọc trơn tiếng khuyên: khờ - uyên - khuyên /khuyên.
- GV chỉ mô hình tiếng khuyên, HS (cá nhân à tổ à cả lớp) đánh vần, đọc trơn:
+ khờ - uyên - khuyên / khuyên
Khuyên
kh
uyên
2.2 Dạy tiếng duyệt
- Giới thiệu từ khóa duyệt: GV chỉ hình duyệt tổ, hỏi: Các chú bộ đội đang làm gì? HS: đang duyệt binh.
- 1 HS phân tích tiếng duyệt: tiếng duyệt có âm d (dờ) đứng trước, vần uyêt đứng sau, dấu nặng đặt dưới âm ê. à Đánh vần, đọc trơn tiếng duyệt: dờ - uyêt - duyêt - nặng - duyệt/ duyệt.
- GV chỉ mô hình tiếng duyệt, HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn: dờ - uyêt - duyêt - nặng - duyệt/ duyệt
Duyệt
d
uyệt
Lưu ý thứ tự động tác chỉ thước: d - uyêt - nặng - tiếng duyệt
2.3 Củng cố
- GV: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (HS: Vần uyên, vần uyêt). HS đánh vần: u - yê - nờ - uyên / uyên; u - yê - tờ - uyêt / uyêt.
- GV: Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (HS: Tiếng khuyên, tiếng duyệt). HS đánh vần: khờ - uyên - khuyên / khuyên; dờ - uyêt – duyêt – nặng – duyệt/ duyệt.
3. Luyện tập
3.1 Mở rộng vốn từ (BT2)
- GV chiếu nội dung BT3 lên màn hình; nêu YC: ghép chữ với hình cho đúng
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi ô, mời 1 HS đọc. Sau đó, GV chỉ từ ngữ, cả lớp đọc nhỏ: thuyền buồm, truyện cổ, trăng khuyết, đàn nguyệt, trượt tuyết, bóng chuyền.
- GV yêu cầu HS mở VBT, nêu YC: Ghép các từ với hình cho đúng.
- HS làm bài cá nhân trên VBT.
- GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: thuyền buồm - 5, truyện cổ-3, trăng khuyết - 2, đàn nguyệt -4, trượt tuyết -1, bóng chuyền - 6.
3.2 Tập viết (bảng con - BT 4)
a. GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần uyên: Viết liền nét các con chữ kết thúc u rê bút viết tiếp y, từ y rê bút và chỉnh hướng viết e rồi n, ghi dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyên.
+ khuyên: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần uyen như hướng dẫn ; chú ý: chữ k, h cao 5 li; nối nét giữa các chữ.
- Vần uyêt: Viết liền nét các con chữ. Chú ý viết u-y sang e như trên, từ điểm kết thúc e rê bút viết t, thêm dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyêt.
+ duyệt binh: Viết xong d rê bút viết tiếp vần uyêt, thêm dấu nặng dưới ê thành chữ duyệt. Viết chữ binh cần chuyển hướng đầu bút từ nét cuối chữ b, rê bút viết tiếp vần inh thành chữ binh; chú ý nối nét giữa các chữ.
b. HS viết. Báo cáo kết quả (giơ bảng). GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhận xét.
Hết tiết 1, HS cất bảng, hát 1 bài hát hoặc chơi 1 trò chơi vận động thật vui.
Tiết 2
4. Tập đọc (BT 4)
4.1 Giới thiệu bài
- GV (chiếu bài Tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài): Ai đọc được tên bài tập đọc chúng ta học hôm nay? (HS: Vầng trăng khuyết).
- GV: Em quan sát được những gì trong tranh minh họa? GV vừa chỉ hình minh hoạ vừa gợi ý: Tranh vẽ những gì? ...(HS: biển, trăng, thuyền, tàu ....).
- GV: Các em có muốn biết tàu và thuyền đang nói chuyện gì chúng ta cùng vào bài đọc nhé
4.2 Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, vui tươi.
b. Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trung bài đọc trên màn hình chu HS đọc (1 HS đọc à cả lớp đọc); từ nàu không đọc được, HS có thể đánh vần. Các từ ngữ cần đọc: Có chiếc thuyền lần đầu ra biển. Nó luôn miệng reo: “ Tuyệt quá!”/ Về đêm, biển càng huyền ảo./ Thuyền không hiểu con gì gặm, làm trăng khuyết./. GV giải nghĩa trăng khuyết: trăng vào những đêm cuối tháng âm lịch, mỗi đêm một khuyết dần. (GV cũng có thể chọn những từ ngữ khác tùy đặc điểm cụ thể của lớp).
c. Luyện đọc câu:
- GV cùng HS đếm số câu trong bài, đánh số thứ tự các câu: Bài có 9 câu.
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ: HS1 đọc câu 1, sau đó cả lớp đọc lại. à HS2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại... Làm tương tự với 7 câu còn lại.
- GV chỉ từng câu cho HS (cá nhân, nhóm) đọc tiếp nối.
d. Thi đọc đoạn theo nhóm, tổ.
e. Thi đọc cả bài (nhóm, tổ) à Cả lớp đọc đồng thanh.
4.3 Tìm hiểu bài đọc
- GV giúp HS hiểu YC và cách làm bài tập: Ghép đúng
- HS đọc thầm từng câu, làm bài trung VBT.
- 1 HS đọc kết quả. GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp huặc chiếu lên màn hình. 
- Cả lớp đọc đồng thanh kết quả: Chiếc thuyền (a) - lần đầu ra biển (2)/ Mảnh trăng (b) - cong như lưỡi liềm (1).
- GV: Bài đọc cho em biết điều gì? HS phát biểu. GV kết luận: bài đọc cho thấy vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp của vầng trăng khuyết.
5. Củng cố, dặn dò: GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc (không đọc BT nối ghép). Dặn HS về đọc lại bài Vầng trăng khuyết cho người thân nghe
Tập viết(1 tiết sau bài 124, 125)
I. Mục đích, yêu cầu
- Viết đúng các vần oen-oet, uyên-uyêt; từ ngữ nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh-kiểu chữ thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ viết rõ ràng điều nét.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học
2. Luyện tập
2.1 Viết chữ cỡ nhỡ
- HS đọc trên bảng các vần và từ ngữ cỡ vừa: oen, nhoẻn cười, oet, khoét tổ, uyên-khuyên, uyêt, duyệt binh.
- GV hướng dẫn HS viết (Viết mẫu và mô tả cách viết):
+ oen: Chú ý viết o liền mạch với e, n. (Từ điểm kết thúc o điều chỉnh hướng bút xuống thấp để rẽ bút sang viết e, từ e nối sang n thành vần oen).
+ nhoẻn cười: Viết nh, lia bút viết vần oen, thêm dấu hỏi trên e thành nhoẻn
+ oet: Viết o-e như trên, từ e rẽ bút viết tiếp t thành vần oet
+ khoét tổ: Viết kh, lia bút viết tiếp vần oet, thêm dấu sắc trên e thành chữ khoét. Viết chữ tổ cần lưu ý lia bút từ t sang viết o, ghi dấu mũ thành ô thêm dấu hỏi trên ô thành chữ tổ.
+ uyên: Viết liền nét các con chữ kết thúc u rê bút viết tiếp y, từ y rê bút và chỉnh hướng viết e rồi n, ghi dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyên.
+ khuyên: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần uyen như hướng dẫn.
+ uyết: Viết liền nét các con chữ. Chú ý viết u-y sang e như trên, từ điểm kết thúc e rê bút viết t, thêm dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyêt.
+ duyệt binh: Viết xong d rê bút viết tiếp vần uyêt, thêm dấu nặng dưới ê thành chữ duyệt. Viết chữ binh cần chuyển hướng đầu bút từ nét cuối chữ b, rê bút viết tiếp vần inh thành chữ binh.
- HS viết vào vỏ luyện viết, có thể chia mỗi chặng viết 2 vần-2 từ. 
2.2 Viết chữ cỡ nhỏ
- Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh.
- GV hướng dẫn HS viết các từ ngữ cỡ nhỏ. Chú ý chữ d cao 2 li; t cao 1,5 li; h, k, i, b cao 2,5 li. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang 1 chữa o.
- HS viết vào vở luyện viết; Hoàn thành phần luyện tập thêm.
3. Củng cố-Dặn dò 
Bài 126: uyn - uyt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- HS nhận biết vần uyn, uyt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uyn, uyt.
- Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần uyn, vần uyt.
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Đôi bạn.
- Viết đúng: uyn, màn tuyn , uyt, xe buýt (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Biết được tính cách của đôi bạn Tuyn và Kít
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.
- VBT Tiếng Việt 1, tập một. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra HS đọc bài Vầng trăng khuyết (bài 124, trang 57).
- Nhận xét: Mời HS trong lớp nhận xét; GV nhận xét nhanh.
B. DẠY BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài (Khởi động): vần uyn, vần uyt.
- GV: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới. Ai đọc được 2 vần mới này?
+ GV chỉ từng chữ u và yên, 1 HS đọc: u - y - nờ - uyn 
+ GV chỉ từng chữ u và yt. 1 HS đọc: u - y- tờ - uyt. 
+ Cả lớp nói: uyn, uyt
2. Khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1 Dạy tiếng tuyn
- Giới thiệu từ khóa: GV chỉ hình màn tuyn, hỏi: Đây là cái gì? HS: cái màn tuyn
- 1 HS phân tích tiếng tuyn: tiếng tuyn có âm t (tờ) đứng trước, vần uyn đứng sau à Đánh vần, đọc trơn tiếng tuyn: tờ - uyn - tuyn /tuyn.
- GV chỉ mô hình tiếng tuyn, HS (cá nhân à tổ à cả lớp) đánh vần, đọc trơn: tờ - uyn - tuyn / tuyn
Tuyn
t
uyn
2.2 Dạy tiếng buýt
- Giới thiệu từ khóa buýt: GV chỉ hình chiếc xe buýt, hỏi: Đây là gì? HS: xe buýt.
- 1 HS phân tích tiếng buýt: tiếng buýt có âm b (bờ) đứng trước, vần uyt đứng sau, dấu sắc đặt trên âm y. à Đánh vần, đọc trơn tiếng buýt: bờ - uyt - buyt - sắc - buýt/ buýt.
- GV chỉ mô hình tiếng buýt, HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn: bờ - uyt - buyt - sắc - buýt/ buýt
Buýt
b
uýt
Lưu ý thứ tự động tác chỉ thước: b - uyt - sắc - tiếng buýt
2.3 Củng cố
- GV: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (HS: Vần uyn, vần uyt). HS đánh vần: u - y- nờ - uyn / uyn; u - y- tờ - uyt / uyt.
- GV: Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (HS: Tiếng tuyn, tiếng buýt). HS đánh vần: tờ - uyn - tuyn / tuyn; bờ - uyt – buyt – sắc – buýt/ buýt.
3. Luyện tập
3.1 Mở rộng vốn từ (BT2)
- GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình; nêu YC: Tìm tiếng có vần uyn, tiếng có vần uyt trong các từ ngữ đã cho.
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, mời 1 HS đọc. Sau đó, GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, cả lớp đọc nhỏ: xoắn xuýt, tuýt còi, dầu luyn, huýt sáo.
- GV yêu cầu HS mở VBT, nêu YC: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần uyn, gạch hai gạch dưới tiếng có vần uyt. / Mời 1 HS nhắc lại: gạch 1 gạch..., gạch 2 gạch...
- HS làm bài cá nhân trên VBT.
- GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: tiếng luyn có vần uyn. Các tiếng tuýt, huýt, xuýt có vần uyt. Cả lớp nhận xét.
3.2 Tập viết (bảng con - BT 4)
a. GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần uyn: chữ u, y, n liền nét không nhấc bút. Chú ý:cách nối nét giữa chữ u, chữ y, và chữ n. Tiếng tuyn: viết chữ t trước, vần uyn sau; chú ý: chữ t cao 3 li; chữ y cao 5 li; nối nét giữa các chữ.
- Vần uyt: chữ u, y, t liền nét không nhấc bút; chú ý cách nối nét giữa chữ u , chữ y, và chữ t. Tiếng buýt: viết chữ b trước, vần uyt sau, dấu sắc trên y; chú ý nối nét giữa các chữ.
b. HS viết. Báo cáo kết quả (giơ bảng). GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_van_lop_1_bai_121_den_127.doc