Giáo án môn Học vần Khối 1 - Bài 54: op - ôp - ơp

Giáo án môn Học vần Khối 1 - Bài 54: op - ôp - ơp

I.MỤC TIÊU: HS cần làm:

1. Kiến thức:

- Nhận biết và đọc đúng các vần op, ôp, ơp; các tiếng , từ ngữ, đoạn ứng dụng có các vần op, ôp, ơp; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liêm quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần op, ôp, ơp; các tiếng , từ ngữ chứa những vần này.

- Phát triển vốn từ dụa trên những từ ngữ chứa các vần op, ôp, ơp có trong bài học.

2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết và nói về ao , hồ ; về một số loài vật sống ở ao hồ và hiện tượng thời tiết. Qua đó học sinh cũng có thể có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh và có những ứng xử phù hợp.

3. Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên.

4. Góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học. năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Phẩm chất: Chăn học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.

* GDTNĐN: Cẩn thận khi chơi gần ao, hồ.

*GDBVMT: Không thải chất thải xuống ao, hồ

 

doc 4 trang hoaithuqn72 10190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Học vần Khối 1 - Bài 54: op - ôp - ơp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
BÀI 54: OP, ÔP, ƠP
I.MỤC TIÊU: HS cần làm:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết và đọc đúng các vần op, ôp, ơp; các tiếng , từ ngữ, đoạn ứng dụng có các vần op, ôp, ơp; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liêm quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần op, ôp, ơp; các tiếng , từ ngữ chứa những vần này.
- Phát triển vốn từ dụa trên những từ ngữ chứa các vần op, ôp, ơp có trong bài học.
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết và nói về ao , hồ ; về một số loài vật sống ở ao hồ và hiện tượng thời tiết. Qua đó học sinh cũng có thể có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh và có những ứng xử phù hợp.
3. Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên. 
4. Góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất: 
+ Năng lực tự học. năng lực giao tiếp và hợp tác.
+ Phẩm chất: Chăn học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
* GDTNĐN: Cẩn thận khi chơi gần ao, hồ.
*GDBVMT: Không thải chất thải xuống ao, hồ
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: Tranh minh họa, slide bài dạy.
- Học sinh: Bảng con. vở Tập viết tập 1. Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
2. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức: 
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp động não, thảo luận nhóm, phương pháp thực hành luyện tập.
- Hình thức dạy hoạt động cả lớp, hoạt động cặp đôi, cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Tiết 1:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc :
 tháp sạp rạp
 bắp cặp gặp
 nấp đập mập
 xe đạp cặp da cá mập
- Cho Hs nhận xét bạn , GV nhận xét
- Gọi 1 HS đọc đoạn ứng dụng trong SGK
- GV nhận xét- Tuyên dương.
II. Bài mới: 
Hoạt động 1: Nhận biết
- Cho HS quan sát tranh trên màn hình 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Em thấy gì trong tranh?
- Gọi 2-3 HS trả lời
- GV giới thiệu câu nhận biết :
 Mưa rào lộp độp, ếch nhái tụ họp thi hát, cá cờ há miệng đớp mưa.
- GV đọc câu nhận biết 1 lần
- GV đọc từng cụm từ và yêu cầu HS đọc theo
- GV giới thiệu các vần mới op,ôp,ơp
- GV ghi bảng
Hoạt động 2: Đọc
a. Đọc vần: 
* So Sánh các vần:
- GV hỏi: + Em hãy so sánh 3 vần op,ôp,ơp có những điểm nào giống nhau và khác nhau?
* Đánh vần các vần
- GV đánh vần mẫu: o-p-op
 ô-p-ôp
 ơ-p-ơp
- Gọi HS đánh vần
* Đọc trơn các vần
- Gọi HS đọc trơn 3 vần
* Ghép chữ cái tạo vần
- Yêu cầu HS ghép vần op
- GV nhận xét
- Gọi HS phân tích vần op
- Muốn ghép vần ôp ta làm thế nào?
- GV nhận xét
- Lớp đọc đồng thanh 3 vần op, ôp, ơp
b. Đọc tiếng:
* Đọc tiếng mẫu
- Có vần op muốn có tiếng họp ta làm thế nào?
- GV giới thiệu mô hình tiếng họp
- GV nhận xét
- Cho HS đánh vần , đọc trơn tiếng họp
* Đọc các tiếng 
- GV giới thiệu các tiếng : 
Góp họp cọp
Tốp xốp hộp
Lớp lợp hợp
- Gọi HS đánh vần từng tiếng
- Gọi 3 HS đọc trơn các tiếng
* Ghép tiếng
- Yêu cầu HS ghép 1 tiếng có vần vừa học
- GV nhận xét
- Gọi HS đánh vần và phân tích tiếng vừa ghép
- Giải lao
c. Đọc từ ngữ:
- GV đưa hình minh họa con cọp 
- GV giới thiệu từ con cọp 
- Gọi HS đánh vần
- Tương tự: lốp xe , tia chớp
- Gọi HS đọc 3 từ
Hoạt động 4: Viết bảng con
- GV đưa mẫu chữ viết các vần op, ôp, ơp
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nói quy trình viết: Đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ o liền nét con chữ p tạo thành vần op.
- Tương tự ôp,ơp
- Cho HS viết bảng con
- Cho HS nhận xét 1-2 bảng con của HS
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS
- Tương tự cho HS viết tiếng: lốp, chớp
- GV nhận xét phần viết bảng con
- 1 HS đọc
- HS khác nhận xét, GV nhận xét
HS quan sát và thảo luận nhóm 
- HS trả lời
- HS lắng nghe 
- HS đọc theo GV từng cụm từ
- HS nhắn lại đề bài
- Giống nhau: đều có âm p đứng cuối vần
- Khác nhau : 3 vần đều có âm đầu khác nhau.
- HS nối tiếp đánh vần- Lớp đồng thanh đánh vần 
- Đọc cá nhân – Lớp đồng thanh
- HS ghép
- Vần op có âm o đứng trước âm p đứng sau
- Muốn ghép vần ôp ta thay âm o bằng âm ô ta được vần ôp
- HS nhận xét
- Lớp đồng thanh
- HS: Có vần op muốn có tiếng họp ta thêm âm h trước vần op và dấu nặng dưới âm o
- HS đánh vần : h-op-hop-nặng -họp
 đọc trơn cá nhân, đồng thanh
- Mỗi HS đánh vần 1 tiếng- Lớp đánh vần đồng thanh
- HS đọc trơn, lớp đồng thanh
- HS ghép
- 2-3 HS đọc và phân tích tiếng vừa ghép
- Quan sát hình và nói tên con cọp
- HS đánh vần: c-op-cop-nặng- cọp- 
 con cọp
- Lớp đồng thanh
- 2-3 HS đọc – Lớp đồng thanh
- HS lắng nghe
- HS viết bảng con
- HS nhận xét
TIẾT 2:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 5: Viết vở
- GV yêu cầu HS mở vở tập viết
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập viết
- GV hướng dẫn HS viết, chú ý khoảng cách giữa 2 tiếng trong 1 từ cách nhau 1 con chữ o
- GV quan sát hỗ trợ những HS gặp khó khăn khi viết
- GV nhận xét và sửa bài 1 số HS 
- Giải lao
Hoạt động 6: Đọc đoạn
- Cho HS xem tranh trên màn hình, thảo luận nhóm đôi về nội dung bức tranh 
- Gọi HS trả lời
- GV giới thiệu đoạn văn: 
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần op, ôp, ơp
- Gọi HS đọc các tiếng có vần op, ôp, ơp trong đoạn văn
- Đoạn văn này có mấy câu?
- GV giới thiệu từng câu:
+ Câu 1 : Mưa rào lộp độp.
+ Câu 2 : Họ nhà nhái......đầu mùa.
+ Câu 3 : Mặt ao ....ì ọp.
+ Câu 4: Đàn cá... đớp mưa.
- Gọi HS đọc câu 1
- Tương tự các câu còn lại
- GV đọc mẫu cả đoạn
- Gọi HS đọc cả đoạn
- Tìm hiểu nội dung đoạn văn: GV cho HS thảo luận nhóm đôi với các câu hỏi sau:
+ Đoạn văn này có những con vật nào?
+ Trong cơn mưa, họ nhà nhái làm gì?
+ Mặt ao thế nào?
+ Đàn cá cờ làm gì?
- Gọi HS trả lời
- Cho HS nhận xét bạn- GV nhận xét
- GV kết luận : Cơn mưa rào mang lại niềm vui cho họ nhà nhái và đàn cá cờ, và làm cho cảnh vật thiên nhiên thêm sinh động .
Hoạt động 7: Nói theo tranh
- GV cho HS quan sát 2 bức tranh trên màn hình và thảo luận nhóm đôi về nội dung bức tranh
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói : Ao hồ
+ Ao và hồ khác nhau ở điểm nào?
+ Các em thường thấy ao hồ ở đâu?
+ Có nên chơi gần ao hồ không?
- GDTN đuối nước: Cẩn thận khi chơi gần ao hồ
+ Có những loài vật nào sống dưới ao hồ?
- GD BVMT: Không nên thả chất thải xuống ao hồ làm ảnh hưởng đến sự sống của các loài vật sống dưới nước và làm ô nhiểm môi trường.
III. Củng cố: 
- Gọi HS nhắn lại bài học hôm nay
- Cho HS tìm từ chứa tiếng có vần vừa học
- Nhận xét tiết học.
- HS mở vở
- 1 HS đọc 
- HS viết
- HS nhận xét bài bạn
- HS thảo luận nhóm đôi
- 2-3 HS trả lời
- HS lắng nghe
- lộp độp, họp , ọp, lóp ngóp, đớp
3-4 HS đọc – Lớp đồng thanh
- 4 câu
- Luyện đọc câu 1 theo cá nhân – nhóm
 - lớp
- 1-2 HS đọc cả đoạn – Lớp đồng thanh cả đoạn
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trả lời từng câu
- HS nhận xét
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên trả lời
- Ao nhỏ hơn, còn hồ rộng hơn
- HS trả lời
- HS trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_van_khoi_1_bai_54_op_op_op.doc