Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Cánh diều - Tuần 1 đến 4
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau chủ đề này, học sinh:
- Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân, thực hiện được những việc làm đáng tự hào; tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè; yêu quý, khích lệ bạn bè phát huy những việc làm đáng tự hào.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết và điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản; Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tự hào về bản thân.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch đơn giản và thực hiện phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân; Tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
CHỦ ĐỀ 1. EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau chủ đề này, học sinh: - Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân. - Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. - Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân, thực hiện được những việc làm đáng tự hào; tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường. - Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè; yêu quý, khích lệ bạn bè phát huy những việc làm đáng tự hào. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết và điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản; Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tự hào về bản thân. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch đơn giản và thực hiện phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân; Tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. TUẦN 1 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU Sau tiết hoạt động, HS: - Xác định được đặc điểm đáng tự hào của bản thân. - Giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự tự hào về bản thân. II. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; 4- 6 bảng chữ cái có chứa các từ các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân: sáng tạo, năng động, chăm chỉ, cẩn thận, hài hước, tự tin, kiên nhẫn, vui tính. - HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn tôi là ai?” - GV tổ chức cho HS nêu mô tả về đặc điểm đáng tự hào của một số nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích Việt Nam nổi tiếng để HS đoán. Gợi ý: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Mai An Tiêm - Đoán nhân vật dựa theo gợi ý. - Trao đổi sau trò chơi: Tại sao các em có thể đoán được các nhân vật trên? - GV giới thiệu: Mỗi người đều có những đặc điểm và những việc làm đáng tự hào. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân. - HS trả lời theo suy nghĩ. 2. Khám phá chủ đề Hoạt động 1. Xác định những đặc điểm đáng tự hào của bản thân 1. Tìm từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và tham gia trò chơi “Ai nhanh mắt”. - GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to với các ô chữ được gợi ý theo nhiệm vụ 1, hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 6. - GV giao nhiệm vụ: mỗi HS trong nhóm sử dụng một loại bút màu khác nhau để tìm và khoanh tròn vào các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân trong bảng chữ đã cho. - HS ngồi theo nhóm và kiểm tra đồ dùng học tập cần chuẩn bị. - HS thực hiện tìm từ trong bảng chữ. Gợi ý các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân xuất hiện trong bảng chữ cái: sáng tạo, năng động, chăm chỉ, cẩn thận, hài hước, tự tin, kiên nhẫn, vui tính. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả. - HS đọc các từ mà nhóm tìm được và cử một bạn khoanh/tô màu lên bảng chữ cái mẫu trên bảng. 2. Chia sẻ với bạn về một đặc điểm em thấy tự hào về bản thân - GV yêu cầu: GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi và thảo luận theo các gợi ý: + Trong các đặc điểm em đã khoanh trong hoạt động 1, đặc điểm nào của bản thân mà em tự hào nhất? + Em đã có những lời nói và việc làm nào thể hiện đặc điểm đó? + Vì sao em cảm thấy tự hào về đặc điểm đó? - HS làm việc cặp đôi và chia sẻ với nhau. Ví dụ: + Em tự hào vì mình chạy rất nhanh. + Em đã giành giải nhì trong cuộc thi Hội khoẻ của trường; + Em tự hào về đặc điểm đó vì chạy nhanh giúp em rèn luyện sức khoẻ, khẳng định bản thân mình và được các bạn yêu quý, khen ngợi . - GV tổ chức cho một số cặp HS chia sẻ trước lớp. - 2- 3 cặp HS chia sẻ theo hình thức hỏi- đáp trước lớp theo các câu hỏi đã thảo luận. - GV tổng kết hoạt động: Ai cũng có những điểm đáng tự hào. Việc phát hiện ra những điểm đáng tự hào giúp chúng ta có thể lập kế hoạch những việc làm cụ thể để phát huy và khẳng định bản thân. Hoạt động 2. Tìm hiểu những việc làm đáng tự hào của bản thân - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 7. - GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy A4, bút màu. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lập sơ đồ tư duy về những việc đã làm mà bản thây thấy tự hào theo 4 nhánh như trong gợi ý ở trang 7 SGK. Mỗi nhánh sử dụng một màu bút để viết, vẽ minh họa: + Trong học tập + Trong rèn luyện + Trong sinh hoạt + Trong vui chơi - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh theo các gợi ý: + Mô tả sơ đồ tư duy mà mình vừa hoàn thành; + Chọn một việc em đã làm (em đã viết trong sơ đồ tư duy) khiến em cảm thấy tự hào về bản thân và nói với bạn: Em làm việc đó khi nào? Ở đâu? Tại sao em lại tự hào về việc làm đó? - HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK. - HS kiểm tra và chuẩn bị giấy A4, bút màu. - HS vẽ sơ đồ tư duy về những việc đã làm mà bản thây thấy tự hào theo 4 nhánh. - Trao đổi cặp đôi nói về sơ đồ tư duy vừa vẽ và chia sẻ về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, lí do mình cảm thấy tự hào về một việc làm cụ thể. - GV mời một số HS lên mô tả sơ đồ tư duy của mình trước lớp và chọn một việc làm được đề cập trong sơ đồ tư duy để chia sẻ với các bạn trong lớp. - 2- 3 HS chia sẻ trước lớp. - Các HS khác quan sát, nhận xét. - GV tổng kết hoạt động: Hằng ngày, chúng ta tham gia nhiều hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt, vui chơi, giải trí khác nhau cùng người thân, bạn bè, thầy cô . Khi tham gia các hoạt động đó, chúng ta đều có thể làm được nhiều việc đáng tự hào, khẳng định và phát huy những đặc điểm riêng của bản thân. 4. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: Mỗi người đều có những đặc điểm đáng tự hào, các em hãy làm nhiều việc để phát huy những điểm đáng tự hào của bản thân trong cuộc sống. - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân. SINH HOẠT LỚP Tuần 1. Chủ đề Em Lớn lên cùng mái trường mến yêu (1 tiết) I. MỤC TIÊU Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Bầu được ban cán sự lớp. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định mục tiêu và tham gia hoạt động ứng cử, đề cử ban cán sự lớp. III. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ.. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 1 và phương hướng hoạt động tuần 2 a. Sơ kết tuần 1: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 2 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 2. Bầu chọn ban cán sự lớp và trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ 1. Bầu chọn ban cán sự lớp - GV phổ biến cho cả lớp về quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của ban cán sự lớp: lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng. - GV tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng từ các bạn trong lớp. - Tổ chức cho HS bỏ phiếu kín và công bố kết quả. - GV tổ chức cho Ban cán sự lớp ra mắt trước cả lớp: mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ. - GV nhắn nhủ các thành viên trong Ban cán sự lớp cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Lắng nghe GV phổ biến. - Tham gia ứng cử, đề cử các bạn có đủ khả năng để làm lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng. - Tham gia bỏ phiếu kín để bầu cử. - Ban cán sự lớp ra mắt và nêu lời hứa, nhiệm vụ mà bản thân sẽ thực hiện; Các HS khác lắng nghe. 2. Trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS và hướng dẫn HS trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ, ghi lại các quy định mà HS trao đổi được ra giấy A4. - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung. - Tham gia thảo luận nhóm 4 và ghi ra các quy định khi tham gia giao thông đường bộ trên giấy A4. - 2 – 3 HS báo cáo trước lớp.Dự kiến câu trả lời của HS: + Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định; + Tuân theo tín hiệu đèn giao thông; + Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; + Không đi dàn hàng ngang dưới lòng đường; + Đội mũ bảo hiểm đúng quy định . 3. Tổng kết /cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại nhiệm vụ của ban cán sự lớp; nhắc nhở HS tuân theo quy định khi tham gia giao thông đường bộ. TUẦN 2 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU Sau tiết hoạt động, HS: - Lập được kế hoạch phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân. - Thực hiện và tự đánh giá được những việc làm đáng tự hào của bản thân. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định được mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân; thực hiện theo kế hoạch đã lập và nêu được ý nghĩa, sự tiến bộ của bản thân sau khi thực hiện. II. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; - HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đố bạn, tôi là ai?” - GV chuẩn bị một số thẻ chữ ghi thông tin nổi bật, đáng tự hào của một số bạn trong lớp đặt vào trong giỏ hoặc hộp. HS tham gia trò chơi sẽ lên bốc thăm, đọc đặc điểm, việc làm và đoán tên bạn được mô tả trong thẻ. - HS tham gia trò chơi. - Trao đổi sau trò chơi: Những đặc điểm, việc làm đáng tự hào của các bạn có giống nhau không? Làm thế nào để chúng ta tiếp tục phát huy những việc làm đáng tự hào? - GV giới thiệu: Để tiếp tục phát huy những việc làm đáng tự hào, chúng ta cần lập kế hoạch những việc làm cụ thể và cố gắng nỗ lực để thực hiện. - HS trả lời theo suy nghĩ. 2. Khám phá chủ đề Hoạt động 3. Lập kế hoạch phát huy những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân - GV yêu cầu một HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 3 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 8 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự lập kế hoạch phát huy những đặc điểm, việc làm đáng tự hào của bản thân theo 4 bước được đề cập trong SGK trang 8. GV cung cấp cho mỗi học sinh 1 bảng kế hoạch theo mẫu gợi ý dưới đây: STT Việc làm đáng tự hào của em Cách thực hiện Thời gian và địa điểm 1 Trong học tập 2 Trong rèn luyện 3 Trong vui chơi 4 Trong sinh hoạt - GV hướng dẫn HS viết theo từng bước để lập bảng kế hoạch: + Bước 1: GV yêu cầu HS xác định và liệt kê những đặc điểm, việc làm đáng tự hào em sẽ phát huy trong học tập, trong rèn luyện, trong sinh hoạt và trong vui chơi, ghi vào cột Việc làm đáng tự hào của em ứng với mỗi lĩnh vực học tập, sinh hoạt, rèn luyện và vui chơi. + Bước 2: GV yêu cầu HS xác định cách thực hiện những việc làm đáng tự hào của em bằng cách ghi vào cột Cách thực hiện. + Bước 3: GV yêu cầu HS xác định thời gian và địa điểm thực hiện những việc làm đó, ghi vào cột Thời gian và Địa điểm. + Bước 4: Ghi lại những lưu ý (nếu có) ở cuối bảng kết hoạch để thực hiện những việc đó tốt hơn. - HS đọc nhiệm vụ trong SGK. - HS làm việc cá nhân (có thể vẽ sơ đồ tư duy hoặc lập bảng). Dự kiến tự lập kế hoạch phát huy những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân như: + Trong học tập: Đạt điểm cao trong bài kiểm tra học kì môn Toán; Em sẽ chú ý nghe cô giảng ở trên lớp; cùng mẹ tìm hiểu thêm những bài toán hay trên mạng Internet vào buổi tối thứ 7. + Trong rèn luyện: Chăm sóc bồn hoa của lớp. Em sẽ tưới nước cho cây vào các buổi sáng. + Trong vui chơi: Thân thiện, đoàn kết với bạn. Em sẽ cùng các bạn đọc sách, vui chơi trong các giờ nghỉ ở trường . + Trong sinh hoạt: Gọn gàng, ngăn nắp. Em sẽ ắp xếp góc học tập gọn gàng mỗi lần học bài xong; Em sẽ dọn dẹp phòng ngủ của mình vào cuối tuần. - GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi về bản kế hoạch mỗi bạn vừa lập. - GV gọi HS chia sẻ trước lớp về bản kế hoạch của mình. - GV nhận xét, chỉnh sửa kế hoạch của HS cho hoàn thiện và tổng kết hoạt động. - HS trao đổi nhóm đôi. - 3-4 HS chia sẻ trước lớp về kế hoạch của mình. - HS khác nhận xét về kế hoạch của bạn và so sánh với kế hoạch của bản thân. GV tổng kết hoạt động: Khi chúng ta viết ra cụ thể về những việc cần làm, thời gian, địa điểm thì chúng ta sẽ thực hiện và phát huy được những điểm mạnh và những việc làm đáng tự hào của bản thân. Việc lập kế hoạch sẽ giúp em sống có định hướng và đạt được những điều tốt đẹp mà bản thân mong muốn. HS lắng nghe và theo dõi. Hoạt động 4. Lập bảng theo dõi những việc làm đáng tự hào của bản thân - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 9 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy A4, bút viết. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa trên kế hoạch đã lập ở hoạt động 3, điền các nội dung để hoàn thiện lập bảng theo dõi việc thực hiện theo các ngày trong tuần. + Trong học tập + Trong rèn luyện + Trong vui chơi + Trong sinh hoạt - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh theo các gợi ý: + Nói về bảng theo dõi của em. + Nói về cách thực hiện và cách viết vào bảng theo dõi. - HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK. - HS kiểm tra và chuẩn bị giấy A4, bút màu. - HS hoàn thiện lập bảng theo dõi dựa trên những việc làm đã viết ra ở hoạt động 3. - HS trao đổi cặp đôi nói về bảng theo dõi những việc làm đã lập và chia sẻ về cách thực hiện và viết vào bảng theo dõi. - GV mời một số HS lên chia sẻ về bảng theo dõi của mình trước lớp. - 2- 3 HS chia sẻ trước lớp. - Các HS khác quan sát, nhận xét. - GV tổng kết hoạt động: Bên cạnh việc lập kế hoạch, chúng ta cần thực hiện theo dõi kết quả thực hiện để có thể hoàn thành và đánh giá được kế hoạch lập ra. - HS lắng nghe và theo dõi. 4. Hoạt động nối tiếp - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: Các em hãy thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân và theo dõi bằng cách đánh dấu vào những việc em làm được. - Lập kế hoạch và lập bảng theo dõi những việc làm đáng tự hào của bản thân. - Dự kiến: chỉ cần ghi đơn giản như: thực hiện tốt, đã thực hiện nhưng chưa tốt, chưa thực hiện SINH HOẠT LỚP Tuần 2. Chủ đề Em Lớn lên cùng mái trường mến yêu (1 tiết) I. MỤC TIÊU Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Báo cáo kết quả bước đầu những việc làm đáng tự hào của em Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận biết được những việc làm đáng tự hào của bản thân và đề xuất cách thực hiện để phát huy những việc làm đáng tự hào trong tuần tới. III. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: SGK, Giấy A4, bút viết, bút dạ. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 1 và phương hướng hoạt động tuần 2 a. Sơ kết tuần 1: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 2 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 2. Báo cáo kết quả bước đầu những việc làm đáng tự hào của em 1. Giới thiệu một việc làm đáng tự hào mà em đã thực hiện trong tuần qua. - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4, yêu cầu HS lần lượt chọn 1 việc làm trong bảng theo dõi mỗi em đã lập và giới thiệu với các bạn trong nhóm về việc làm mình đã thực hiện theo gợi ý: + Kể tên một việc làm em thấy tự hào; + Mô tả cách em đã thực hiện và kết quả thực hiện việc đó; + Dự kiến phát huy những việc làm đáng tự hào của em trong thời gian tới. - GV yêu cầu một số HS lên chia sẻ trước lớp. - Lắng nghe GV phổ biến. - HS giới thiệu về việc mình đã thực hiện cho các bạn trong nhóm. Dự kiến: + Em đã chăm chỉ học Toán. Hằng ngày, em đều chăm chú nghe cô giảng bài, có bài không hiểu em nhờ bạn hoặc cô giáo giảng thêm. Cuối tuần, em thường cùng mẹ tìm hiểu thêm những bài toán hay trên mạng Internet. Trong các tuần tới, em sẽ cố gắng duy trì những việc làm này để càng ngày em càng học Toán tốt hơn. .. - 2- 3 HS chia sẻ giới thiệu việc làm đáng tự hào của bản thân mà các em đã thực hiện trong tuần qua trước lớp. 2. Nêu cảm nghĩ của bản thân về những việc làm đáng tự hào của các bạn - GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm 4: Nêu cảm nghĩ của bản thân về những việc làm đáng tự hào của các bạn trong nhóm mình và của nhóm khác. - GV gọi đại diện một số HS trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung. - Tham gia thảo luận nhóm 4 và nêu cảm nghĩ của bản thân về những việc làm đáng tự hào của các bạn. - 2 – 3 HS báo cáo trước lớp. Dự kiến câu trả lời của HS: + Em thấy bạn thực hiện rất tốt. Em rất vui và mong muốn mình có thể làm được như bạn; + Chúc mừng bạn và bạn hãy cố gắng thêm nhé!... 3. Tổng kết /cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại những việc HS đã làm được và khuyến khích, động viên HS tiếp tục thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân. TUẦN 3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU Sau tiết hoạt động, HS: - Chia sẻ trải nghiệm cảm xúc của bản thân. - Nêu được các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và chia sẻ về các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được sự thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân; làm chủ được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. II. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; thẻ chữ hoặc các thẻ mặt thể hiện các cảm xúc: Vui mừng, tức giận, buồn rầu, xấu hổ, sợ hãi, ngạc nhiên. - HS: Sách giáo khoa, bút, bảng nhóm II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát bài: “Vui đến trường”, sáng tác: Nguyễn Văn Chung. - HS hát và nhún nhảy theo nhạc. - Trao đổi sau trò chơi: Các bạn trong lời bài hát có cảm xúc như thế nào? - GV giới thiệu: Mỗi người đều có những cảm xúc riêng khi đứng trước những tình huống cụ thể. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. - HS trả lời theo suy nghĩ. 2. Khám phá chủ đề Hoạt động 5. Chia sẻ trải nghiệm cảm xúc của em - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 5 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 11 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, mỗi HS trong nhóm chọn ít nhất 1 hình ảnh cảm xúc bất kì (có thể chọn trùng hoặc khác nhau và có thể chọn nhiều cảm xúc để chia sẻ) và kể lại một tình huống mà em đã có cảm xúc đó. - HS ngồi theo nhóm và kiểm tra đồ dùng học tập cần chuẩn bị: Bộ thẻ chữ (hoặc các khuôn mặt cảm xúc). - HS thảo luận và kể lại một tình huống. Dự kiến: + Vui vẻ: Em vui khi nhận được quà, khi được đi ăn, khi được đi xem phim + Buồn bã: Em buồn khi mẹ bị ốm, khi con mèo của em bị đau, khi em làm hỏng món đồ chơi yêu thích + Tức giận: Em tức giận khi em của em làm hỏng bút của em, khi ai đó viết bẩn lên sách của em + Ngạc nhiên: Em ngạc nhiên khi được bố mẹ tổ chức tiệc sinh nhật bất ngờ + Xấu hổ: Em xấu hổ khi bị điểm kém. + Sợ hãi: Em sợ hãi khi thấy con nhện - GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp. - 3- 4 HS chia sẻ trước lớp về những trải nghiệm cảm xúc của bản thân thông qua một số tình huống. - GV tổng kết hoạt động: Trước mỗi tình huống, chúng ta thường xuất hiện những cảm xúc khác nhau: vui mừng, tức giận, buồn rầu, lo âu, sợ hãi Có những cảm xúc sẽ mang đến những việc làm tích cực, nhưng cũng có những cảm xúc nếu kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của chúng ta. Hoạt động 6: Tìm hiểu cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân 1. Nêu các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của các bạn trong tranh - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 6 SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 11 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận các hình ảnh minh hoạ những cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và dự đoán cách mà các bạn nhỏ trong tranh đang làm để điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Gợi ý: + Bạn trong tranh đang làm gì? + Việc làm đó giúp bạn nhỏ điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân như thế nào? - HS đọc nhiệm vụ trong SGK. - Trao đổi cặp đôi nói về cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của các bạn trong tranh. Dự kiến: + Tranh 1: Một bạn đang nắm tay, nhắm mắt và đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. (Bạn nhỏ đang đếm để lấy bình tĩnh, có thể bạn đang trải qua cảm xúc sợ hãi hoặc lo lắng.) + Tranh 2: Một bạn nhỏ đang ngồi trên ghế, nghe nhạc thư giãn. + Tranh 3: Một bạn nhỏ đang viết nhật kí kể lại một sự việc đã xảy ra ở trường và tự nhủ sẽ tập trung hơn để làm tốt hơn ở những lần sau. + Tranh 4: Một bạn nhỏ đang nằm và suy nghĩ “Mình không nên buồn nữa, lần sau mình sẽ cố gắng làm bài tốt hơn.” - GV mời một số HS lên mô tả cách mà các bạn trong tranh đã thực hiện, các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có). - 2- 3 HS chia sẻ trước lớp. - Các HS khác quan sát, nhận xét. 2. Trao đổi về các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực mà em thấy phù hợp với bản thân. - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực mà em thấy phù hợp với bản thân. GV khuyến khích HS lấy ví dụ minh họa cách điều chỉnh cảm xúc của HS trong một tình huống nào đó theo các câu hỏi: + Khi có cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực thì em sẽ lựa chọn cách nào trong các cách trên? Nêu một tình huống mà em đã sử dụng cách đó. + Ngoài những cách trên đây, em còn cách nào khác để điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân? - 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Dự kiến chia sẻ của HS: + Khi có cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực thì em sẽ, em sẽ tâm sự với những người tin cậy. Ví dụ: Khi em tức giận với bạn và bị bạn hiểu sai, em sẽ chia sẻ và tâm sự với cô giáo, với mẹ. + Ngoài những cách trên, em có thể viết nhật kí, đi chơi cùng bố mẹ - GV tổng kết hoạt động: Những cảm xúc buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, tức giận nếu kéo dài có thể có những suy nghĩ không tốt, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân. Em cần tập hít thở sâu, tâm sự với người thân, suy nghĩ lạc quan . để điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. 4. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: Mỗi người đều có những cảm xúc, suy nghĩ riêng, các em hãy duy trì những cảm xúc, suy nghĩ tích cực để sống khoẻ mạnh hơn. - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các cảm xúc của bản thân và cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. SINH HOẠT LỚP Tuần 3. Chủ đề Em Lớn lên cùng mái trường mến yêu (1 tiết) I. MỤC TIÊU Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Tham gia vui Tết Trung thu ở lớp. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện vui Tết Trung thu cùng bạn bè. III. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ.. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 3 và phương hướng hoạt động tuần 4 a. Sơ kết tuần 3: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 3. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 4 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 2. Tham gia vui Tết Trung thu ở lớp - GV tổ chức chương trình vui Trung thu cho HS cả lớp. GV có thể cùng phụ huynh chuẩn bị cho các em phá cỗ Trung thu tuỳ theo điều kiện của mỗi lớp. Gợi ý: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Mỗi HS mang ít nhất một loại quả/bánh đến lớp; giấy màu, dao/kéo nhỏ để cắt tỉa con vật - GV tổ chức cho HS làm các con vật từ các loại quả. - GV tổ chức cho HS trang trí mâm cỗ Trung thu từ các loại quả đã cắt tỉa. - GV tổ chức cho HS phá cỗ Trung thu và vui hát văn nghệ theo chủ đề Tết Trung thu. - Lắng nghe GV phổ biến. - HS chuẩn bị bánh, kẹo, quả - Tham gia bày mâm ngũ quả và vui phá cỗ Trung thu cùng các bạn. 3. Tổng kết /cam kết hành động − GV cho HS khái quát ý nghĩa, cảm xúc của các em khi tham gia Tết Trung Thu. TUẦN 4 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU Sau tiết hoạt động, HS: - Điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân phù hợp trong một số tình huống; - Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân sau khi điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của mình. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân; làm chủ được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. II. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; - HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Khuôn mặt cảm xúc” - HS tham gia trò chơi: Một bạn lên thể hiện một cảm xúc bất kì, các bạn khác sẽ đoán cảm xúc mà bạn vừa thể hiện. - Trao đổi sau trò chơi: Các bạn vừa thể hiện các cảm xúc gì? Có phải tất cả các cảm xúc này đều tích cực không? Vì sao? - GV giới thiệu: Có những tình huống khiến chúng ta xuất hiện những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Khi đó, chúng ta cần rèn luyện để có thể điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. - HS trả lời theo suy nghĩ. 2. Khám phá chủ đề Hoạt động 7. Điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 7 SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 13 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, đọc từng tình huống và cùng trao đổi với các bạn để đưa ra cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ phù hợp trong tình huống này. + Tình huống 1: Ngày mai, Hùng tham gia cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh. Dù đã chuẩn bị rất kĩ nhưng Hùng vẫn cảm thấy lo lắng. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì để vượt qua sự lo lắng đó? + Tình huống 2: Trong tiết Khoa học, Linh và Hoàng được giao thực hiện một nhiệm vụ. Hai bạn tranh luận với nhau về nhiệm vụ được giao. Linh nghĩ rằng cách Hoàng đưa ra không phù hợp. Nếu là Linh, em sẽ làm gì? - HS ngồi theo nhóm và kiểm tra đồ dùng học tập cần chuẩn bị: Bộ thẻ chữ (hoặc các khuôn mặt cảm xúc). - HS thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống. Dự kiến: + Tình huống 1: Hùng nên suy nghĩ mình có thể làm được và ghi ra nội dung hùng biện và đọc trước để nhớ hơn, tự tin hơn; trước khi hùng biện, hít thật sâu để bình tĩnh + Tình huống 2: Linh hít thở sâu để bình tĩnh, lắng nghe hết ý kiến của Hoàng, khen những điểm hay trong ý kiến của Hoàng và nhẹ nhàng chia sẻ ý kiến của mình đối với những nội dung chưa phù hợp. - GV tổ chức cho các nhóm nêu cách xử lý trước lớp. GV có thể gọi 1 - 2 nhóm sắm vai xử lí tình huống để HS thấy rõ được cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của các em. (GV chú ý hướng dẫn HS cách quan sát biểu hiện khuôn mặt, hành động, cử chỉ của các bạn sắm vai để nhận diện được cảm xúc.) - Các nhóm HS chia sẻ cách xử lý tình huống của nhóm mình và sắm vai thể hiện. - GV tổng kết hoạt động: Trong một số tình huống, chúng ta cần điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân để tâm trạng được thoải mái, vui vẻ. Một số cách để điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ như: bình tĩnh, hít thở sâu; chuẩn bị kĩ các nội dung; thấu hiểu, chia sẻ với người khác Hoạt động 8: Chia sẻ sự thay đổi sau khi điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân 1. Nêu những thay đổi của bản thân sau khi em đã điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ - GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi để chia sẻ về những thay đổi của bản thân mình sau khi đã có những điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ. Gợi ý: + Mô tả tình huống khiến em cần điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ; + Nêu cách em đã điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân; + Trình bày kết quả sau khi em điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. - HS làm việc cặp đôi
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_1_de.docx