Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Linh Thục (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Linh Thục (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

I. Mục tiêu:

- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.

- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

- Hs tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

Hs có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước khác.

II. Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thảo luận nhóm, luyện tập thực hành

 

doc 12 trang hoaithuqn72 5520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Linh Thục (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 19:
Thø hai ngµy 07 th¸ng 01 n¨m 2019
ĐẠO ĐỨC
 Tiết 19. Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
(Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Hs tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
Hs có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước khác.
II. Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thảo luận nhóm, luyện tập thực hành
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức: - Hát 
2. Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới.
a. khởi động
b. Hoạt động 1: Phân tích thông tin 
- Gv chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh hoặc mẩu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế.
* GNKL: các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên TG - Thiếu nhi VN cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
c. Hoạt động 2: Du lịch thế giới
- Yc mỗi nhóm hs đóng vai trẻ em của 1 nước mà em biết.
* Thảo luận cả lớp
- Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau, những sự giống nhau đó nói lên điều gì.
* GVKL: Có nhiều điểm giống nhau như yêu quê hương đất nước của mình, yêu thiên nhiên yêu hòa bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền sống được đối xử bình đẳng.
d, Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Gv chia nhóm và Y/c các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
* GNKL: 
đ. Liên hệ:
- Chúng ta tự liên hệ xem bản thân, lớp, trường về những việc đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiêú nhi quốc tế.
4. Củng cố dặn dò:
- Hs hát tập thể bài hát về tình hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Đại diện từng nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Mỗi nhóm ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hóa của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó.
- Sau mỗi phần trình bày của một nhóm, các hs khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó.
- Hs thảo luận.
- Các nhóm kiệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế như:
+ Kết nghĩa với thiếu nhi Quốc tế.
+ Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước.
+ Tham gia các cuộc giao lưu
+ Viết thư gửi ảnh gửi quà cho các bạn.
- Hs tự liên hệ.
- HD thực hành: các nhóm lựa chọn và thực hiện các hoạt động phù hợp với khả năng để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện, báo vẽ tranh làm thơ.
--------------------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu:
- Hoàn thành bài tập buổi sáng.
- Đọc hiểu văn bản: Hai Bà Trưng
- Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác o).
II. Hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành bài tập buổi sáng (nếu còn)
2. Bài tập làm thêm:
	A. Tiếng Việt:
Bài 1
Đọc đoạn thơ sau rồi tìm từ ngữ trong đoạn đó để điền vào từng ô trống cho phù hợp :
Con đường làng
Vừa mới đắp
Xe chở thóc
Đã hò reo
Nối đuôi nhau
Cười khúc khích
Tên vật được tả như người
Từ ngữ tả hoạt động của vật như hoạt động của người
Bài 2
Chép những dòng thơ nói về sự vật có hoạt động như hoạt động của người vào chỗ trống:
Em nằm trên chiếc võng
Êm như tay bố nâng	 
Đung đưa chiếc võng kể	 
Chuyện đêm bố vượt rừng
	B. Toán:
Bài 1: Đọc các số sau: 3003 , 7067, 5055, 1921
Bài 2: Viết các số sau:
Tám nghìn bẩy trăm linh hai
9 nghìn, 9 chục
2 nghìn, 8 trăm, 6 đơn vị
6 nghìn 5 trăm
Bài 3: Viết các số sau thành tổng theo mẫu:
4765= 4000 + 700 + 60 + 5 	7608 = 
9469 = 	5074 = 
5555 = 	2004 = 
Thø ba ngµy 08 th¸ng 01 n¨m 2019
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
KỂ CHUYỆN MÓN ĂN NGÀY TẾT QUÊ EM
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- HS biết 1 số món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền dân tộc, giới thiệu món ăn ngày Tết ở địa phương mình
- HS tự hào về các món ăn truyền thống trong ngày Tết của quê hương của dân tộc. 
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp 
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Hình ảnh về các món ăn truyền thống trong ngày Tết
-ảnh chụp quang cảnh trường
-Bánh kẹo, món ăn ngày Tết (do GV, HS mang đến)
 IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS
-Buổi đầu tiên sau ngày nghỉ Tết, lớp sẽ tổ chức gặp mặt đầu xuân. Trong ngày họp mặt đó mỗi bạn sẽ giới thiệu cho nhau 1 món ăn ngày Tết mà mình yêu thích. Bạn nào có điều kiện mang quà Tết đến góp vui liên hoan
-Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
-Cử bạn điều khiển chương trình
Bước 2:Họp mặt đầu xuân
-Cán bộ lớp, tổ hướng dẫn các bạn kê bàn ghế
-GV mang quà tặng cho lớp
-Tập trung toàn bộ quà chia đều ra các bàn trong lớp
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do 
-Văn nghệ chúc mừng năm mới
-Người dẫn chương mời GV lên chúc mừng năm mới
-Đại diện cán bộ lớp chúc Tết GV và các bạn
-Liên hoan
-Kể chuyện món ăn ngày Tết
-HS giới thiệu những món mình được ăn trong ngày Tết
-GV giới thiệu thêm 1 số món ăn truyền thống nếu HS chưa kể hết
-GV KL
Bước 3:NX giờ học 
-------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu:
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
- Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có âm l/n hoặc iêt/iêc
- Tiếp tục nhận biết thứ tự cùa các số có bốn chữ số trong từng dãy số.
- Làm quen bước đầu với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).
II. Hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành bài tập buổi sáng (nếu còn)
2. Bài tập làm thêm:
	A. Tiếng Việt:
Bài 1:
Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân ta đã thắng lớn ở Điện Biên Phủ.
Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện.
Năm mười bốn tuổi, Hoà xin mẹ cho được đi đánh giặc.
Bài 2:
Em hãy trả lời các câu hỏi Khi nào? , Bao giờ? , Lúc nào?
Khi nào lớp em tổ chức kết nạp đội viên mới?
Em biết đọc bao giờ?
Lúc nào em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa?
	B. Toán:
Bài 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 168m, chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Tính chu vi mảnh vườn đó?
Bài 2: Viết các số có 4chữ số, biết mỗi chữ số đứng sau hơn chữ số đứng trước 2 đơn vị 
( ví dụ: 1357) và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần.
Thø t­ ngµy 09 th¸ng 01 n¨m 2019
THỦ CÔNG
Tiết 19. Ôn tập Chương II : Cắt, dán chữ cái đơn giản
I. MỤC TIÊU :
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.
- Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện.
- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới
- Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.
- GV đọc đề:
+ Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt dán một trong những chữ đã học ở chương 2
- GV nêu mục đích và yêu cầu bài kiểm tra
- Trước khi kiểm tra, GV nêu yêu cầu, HS nêu tên các bài đã học ở chương II
- Cho HS quan sát 3 mẫu bài đã học
- Hướng dẫn HS lựa chọn mẫu mà mình định làm
- Yêu cầu HS làm bài kiểm tra
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng
* Đánh giá
- Yêu cầu HS nộp sản phẩm:
+ Hoàn thành A+: Hoàn thành nếp gấp phẳng, đường cắt đều, đúng kĩ thuật, có sáng tạo, đẹp
+ Hoàn thành A: như trên nhưng không có sáng tạo
+ Chưa hoàn thành (B): Chưa đúng kĩ thuật hoặc chưa hoàn thành 
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết kiểm tra
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: 
- HS nghe
- HS theo dõi và nắm được yêu cầu
+ Biết cách làm và làm theo qui trình
- HS nêu các bài đã học:
- Cắt dán chữ H – U
- Cắt dán chữ E 
- Cắt dán chữ VUI Vẻ
- HS quan sát bài đã học
- HS chọn bài nào mình thấy làm đẹp nhất và theo qui trình nhớ nhất
- HS theo dõi
- HS làm bài kiểm tra
---------------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về mẫu câu "Khi nào?" Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi "Khi nào?" Trả lời câu hỏi viết theo mẫu "Khi nào".
- Đọc, viết các số có bốn chữ số dạng nêu trên và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.
II. Hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành bài tập buổi sáng (nếu còn)
2. Bài tập làm thêm:
	A. Tiếng Việt:
Bài 1: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kich mỗi cuốn phim vv đều là một tác phẩm nghệ thuật.
Đất nước ta đã có nhiều nhà khoa học nghệ sĩ danh thủ nhờ gian khổ học tập nghiên cứu đã làm vẻ vang cho đất nước.
Bài 2:
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi :
“ Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ ;
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió ;
Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre. “
~ Phạm Tiến Duật ~
1) Những con vật nào đã được nhân hoá?
Trả lời: - Những con vật đã được nhân hoá : 
2) Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ nào?
Trả lời: - Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ : 
	B. Toán:
Bài 1. A, Viết các số sau theo mẫu: 9 542 = 9 000 + 500 + 40 + 2
4 985 = ..
4 091 = ..
7 945 = ..
2 986 = .
3 098 = ..
9 086 = ..
2 980 = ..
4 920 = ..
7 888 = ..
1 753 = ..
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
A, 3005; 3010; 3015; .; .. .
B, 91 100; 91 200; 91 300; ..; .
Thø n¨m ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2019
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Bài 4: PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT QUA MẠNG
I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: HS biết bắt nạt qua mạng là hoạt động cố ý dùng công nghệ để quấy rối hoặc để dọa người khác qua mạng xã hội, thư điện tử, tin nhắn làm tổn thương đến tinh thần.
- Bắt nạt qua mạng là hành vi trái với nội quy của nhà trường và vi phạm pháp luật.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng để phòng tránh.
3. Thái độ: Có thái độ đúng về sử dụng mạng.
II. ĐỒ DÙNG.
GV: Sách,tài liệu tham khảo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1.GV giới thiệu và ghi bài.
2. Hướng dẫn HS quan sát tranh và đưa ra cách giải quyết cụ thể
a) Hành vi bắt nạt qua mạng.
GV chốt các ý đúng:
+ Bạn nhỏ bị đe dọa trên mạng bằng hình ảnh xấu.
+ Đối tượng bắt nạt qua mạng thường giấu mặt và rất tinh vi.
b) Hậu quả của bắt nạt qua mạng.
- Cho HS nêu yêu cầu bài.
Cho HS thảo luận nhóm đôi theo các tình huống trong SGK.
- Cho HS trả lời.
- GV chốt ý đúng và hỏi tại sao?
c) Ứng phó với bắt nạt qua mạng.
GV cho HS quan sát tranh và đưa ra cách giải quyết theo sách giáo khoa.
HS quan sát tranh và trả lời theo y/c phần 1. Hành vi bắt nạt qua mạng.
-Nhận xét
HS lắng nghe.
-HS nêu yêu cầu bài.
-Cho HS thảo luận nhóm
+ Bạn nhỏ bị bắt nạt qua trò chơi.
+ Bắt nạt qua mạng có thể ở nhiều hình thức khác nhau.
- HS nêu cách giải quyết.
- HS nhận xét.
KL: Học sinh phải chấp hành quy định về quản lí trò chơi. Phải lựa chọn trò chơi phù hợp, không lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Học sinh được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp, có quyền tìm hiểu thong tin, tham gia mọi hoạt động phù hợp với lứa tuổi theoquy định của pháp luật.
d) Cùng bạn hướng về môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện.
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4
GVKL theo nội dung SGK
3. Tổng kết
GV nhận xét giờ học , nhắc HS vận dung vào thực tiễn.
HS nêu yêu cầu.
HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời theo nội dung từng bức tranh.
VD Nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động giúp HS giảm bớt trò chơi điện tử.
-------------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về mẫu câu "Khi nào?" Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi "Khi nào?" Trả lời câu hỏi viết theo mẫu "Khi nào".
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, đơn vị và ngược lại.
- Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.
II. Hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành bài tập buổi sáng (nếu còn)
2. Bài tập làm thêm:
	A. Tiếng Việt:
* ĐỌC HIỂU
 Đọc thầm bài văn sau: HOA TẶNG MẸ
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để làm gì ?
a, Mua hoa về nhà tặng mẹ.
b, Mua hoa gửi tặng mẹ mình qua dịch vụ bưu điện.
c, Hỏi han cô bé đang khóc bên vỉa hè.
2. Vì sao cô bé khóc ?
a, Vì cô bé bị lạc mẹ.
b, Vì mẹ cô bé không mua cho cô bé một bông hồng.
c. Vì cô bé không đủ tiền mua một bông hồng tặng mẹ.
3. Người đàn ông đã làm gì để giúp cô bé ?
a, Mua cho cô một bông hồng để tặng mẹ.
b, Chở cô bé đi tìm mẹ.
c, Giúp cô tìm đường về nhà.
4. Việc làm nào của cô bé khiến người đàn ông quyết định không gửi hoa qua dịch vụ bưu điện mà lái xe về nhà, trao tận tay mẹ bó hoa ?
a, Ngồi khóc vì không đủ tiền mua hoa cho mẹ.
b, Đi một quãng đường dài đến gặp mẹ để tặng hoa.
c, Đặt một bông hoa lên ngôi mộ để tặng để tặng cho người mẹ đã mất. 
5. Em có suy nghĩ gì về những việc làm của cô bé trong câu chuyện ?
	B. Toán:
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
1, 58 000; 58 010; 58 020; ..; .
2, 7108; ..; 7010; 7011; .; .
3, ; 14 300; 14 350; ; . .
Bài 2. Tìm X
X + 5425 = 7985
6523 + X = 9426
2 x X = 76490
X : 3 = 6534
Thø s¸u ngµy 11 th¸ng 01 n¨m 2019
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu:
- Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó: phân biệt l/n hay chứa tiếng bắt đầu bằng iết/iêc.
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, đơn vị và ngược lại.
- Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm và thứ tự các số có bốn chữ số.
II. Hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành bài tập buổi sáng (nếu còn)
2. Bài tập làm thêm:
	A. Tiếng Việt:
* LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ người , sự vật trong câu văn: “ Một người dàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện.” ?
a, người, đàn ông, xe, mua, tặng, hoa, dịch vụ, bưu điện.
b, người, đàn ông, dừng, cửa hàng, hoa, mẹ, dịch vụ, bưu điện.
c, người, đàn ông, xe, cửa hàng, hoa, mẹ, dịch vụ, bưu điện.
2. Điền tiếp vào chỗ trống để có câu theo mẫu Ai là gì ?
a, Cô bé trong câu chuyện là 
b, Người đàn ông trong câu chuyện là 
c, Bông hồng đó là 
3. Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào từng chỗ trống trong đoạn văn sau cho thích hợp và viết lại đoạn văn cho đúng chính tả.
Cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ Thấy thế người đàn ông rất xúc động Anh nhớ tới mẹ của mình Không chút chần chừ anh mua một bó hoa thật đẹp lái xe một mạch về nhà đẻ gặp mẹ 
4. Dòng nào nêu đúng câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu văn sau:
a, Cô bé ấy là một người con hiếu thảo .
a1. Cô bé ấy là ai ?
a2. Cô bé ấy như thế nào ?
a3. Cô bé ấy là một người con như thế nào ?
b, Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng để mua hoa tặng mẹ.
b1. Người đàn ông làm gì ?
b2. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng để làm gì ?
b3. Người đàn ông dừng xe ở đâu ?
	B. Toán:
Bài 1. Tính nhẩm:
40 000 + 50 000 – 30 000 = 
90 000 - 50 000 – 30 000 =
(40 000 + 50 000) – 30 000 = 
90 000 - 50 000 + 30 000 =
40 000 + (50 000 – 30 000) = 
90 000 – (50 000 + 30 000) =
80 000 - (50 000 – 30 000) = 
70 000 + 20 000 – 60 000 =
80 000 - (50 000 + 30 000) = 
90 000 - 50 000 + 10 000 =
Bài 2: Viết các tổng theo mẫu: 6000 + 300 + 40 + 8 = 6 348
5 000 + 400 + 90 + 2 = ..
6 000 + 90 + 9 = ..
9 000 + 6 = ..
5 000 + 800 + 3 = ..
5 000 + 800 + 6 = ..
3 000 + 30 = ..
7 000 + 400 = ..
7 000 + 1 = ..
6 000 + 200 + 90 = ..
9 000 + 50 + 7 = ..
2 000 + 90 + 2 = ..
1 000 + 500 = ..
60 000 + 70 + 3 = .
80 000 + 8 = 
90 000 + 9 000 = .
60 000 + 40 = ..
---------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
NhËn xÐt tuÇn 19
A. Mục tiêu:- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Nội dung sinh hoạt: 
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ
- Lớp phó học tập báo cáo hoạt động của lớp:
- Các tổ sinh hoạt theo tổ.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
* GV đánh giá chung:
 a.Ưu điểm:
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi: 
 b.Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài: ...
- 1 số em còn thiếu vở bài tập.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
 - Tổ : tổ 1
- Cá nhân: ..
5. Kế hoạch tuần tới:
-Tiếp tục duy trì các nề nếp đã có.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_3_tuan_19_nam_hoc_2018_2019_nguyen_linh.doc