Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Phương Lan

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Phương Lan

HS chơi trò chơi Bắn tên: nêu các phép tính của bảng cộng 1 trong phạm vi 10.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2. Hình thành bảng cộng 2 trong phạm vi 10

a) Hướng dẫn HS học phép cộng 2 + 1 = 3 và 1 + 2 = 3

Bước 1: Phép cộng 2 + 1 = 3

- HS thao tác trên máy tính theo lệnh của GV và nêu: có 2 que tính, lấy thêm 1 que tính, tất cả là 3 que tính

- HS đọc phép tính tương ứng: 2+1=3

- GV ghi bảng: 2+1=3

- HS nhắc lại (CN, nhóm, cả lớp)

Bước 2: Phép cộng 1+2=3

- GV nêu: “1+2 bằng mấy?” và yêu cầu HS trả lời.

- Nhiều HS trả lời: 1 + 2 = 3

- GV ghi bảng: 1+2=3 và yêu cầu HS nhắc lại “CN, nhóm, cả lớp”

- HS đọc cả 2 phép tính 2+1=3 và 1+2=3

- GV yêu cầu HS nhận xét kết quả của 2 phép tính trên

- GV chốt: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.

- GV hỏi thêm: 3 bằng mấy cộng mấy?

- Một số HS trả lời, thống nhất câu trả lời: 3 bằng 2 cộng 1, 3 bằng 1 cộng 2.

b) Hướng dẫn HS học phép cộng 2+2=4, tương tự phép cộng 2+1=3

c) Hướng dẫn HS học các phép cộng còn lại

 

doc 36 trang thuong95 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Phương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9: Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020	
SÁNG: TOÁN
TIẾT 25: BẢNG CỘNG 2 TRONG PHẠM VI 10 
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
- Bước đầu thực hiện được các phép tính trong bảng cộng 2. 
- Hình thành và phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy lập luận toán học, NL sử dụng công cụ học toán (que tính).
 - Rèn luyện tính chính xác, nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác và ý thức trách nhiệm (giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập).
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy chiếu, SGK Toán 1.
- HS: Que tính, VBT toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
- HS chơi trò chơi Bắn tên: nêu các phép tính của bảng cộng 1 trong phạm vi 10.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2. Hình thành bảng cộng 2 trong phạm vi 10
a) Hướng dẫn HS học phép cộng 2 + 1 = 3 và 1 + 2 = 3 
Bước 1: Phép cộng 2 + 1 = 3
- HS thao tác trên máy tính theo lệnh của GV và nêu: có 2 que tính, lấy thêm 1 que tính, tất cả là 3 que tính 
- HS đọc phép tính tương ứng: 2+1=3
- GV ghi bảng: 2+1=3
- HS nhắc lại (CN, nhóm, cả lớp)
Bước 2: Phép cộng 1+2=3
- GV nêu: “1+2 bằng mấy?” và yêu cầu HS trả lời.
- Nhiều HS trả lời: 1 + 2 = 3 
- GV ghi bảng: 1+2=3 và yêu cầu HS nhắc lại “CN, nhóm, cả lớp” 
- HS đọc cả 2 phép tính 2+1=3 và 1+2=3
- GV yêu cầu HS nhận xét kết quả của 2 phép tính trên
- GV chốt: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
- GV hỏi thêm: 3 bằng mấy cộng mấy?
- Một số HS trả lời, thống nhất câu trả lời: 3 bằng 2 cộng 1, 3 bằng 1 cộng 2.
b) Hướng dẫn HS học phép cộng 2+2=4, tương tự phép cộng 2+1=3
c) Hướng dẫn HS học các phép cộng còn lại
- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu thảo luận để hình thành các phép tính còn lại trong bảng cộng 2.
- Các nhóm trả lời, GV viết thành bảng cộng 2 trong phạm vi 10.
d) Hướng dẫn HS học thuộc bảng cộng 2
- GV cho HS học thuộc bảng cộng 2 bằng hình thức xóa dần một vài số.
3. Thực hành luyện tập
Bài 1. Tính (HĐ cá nhân)
- HS nối tiếp nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bằng hình thức hô Yes, No.
- GV chiếu kết quả. 
Bài 2. Số ? (HĐ cá nhân)
- GV tổ chức cho HS làm bài vào vở bài tập toán.
- HS chữa bài bằng trò chơi bắn tên.
- GV chiếu kết quả.
- Cả lớp đọc lại toàn bộ các phép tính trong bài 2
Bài 3. , = ?
- HS thảo luận nhóm đôi, làm vào vở bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS các nhóm còn lại nhận xét.
- GV chiếu đáp án. 
4. Vận dụng
Bài 4. Quan sát tranh và nêu phép tính thích hợp
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, viết phép tính vào vở bài tập.
- Đại diện các nhóm đọc phép tính trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét.
- GV chiếu kết quả (6+2=8 hoặc 2+6=8)
5. Củng cố
- Một số HS đọc các phép tính trong bảng cộng 2
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS ôn lại bảng cộng 2 trong phạm vi 10.
*Bổ sung - Điều chỉnh: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
___________________________________ 
CHIỀU: TIẾNG VIỆT 
BÀI 36: OM, ÔM, ƠM
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và đọc đúng các vần om, ôm, ơm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần om, ôm, ơm; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần om, ôm, ơm ; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần om, ôm, ơm.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần om, ôm, ơmcó trong bài học.
- Phát triển kĩ năng nói lời xin lỗi(trong tình huống cụ thể ở trường học”.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật (các bạn học sinh trong lớp) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tình huống các bạn giẫm phải chân nhau khi xếp hàng vào lớp, cần nói lời xin lỗi).
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp - hợp tác, NL ngôn ngữ qua hoạt động nói lời xin lỗi.
- Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
- Cảm nhận được tình cảm mẹ con qua bài đọc.
-Thêm yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy chiếu phóng to nội dung bài học.
-HS: Bảng con, phấn, bộ đồ dùng học Tiếng Việt, bút chì, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS chơi trò chơi .
- GV dẫn dắt vào bài.
2. Nhận biết	
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- Một số HS trả lời trước lớp.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo:Hương cốm thơm thôn xóm.
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần.
- HS chỉ (hoặc nêu) tiếng có vần om, ôm ,ơm.
- GV giới thiệu vào bài, viết tên bài.
3. Đọc
a. Đọc vần om, ôm ,ơm: 
- So sánh các vần: 
 + GV đưa các vần: om,ôm, ơm.
+ HS tìm điểm giống và khác nhau giữa 3 vần trên. 
- HS đánh vần 3 vần trên (CN, nhóm, ĐT).
- HS đọc trơn vần 3 vần trên (CN, nhóm, ĐT). 
- HS ghép chữ cái tạo vần:
 + GV yêu cầu HS ghép lần lượt từng vần om, ôm, ơm
 + HS ghép 3 vần ăn, ân, an (bằng cách thay chữ đứng đầu).
+ Sau mỗi lần ghép, HS chỉ bảng gài và đọc ĐT lại vần vừa ghép. 
b. Đọc tiếng:
- 1,2 HS nêu cách ghép tiếng xóm và lớp ghép bảng tiếng xóm.
- GV đưa mô hình tiếng xóm.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng xóm (CN, nhóm, ĐT).
- GV đưa các tiếng ứng dụng: khóm, vòm, nộm, tôm, bờm ,rơm.
- HS đánh vần thầm các tiếng trên. 
- HS đọc trơn các tiếng trên (CN mỗi HS đọc 1 tiếng, ĐT cả 6 tiếng)
- HS tìm tiếng ngoài bài (nêu miệng hoặc gài bảng). 
- GV ghi bảng một số tiếng HS nêu. 
- HS đọc các tiếng ngoài bài GV vừa ghi bảng (CN, ĐT).
c.Đọc từ ngữ
- GV đưa từng tranh, HS nêu sự vật trong tranh. 
- GV đưa từ:đom đóm, chó đốm, mâm cơm . 
- HS đánhvầnthầm, đọctrơn (CN, nhóm, ĐT).
-GV giải nghĩa các từ cho hs hiểu .
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
 HS đọc ĐT 1 lần. 
4. Viết bảng
- GV hướng dẫn HS viết vần om, ôm, ơm.
 + GV đưa mẫu viết vần om, ôm, ơm.
 + HS quan sát, nhận xét(chiều cao, số nét, )
 + GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viếtcác vần om, ôm, ơm.
 + HS viết bảng con: om, ôm ,ơm
 + GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
 + HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
 + GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
- GV hướng dẫn HS viết từ ngữ: chó đốm, mâm cơm.
 + Tiến hành tương tự viết vần.
+ HS viếtbảng con: đốm, cơm.
TIẾT 2
5. Viết vở
- HS đọc nội dung viết.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- HS tô, viết om, ôm, ơm , chó đốm, mâm cơm trong Vở Tập viết.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và khen cụ thể những HS viết đẹp.
6. Đọc
- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
- GV đưa đoạn ứng dụng: Hôm qua , cô Mơ ở xóm Hạ đến thăm nhà Hà. Cô cho Hà giỏ cam. Hà chọn quả cam to phần bố . Mẹ khen và thơm lên má Hà.
- HS đọc thầm cả đoạn; tìm tiếng có vần om, ôm ,ơm ; đếm xem bài đọc có mấy câu. 
- HS đọc nối tiếp câu.
- GV đọc mẫu cả đoạn, lưu ý HS nghỉ hơi sau các dấu câu.
- HS đọc trơn cả đoạn (CN, ĐT).
- GV hỏi về nội dung HS đã đọc: Cô Mơ cho Hà cái gì?; 
Theo em, tại sao mẹ khen Hà? (Vi Hà là cô bé hiếu thảo, biết yêu thương bố mẹ)?
- HS trả lời.
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SGK. 
- GV đặt từng câu hỏi gợi ý để HS thảo luận nhóm:
 + Tranh vẽ cảnh ở đâu?
 + Em nhìn thấy những gì trong tranh? 
 + Điều gì xảy ra khi quả bóng rơi vào bàn?
 + Hãy thử hình dung tâm trạng của Nam khi gây ra sự việc. Em hãy đoán xem mẹ Nam sẽ nói gì ngay khi nhìn thấy sự việc? 
 + Nam sẽ nói gì với mẹ? 
 + Theo em, Nam nên làm gì sau khi xin lỗi mẹ? (Gợi ý: lau khô bàn, sàn nhà...)
- HS thảo luận nhóm đôi theo hình thức hỏi – đáp.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
- GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- HS nêu một số từ ngữ chứa vần om, ôm, ơm và đặt câu với từ vừa tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Nhắc HS ôn lại vần om, ôm, ơm và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
*Bổ sung - Điều chỉnh: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
__________________________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
- Thực hiện được các phép tính trong bảng cộng 2. 
- Hình thành và phát triển NL giao tiếp toán học, NL tự học.
- Rèn luyện tính chính xác, nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác và ý thức trách nhiệm (giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập).
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nội dung luyện tập.
- HS: Vở ô li toán, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
- HS cả lớp hát một bài. 
- GV khen HS, dẫn dắt vào bài.
2. Thực hành – Luyện tập 	
Bài 1. Tính (HĐ cá nhân)
 2 + 1 = 2 + 2 = 2 + 3 = 
 2 + 4 = 2 + 5 = 2 + 6 = 
 2 + 7 = 2 + 8 = 2 + 0 = 
- GV hướng dẫn HS trình bày vào vở theo 3 cột như trên.
- HS làm bài, GV theo dõi, trợ giúp HS yếu.
- HS tiếp nối đọc kết quả, GV ghi bảng kết quả, các HS còn lại nhận xét. 
- HS đọc lại cả bảng cộng 2 ở trên. 
Bài 2. Số? (HĐ cá nhân): 
+
=
1
3
5
7
6
4
2
8
2
2
2
2
2
2
2
2
3
- HS đọc yêu cầu và nêu cách làm. 
- HS làm bài, GV theo dõi, trợ giúp HS yếu. 
- HS nối tiếp lên điền số vào ô trống, HS còn lại nhận xét.
- GV nhận xét, khen HS. 
Bài 3. Điền dấu , = vào ô trống (HĐ nhóm đôi) 
- GV hướng dẫn HS trình bày vào vở theo 2 cột: 
 3 + 2 5 4 + 2 5
 2 + 2 3 8 + 2 9
 7 + 2 8 1 + 2 4
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở. 
- Đại diện một số nhóm lên chữa bài, các nhóm khác nhận xét.
3. Củng cố
 GV nhận xét chung, nhắc HS ôn lại bảng cộng 2.
* Bổ sung - Điều chỉnh: 
____________________________________________________________ 
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2020 
SÁNG: 
TIẾNG VIỆT
BÀI 37: EM, ÊM, IM, UM 
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và đọc đúng các vần em, êm, im ,um; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần em, êm, im, um ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần em, êm, im, um ; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần em, êm, im, um.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần em, êm, im, umcó trong bài học.
- Phát triển kĩ năng nói lời xin lỗi(trong tình huống cụ thể ở trường học”.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật (các bạn học sinh trong lớp) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tình huống các bạn giẫm phải chân nhau khi xếp hàng vào lớp, cần nói lời xin lỗi).
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp - hợp tác, NL ngôn ngữ qua hoạt động nói lời xin lỗi.
- Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
- Cảm nhận được tình cảm mẹ con qua bài đọc.
-Thêm yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy chiếu phóng to nội dung bài học.
-HS: Bảng con, phấn, bộ đồ dùng học Tiếng Việt, bút chì, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS chơi trò chơi .
- GV dẫn dắt vào bài.
2. Nhận biết	
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- Một số HS trả lời trước lớp.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo: Chị em Hà chơi trốn tìm. Hà tủm tỉm đếm: một, hai, ba.
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần.
- HS chỉ (hoặc nêu) tiếng có vần em, êm, im, um.
- GV giới thiệu vào bài, viết tên bài.
3. Đọc
a. Đọc vần em, êm, im, um: 
- So sánh các vần: 
 + GV đưa các vần: em, êm, im, um.
 + HS tìm điểm giống và khác nhau giữa 3 vần trên. 
- HS đánh vần 3 vần trên (CN, nhóm, ĐT).
- HS đọc trơn vần 3 vần trên (CN, nhóm, ĐT). 
- HS ghép chữ cái tạo vần:
 + GV yêu cầu HS ghép lần lượt từng vần em, êm, im, um .
 + HS ghép 3 vần ăn, ân, an (bằng cách thay chữ đứng đầu).
 + Sau mỗi lần ghép, HS chỉ bảng gài và đọc ĐT lại vần vừa ghép. 
b. Đọc tiếng:
- 1,2 HS nêu cách ghép tiếng đếm và lớp ghép bảng tiếng đếm .
- GV đưa mô hình tiếng đếm.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng đếm (CN, nhóm, ĐT).
- GV đưa các tiếng ứng dụng: hẻm, kem, mềm, nếm, mỉm, tím, chụm,mũm .
- HS đánh vần thầm các tiếng trên. 
- HS đọc trơn các tiếng trên (CN mỗi HS đọc 1 tiếng, ĐT cả 6 tiếng)
- HS tìm tiếng ngoài bài (nêu miệng hoặc gài bảng). 
- GV ghi bảng một số tiếng HS nêu. 
- HS đọc các tiếng ngoài bài GV vừa ghi bảng (CN, ĐT).
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa từng tranh, HS nêu sự vật trong tranh. 
- GV đưa từ: tem thư, thềm nhà , tủm tỉm . 
- HS đánhvầnthầm, đọctrơn (CN, nhóm, ĐT).
- GV giải nghĩa các từ cho hs hiểu .
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
 HS đọc ĐT 1 lần. 
4. Viết bảng
- GV hướng dẫn HS viết vần em, êm, im,um .
 + GV đưa mẫu viết vần em,êm,im,um .
 + HS quan sát, nhận xét(chiều cao, số nét, )
 + GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viếtcác vần em,êm,im,um.
 + HS viết bảng con: em,êm, im,um .
 + GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
 + HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
 + GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
- GV hướng dẫn HS viết từ ngữ: thềm nhà, tủm tỉm .
 + Tiến hành tương tự viết vần.
+ HS viếtbảng con: thềm, tủm .
TIẾT 2
5. Viết vở
- HS đọc nội dung viết.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- HS tô, viết em,êm,im,um, thềm nhà , tủm tỉm trong Vở Tập viết.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và khen cụ thể những HS viết đẹp.
6. Đọc
- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
- GV đưa đoạn ứng dụng: Chim ri cần cù tìm cỏ khô về làm tổ.Đêm qua, nó bị ốm .Chim sẻ và chim sơn ca đến thăm, đem cho nó túm rơm . Chim ri cảm ơn sẻ và sơn ca.
- HS đọc thầm cả đoạn; tìm tiếng có vần em, êm, im, um ; đếm xem bài đọc có mấy câu. 
- HS đọc nối tiếp câu.
- GV đọc mẫu cả đoạn, lưu ý HS nghỉ hơi sau các dấu câu.
- HS đọc trơn cả đoạn (CN, ĐT).
- GV hỏi về nội dung HS đã đọc: Chim ri tìm gì về làm tổ? (tìm cỏ khô) Chim sẻ và sơn ca mang cái gì đến cho chim ri? (mang theo túm rơm). 
Chim ri làm gì để thể hiện tình cảm với hai bạn? (nói lời cảm ơn).
- HS trả lời.
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SGK. 
- GV đặt từng câu hỏi gợi ý để HS thảo luận nhóm:
+ Tranh 1: 
Em nhìn thấy những gì trong tranh? 
Hai bạn gìúp nhau việc gì? 
Bạn được đeo bờm có nơ sẽ nói gì với bạn của mình? 
Em đã bao gìờ gìúp bạn việc gì chưa?
+ Tranh 2: 
Em nhìn thấy những gì trong tranh?
 Em đoán thử xem, bạn nhỏ sẽ nói gì khi được bạn cho đi chung ô?
- HS thảo luận nhóm đôi theo hình thức hỏi – đáp.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
- GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- HS nêu một số từ ngữ chứa vần em, êm, im, um và đặt câu với từ vừa tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Nhắc HS ôn lại vần em, êm, im, um và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
* Bổ sung – Điều chỉnh:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
_________________________________________
ĐẠO ĐỨC 
BÀI 5: CHĂM SÓC BẢN THÂN KHI BỊ ỐM (Tiết 1, 2)
I. MỤC TIÊU 
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
-Nhận biết được các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm.
-Nêu được vì sao cần phải tự chăm sóc bản thân khi bị ốm.
-Tự làm được một số việc vừa sức để chăm sóc bản thân khi bị ốm.
-Phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi và trình bày.
-Phát triển kĩ năng thao tác, lựa chọn những hành động, việc làm vừa sức để chăm sóc bản thân khi bị ốm.
II. CHUẨN BỊ
 1. GV: - Mẫu “Giỏ việc tốt” của GV.
 - Bài hát: Thật đáng chê.
 - Khăn bông, chậu nước ấm để thực hành chườm khi bị sốt. 
 2. HS: Vở bài tập Đạo đức 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
- GV bắt nhịp cho HS cả lớp hát bài “Thật đáng chê”.
- Hỏi: Vì sao chích chòe và chú cò trong bài hát lại bị chê?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trang 24 nghe GV kể chuyện
+Tranh 1: Trong giờ học, Na thấy người nóng bừng và đau ở họng. Na liền nói với cô giáo: “Thưa cô, em mệt quá”!
+Tranh 2: Cô giáo và bạn liền đưa em xuống phòng Y tế của trường. Ở phòng Y tế, Na kể cho cô bác sĩ nghe em đau ở đâu, người mệt như thế nào.
+Tranh 3: Cô bác sĩ khám bệnh và dưa thuốc cho Na. Nga ngoan ngoãn uống thuốc và nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+Tranh 4: Một lát sau, nhận được điện thoại của cô giáo, bố mẹ Na đã đến trường đón Na về.
+Tranh 5: Chỉ mấy ngày sau, Na khỏi ốm và tiếp tục đi học. Các bạn trong lớp vui mừng tíu tít hỏi thăm Na.
-Yêu cầu HS thảo luận lần lượt theo gợi ý:
/?/Bạn Na đã làm gì khi bị ốm ở lớp?
/?/Việc làm ấy đã giúp gì cho bạn Na?
-GV dẫn dắt giới thiệu bài mới, ghi tên bài lên bảng, yêu cầu HS nhắc lại.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm:
*HTTC: Nhóm đôi – lớp:
-GV 2 HS/nhóm quan sát 6 bức tranh trong SGK trang 25 và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
/?/Nêu các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm?
/?/Ngoài các biểu hiện đó, em còn biết thêm biểu hiện nào khác khi bị ốm?
-GV nhận xét, kết luận:
+Khi bị ốm, cơ thể thường có những biểu hiện dễ nhận thấy như: hắt hơi, chảy nước mũi, đau đâu, đau bngj, đau họng, sốt, người có mẩn đỏ,...
+Việc nhận ra những biểu hiện của cơ thể khi ốm rất cần thiết, giúp chúng ta có thể chữa trị kịp thời, bệnh sẽ mau khỏi hơn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi bị ốm:
*HTTC: Nhóm đôi – lớp:
-GV chia nhóm 2 HS/tổ quan sát 4 bức tranh trong SGK mục b trang 25 và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
 + Nêu các việc cần làm khi bị ốm? Vì sao việc làm đó lại cần thiết?
 + Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần làm khi bị ốm?
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm trả lời tốt và tiểu kết: Cần làm những việc đó để nhận được sự hỗ trợ cần thiết của thầy cô giáo, cha mẹ và cán bộ y tế để được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ mau lành .
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần tránh khi bị ốm:
-GV chia nhóm 2 HS/tổ quan sát 4 bức tranh trong SGK mục c trang 25 và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
/?/Nêu các việc cần tránh khi bị ốm? Và giải thích vì sao lại cần tránh?
/?/Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần tránh khi bị ốm?
- GV nhận xét, tiểu kết: Khi bị ốm, các em cần tránh những việc làm như trên để tránh bị ngộ độc, tránh làm bệnh nặng thêm.
3. Hoạt động vận dụng sau giờ học:
-GV nhắc nhở HS thực hiện việc làm vừa sức để chăm sóc bản thân khi bị ốm.
4. Tổng kết sau tiết học:
/?/Em rút ra được điều gì sau tiết học này?
-GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
-HS tham gia vui vẻ, hào hứng.
-HS tự trả lời.
-HS nhắc lại tên bài (cá nhân + lớp).
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận và lắng nghe ý kiến bổ sung từ các nhóm khác.
+Khi bị ốm ở lớp, bạn Na đã nói ngay với cô giáo để cô biết và đưa xuống phòng Y tế. Tại phòng Y tế, bạn Na đã kể cho bác sĩ nghe mình bị đau ở đâu, bị mệt như thế nào và uống thuốc, nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+Việc làm của bạn Na đã giúp bạn được chăm sóc, điều trị sớm và nhanh khỏi ốm, tiếp tục được đến trường đi học.
-Mỗi một HS nêu một biểu hiện.
+Hắt xì, sổ mũi; Đau bụng; Đau đầu; Trán nóng, người nóng; Đau họng; Người nổi mẩn đỏ.
+Tiêu chảy; Ớn lạnh; Đau dạ dày; Giảm cảm giác thèm ăn; Mệt mỏi, đau người; 
-Mỗi tổ quan sát 1 tranh.
-HS chia sẻ với bạn bên cạnh.
-Một số nhóm trình bày kết quả trước lớp:
+Báo cho người lớn trong gia đình, thầy cô biết.
+Kể cho bác sĩ nghe: Em bị đau ở đâu? Bị mệt như thế nào? Trước đó em đã ăn gì, uống gì? Và trả lời câu hỏi của bác sĩ khi khám bệnh.
+Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ.
+Chườm khăn ấm vào trán (nách, bẹn) nếu bị sốt cao.
-HS suy nghĩ, chia sẻ với bạn bên cạnh.
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+Tự ý uống thuốc; Uống nước đá; Tắm sông hồ; dầm mưa; chơi dưới nắng trưa; 
+Dùng thức ăn, đồ uống lạ; hoạt động nặng.
-HS có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện theo.
-HS tự trả lời.
TIẾT 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
/?/Tiết trước học bài gì?
/?/Em biết làm gì khi có biểu hiện bị ốm?
-GV dẫn dắt giới thiệu bài mới, ghi tên bài lên bảng, yêu cầu HS nhắc lại.
2. Luyện tập:
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm:
*HTTC: Nhóm đôi – lớp:
-GV 2 HS/nhóm quan sát các tranh trong SGK trang 27, 28, GV giới thiệu rõ nội dung ba tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống và đóng vai thể hiện.
-Yêu cầu HS thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai.
/?/Em thích cách ứng xử của nhóm nào nhất?
/?/Em có cách ứng xử nào khác trong tình huống đó không? Cách ứng xử đó như thế nào?
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS làm việc tốt. 
Hoạt động 2: Tự liên hệ:
*HTTC: Cá nhân – N2 - lớp:
-GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp:
/?/Em đã biết tự chăm sóc bản thân khi bị ốm chưa?
/?/Em đã tự chăm sóc bản thân như thế nào?
-GV nhận xét, khen ngợi những HS đã tự biết chăm sóc bản thân.
3. Hoạt động vận dụng 
a) Vận dụng trong giờ học:
- GV tổ chức cho HS thực hành chườm khăn ấm vào trán nhau theo cặp đôi.
b)Vận dụng sau giờ học:
-GV nhắc nhở HS:
+Thuộc lòng số điện thoại của bố mẹ, thầy cô giáo để liên lạc khi bị ốm.
+Nghỉ ngơi, uống thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và cha mẹ khi bị ốm mệt.
4.Tổng kết sau tiết học:
/?/Em rút ra được điều gì sau tiết học này?
-GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK.
-GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
-HS tiếp nối nhau trả lời.
-HS đọc lại tên bài.
-HS làm việc theo nhóm.
-Với mỗi tình huống, một vài nhóm lên sắm vai:
+Tình huống 1: Lan nên gọi điện báo cho bố mẹ biết hoặc nhờ hàng xóm báo cho bố mẹ biết. Sau dó nằm nghỉ và lấy khăn ấm chườm.
+Tình huống 2: Lê nên nói cho cô giáo biết.
+Tình huống 3: Nam nên về nhà hoặc nhờ bạn đưa về nhà hoặc nhờ bạn chạy về báo cho bố mẹ biết. Nếu đang chơi xa nhà, Nam tìm kiếm sự trợ giúp của những người xung quanh.
-HS tiếp nối tự trả lời.
-HS tự liên hệ, chia sẻ trong nhóm đôi.
-1 số HS lên chia sẻ trước lớp.
-HS thực hành theo yêu cầu của GV.
Khi thấy người mệt mỏi
Có biểu hiện khác thường
Em cần thông báo luôn
Với thầy cô, cha mẹ.
_______________________________________
CHIỀU: TIẾNG VIỆT 
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Đọc đúng các vần om, ôm, ơm, em, êm, im, um ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần om, ôm, ơm, em, êm, im, um.
- Viết đúng các vần om, ôm, ơm, em, êm, im, um, viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần om, ôm, ơm, em, êm, im, um.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần om, ôm, ơm, em, êm, im, um có trong bài học.
- Phát triển kĩ năng đọc, viết.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nội dung luyện tập 
- HS: Vở ô li, bút chì, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS chơi trò chơi Đi chợ: nêu tên các đồ vật, con vật có chứa vần om, ôm, ơm, em, êm, im, um.
- GV dẫn dắt vào bài.
2. Luyện đọc 
a) Đọc vần: 
- GV đưa vần: om, ôm, ơm, em, êm, im, um.
- HS đọc các vần trên (cá nhân, ĐT). 
- GV chỉnh lỗi phát âm cho HS. 
b) Đọc từ ngữ: 
- GV đưa các từ ngữ: lom khom, con tôm, ăn cơm, que kem, êm đềm, trốn tìm, um tùm.
- HS đọc (cá nhân, nhóm, ĐT).
- GV lưu ý ưu tiên đọc cho những em đọc chậm.
- GV giải nghĩa từ: lom khom, êm đềm, um tùm.
c) Đọc câu: 
- GV đưa câu: 
 + Lũ trẻ thi trốn tìm.
 + Bà lom khom làm cỏ. Hà bê cỏ cho bà. Bà cảm ơn Hà.
- HS đọc thầm theo tay GV chỉ, tìm tiếng có vần ôn luyện.
- HS nối tiếp đọc câu.
- HS đọc tất cả các câu (ĐT).
- HS, GV nhận xét, khen những HS đọc tốt. 
TIẾT 2 
3. Luyện viết
- GV đưa nội dung viết và yêu cầu HS đọc. 
- GV đọc cho HS viết: 
 + om, ôm, ơm, em, êm, im, um (mỗi vần viết 1 dòng; HS yếu 1 vần viết 1 lần)
 + Bà lom khom làm cỏ. Hà bê cỏ cho bà. Bà cảm ơn Hà (GV đọc từng tiếng cho HS viết).
- HS viết bài, GV quan sát, uốn nắn, trợ giúp HS yếu. 
- GV nhận xét bài viết của HS, khen những em viết đẹp.
4. Làm bài tập trong VBT (nếu còn thời gian).	
5. Củng cố 
- HS nêu một số từ ngữ chứa vần om, ôm, ơm, em, êm, im, um và đặt câu với từ vừa tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Nhắc HS ôn lại vần om, ôm ,ơm, em, êm, im, um và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. 
*Bổ sung - Điều chỉnh: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________ 
KĨ NĂNG SỐNG 
TIẾT 17: CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÔI MẮT- CÁC BỆNH VỀ MẮT
*Bổ sung - Điều chỉnh: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
_____________________________________________________________________ 
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2020 
SÁNG: TIẾNG VIỆT 
BÀI 38: AI, AY, ÂY
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và đọc đúng các vần ai, ay, ây ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần ai,ay,ây ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần ai,ay,ây; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ai, ay, ây .
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần om, ôm, ơmcó trong bài học.
- Phát triển kĩ năng nói lời xin lỗi(trong tình huống cụ thể ở trường học”.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật (các bạn học sinh trong lớp) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tình huống các bạn giẫm phải chân nhau khi xếp hàng vào lớp, cần nói lời xin lỗi).
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp - hợp tác, NL ngôn ngữ qua hoạt động nói lời xin lỗi.
- Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
- Cảm nhận được tình cảm mẹ con qua bài đọc.
-Thêm yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy chiếu phóng to nội dung bài học.
-HS: Bảng con, phấn, bộ đồ dùng học Tiếng Việt, bút chì, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS chơi trò chơi .
- GV dẫn dắt vào bài.
2. Nhận biết	
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- Một số HS trả lời trước lớp.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo:Hai bạn thi nhảy dây.
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần.
- HS chỉ (hoặc nêu) tiếng có vần ai,ay,ây.
- GV giới thiệu vào bài, viết tên bài.
3. Đọc
a. Đọc vần ai,ay,ây: 
- So sánh các vần: 
 + GV đưa các vần: ai,ay,ây.
+ HS tìm điểm giống và khác nhau giữa 3 vần trên. 
- HS đánh vần 3 vần trên (CN, nhóm, ĐT).
- HS đọc trơn vần 3 vần trên (CN, nhóm, ĐT). 
- HS ghép chữ cái tạo vần:
 + GV yêu cầu HS ghép lần lượt từng vần ai,ay,ây.
 + HS ghép 3 vần ăn, ân, an (bằng cách thay chữ đứng đầu).
 + Sau mỗi lần ghép, HS chỉ bảng gài và đọc ĐT lại vần vừa ghép. 
b. Đọc tiếng:
- 1,2 HS nêu cách ghép tiếng hai và lớp ghép bảng tiếng hai .
- GV đưa mô hình tiếng hai .
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng hai (CN, nhóm, ĐT).
- GV đưa các tiếng ứng dụng: bài, lái, nảy, tay, đậy ,lẫy .
- HS đánh vần thầm các tiếng trên. 
- HS đọc trơn các tiếng trên (CN mỗi HS đọc 1 tiếng, ĐT cả 6 tiếng)
- HS tìm tiếng ngoài bài (nêu miệng hoặc gài bảng). 
- GV ghi bảng một số tiếng HS nêu. 
- HS đọc các tiếng ngoài bài GV vừa ghi bảng (CN, ĐT).
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa từng tranh, HS nêu sự vật trong tranh. 
- GV đưa từ: chùm vải , máy cày, đám mây . 
- HS đánhvầnthầm, đọctrơn (CN, nhóm, ĐT).
- GV giải nghĩa các từ cho hs hiểu .
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
 HS đọc ĐT 1 lần. 
4. Viết bảng
- GV hướng dẫn HS viết vần ai, ay, ây .
 + GV đưa mẫu viết vần ai, ay, ây .
 + HS quan sát, nhận xét(chiều cao, số nét, )
 + GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viếtcác vần ai, ay, ây.
 + HS viết bảng con: ai, ay, ây
 + GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
 + HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
 + GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
- GV hướng dẫn HS viết từ ngữ: chùm vải, đám mây.
 + Tiến hành tương tự viết vần.
+ HS viếtbảng con: chùm, mây.
TIẾT 2
5. Viết vở
- HS đọc nội dung viết.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- HS tô, viết ai,ay,ây , chùm vải ,đám mây trong Vở Tập viết.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và khen cụ thể những HS viết đẹp.
6. Đọc
- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
- GV đưa đoạn ứng dụng: Nai con nhìn thấy con gì bé nhỏ ,thân đầy gai nhọn trên bãi cỏ.Nó chạy về nhà, hổn hển kể cho mẹ nghe.Nai mẹ tủm tỉm : “ Bạn nhím đấy , con ạ “
- HS đọc thầm cả đoạn; tìm tiếng có vần ai, ay ,ây ; đếm xem bài đọc có mấy câu. 
- HS đọc nối tiếp câu.
- GV đọc mẫu cả đoạn, lưu ý HS nghỉ hơi sau các dấu câu.
- HS đọc trơn cả đoạn (CN, ĐT).
- GV hỏi về nội dung HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_bui_thi_phuon.doc