Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

b.Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước (10p)

VD:Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4cm.

- GV làm mẫu trên bảng kết hợp từng bước vẽ:

- Đặt thước(có vạch chia thành từng cm) lên tờ giấy trắng.Tay trái giữ thước,tay phải cầm bút,chấm 1 điểm trùng với điểm 0,chấm 1 điểm trùng với vạch 4.

-Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4 thẳng theo mép thước.Nhấc thước ra ,viết chữ A lên điểm đầu,viết chữ B lên điểm cuối của đoạn thẳng.Ta đó vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài là 4cm.

c. Thực hành(20p):

Bài 1(123):

- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu 1HS nhắc lại cách vẽ.

- Yêu cầu HS vẽ-Nhận xét (Lưu ý:tay trái phải giữ chặt thước để khi vẽ không bị xô lệch, đoạn thẳng sẽ bị xấu hoặc sai).

Bài 2(123):

- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi 2HS đọc tóm tắt bài toán.

- Gọi 1HS nêu bài toán dựa vào tóm tắt-Nhận xét

- Hướng dẫn:

-Thực hiện bài giải theo các bước đã học.

 

doc 8 trang thuong95 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23- Buổi sáng
Ngày soạn: 29 /1/ 2020	Thứ hai, ngày 3 tháng 2 năm 2020
Chào cờ
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 221+ 222: VẦN /iêm/, /iêp/, /ươm/, /ươp/
(STK trang 209; SGK trang 110 -111)
Toán
TIẾT 89: VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I. MỤC TIÊU
HS bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng xăng ti mét để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.Giải toán có lời văn có số liệu là các số đo độ dài với đơn vị đo xăng- ti- mét.
Quan sát và thực hiện được các việc theo yêu cầu của giáo viên.
Chăm chỉ, tích cực, tự giác và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV:Thước có vạch chia thành từng xăng- ti- mét.
HS:Thước có vạch cm, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (1p)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1p)
b.Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước (10p)
VD:Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4cm.
- GV làm mẫu trên bảng kết hợp từng bước vẽ:
- Đặt thước(có vạch chia thành từng cm) lên tờ giấy trắng.Tay trái giữ thước,tay phải cầm bút,chấm 1 điểm trùng với điểm 0,chấm 1 điểm trùng với vạch 4.
-Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4 thẳng theo mép thước.Nhấc thước ra ,viết chữ A lên điểm đầu,viết chữ B lên điểm cuối của đoạn thẳng.Ta đó vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài là 4cm.
c. Thực hành(20p):
Bài 1(123):
- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu 1HS nhắc lại cách vẽ.
- Yêu cầu HS vẽ-Nhận xét (Lưu ý:tay trái phải giữ chặt thước để khi vẽ không bị xô lệch, đoạn thẳng sẽ bị xấu hoặc sai).
Bài 2(123):
- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2HS đọc tóm tắt bài toán.
- Gọi 1HS nêu bài toán dựa vào tóm tắt-Nhận xét 
- Hướng dẫn:
-Thực hiện bài giải theo các bước đã học.
- Không cần viết kèm cm vào số 5 và số 3 trong phép cộng 5-3 mà viết cm trong ngoặc đơn ở bên phải kết quả của phép cộng đó.
- Yêu cầu HS giải bài toán vào vở-bảng lớp.
- Chữa bài-Nhận xét.
Bài 3 (123):
- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài tập
- Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC có chung điểm nào?
-Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB vào bảng con.
- Gọi 3 HS lên bảng vẽ(lưu ý có thể vẽ theo nhiều cách khác nhau).
-Nhận xét ở bảng con,bảng lớp.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau. 
Ngày soạn:30/1/ 2020	Thứ ba, ngày 4 tháng 2 năm 2020
Thể dục
TIẾT 23: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU
Biết cách thực hiện năm động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng của bài thể dục phát triển chung. Bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
Rèn năng lực quan sát, hợp tác khi tập luyện và tham gia trò chơi.
Ý thức tích cực, tự giác khi tham gia tập luyện.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, kẻ sân cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu (5p)
 - GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho HS nắm.
- Khởi động:
- Xoay cổ tay, chân, hông, gối 
- Chạy nhẹ nhàng về trước.
2. Phần cơ bản (25p)
a. Học động tác toàn thân
- GV nêu tên động tác, giải thích, làm mẫu cho HS xem và hô nhịp cho HS tập. 
- GV hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập.
- GV quan sát nhắc nhở và sửa sai ở HS.
- Nhận xét:
b. Ôn 6 động tác thể dục đã học
- Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp.
- Nhận xét:
c. Trò chơi:“Nhảy đúng, Nhảy nhanh” 
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi 
- GV nêu tên trò chơi, luật chơi, các trường hợp phạm quy cho HS nắm, có thể gọi 1 – 2 em thị phạm mẫu, nhận xét. Sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi.
- Nhận xét
3. Phần kết thúc (5p)
- Thả lỏng, đi thường theo nhịp và hát.
- GV cùng HS củng cố bài.
Toán
TIẾT 90: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
Đọc, viết, đếm đến số 20.Phép cộng trong phạm vi các số đến 20. Giải toán có lời văn.
HS lắng nghe, chia sẻ kết quả trong nhóm.
Chăm chỉ, tích cực và nghiêm túc khi thực hiện bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: kẻ sẵn ô vuông BT1 lên phụ.
HS: bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (2p)
2. Bài mới	
a. Giới thiệu bài (1p) 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập (30p):
Bài 1(124):Cho HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS điền mỗi số thích hợp vào ô trống trên bảng con, bảng phụ.
- Chia sẻ kết quả.
- Nhận xét bài-chỉnh sửa.
Bài 2(124): Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS nêu cách làm.
- HS đọc bài toán.
- HS trả lời từng câu hỏi của bài.
- HS nêu câu trả lời và tự giải bài toán vào vở.
- Nhận xét,chỉnh sửa.
Bài 3(124): Cho HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- HS thảo luận nhóm đôi rồi điền số vào ô trống.
- Bài toán hỏi gì?
- Thu bài nhận xét.
3. Củng cố dặn dò (2p)
- Trên tia số từ 0 đến 20,số nào lớn nhất, số nào bé nhất?
 Trên tia số một số bé hơn số khác nằm ở bên phải hay bên trái số đó?
- Có bao nhiêu số lớn hơn 11 và bé hơn
19? Đó là những số nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học.
Tiếng việt
TIẾT 223+ 224: VẦN /eng/, /ec/, /ong/, /oc/, /ông/, /ôc/
(STK trang 213; SGK trang 112 -113)
Ngày soạn: 31/ 1/ 2020	Thứ tư, ngày 5 tháng 2 năm 2020
Toán
TIẾT 91: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU
Kỹ năng cộng,trừ nhẩm;so sánh các số trong phạm vi 20; vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Giải bài toán có lời văn có nội dung hình học.
Biết hợp tác, chia sẻ ý kiến khi trao đổi thảo luận.
Có ý thức học tập tích cực và nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng nhóm.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (3p)
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1p)
c.Thực hành(25p):
Bài 1(114):Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS lên bảng thi điền số.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 2(114): Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm như thế nào?
- Tìm số liền trước ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS dựa vào tia số của bài tập 1 để trả lời câu hỏi:
+ Số liền sau của 9 là số nào?
+ Số liền sau số 10 là số nào?
+ Số liền sau của 19 là số nào?
- Nhận xét, chỉnh sửa.
* Giải lao:
Bài 3(114): Làm tương tự bài tập2
Bài 4(114): Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm và nêu cách đặt tính, cách tính.
- Nhận xét,
Bài 5(114): Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò (5p)
- Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
+ Hướng dẫn: GV đưa ra câu hỏi, ai trả lời nhanh đúng thì thắng cuộc
+ Số liền trước của 12 là số nào?
+ 14 cộng 3 bằng mấy?
- GV nhận xét tiết học (tuyên dương).
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 225 + 226: VẦN /uyn/, /uyt/
(STK trang 185; SGK trang 96 - 97)
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 23: ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
Kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống nơi các em sinh sống. Biết yêu quý gia đình, lớp học và nơi em sinh sống. 
Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
Giáo dục HS mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Nội dung bài dạy, tranh ảnh minh họa cho bài.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1p)
b.Tìm hiểu bài:
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (15p)
- GV đưa câu hỏi- Yêu cầu HS trả lời’- Nhận xét
+ Gia đình em gồm mấy người ? Là những ai ? Họ sống với nhau có hoà thuận không ?
+ Hãy kể tên những đồ dùng có trong nhà em?
+ Hãy kể những công việc em đã làm ở nhà?
+ Để an toàn khi ở nhà em cần tránh và phòng điều gì ?
+ Trong lớp học có những gì?
+ Kể tên một số hoạt động ở lớp?
+ Khi thực hiện các hoạt động cần phải như thế nào?
+ Kể một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh lớp học?
+ Kể 1 số nét chính về hoạt động sinh sống của nội dung địa phương nơi em ở?
+ Khi đi bộ chúng ta cần chú ý điều gì?
Hoạt động 2: Trò chơi tiếp sức (15p)
- GV kẻ bảng nội dung trò chơi.
 Nên Không nên
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...
- Hướng dẫn cách chơi trò chơi.
- Yêu cầu 2 nhóm lên bảng thi điền tiếp sức.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò (4p).
- GV nhận xét tiết học(tuyên dương)
- Dặn HS về nhà ôn bài.
Ngày soạn: 1/ 2/ 2020	Thứ năm, ngày 6 tháng 2 năm 2020
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 227 + 228: VẦN /on/, /ot/, /ôn/, /ôt/, /ơn/, /ơt/
(STK trang 189; SGK trang 98 - 99)
Toán
TIẾT 92: BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. MỤC TIÊU
HS bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
Quan sát và làm được các việc theo yêu cầu của giáo viên. Lắng nghe chia sẻ, tự giải quyết để làm đúng các bài tập.
Chăm chỉ, tích cực và học tập nghiêm túc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh vẽ theo SGK.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3p)
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1p) Trực tiếp.
b.Giới thiệu bài toán có lời văn(20p)
* Bài toán 1(115):Có...bạn, có thêm... bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ rồi nêu số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho HS đọc lại bài toán
- GV hỏi: bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Bài toán 2(115):Có... con thỏ, có thêm... con thỏ đangc hạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?
- Thực hiện tương tự như bài 1
Bài toán 3 (116): Có 1 gà mẹ và có 7 gà con.
 Hỏi..........................................................................................?
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ rồi đọc bài toán
- GV hỏi: bài toán còn thiếu gì?- Còn thiếu câu hỏi
- Cho HS đọc lại bài toán
Bài toán 4 (116): Có ... con chim đậu trên cành, có thêm ... con chim bay đến.
 Hỏi........................................................................................?
- Cho HS đọc yêu cầu 
- Cho HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS tự điền số thích hợp, viết tiếp câu hỏi vào chỗ chấm.
- Thảo luận, chia sẻ và nêu cách làm.
- HS điền số và câu hỏi.
- GV hỏi: bài toán thường có những gì?
- Bài toán có các số liệu và có câu hỏi
c. Trò chơi lập bài toán (10p)
- GV gắn các hình lên bảng.
- Yêu cầu HS tự lập bài toán tương tự như bài tập trên.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tự lập bài toán.
Ngày soạn: 2/ 2/ 2020	Thứ sáu, ngày 7 tháng 2 năm 2020
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 229 + 230: VẦN /un/, /ut/, /ưn/, /ưt/
(STK trang 192; SGK trang 100 - 101)
Hoạt động tập thể
TIẾT 23
: SINH HOẠT LỚP- NGHE KỂ CHUYỆN, THƠ VỀ THÀNH LẬP ĐẢNG
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm điểm đánh giá hoạt động trong tuần. HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong mọi hoạt động, có phương hướng và biện pháp khắc phục.
- HS biết được một số câu chuyện, bài thơ về Đảng, Bác Hồ.
- HS yêu đất nước, có lòng tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Nội dung bài dạy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động
Nội dung
a. Nhận xét, đánh giá công tác trong tuần (5p)
- Các tổ trưởng và CTHĐTQ nhận xét ưu, khuyết điểm của tổ, lớp trong tuần và biện pháp khắc phục. 
- Việc thực hiện nề nếp: 
- GV đánh giá chung. 
b. Nghe kể chuyện, thơ về thành lập Đảng (25p)
- Hỏi HS về hiểu biết cá nhân: Các câu thơ viết về Bác Hồ mà em biết.
- GV giới thiệu một số đoạn thơ, bài thơ viết về Đảng, Bác Hồ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc đoạn thơ, bài thơ viết về Bác Hồ: Ảnh Bác, Cháu nhớ Bác Hồ.
- GV nhận xét, khen ngợi.
c. Hoạt động nối tiếp (5p)
- GV cùng HS củng cố nội dung hoạt động.
- HS thảo luận, xây dựng kế hoạch tuần tới “ Văn nghệ về Đảng- Bác”
- GV nhắc nhở, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_23_nam_hoc_2019_2020_giap_thi_phu.doc