Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021

2. Đọc

- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- HS đọc từng dòng thơ

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2, GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. HS đọc từng khổ thơ

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ 2 lượt .

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ.

- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- HS đọc cả bài thơ

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

3. Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng trắng, vườn , thơm

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tim tiếng ngoài bài cùng vấn với một số tiếng trong bài: trắng , vườn, thơm .

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả , GV và HS nhận xét, đánh giá

 

docx 30 trang thuong95 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2021
Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
Tiếng Việt (2 tiết)
BÀI 4: QUẠT CHO BÀ NGỦ (T1, 2)
I. Mục tiêu
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương, biết ơn cha mẹ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Máy chiếu, SGK, . 
- Học sinh: SGK, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1.Ôn và khởi động 
- Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ | bài học đó . 
- Khởi động 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi . 
a. Em thấy cảnh gì trong tranh ? 
b. Khi người thân bị ốm, em thường làm gì ?
+ Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Quạt cho bà ngủ.
- HS nhắc lại
- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc 
- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- HS đọc từng dòng thơ 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS. 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2, GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. HS đọc từng khổ thơ 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ 2 lượt . 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ.
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. 
+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.
- HS đọc cả bài thơ 
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. 
- HS đọc từng dòng thơ 
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm
- 1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ . 
3. Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng trắng, vườn , thơm 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tim tiếng ngoài bài cùng vấn với một số tiếng trong bài: trắng , vườn, thơm . 
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả , GV và HS nhận xét, đánh giá 
- HS làm việc nhóm
- HS viết những tiếng tìm được vào vở . 
Tiết 2
4. Trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi . 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời . Các bạn nhận xét , đánh giá . 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
5. Học thuộc lòng 
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu khổ thơ thứ hai và thứ ba . Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ . 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá / che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ.
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá
6. Hát một bài hát về tình cảm bà cháu 
- GV cho HS nghe bài hát ( 2 – 3 lần ).
- GV hướng dẫn HS hát, HS tập hát . 
+ HS hát theo từng đoạn của bài hát . 
+ HS hát cả bài .
7. Củng cố 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học 
- GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .
- HS nêu ý kiến về bài học.
Mĩ thuật
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Tiếng Việt
LUYỆN BÀI 4: QUẠT CHO BÀ NGỦ
I. Mục tiêu
- Học sinh đọc bài : Quạt cho bà ngủ
- Biết chép lại khổ thơ có nội dung phù hợp với tranh.
- Biết thực hiện bài điền vào chỗ trống.
- Biết dùng từ đúng điền vào chỗ trống, biết một câu về bà của em.
- HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị 
- Nội dung bài, SGK
- Vở bài tập, vở ô li
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
- GV cùng cả lớp hát bài hát: Tập đếm.
2. Luyện tập 
a. Đọc bài
b. Làm bài tập
Bài 1
- GV đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
- GV nhận xét bài của học sinh
Bài 2: Điền vào chỗ trống ch hay tr
- GV đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm 
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm.
- GV nhận xét bài của HS
Bài 3: Viết 1 câu về bà của em
- GV đọc yêu cầu
- GV nhận xét bài của học 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà đọc bài
- Học sinh hát 
- Học sinh đọc bài: Quạt cho bà ngủ
- HS viết bài
- Học sinh lắng nghe 
- HS làm 
Trái tim con trâu
Châu chấu cốc chén
- Học sinh nhận xét
- Học sinh lắng nghe 
- HS làm 
- Học sinh đọc bài làm của mình
Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 6: TẬP LÀM VIỆC NHÀ, VIỆC TRƯỜNG
I. Mục tiêu
- HS nhận biết và thực hiện những việc làm giúp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng
- HS biết tự đánh giá những việc mình làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
- HS có ý thức làm việc nhà thường xuyên, yêu lao động.
- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động, kỹ năng đánh giá hoạt động+ Phẩm chất: Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người. Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau khi ở nhà, ở trường
II. Chuẩn bị
GV: tranh ảnh của nhiệm vụ 5 và 6 trong SGk trang 60,61,62
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
- GV cho HS hát bài: Lớp chúng mình
2. Rèn luyện kỹ năng và vận dụng
Hoạt động 1: Giữ an toàn khi làm việc nhà 
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 4 trong SGK trang 58 và thảo luận theo nhóm 4 TLCH:
+ Bạn nào biết giữ an toàn khi làm việc nhà?
+ Bạn nào chưa đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác? Vì sao?
+ Nguy cơ không an toàn nằm ở chỗ nào?
- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ
- GV cho HS thực hành với chổi quét lớp
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động
Hoạt động 2: Dọn dẹp thường xuyên
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu, để nhà cửa hay lớp học gọn gàng, sạch sẽ, mọi thành viên cần lau chùi, dọn dẹp thường xuyên.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGk trang 61 và cùng nhau thảo luận nhóm 2 TLCH:
+ Nêu những việc làm hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng?
+ Vì sao những việc đó lại được làm hằng ngày, hằng tuần , hằng tháng?
- GV gọi các nhóm chia sẻ
- GV gọi HS nhận xét
- GV tổ chức cho HS thực hành dọn dẹp các góc học tập của lớp học và sắp xếp chỗ ngồi của mình theo số nhóm tương ứng
- GV quan sát và hỗ trợ, đôn đốc công việc của các nhóm
- GV: sau khi làm việc xong e có cảm nghĩ gì về việc làm của mình?
- GV nhận xét tuyên dương HS
- GV tổng kết hoạt động và dặn dò HS xây dựng thời khóa biểu làm việc nhà và thực hiện những việc làm đó để nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
3. Tổng kết
- Gv dặn HS về nhà ôn lại bài và vận dụng kiến thức của bài học thực hành ở nhà
- HS hát
- HS đọc nhiệm vụ và thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Bạn biết giữ an toàn khi làm việc : bức tranh 2,3,5
+ Bạn chưa đảm bảo an toàn khi làm việc: tranh 1,4,6
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lên cầm chổi quét lớp
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2 TLCH:
- HS chia sẻ việc làm của mình
- HS thực hành dọn dẹp theo nhóm
Nhóm 1: Lau chùi và sắp xếp lại góc học tập.
 Nhóm 2: Gấp lại chăn gối
 Nhóm 3: Chăm sóc cây xanh và lau chậu hoa
- HS phát biếu cảm nhận của mình sau khi làm việc.
- HS lắng nghe và thực hiện
Thứ ba ngày 02 tháng 03 năm 2021
Tiếng Việt (2 tiết)
BÀI 4: BỮA CƠM GIA ĐÌNH (T1, 2)
I. Mục tiêu
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương, biết ơn cha mẹ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc 
nhóm. 
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Máy chiếu, SGK, . 
- Học sinh: SGK, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1.Ôn và khởi động 
- Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó . 
- Khởi động :
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh . 
+ Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung.
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời. 
- HS nhắc lại
- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh
2. Đọc 
- GV đọc mẫu toàn VB. Giáo viên hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới 
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ chứa vần mới trong VB
- Một số HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. HS đọc câu 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài.
- HS đọc đoạn.
+ GV chia VB thành các đoạn 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn 2 lượt. GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài 
+ HS đọc đoạn theo nhóm. HS và GV đọc toàn VB 
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi . 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học.
- HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới
- HS đọc câu
- HS đọc đoạn
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB. 
Toán
BÀI 23: BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
I. Mục tiêu
- Nhận biết được số 100 (99 thêm 1 là 100, 100 = 10 chục). Đọc, viết được số 100. Biết lập bảng các số từ 1 đến 100. 
- Thông qua việc so sánh, phân tích thứ tự số, hình thành bảng các số từ 1 đến 100, đếm các số tự nhiên theo “quy luật”...( cách đều 2). HS được phát triển tư duy logic, phân tích, tổng hợp.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Chuẩn bị
- Bộ đồ dùng học toán 1, bài powerpoi
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động 
- Tổ chức trò chơi “Bắn tên” với sự điều khiển của lớp trưởng: HS đọc số lớn hơn 90
- GV dẫn vào bài mới.
2. Khám phá: Hình thành số 100
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi:
+ Có mấy túi cà chua?
+ Có mấy túi đựng 10 quả?
+ Có mấy túi đựng 9 quả?
+ Vậy có tất cả bao nhiêu quả cà chua?
+ Có 99 quả cà chua, cô bỏ thêm 1 quả nữa vào túi thì cô được bao nhiêu quả cà chua?
- GV nhắc lại: 99 thêm 1 là 100. 
- GV viết số 100 lên bảng
+ 100 đọc là một trăm
+ 100 gồm 10 chục
- Yêu cầu HS đọc và viết số 100
3. Hoạt động
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Bạn Rô – bốt lỡ tay xóa một số số trong bảng các số từ 1 đến 100. Các em hãy giúp bạn điền các số còn thiếu nhé !
- Gọi HS nối tiếp nêu các số còn thiếu
- GV nhận xét.
- GV mở rộng :
+ Các số trong cùng 1 hàng thì số bên trái như thế nào so với số bên phải ?
+ Các số trong cùng 1 cột thì số ở trên như thế nào so với số ở dưới ?
- Trong bảng các số từ 1 đến 100, các số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. Các số trong cùng 1 hàng thì số bên trái bé hơn số bên phải. Các số trong cùng 1 cột thì số ở trên bé hơn số ở dưới.
 Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS, quan sát bảng số ở bài 1, thảo luận nhóm 2 và đọc:
a. Các số có 2 chữ số giống nhau
b. Các số tròn chục bé hơn 100
c. Số lớn nhất có 2 chữ số.
- GV treo bảng phụ và tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
Cách chơi :
- Lớp chia thành 2 đội A và B. Các đội thi đua nhau lên điền tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Mỗi bạn chỉ được điền 1 số. Đội nào điền nhanh và đúng hơn sẽ giành chiến thắng.
- Nội dung bảng phụ như sau:
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. 
Trong bảng các số từ 1 đến 100:
a. Các số có 2 chữ số giống nhau là 
b. Các số tròn chục bé hơn 100 là 
c. Số lớn nhất có 2 chữ số là 
d. Số bé nhất có 2 chữ số là 
- Lưu ý : thứ tự câu ở hai bảng khác nhau.
- GV nhận xét, tyên bố đội thắng cuộc.
 Bài 3 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân câu a
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
+Em hãy so sánh 51 và 53?
+ 51 thêm vào bao nhiêu đơn vị thì được số 53?
+ Vậy muốn tìm số tiếp theo trong dãy số ta phải thêm vào mấy đơn vị?
- Như vậy các số trong dãy b cách đều 2 đơn vị.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc số còn thiếu ở câu b, c.
- GV chữa bài, nhận xét
+ Em hãy đếm “cách đều 2” những dãy số sau:
2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, , 18, 20, , , , 28, 30.
1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, , 17, 21, , , , 29, 31.
- Đây cũng là cách người ta đánh số nhà ở hai bên dãy phố đó các em à!
 Bài 4
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra hình thích hợp
- GV chữa bài, nhận xét và tuyên dương nhóm hoạt động tốt.
4. Củng cố, dặn dò
+ Nhắc lại nội dung bài học
-Về nhà em cùng người tập đếm thêm, đếm bớt.
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe
- HS quan sát
+ 10 túi cà chua
+ Có 9 túi đựng 10 quả
+ Có 1 túi đựng 9 quả
+ Có tất cả 99 quả cà chua
- 100 quả cà chua
- HS đọc và viết số theo yêu cầu của GV
- Tìm số còn thiếu trong các số từ 1 đến 100
- HS dựa vào thứ tự các số để tìm các số còn thiếu trong bảng: 
16,27,29,34,37,43,48,54,57,63,64,
72,76,77,88,96,98
+ Các số trong cùng 1 hàng thì số bên trái bé hơn số bên phải.
+ Các số trong cùng 1 cột thì số ở trên bé hơn số ở dưới.
- HS lắng nghe.
- Quan sát bảng các số từ 1 đến 100 và đọc:...
- HS quan sát bảng số và tìm ra :
a. số có hai chữ số giống nhau: 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99
b. Các số trong chục bé hơn 100: 10. 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90
c. Số 99.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe
- HS đếm liên tiếp các số rồi tìm số còn thiếu.
- HS trả lời: a. 33, 35, 36, 38
- HS lắng nghe.
- 51 < 53
- 51 thêm vào 2 đơn vị thì được 53
+ 2 đơn vị
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp đọc
 b. 55, 59, 61, 67
 c. 88, 90, 94, 98
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc số.
- Tìm hình thích hợp đặt vào dấu “?” trong bảng
- HS thảo luận tìm hình thích hợp
- Đại diện nhóm nêu kết quả: hình B
- HS khác nhận xét
Giáo dục thể chất
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Tiếng Việt
LUYỆN BÀI 5: BỮA CƠM GIA ĐÌNH 
I. Mục tiêu
- HS đọc đúng, rõ ràng, biết ngắt, nghỉ hơi bài: Bữa cơm gia đình
- Biết thực hiện bài điền vào chỗ trống.
- Biết viết từ ngữ phù hợp dưới mỗi tranh.
- Biết sắp xếp các từ ngữ thành câu rồi viết lại
- HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị 
- Nội dung bài, SGK
- Vở bài tập, vở ô li
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
- GV cùng cả lớp hát bài hát: Cả nhà thương nhau.
2. Luyện tập 
a. Đọc bài
- GV gọi HS đọc bài
- GV nhận xét, đánh giá
b. Làm bài tập
Bài 1: Sắp xếp các từ ngữ thành câu rồi viết lại
- GV đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm 
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm.
- GV nhận xét bài của học sinh
Bài 2: Chọn từ ngữ đúng để điền vào chỗ trống
-GV đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm 
- GV nhận xét bài của HS
Bài 3: Viết từ dưới hình
- GV đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm 
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm.
-GV nhận xét bài của học sinh
Bài 4
- GV đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm 
- GV theo dõi, nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học
- Học sinh hát 
- HS đọc bài : Bữa cơm gia đình
- Học sinh lắng nghe 
- HS làm 
a. Bà thường kể chuyện cho cháu nghe.
b. Hai bố con thường xem bóng đá với nhau.
- Học sinh chia sẻ và nhận xét
- Học sinh lắng nghe 
- HS làm
Từ cần điền: chúc, rán, phúc. 
- Học sinh nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS làm 
a. sóc, soóc
b. xoong, chong chóng
- Học sinh nhận xét
- Học sinh lắng nghe 
- HS làm 
Bố mẹ cho bé đi chơi công viên.
Giáo dục thể chất
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Toán
LUYỆN BÀI 23: BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
. Mục tiêu
- Củng cố cho HS nhận biết được số 100 (99 thêm 1 là 100, 100 = 10 chục). Đọc, viết được số 100. Biết lập bảng các số từ 1 đến 100. 
- Nhận biết được số có hai chữ số. 
- Đọc, viết số, so sánh và sắp xếp được thứ tự các số có hai chữ số.
- GD HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Nội dung bài, Sgk
- Vở bài tập, vở ô li
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
- GV cùng cả lớp hát 
2. Luyện tập 
Bài 1: Viết số còn thiếu trong bảng các số từ 1 đến 100
- GV nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS làm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp trong bảng các số từ 1 đến 100
- GV nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS làm 
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- GV nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS làm 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS 
 GV chữa bài nhận xét
Bài 4
- GV nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS làm 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 5
- GV nêu yêu cầu đề.
GV chữa bài nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài giờ sau
- Học sinh hát 
- HS lắng nghe
- HS làm 
- HS lắng nghe
- HS làm 
a.Các số có 1 chữ số là: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
b. Các số có hai chữ số giống nhau là: 11,22,33,44,55,66,77,88,99.
- HS lắng nghe
- HS làm 
a.40- 42-44-46-48-50-52-54-56-58.
b. 63-65-67-69-71-73-75-77-79-81.
- HS chia sẻ và nhận xét bài
- HS làm bài
a.Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
+ 29, 32,37 + 54,75,86,90
- HS chia sẻ bài làm
 HS lắng nghe
- HS làm 
-HS chia sẻ bài làm
 HS lắng nghe
- HS làm 
Thứ tư ngày 03 tháng 03 năm 2021
Tiếng Việt (2 tiết)
BÀI 5: BỮA CƠM GIA ĐÌNH (T3, 4)
I. Mục tiêu
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vân với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : cảm nhận được giá trị của gia đình, biết yêu thương và bày tỏ tình cảm của bản thân với anh chị em trong gia đình; khả năng làm việc nhóm .
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Máy chiếu, SGK, . 
- Học sinh: SGK, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn đinh tổ chức Học sinh hát
2. Kiểm tra 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc bài Học sinh lên bảng đọc bài
- Giáo viên nhận xét
3. Bài mới
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS 
- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh 
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh . Yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh .
- HS và GV nhận xét . 
- HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh
Tiết 4
7. Nghe viết 
- GV đọc to cả hai câu.
GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. 
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Chi, kết thúc câu có dấu chấm
+ Chữ dễ viết sai chính tả: quây quần, ngày – GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
 Đọc và viết chính tả :
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ. Mỗi cụm từ đọc 
2 – 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS .
 + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi . 
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . 
- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách .
- HS viết 
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi . 
8. Chọn chữ phù hợp thay bông hoa 
- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. GV nêu nhiệm vụ . 
- Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần .
- HS thực hiện yêu cầu
HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp . Một số ( 2 – 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp.
9. Trò chơi : Cây gia đình 
- Chuẩn bị cho trò chơi 
- Cách chơi : GV gắn hại bảng phụ lên bảng lớp . Hai đội tham gia chơi . Mỗi đội có 10 người ( theo thứ tự 1 , 2 , 3 ... ) . GV phát hộp thẻ từ cho mỗi đội. Khi nghe hiệu lệnh, HS số 1 của mỗi đội lên gắn thẻ từ vào bảng của đội mình . HS số 1 về chỗ . HS số 2 tiếp tục lên bảng gắn thẻ. Cứ thế cho đến hết. Đội chiến thắng là đội gắn thẻ từ nhanh, đúng và đẹp. Số HS còn lại chú ý quan sát kết quả của hai đội để nhận xét . 
HS tham gia trò chơi
4. Củng cố 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
 - GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .
- HS nêu ý kiến về bài học.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (T1)
 I. Mục tiêu
- Nhận biết được số có hai chữ số. 
- Đọc, viết số, so sánh và sắp xếp được thứ tự các số có hai chữ số.
- Qua một số bài toán vui (ghép hình, dãy số theo “quy luật”, lập số từ các chữ số). 
- HS làm quen với phương pháp phân tích, tổng hợp, phát triển tư duy lôgic, năng lực giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Chuẩn bị
- SGV, SGK
- Bộ đồ dùng học toán 1, máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
- Tổ chức trò chơi “Truyền điện”. HS nối tiếp nhau đọc các số từ 1 đến 100.
- GV dẫn vào bài mới.
2. Luyện tập
 Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát tranh a, 
+ Có mấy túi cà chua?
+ Mỗi túi đựng mấy quả?
+ Có mấy quả ở bên ngoài?
+ Vậy có tất cả bao nhiêu quả cà chua?
- Vậy 32 gồm 3 chục và 2 đơn vị.
 - Tương tự như vậy, các em hãy quan sát tranh b, c rồi nêu các số thích hợp trong các ô.
- GV nhận xét
 Bài 2 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- Bạn Mai đã vẽ đường nối giữa cách đọc hoặc cấu tạo số với hình tròn nhưng bạn chưa ghi lại số. Các em hãy giúp bạn Mai hoàn thành bằng cách ghi số tương ứng với đường nối nhé!
- GV gọi HS trả lời.
- GV nhận xét.
 Bài 3 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát hình thanh tre và các số ở ngôi sao.
- GV cho HS đọc các số ở thanh tre và cách đọc các số ở ngôi sao.
- Giáo viên cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” 
Cách chơi:
-Lớp chia thành 2 đội A và B. Các thành viên trong đội lần lượt lên nối ngôi sao đúng với số ở thanh tre.
- Đội nào nối nhanh và đúng nhất sẽ chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương, công bố đội thắng cuộc.
 Bài 4
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Khi tháo rời các mảnh ghép, bạn Việt đã quên ghi số trên các mảnh ghép. Em hãy giúp bạn tìm số thích hợp cho mỗi mảnh ghép nhé!
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm các số tương ứng với các hình.
- GV gọi các nhóm trả lời
- GV nhận xét, tuyên dương. 
 Bài 5
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát hình sau đó đếm số ô vuông ở mỗi hình 
a) Hình nào có 19 ô vuông?
b) Hình nào có ít ô vuông nhất?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò
+ Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- Số ?
- HS quan sát.
- 3 túi.
- 10 quả
- 2 quả.
- 32 quả
- HS lắng nghe
- HS trả lời:
44 gồm 4 chục và 4 đơn vị
61 gồm 6 chục và 1 đơn vị.
- Số?	
- HS quan sát
- HS nêu các số tương ứng (theo đường nối như SGK). 
a) 62
b) 39
c) 100
d) 51
- Tìm số thích hợp với mỗi ngôi sao.
- HS quan sát.
- HS quan sát thanh tre đọc các số ở thanh tre, các số ở ngôi sao
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm để tìm các số ứng với các hình.
- Đại diện 1 nhóm trình bày các nhóm còn lại nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát hình, đếm số ô vuông ở mỗi hình và ghi chú thích bằng bút chì bên cạnh chữ A, B, C, D.
a) Hình C
b) Hình B
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Âm nhạc
(Giáo viên bộ môn)
Giáo dục địa phương
CHỦ ĐỀ 2: LỄ HỘI KÉO SONG
I. Mục tiêu
- Thông qua về tìm hiểu lễ hội kéo song thì HS được làm quen với tên gọi và biết cách miêu tả đơn giản về cảnh vật và hoạt động trong lễ hội.
- HS biết quan sát, mô tả một số hoạt động trong lễ hội truyền thống ở địa phương với mọi người.
- GD HS có hành vi phù hợp khi tham gia lễ hội.
- Biết các ưu, nhược điểm trong tuần
+ Phẩm chất: 
* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.
* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.
II. Chuẩn bị
- Nội dung bài
- Sách giáo dục địa phương.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Luyện tập
Hoạt động 1
- GV cho HS xem hình ảnh ở trang 15
- GV đặt một số câu hỏi lien quan đến chủ đề.
- GV nhận xét, chốt
+ Thực hiện đúng nội quy tham gia lễ hội: tranh 1,4,6
+ Chưa thực hiện đúng nội quy tham gia lễ hội: tranh 2,3,5
Hoạt động 2
- GV cho HS xem hình ảnhở trang 16
- GV đặt một số câu hỏi liên quan đến chủ đề.
- GV nhận xét, chốt
3. Trải nghiệm
- GV tổ chức cho HS chơi kéo song
- GV nhận xét
- GV tổ chức hco HS giới thiệu về lễ hội
- GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
- Củng cố cho HS nhận biết được số có hai chữ số. 
- Đọc, viết số, so sánh và sắp xếp được thứ tự các số có hai chữ số.
- Qua một số bài toán vui (ghép hình, dãy số theo “quy luật”, lập số từ các chữ số). 
- HS làm quen với phương pháp phân tích, tổng hợp, phát triển tư duy lôgic, năng lực giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Chuẩn bị
- Nội dung bài, Sgk
- Vở bài tập, vở ô li
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động 
2. Luyện tập
Bài 1
- GV nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS làm 
- GV chữa bài nhận xét
Bài 2: Viết số
- GV nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS làm 
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Viết số thích hợp vào mảnh ghép
- GV nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS làm 
 - GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4
 - GV nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS làm 
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc nhở, dặn dò HS hoàn thành các bài tập 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Cả lớp hát bài hát
- Nhận xét
- HS lắng nghe
- HS làm 
a. 38 gồm 3 chục và 8 đơn vị
b. 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị.
c. 74 gồm 7 chục và 4 đơn vị
-HS chia sẻ và nhận xét bài
- HS lắng nghe
- HS làm 
a) 45
 74
 89
-HS chia sẻ và nhận xét bài
- HS lắng nghe
- HS làm 
Các số theo thứ tự là: 2,10,5, 1, 24, 37, 46.
- HS chia sẻ bài làm
- HS lắng nghe
- HS làm 
- HS chia sẻ bài làm
Tự nhiên và xã hội
BÀI 18: CHĂM SÓC BẢO VỆ VẬT NUÔI (T 2)
I. Mục tiêu	
- Nêu và thực hiện được một số việc làm phù hợp để chăm sóc và bảo vệ con vật, thực hiện đối xử tốt nhất với vật nuôi trong nhà.
- Nêu và thực hiện được các việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với động vật.
- Yêu quý, có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật, có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số động vật.
II. Chuẩn bị
- SGV, SGK, Vở bài tập
- Bài giảng powerpoi
III. Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu: Khởi động
-GV cho HS hát bài hát về con vật và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
-GV cho HS quan sát, thảo luận nhóm và cho biết
+ Điều gì xảy ra với các bạn trong hình?
-GV yêu cầu HS liên hệ thực tế để nêu thêm các lưu ý khác khi tiếp xúc với động vật nhằm đảm bảo an toàn. 
-GV kết luận: Sau khi tiếp xúc với động vật, lưu ý rửa tay sạch sẽ.
Hoạt động 2
-GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm về các bước cần thực hiện khi bị chó, mèo cắn: 
1.Rửa vết thương; 
2.Băng vết thương; 
3.Đi gặp bác sĩ để tiêm phòng. 
-GV yêu cầu HS liên hệ: 
+Cần làm gì khi bị các con vật cào, cắn?
3. Hoạt động thực hành
-GV cho HS thảo luận, liên hệ thực tế nói về các việc cần làm để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các con vật.
4. Hoạt động vận dụng
-GV cho HS đóng vai xử lí tình huống. Từng nhóm phân vai đóng các thành viên trong gia đình: Bố, mẹ, Hoa và em trai. 
-Từng thành viên sẽ nói một câu đáp lại gợi ý của bố. 
-Sau đó GV gọi vài nhóm lên diễn trước lớp.
5. Đánh giá
-HS yêu quý các con vật, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cũng như thực hiện được các công việc đơn giản để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: 
-GV tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét 
-Sau đó cho HS liên hệ thực tế với thái độ của bản thân HS với vật nuôi ở gia đình.
6. Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- HS hát
- HS quan sát, thảo luận nhóm
- HS trả lời
- HS liên hệ thực tế để nêu thêm các lưu ý khác
- HS lắng nghe
- HS quan sát và thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- HS liên hệ bản thân
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đóng vai
- HS đóng vai trước lớp
- HS lắng nghe
- HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài
- HS liên hệ thực tế
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe
Thứ năm ngày 04 tháng 03 năm 2021
Tiếng Việt (2 tiết)
BÀI 6: NGÔI NHÀ (T1, 2)
I. Mục tiêu
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại đọc đúng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.docx