Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Linh Thục (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Linh Thục (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

THỦ CÔNG

 Tiết 20 : Ôn tập Chương II : Cắt, dán chữ cái đơn giản (tiếp)

I. MỤC TIÊU :

- Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh.

II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.

- Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện.

- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1.Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra đồ dùng học tập chuẩn bị đan nong mốt của học sinh.

 

doc 12 trang hoaithuqn72 6960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Linh Thục (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 20:
Thø hai ngµy 14 th¸ng 01 n¨m 2019
ĐẠO ĐỨC
 Tiết 20. Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
(Tiết 2)
I. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ
- Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
- Gv nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Khởi động:
b. Hoạt đông 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về đoàn kết với TNQT
- Mục tiêu: Tạo cơ hội cho hs thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
- T/c trưng bày tranh ảnh và các tư liệu sưu tầm được.
- Gv nhận xét khen các hs nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc sáng tác về chủ đề này.
c. Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước.
- Tổ chức cho hs viết thư theo nhóm
d. Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
- KL chung: thiếu nhi VN và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da ngôn ngữ, điều kiện sống. song đều là anh em bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới, vì vậy chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với TNTG
4. Củng cố dặn dò: Học bài và CB bài sau.
- Hát
- Vì thiếu nhi VN và thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Hs nhận xét.
- Hs hát tập thể bài: Tiếng chuông và ngọn cờ nhạc và lời của Phạm Tuyên
- Hs trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
- Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giới thiệu tranh ảnh, tư liệu và nhận xét, chất vấn.
- Hs viết thư theo nhóm nên cả nhóm thảo luận lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các ban thiếu nhi nước nào (VD các nước đang gặp khó khăn. đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai sóng thần )
- Nội dung thư sẽ viết những gì?
- Tiến hành viết thư ( một bạn số lá thư ký, ghi chép ý của các bạn đóng góp)
- Thông qua nội dung thư cho các nhóm nghe và ký tên tập thể vào thư.
- Cử người sau giờ học ra bưu điện gửi thư.
- Hs múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm về tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
-----------------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu:
- Đọc hiểu văn bản
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
II. Hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành bài tập buổi sáng (nếu còn)
2. Bài tập làm thêm:
	A. Tiếng Việt:
* ĐỌC HIỂU: CHIẾC GỐI
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Ngoài hai buổi đi làm, mẹ Cún làm thêm công việc gì để tăng thêm thu nhập cho gia đình?
a. Thêu khăn, gối.
b. May quần áo.
c. Đan len.
2. Khi thấy họp vải vụn, mẹ quyết định làm gì ?
a. Làm cho con một cái gối.
b. Khâu cho con một cía vỏ chăn.
c. May cho con búp bê một bộ quần áo.
3. Những chi tiết nào cho thấy sự quan tâm , lòng yêu thương con của người mẹ khi làm cho con chiếc gối ?
a. Nhận may thêm ngoài giờ để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
b. Thấy nhiều miếng vải vụn nghĩ ngay đến việc làm cho con một chiếc gói.
c. Cắt nhỏ những miếng vải để gối êm, con ngủ ngon giấc.
d. Thức rất khuya để may gối cho con.
4. Vì sao với Cún, chiếc gối lại chứa cả một bầu trời xanh trong đầy mơ ước, là một hành trang đặc biệt ?
a. Vì chiếc gối rất đẹp.
b. Vì chiếc gối rất êm.
c. Vì Cún đã cảm nhận được tình yêu bao la của mẹ trong chiếc gối mẹ đã may cho bạn.
5. Đặt mình vào vai Cún trong truyện, em hãy viết 5 - 6 câu nói lên cảm nghĩ của mình khi nhận được chiếc gối từ tay mẹ.
	B. Toán:
Bài 1. Điền dấu > < = vào chỗ chấm.
65 255 65 255
12 092 13 000
90 258 90 285
75 242 75 243
20 549 30 041 - 430
60 679 65 908 - 2542
53 652 + 3215 .. 54 245
462 + 54 254 .. 60 000
70 000 + 30 000 100 000
90 000 - 3000 80 000
Bài 2. Tìm số lớn nhất trong các số sau: 
a, 90 653; 99 000; 89 999; 90 001; 98 888.
b, 65 098; 65 099; 65 199; 65 999; 65 899.
c, 35 978; 35 099; 35 699; 35 989; 35 099.
Bài 3. Một cửa hàng có 65 000 kg gạo, lần đầu bán được 23 000 kg gạo, lần sau bán được 10 000 kg gạo. Hỏi cửa hàng còn bao nhiêu kg gạo?
Thø ba ngµy 15 th¸ng 01 n¨m 2019
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
CÂY KẾT NGHĨA
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
-Thông qua trò chơi, giúp HS có thêm hiểu biết về quê hương, Tổ quốc Việt Nam
-Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó nhanh nhạy, chính xác
 II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp 
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Tranh ảnh phong cảnh đẹp của đất nước(có nhiều cây xanh)
-ảnh chụp quang cảnh trường
-Cây cối trồng trong trường
 IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS
-Các tổ sưu tầm tranh ảnh phong cảnh đẹp của đất nước(có nhiều cây xanh)
-Cả lớp quan sát, tìm hiểu các loại cây trong vườn trường để biết :Đó là cây gì? Nó được trồng từ bao giờ ?
-Cử chọn người điều khiển chương trình
 Bước 2:HS sưu tầm tranh ảnh
-HS sưu tầm tranh ảnh tập trung về tổ trước 1-2 ngày để dán vào tờ giấy khổ to
-Tiến hành thảo luận nhóm để hiểu rõ tác dụng của cây cối đã tô điểm cho phong cảnh tươi đẹp của đất nước
-Cử đại diện lên giới thiệu trang sưu tầm của tổ
-Tổ trưởng cùng các thành viên trong tổ tham quan cây cối trong trường. Hỏi các bác lao công, bảo vệ, các thầy cô giáo về :Tên cây đó? Nó được trồng từ bao giờ?
Bước 3:Nhận và thực hành chăm sóc Cây kết nghĩa
-Người dẫn chương trình lên giới thiệu chương trình của buổi nhận “Cây kết nghĩa”
-Mở đầu chương trình, lần lượt các tổ giới thiệu trang sưu tầm của tổ về: Cây cối tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước
GV hướng dẫn thảo luận:Ngoài ý nghĩa tô đẹp cho đất nước, cây cối còn có tác dụng nào khác? hãy chọn ý trả lời đúng:
a. Che nắng 
b. Che mưa
c. Làm sạch không khí
d. Trang trí nhà cửa
e. Chống xói mòn đất nhờ có lá cây đỡ khi nước mưa rơi thẳng xuống mặt đất
g. Làm ra đất màu để trồng trọt
h. Làm giàu cho đất nước(Đáp án a, c, d, e, h)
-GV nêu ý nghĩa và việc làm phù hợp với sức của mình để chăm sóc, bảo vệ cây cối trong trường
-Người dẫn chương trình đọc danh sách phân công chăm sóc, bảo vệ “Cây kết nghĩa” của từng tổ
-1 đại diện 1 tổ lên hứa chăm sóc tốt “Cây kết nghĩa”
-Cả lớp hát bài Ai trồng cây
-Tổ trưởng đưa các thành viên của tổ ra thực hành chăm sóc “Cây kết nghĩa”
Bước 4:Nhận xét-đánh giá
---------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu:
- Áp dụng kiến thức buổi sáng vào làm bài tập
- Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
II. Hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành bài tập buổi sáng (nếu còn)
2. Bài tập làm thêm:
	A. Tiếng Việt:
* LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Những từ nào có thể dùng để nói về tình cảm của mẹ đối với Cún ?
	a. yêu thương b. chăm sóc c. quan tâm
 d. chăm chỉ e. chịu khó g, ân cần
2. Trong từ “gia đình”, tiếng “ gia” có nghĩa là “nhà”. Trong các từ sau, những từ nào có tiếng “gia” mang nghĩa là “ nhà” ?
 a. gia cảnh b. gia súc c. gia sư
 d. gia cảm e. gia cầm g. oan gia
3. Hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về:
a) Người mẹ trong câu chuyện:
b) Nhân vật Cún.
c) Chiếc gối.
4. Viết một câu theo mẫu Ai là gì ? cùng nghĩa với câu sau:
	Mẹ đã cho tôi một bầu trời anh trong đầy mơ ước.	
5. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Bao tháng bao năm mẹ bế anh em chúng con trên đôi ta mềm mại ấy. Cơm chúng con ăn tay mẹ nấu. Nước chúng con uống tay mẹ xách mẹ đun. Trời nóng gió từ tay mẹ đưa chúng con vao giấc ngủ. Trời rét vòng tay mẹ lại ủ ấm cho chúng con.
Lúc nào ở đâu quanh chúng con cũng mang dấu tay mẹ.
 ( Theo Bùi Đình Thảo)
	B. Toán:
Bài 1. Tính nhẩm:
3000 x 2 : 3 = 
9000 – 2000 x 2 = 
4900 : 7 x 3 = 
2000 x 3 + 4000 = 
4000 : 8 x 2 =
8000 : 4 : 2 = 
5000 x 2 : 5 = 
8000 – 2000 : 2 =
Bài 2: Hình bên có số góc vuông là :
Bài 3: Hãy nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng:
AB- DC – EG – MN- PS – EP – KQ – GS.
Thø t­ ngµy 16 th¸ng 01 n¨m 2019
THỦ CÔNG
 Tiết 20 : Ôn tập Chương II : Cắt, dán chữ cái đơn giản (tiếp)
I. MỤC TIÊU :
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.
- Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện.
- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập chuẩn bị đan nong mốt của học sinh.
3. Bài mới.
- Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.
-- GV đọc đề:
+ Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt dán một trong những chữ đã học ở chương 2
- Cho HS quan sát 3 mẫu bài đã học
- Hướng dẫn HS lựa chọn mẫu mà mình định làm
- Yêu cầu HS làm bài kiểm tra
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng
* Đánh giá
- Yêu cầu HS nộp sản phẩm:
+ Hoàn thành A+: Hoàn thành nếp gấp phẳng, đường cắt đều, đúng kĩ thuật, có sáng tạo, đẹp
+ Hoàn thành A: như trên nhưng không có sáng tạo
+ Chưa hoàn thành (B): Chưa đúng kĩ thuật hoặc chưa hoàn thành 
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết kiểm tra
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: 
- HS nghe
- HS theo dõi và nắm được yêu cầu
+ Biết cách làm và làm theo qui trình
- HS nêu các bài đã học:
- Cắt dán chữ H – U
- Cắt dán chữ E 
- Cắt dán chữ VUI Vẻ
- HS quan sát bài đã học
- HS chọn bài nào mình thấy làm đẹp nhất và theo qui trình nhớ nhất
- HS làm bài kiểm tra
-------------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu:
- Áp dụng kiến thức buổi sáng vào làm bài tập
- Luyện tập về cách dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với bộ phận còn lại của câu.
- Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
II. Hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành bài tập buổi sáng (nếu còn)
2. Bài tập làm thêm:
	A. Tiếng Việt:
Bài 1: Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp và chép lại đoạn văn sau cho đúng chính tả:
	Các đấu thủ bơi trải ăn mặc đẹp, chít khăn đỏ trên đầu sau hiệu lệnh bằng ba tiếng trống, các thuyền hối hả đua tài tiếng hò reo cổ vũ, tiếng trống giục rộn rã cả một khúc sông người cầm lái phải giữ khéo cho thuyền không nghiêng ngả, vòng quay hẹp để rút ngắn thời gian, đi đúng đường đua quy định người bơi phải đưa đều nhịp, đẩy thuyền lướt nhanh trên đường đua xanh.
Bài 2: Gạch chân các từ chỉ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc
Mẫu : Bảo vệ
Bảo vệ , gìn giữ, xây dựng, chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo, chống trả, đánh.
	B. Toán:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
3366 + 5544 	307 + 4279 	2672 + 3576
Bài 2: Với 4 chữ số 0, 3, 4, 5. Hãy lập các số có 4 chữ số sao cho mỗi số có các chữ số khác nhau. Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3: Trường Hoà Bình có số học sinh là số lớn nhất có 3 chữ só. Trường Sơn La có số học sinh nhiều hơn trường Hoà Bình là 126 em. Hỏi cả hai trường có bao nhiêu học sinh?
Thø n¨m ngµy 17 th¸ng 01 n¨m 2019
ho¹t ®éng tËp thÓ
Bài 5. PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN ĐƯỜNG TỚI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:
1. Kiến thức: 
Nắm được các hành vi bạo lực trên đường tới trường và hậu quả của bạo lực trên đường tới trường.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng ứng phó với bạo lực trên đường tới trường.
3. Thái độ: Giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
II. ĐỒ DÙNG
Sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Bài mới.
HĐ1: Hành vi bạo lực trên đường tới trường
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và nội dung trong SGK thảo luận nhóm đôi để chọn nội dung thích hợp với từng hình ảnh.
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Hãy kể thêm một số ví dụ về bị bắt nạt trên đường đến trường?
GV chốt; HS cần được bảo vệ khi đến trường.
HĐ2: Hậu quả của bạo lực trên đường tới trường.
T/c tương tự như HĐ1
Nêu hậu quả của bạo lực trên đường tới trường?
HĐ3: Ứng phó với bạo lực trên đường đến trường.
Cho Hs quan sát hình 1,2,3 SGK trang 35,36,37.
Hãy nêu cách ứng phó với bạo lực trên đường đến trường?
Trong những cách ứng phó đó em thấy cách nào hiệu quả nhất?
Ngoài những cách ứng phó đó còn có cách ứng phó nào khác?
2.Ghi nhớ SGK/ 36
3.Luyện tập
Cho HS quan sát hình 1;2;3/ trang 37;38.
Cho HS thảo luận nhóm 4 báo cáo kết quả.
-HS quan sát hình ảnh và nội dung trong SGK thảo luận nhóm đôi để trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày
HS nêu. HS có thể bị bắt cóc trên đường tới trường. HS tiểu học không nên tự đạp xe tới trường, 
HS tiểu học cần được người lớn đưa đến trường, nên đi từng nhóm theo các anh, chị lớn, 
GV: Con đường tới trường an toàn là con đường có một môi trường không có hành vi bạo lực. Con đường lành mạnh, thân thiện. Các con cần có những hành động việc làm có văn hóa chuẩn mực. thực hiện tốt nội qui của trường, lớp của pháp luật Nhà nước.
4. Củng cố, dặn dò:
Bạo lực trên đường là gì?
Các hậu quả của bạo lực trên đường tới trường?
Cách ứng phó với một số hành vi bạo lực trên đường tới trường?
Vận dụng kiến thức đã học để tránh những hậu quả khi trên đường tới trường?
HS trả lời.
--------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu:
- Áp dụng kiến thức buổi sáng vào làm bài tập
- Luyện tập về cách dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với bộ phận còn lại của câu.
- Củng cố về thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn (sắp xếp trên tia số) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II. Hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành bài tập buổi sáng (nếu còn)
2. Bài tập làm thêm:
	A. Tiếng Việt:
* LUYỆN NÓI - VIẾT
	 Cũng như người mẹ trong câu chuyện “ Chiếc gối”, mẹ em cũng đã làm nhiều việc thể hiện tình yêu thương con. Em hãy kể một trong những việc làm đó và nêu cảm xúc của mình.
	B. Toán:
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
A, 30 200; 30 210; 30 220; .; .. .
B, 56 100; 57 100; 58 100; ..; .
C, 12 000; 13 000; 14 000; ..; .
D, 6 900; ..; 7 900; 8 900; .; .
E, ; 6 300; 6 350; ; . .
Bài 2. Điền dấu > < = vào chỗ chấm.
234 255 243 255
43 092 43 090
525 258 255 285
43 224 43 243
50 549 60 041 - 430
60 611 43 908 + 20 542
13 652 + 30 215 .. 54 299
498 + 54 274 .. 80 000
60 000 + 10 000 70 000
30 000 - 300 27 000
Thø s¸u ngµy 18 th¸ng 01 n¨m 2019
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Mục tiêu:
- Áp dụng kiến thức buổi sáng vào làm bài tập
- Mở rộng vốn từ về tổ quốc: Làm đúng các bài tập tìm từ gần nghĩa với Tổ quốc, bảo vệ, xây dựng. Nói được những hiểu biết cơ bản về một vị anh hùng của dân tộc.
- Củng cố về thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn (sắp xếp trên tia số) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II. Hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành bài tập buổi sáng (nếu còn)
2. Bài tập làm thêm:
	A. Tiếng Việt:
Bài 1: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp : đất nước, dựng xây, nước nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn.
Những từ cùng nghĩa với “ bảo vệ”
Những từ cùng nghĩa với “ xây dựng”
Những từ cùng nghĩa với “ Tổ quốc”
Bài 2: Gạch chân các từ chỉ những người trực tiếp tham gia đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc trong các thời kỳ lịch sử của nước ta.
Mẫu: Tướng
 Tướng, lính, bộ đội, công nhân, nông dân, chiến sĩ, sĩ quan, quân lính, tướng lĩnh, phụ nữ, cụ già, dân quân, tự vệ, học sinh, bác sĩ, giáo viên, du kích, giải phóng quân.
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
“ Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò trắng đang bay là bầu trời xanh trong và cao vút.
	B. Toán:
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
A, Số liền sau của 99 999 là: ..
F, Số liền sau của 76 900 là: ..
B, Số liền sau của 8 990 là: ..
G, Số liền sau của 23 099 là: ..
C, Số liền sau của 30 099 là: ..
H, Số liền sau của 86 098 là: ..
D, Số liền trước của 20 000 là: ..
I, Số liền trước của 26 099 là: ..
E, Số liền trước của 18 090 là: ..
K, Số liền trước của 24 989 là: ..
Bài 2. Ba số ở dòng nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn?
A, 46 888; 46 889; 46 900
C, 54 099; 31 084; 79 099
B, 54 940; 54 849; 54 488
D, 98 050; 99 090; 98 909
Bài 3. Ba số ở dòng nào được viết theo thứ tự từ lớn đến bé?
A, 76 808; 76 809; 76 900
C, 45 099; 87 084; 90 099
B, 71 900; 71 899; 54 888
D, 90 000; 90 010; 90 323
--------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
NhËn xÐt tuÇn 20
A. Mục tiêu:- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Nội dung sinh hoạt: 
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ
- Lớp phó học tập báo cáo hoạt động của lớp:
- Các tổ sinh hoạt theo tổ.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
* GV đánh giá chung:
 a.Ưu điểm:
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi: 
 b.Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài: ...
- 1 số em còn thiếu vở bài tập.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
 - Tổ : ....
- Cá nhân: ..
5. Kế hoạch tuần tới:
-Tiếp tục duy trì các nề nếp đã có.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_nguyen_li.doc