Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

TIA NẮNG ĐI ĐÂU?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau; củng cố kiến thức về vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của bài thơ và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Thái độ

- Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

 II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn:

 

docx 22 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 3533
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1
TIA NẮNG ĐI ĐÂU?
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau; củng cố kiến thức về vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của bài thơ và nội dung được thể hiện trong tranh.
Thái độ
- Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
 II. CHUẨN BỊ
Kiến thức ngữ văn: 
 GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Tia nắng đi đâu?; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ ( sực nhớ, ngẫm nghĩ) và cách giải thích nghĩa của các từ này.
Phương tiện dạy học:
 Tranh minh họa có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho hs hát bài nắng sớm
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi: 
a.Trong tranh, em thấy tia nắng ở đâu?
b.Em có thích tia nắng buổi sáng không? Vì sao? 
+ GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
+ GV và HS thống nhất câu trả lời, sau đó GV dẫn vào bài đọc: Trong tranh, các con thấy tia nắng xuất hiện ở ngoài khung cửa số. Vậy để biết tia nắng xuất hiện ở đâu và tia nắng có điều gì thú vị chúng mình cùng tìm hiểu qua bài tập đọc: Tia nắng ở đâu?
- HS đọc nối tiếp tên bài, GV ghi tên đề bài.
2. Hoạt động 2: Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài thơ.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới khó:
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài.
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.
* Đọc câu:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 
1.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 2.
* Đọc từng khổ thơ:
- GV hướng dẫn HS nhận biết các khổ thơ (khổ 1: 4 dòng thơ đầu; khổ 2: 4 dòng thơ tiếp theo; khổ 3: 4 dòng thơ tiếp theo; khổ 4: 4 dòng thơ còn lại).
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (sực nhớ: đột ngột, bỗng nhiên nhớ ra điều gì; ngẫm nghĩ: nghĩ kĩ và lâu ) (miêu tả kết hợp với tranh trực quan).
+ GV yêu cầu HS đọc khổ theo nhóm.
+ Thi đọc theo nhóm
+ Nhóm khác bình chọn, GV chốt tuyên dương, khen thưởng.
* Đọc cả bài thơ:
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động 3: Tìm trong khổ thơ những tiếng cùng vần với nhau.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau rồi viết những tiến tìm được vào vở.
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời ( sáng – đang, dậy – thấy, ai – bài).
- HS hát
- HS quan sát các tranh trang 124 theo nhóm cặp đôi và hỏi nhau theo câu hỏi GV đã nêu.
+ 2 - 3 HS trình bày đáp án trước lớp. Các HS khác bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
+ HS theo dõi.
+ HS đọc nối tiếp tên bài.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: nắng, dậy, lòng tay, sực nhớ, ngẫm nghĩ, lặng im.
+ HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
+ HS chia khổ
+ HS đọc nối tiếp khổ lần 1.
+ HS đọc nối tiếp khổ lần 2.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn bài..
+ Một vài nhóm lên thi
+ HS đọc thành tiếng cả bài thơ.
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
-HS thảo luận nhóm 4 và viết những tiếng tìm được vào vở.
-1 – 2 HS đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2
4. Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi:
a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở đâu?
b. Theo bé, buổi tối tia nắng đi đâu?
c.Theo em, nhà nắng ở đâu?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. GV và HS thống nhất câu trả lời.
5. Hoạt động 5: Học thuộc lòng
- GV trình chiếu 2 khổ thơ cuối.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách che hoặc xóa dần một số từ ngữ, dòng thơ trong hai khổ thơ này cho đến khi che/xóa hết. (Lưu ý: để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.)
6. Hoạt động 6: Vẽ tranh ông mặt trời và nói về bức tranh em vẽ
- Vẽ ông mặt trời.
 + Cho HS nhận xét bài vẽ của nhau.
- Nói về bức tranh vẽ
+ Gv đưa ra một số câu hỏi gợi ý: Em vẽ ông mặt trời màu gì? Ông mặt trời em vẽ có hình gì? Em vẽ nhữn gì xung quanh ông mặt trời?
+ HS chia nhóm nói về ông mặt trời ( có thể theo gợi ý hoặc không theo gợi ý): từng HS nhóm 
- Mời HS lên bảng nói về bức tranh của mình; các bạn khác quan sát, lắng nghe.
- GV nhận xét, tuyên dương.
7. Hoạt động 7: Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV mời HS đưa ra ý kiến về bài học: Con thích điều gì ở bài học này? Điều gì con chưa thích? GV ghi nhận ý kiến của HS
- GV nhận xét, khen thưởng, động viên.
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
a. Tia nắng xuất hiện ở trong lòng tay, trên bàn học.
b. Theo bé buổi tối tia nắng đi ngủ.
c. Theo em, tia nắng ở trên bầu trời. (Câu TL mở)
- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
-2-3 HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.
-HS nhớ và học thuộc cả những từ bị che/xóa.
- 
-Mỗi HS vẽ ông mặt trời theo trí tưởng tượng của mình vào vở.
-HS nhận xét bài của nhau.
-Hs lên bảng trình bày; các bạn khác lắng nghe, nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-HS nêu ý kiến về bài học
_________________________________
BÀI 2
TRONG GIẤC MƠ BUỔI SÁNG
I.MỤC TIÊU
Kiến thức
- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau; củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của bài thơ và nội dung được thể hiện trong tranh.
Thái độ
- Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có cảm xúc trước những đổi thay của đời sống xung quanh; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II.CHUẨN BỊ
Kiến thức ngữ văn: 
 GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Trong giấc mơ buổi sáng; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ ( thảo nguyên, ban mai) và cách giải thích nghĩa của các từ này.
2. Phương tiện dạy học:
 Tranh minh họa có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
- GV mời HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài tập đọc: Tia nắng ở đâu?
- GV nhận xét, tuyên dương. 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 
a. Bạn nhỏ đang làm gì?
b. Em có hay ngủ mơ không? Em thường mơ thấy gì? 
+ GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
+ GV và HS thống nhất câu trả lời, sau đó GV dẫn vào bài đọc: Chúng mình thấy bạn nhỏ trong bài ngủ mơ thấy chú gà trống đang gọi dậy đi học vào buổi sáng. Chúng ta cũng có những giấc mơ khác nhau. Để biết bạn nhỏ còn mơ thấy gì trong giấc mơ buổi sáng chúng ta cùng đến với bài tập đọc: Trong giấc mơ buổi sáng
- GV mời HS đọc nối tiếp tên đề bài theo tổ 1 rồi cả lớp đọc đồng thanh. 
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài thơ.
* Đọc dòng thơ:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 
1.
+ GV yêu cầu HS tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài: sáng, nắng, nơi, lạ, sông, chảy tràn, dòng sữa trắng)
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 2.
+ GV hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ khi đọc bài
* Đọc từng khổ thơ:
+ GV hướng dẫn HS nhận biết các khổ thơ (khổ 1: 4 dòng thơ đầu; khổ 2: 4 dòng thơ tiếp theo; khổ 3: 4 dòng thơ tiếp theo; khổ 4: 4 dòng thơ còn lại).
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (thảo nguyên: vùng đất cao, bằng phẳng, rộng lớn, nhiều cỏ mọc; ban mai: buổi sáng sớm khi mặt trời đang lên). (miêu tả kết hợp với tranh trực quan).
+ GV yêu cầu HS luyện đọc khổ theo nhóm.
+ Thi đọc theo nhóm
* Đọc cả bài thơ:
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động 3: Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau rồi viết những tiến tìm được vào vở.
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời ( trời – nơi, sông – hồng – trống, tai – bài, trắng – nắng).
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh trang 124 và trả lời câu hỏi GV đã nêu.
+ 2 - 3 HS trình bày đáp án trước lớp. Các HS khác bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
a. Bạn nhỏ trong tranh đang ngủ mơ thấy chú gà trống gọi dậy đi học.
b. Câu TL mở 
-HS lắng nghe
-HS đọc nối tiếp và đồng thanh tên bài.
-HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 1
- HS luyện phát âm một số từ ngữ có âm vần khó
- HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 2
- Mời 2 nhóm HS đọc theo khổ 2 lần
+ HS luyện đọc theo nhóm
+ 2 – 4 nhóm thi đọc
+ HS đọc thành tiếng cả bài thơ.
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
-HS thảo luận nhóm 4 và viết những tiếng tìm được vào vở.
-1 – 2 HS đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2
4. Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi:
a. Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời làm gì?
b. Bạn nhỏ thấy gì trên thảo nguyên?
c. Bạn nhỏ nghe thấy gì trong giấc mơ?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. GV và HS thống nhất câu trả lời.
5. Hoạt động 5: Học thuộc lòng
- GV trình chiếu 2 khổ thơ cuối.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách che hoặc xóa dần một số từ ngữ, dòng thơ trong hai khổ thơ này cho đến khi che/xóa hết. (Lưu ý: để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.)
6. Hoạt động 6: Nói về một giấc mơ của em
- Gợi ý:
+ Em có hay nằm mơ không? Trong giấc mơ em tháy những điều gì? Em thích mơ thấy điều gì? Vì sao em thích mơ thấy điều đó? 
+ HS chia nhóm nói về điều mình thích gặp trong giấc mơ ( có thể theo gợi ý hoặc không theo gợi ý). Từng HS trong nhóm nói về điều mình thích gặp trong giấc mơ. 
- Mời đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
7. Hoạt động 7: Củng cố
- GV cho học sinh hát bài hát: Giấc mơ buổi sáng
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học. - - GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV mời HS đưa ra ý kiến về bài học: Con thích điều gì ở bài học này? Điều gì con chưa thích? GV ghi nhận ý kiến của HS
- GV nhận xét, khen thưởng, động viên HS.
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
a. Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời mang túi đầy hoa nắng và trải hoa vàng khắp nơi.
b. Bạn nhỏ hấy rất nhiều loài hoa lạ trên thảo nguyên mang tên bạn lớp mình.
c. Bạn nhỏ nghe thấy trong giấc mơ lòi của chú gà trống gọi bạn nhỏ dậy học bài.
-2-3 HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.
-HS nhớ và học thuộc cả những từ bị che/xóa.
-HS lắng nghe gợi ý
-HS trình bày trong nhóm
- Một vài nhóm trình bày trước lớp, các bạn còn lại nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại nội dung đã học
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học
_________________________________
BÀI 3
NGÀY MỚI BẮT ĐẦU 
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB miêu tả ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
Thái độ
- Thể hiện tình yêu đối với cuộc sống và những chuyển động hàng ngày của nó, từ môi trường tự nhiên, thế giới loài vật đến sinh hoạt của con người ; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
 II. CHUẨN BỊ
Kiến thức ngữ văn: 
GV nắm được đặc điểm của VB miêu tả (tả cảnh và các hoạt động của một số loài vật gần gũi với đời sống hàng ngày của con người) và nội dung VB Ngày mới bắt đầu.
GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( tinh mơ, lục tục) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Kiến thức đời sống:
GV có được kiến thức thực tế về hoạt động đặc trưng vào buổi sáng của con người và một số loài vật.
Phương tiện dạy học:
Tranh minh họa có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Ôn và khởi động
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà em học được từ bài học đó.
- Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi: 
a. Em thấy những gì trong tranh ?
b. Cảnh vật và con người trong tranh như thế nào? 
+ GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
+ GV và HS thống nhất câu trả lời, sau đó GV dẫn vào bài đọc: a. Tranh buổi sáng, hoa cỏ đẫm sướng mọi người tập thể dục; b.Cảnh vật và con người trong tranh tươi vui, đầy sức sống,... Vậy để biết ngày mới bắt đầu từ lúc nào và có gì thú vị chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc: Ngày mới bắt đầu
- HS đọc nối tiếp tên bài, GV ghi tên đề bài.
2. Hoạt động 2: Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài thơ.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới khó:
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài.(tinh, chiếu, chuồng, kiếm,,,)
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.
* Đọc câu:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 1.
+ GV hướng dẫn học sinh đọc câu dài.
VD: Buổi sáng tinh mơ, / mặt trời nhô lên đỏ rực. Những tia nắng/ tỏa khắp nơi,/ đánh thức mọi vật. )
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 2.
* Đọc đoạn:
- GV chia VB thành 3 đoạn: (đoạn 1: từ đầu đến đánh thức mọi vật; đoạn 2: tiếp đến chuẩn bị đến trường; đoạn 3: đoạn còn lại).
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp đoạn và giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (tinh mơ: sáng sớm, trời còn mờ mờ; lục tục: tiếp theo nhau một cách tự nhiên, không phải theo luật trật tự sắp xếp từ trước). (miêu tả kết hợp với tranh trực quan).
+ GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm.
+ Thi đọc theo nhóm
+ Nhóm khác bình chọn, GV chốt tuyên dương, khen thưởng.
* Đọc cả bài thơ:
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS trả lời
- HS quan sát các tranh trang 128 theo nhóm cặp đôi và hỏi nhau theo câu hỏi GV đã nêu.
+ 2 - 3 HS trình bày đáp án trước lớp. Các HS khác bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
+ HS theo dõi.
+ HS đọc nối tiếp tên bài.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: tinh, chiếu, chuồng, kiếm,,,)
+ HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
+ HS đọc nối tiếp câu lần 1.
+ HS luyện đọc câu dài
+ HS đọc nối tiếp câu lần 2.
- HS lắng nghe
+ 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
+ 2,3 nhóm thi đọc; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét
+ HS đọc thành tiếng cả bài thơ.
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
TIẾT 2
3. Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:
a. Buổi sáng, cái gì đánh thức mọi vật?
b. Sau khi thức giấc, các con vật làm gì?
c. Bé làm gì sau khi thức giấc?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
4. Hoạt động 4: Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3
- GV nêu lại câu hỏi: 
a. Buổi sáng, cái gì đánh thức mọi vật?
c. Bé làm gì sau khi thức giấc?
- GV nhắc lại cầu trả lời đúng cho cầu hỏi a và hướng dẫn HS viết cầu trả lời vào vở:
+ Trong câu: “Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật.” có chữ nào cần viết hoa ?
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm đúng vị trí.
+ GV viết mẫu chữ hoa B ( Viết mẫu cả hai kiểu chữ hoa và chữ in hoa)
- Câu c tương tự.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
a. Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật.
b. Sau khi thức giấc, chim bay ra khỏi tổ, cất tiếng hót; ong bay đi tìm kiếm mật; gà mẹ dẫn con đi kiếm mồi; 
c. Sau khi thức giấc, bé chuẩn bị đến trường.
- 2 HS nhắc lại câu trả lời ở câu hỏi a: Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật.
- 2 HS nhắc lại câu trả lời ở câu hỏi c: Sau khi thức giấc, bé chuẩn bị đến trường.
+ HS nêu: Chữ B cần viết hoa.
+ HS theo dõi.
+ HS thực hành viết câu vào vở:
Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật. 
-HS làm tương tự
TIẾT 3
5. Hoạt động 5: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cẩu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện.
- GV yêu cầu HS viết cầu hoàn chỉnh vào vở.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6. Hoạt động 6: Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- HS và GV nhận xét.
- HS làm việc nhóm đôi cùng thảo luận chọn từ ngữ cần điền vào câu. 
+ Đại diện một số nhóm lên trình bày: 
a. Những tia nắng buổi sáng mở đầu bằng một ngày mới
b. Mấy chú chim chích chòe đang hót vang trên cành cây.
- Cá nhân học sinh viết câu vào vở 
-HS theo dõi, lắng nghe
-HS làm việc nhóm
-HS trình bày
-HS lắng nghe
TIẾT 4
7. Hoạt động 7: Nghe viết
- GV đọc to cả đoạn văn. ( Nắng chiếu vào tổ chim. Chim bay ra khỏi tổ, cất tiếng hót. Nắng chiếu vào tổ ong. Ong bay đi kiếm mật. Nắng chiếu vào nhà, gọi bé thức dậy đến trường.)
- GV lưu ý HS một số quy tắc chính tả trong đoạn viết.
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 
- Đọc và viết chính tả:
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ ( Nắng chiếu vào tổ chim./ Chim bay ra khỏi tổ,/ cất tiếng hót. Nắng chiếu vào tổ ong./ Ong bay đi kiếm mật./ Nắng chiếu vào nhà,/ gọi bé thức dậy đến trường.).
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
8. Hoạt động 8: Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Ngày mới bắt đầu từ ngữ có tiếng chứa vần iêu, iu, uông, uôn
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.
+ Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm các từ ngữ có tiếng chứa vần iêu, iu, uông, uôn và viết vào phiếu học tập. 
-GV chữa bài
-Yêu cầu 2-3 HS đánh vần, đọc trơn (Mỗi HS chỉ đọc một số từ) 
9. Hoạt động 9: Hát một bài và cùng nhau vậ động theo nhịp điệu của bài hát
- GV cho cả lớp hát và tập nhảy theo giai điệu bài: Tập thể dục buổi sáng
10. Hoạt động 10: Củng cố
- GV cho học sinh hát bài hát: Giấc mơ buổi sáng
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học. - - GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV mời HS đưa ra ý kiến về bài học: Con thích điều gì ở bài học này? Điều gì con chưa thích? GV ghi nhận ý kiến của HS
- GV nhận xét, khen thưởng, động viên HS.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS ngồi viết đúng tư thế
-HS viết bài
-HS đổi vở cho nhau để ra soát lỗi.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm các từ ngữ có tiếng chứa vần iêu, iu, uông, uôn – hoàn thành phiếu học tập. 
+ 2- 3 HS đánh vần, đọc trơn.
+ Lớp đọc đồng thanh
+ Lớp cùng hát và nhảy theo giai điệu bài hát
- HS nhắc lại nội dung đã học
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học
_________________________________
BÀI 4
HỎI MẸ
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau; củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của bài thơ và nội dung được thể hiện trong tranh.
Thái độ
- Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; ham thích học hỏi, khám phá thế giới xung quanh; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. 
II.CHUẨN BỊ
Kiến thức ngữ văn: 
- GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Hỏi mẹ; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ ( nhuộm, trăng rằm, Cuội) và cách giải thích nghĩa của các từ này.
 2. Kiến thức đời sống:
- GV nắm được một vài đặc điểm của một số hiện tượng thiên nhiên xung quanh mà HS quan sát đượ như gió, trăng, sao, bầu trời.
- GV nắm được một số tri thức dân gian liên qua đến sự tích Chú Cuội ngồi gốc cây đa.
 3. Phương tiện dạy học:
- Tranh minh họa có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà em học được từ bài học đó.
- Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi: 
a. Em thấy những gì trong tranh ?
b. Hãy nói về một trong những điều mà em thấy? 
+ GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
+ GV và HS thống nhất câu trả lời, sau đó GV dẫn vào bài đọc: Mẹ và bé đang nói chuyện, trời xanh, mây, mặt trăng, tàu vũ trụ,,, Để biết mẹ và bé đang nói chuyện gì mình cùng tìm hiểu qua bài tập đọc: Hỏi mẹ 
- HS đọc nối tiếp tên bài, GV ghi tên đề bài.
2. Hoạt động 2: Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài thơ.
* Đọc dòng thơ:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 
1.
+ GV yêu cầu HS tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài: gió, trời xanh, trăng rằm, chăn trâu, lắm, nên, lên,,,
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 2.
+ GV hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ khi đọc bài.
* Đọc từng khổ thơ:
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ (khổ 1: 4 dòng thơ đầu; khổ 2: 4 dòng thơ tiếp theo; khổ 3: 4 dòng thơ còn lại).
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (nhuộm: làm thay đỏi màu sắc bằng thuốc có màu; trăng rằm: trăng vào đêm 15 âm lịch hằng tháng; Cuội: nhân vật cổ tích, ngồi gốc cây đa trên cung trăng). (miêu tả kết hợp với tranh trực quan).
+ GV yêu cầu HS luyện đọc khổ theo nhóm.
+ Thi đọc theo nhóm
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Đọc cả bài thơ:
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động 3: Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau rồi viết những tiến tìm được vào vở.
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời ( trời – ơi, phải – mãi, không – công, gió – to).
- HS trả lời
- HS quan sát các tranh trang 128 theo nhóm cặp đôi và hỏi nhau theo câu hỏi GV đã nêu.
+ 2 - 3 HS trình bày đáp án trước lớp. Các HS khác bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
+ HS theo dõi.
+ HS đọc nối tiếp tên bài.
-HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 1
- HS luyện phát âm một số từ ngữ có âm vần khó
- HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 2
- Mời 2 nhóm HS đọc theo khổ 2 lần
+ HS luyện đọc theo nhóm
+ 2 – 4 nhóm thi đọc
+ HS đọc thành tiếng cả bài thơ.
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
-HS thảo luận nhóm 4 và viết những tiếng tìm được vào vở.
-1 – 2 HS đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2
4. Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi:
a. Bạn nhỏ có những thắc mắc gì?
b. Theo bạn nhỏ, vì sao chú phi công bay lên thăm chú Cuội?
c. Em muốn biết thêm gì về thiên nhiên?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. GV và HS thống nhất câu trả lời.
5. Hoạt động 5: Học thuộc lòng
- GV trình chiếu toàn bài thơ.
- Mời 1 HS đọc thành tiếng toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách che hoặc xóa dần một số từ ngữ, dòng thơ trong hai khổ thơ này cho đến khi che/xóa hết. (Lưu ý: để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.)
6. Hoạt động 6: Quan sát tranh và nói về một hiện tượng thiên nhiên
- Gợi ý:
+ Em nhìn thấy những hiện tượng thiên nhiên nào trong bức tranh? Em biết gì về những hiện tượng thiên nhiên đó? Hiện tượng thiên nhiên mà em muốn nói là hiện tượng gì? Em nhìn thấy hiện tượng đó ở đâu, vào lúc/ mùa nào? Hiện tượng đó có những đặc điểm gì? 
- HS nói về một hiện tượng thiên nhiên đã thấy 
+ HS chia nhóm, trao đổi về một hiện tượng thiên nhiên.
+ Đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
7. Hoạt động 7: Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học. - - GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV mời HS đưa ra ý kiến về bài học: Con thích điều gì ở bài học này? Điều gì con chưa thích? GV ghi nhận ý kiến của HS
- GV nhận xét, khen thưởng, động viên HS.
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
a. Bạn nhỏ thắc mắc: vì sao có gió, vì sao bầu trời xanh, vì sao ông sao thì bé, trăng rằm thì to, vì sao Cuội phải chăn trâu mãi, 
b. Theo bạn nhỏ, chú phi công bay lên thăm Cuội vì thấy Cuội buồn;
c. Câu TL mở
-1 HS đọc thành tiếng toàn bài thơ, các bạn khác đọc thầm.
-HS nhớ và học thuộc cả những từ bị che/xóa.
-HS lắng nghe gợi ý
- HS nói về hiện tượng thiên nhiên em đã thấy
-HS thảo luận nhóm 
- Một vài nhóm trình bày trước lớp, các bạn còn lại nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại nội dung đã học
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học
_________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx