Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 15: ƯƠC, ƯƠT - Năm học 2022-2023

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 15: ƯƠC, ƯƠT - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

- Nhận biết và đọc đúng các vần ươc, ươt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ươc, ươt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần ươc, ươt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ươc, ươt.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươc, ươt có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói về ước mơ của bản thân.

- Bước đầu có ý niệm và ước mơ về công việc, nghề nghiệp.

II. Chuẩn bị

- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ươc, ươt. Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.

- Có hiểu biết về một số nghề nghiệp trong xã hội.

III. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Sách, tranh ảnh minh họa cho bài học, bảng nhóm

2. Học sinh: Sách, vở tập viết, bộ đồ dùng học Tiếng Việt, bảng con.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 30 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 5151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 15: ƯƠC, ƯƠT - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15:
Tiếng Việt:
 BÀI 71: ƯƠC, ƯƠT
Mục tiêu 
- Nhận biết và đọc đúng các vần ươc, ươt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ươc, ươt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ươc, ươt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ươc, ươt.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươc, ươt có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về ước mơ của bản thân.
- Bước đầu có ý niệm và ước mơ về công việc, nghề nghiệp. 
Chuẩn bị
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ươc, ươt. Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Có hiểu biết về một số nghề nghiệp trong xã hội.
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Sách, tranh ảnh minh họa cho bài học, bảng nhóm
2. Học sinh: Sách, vở tập viết, bộ đồ dùng học Tiếng Việt, bảng con.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- Cho HS hát bài hát: “Em yêu biển lắm”
-GV hỏi HS:
+ Ở lớp chúng ta, bạn nào đã được đi biển rồi?
+ Đi biển các em thường làm gì?
- GV nhận xét giáo dục HS khi tắm biển phải có người lớn đi cùng, mặc áo phao. Vậy đi biển ngoài tắm biển, xây lâu đài cát chúng ta có rất nhiều hoạt động bổ ích khác. Để biết đó là những hoạt động gì thì các em hãy quan sát tranh trên bảng.
Nhận biết 
- GV treo tranh lên bảng. 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- Cho HS chia sẻ câu trả lời
- GV nhận xét và đọc câu nhận biết dưới tranh: Hà ước được lướt sóng biển. 
- GV đọc và gọi HS đọc theo (cá nhân, lớp).
- GV nêu: Trong câu chúng ta vừa đọc có 2 vần mới hôm nay chúng ta sẽ học là: ươc, ươt.
- GV viết tên bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại tên bài (cá nhân, lớp). 
3. Đọc
a. Đọc vần
+ vần ươc
- GV đọc mẫu vần ươc
- GV gọi HS đọc lại (cá nhân)
- GV cho HS phân tích vần ươc
- GV cho HS ghép bảng cài vần ươc. Yêu cầu HS nêu cách ghép.
-GV nhận xét bảng cài
- Gọi 1 HS đánh vần. GV nhận xét.
-GV đánh vần mẫu, gọi HS đánh vần lại.
-Cho HS đánh vần nối tiếp. Đồng thanh
- GV gọi 1 HS đọc trơn. GV nhận xét
- GV cho HS đọc trơn nối tiếp. Đồng thanh
+ vần ươt
- GV tiến hành tương tự vần ươc
+ So sánh
- GV hỏi HS: Em nào cho cô biết vần ươc và vần ươt giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc lại 2 vần (cá nhân, lớp)
b. Đọc tiếng
- GV giới thiệu mô hình tiếng được. ( GV viết mô hình tiếng được lên bảng ). 
- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đánh vần tiếng được .Lớp đánh vần đồng thanh tiếng được.
- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng được. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng được.
- Đọc tiếng trong SHS 
* Đọc tiếng chứa vần : ươc
- GV đưa các tiếng có vần ươc trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). 
- GV chỉ không thứ tự các tiếng cho HS đánh vần.
- Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
- GV gọi HS đọc trơn tiếng (mỗi HS nối tiếp đọc trơn một tiếng chứa vần ươc) 
- GV chỉ tiếng không thứ tự cho HS đọc.
- Cả lớp cùng đọc trơn 
- GV hỏi: Các tiếng chúng ta vừa học có điểm gì chung?
* Đọc tiếng chứa vần : ươt
GV làm tương tự như vần ươc
* Đọc trơn các tiếng chứa 2 vần đang học 
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần ươc
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần ươt
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng chứa cả hai vần
- Lớp đồng thanh các tiếng
* Ghép chữ cái tạo tiếng
 - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, tự tạo các tiếng có chứa vần ươc, ươt vào bảng cài.
- GV gọi 4 HS cầm bảng cài lên bảng 
chia sẻ cùng các bạn.
-GV yêu cầu HS phân tích, đọc các tiếng mà mình ghép.
- GV cùng HS nhận xét
- Gọi 1 HS đọc lại 4 bảng.
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: thước kẻ 
+ Tranh vẽ gì?
+ thước kẻ dùng để làm gì?
-GV nhận xét và chốt ý
- GV giới thiệu từ và đọc mẫu.
? Trong từ thước kẻ tiếng nào chứa vần chúng ta vừa học
-Gọi HS phân tích tiếng thước
- Gọi Hs đánh vần, đọc trơn tiếng thước
- Gọi HS đọc trơn từ thước kẻ (cá nhân, lớp)
- GV thực hiện các bước tương tự đối với dược sĩ
+ Tranh vẽ gì?
+ Ai biết người bán thuốc được gọi là gì?
-GV nhận xét và chốt ý
- GV giới thiệu từ và đọc mẫu.
? Trong từ dược sĩ tiếng nào chứa vần chúng ta vừa học
-Gọi HS phân tích tiếng dược
- Gọi Hs đánh vần, đọc trơn tiếng dược
- Gọi HS đọc trơn từ dược sĩ (cá nhân, lớp)
- GV thực hiện các bước tương tự đối với lướt ván
- Yêu cầu HS đặt một câu với từ lướt ván
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ.
- Cho lớp đọc hết các từ
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm đọc và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. 
* GIẢI LAO GIỮA GIỜ
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần ươc, ươt. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ươc, ươt.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: ươc, ươt, dược, lướt. 
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
-Hs hát
- HS trả lời
-HS lắng nghe 
- HS quan sát tranh 
-Tranh vẽ một bạn nữ, bạn đang nghĩ mình đang lướt sóng trên biển .
- HS đọc theo yêu cầu của GV
- HS nghe 
-HS nhắc lại tên bài
. 
-HS nghe GV đọc
-HS đọc lại vần
-HS phân tích: vần ươc gồm âm đôi ươ đứng trước, âm c đứng sau
- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép. 
-HS lắng nghe
-1 HS đánh vần
-HS đánh vần nối tiếp (cá nhân, lớp)
-1 HS đọc trơn vần ươc
- HS đọc trơn nối tiếp (cá nhân, lớp)
-HS thực hiện tương tự
-giống nhau đều có âm đôi ươ đứng trước, khác nhau: trong vần ươc có âm c đứng sau, vần ươt có âm t đứng sau.
-HS đọc
- HS quan sát mô hình
- 4- 5 HS nối tiếp đánh vần 
- Cả lớp đồng thanh đánh vần. 
- 4 -5 HS nối tiếp đọc trơn 
- Cả lớp đọc đồng thanh. 
-HS đánh vần tiếng nối tiếp
-HS đánh vần theo yêu cầu của GV
-Lớp đánh vần
- HS đọc trơn nối tiếp. 
-HS đọc không thứ tự
- Lớp đọc đồng thanh.
- đều có vần ươc
- HS thực hiện tương tự
-HS đọc
-HS làm việc nhóm đôi và ghép vào bảng cài
-4 HS lên bảng
- HS trả lời theo yêu cầu của GV
-HS nhận xét
- 1 HS đọc
-Vẽ thước kẻ
-dùng để gạch, kẻ vở cho thẳng
-HS trả lời
-HS phân tích tiếng thước
-Hs đánh vần, đọc trơn tiếng thước
-HS đọc trơn từ thước kẻ
- Vẽ người bán thuốc
- dược sĩ
-HS trả lời
-HS phân tích tiếng dược
-Hs đánh vần, đọc trơn tiếng dược
-HS đọc trơn từ dược sĩ
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS đặt câu
-Hs đọc
-Hs đọc theo yêu cầu của GV
-HS quan sát
- HS viết bảng con: ươc, ươt, dược, lướt 
- HS quan sát, lắng nghe, sửa lỗi chữ viết. 
TIẾT 2
5. Viết vở
Bắt đầu tuần này GV cho HS hạ cỡ chữ khi viết
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các từ ngữ : thước kẻ, lướt ván. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
-GV chấm nhanh một số vở và nhận xét
6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ươc, ươt.
- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. 
- GV hỏi: Bài đọc có mấy câu? GV nhận xét 
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu. 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn. 
- GV gọi 2 HS thi đọc cả đoạn.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Nam mơ ước làm những nghề gì?
+ Em có thích làm những nghề như Nam mơ ước không? 
+ Lớn lên em thích làm nghề gì?Vì sao?
- GV nhận xét và chốt ý.
- Giáo dục HS.
-Cho lớp đồng thanh cả đoạn.
 7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. - GV đặt từng câu hỏi HS trả lời: 
+ Hãy nói về nghề nghiệp của những người trong tranh?
+ Nhiệm vụ của bác sĩ, phi công, kiến trúc sư, thầy giáo là gì? 
8. Củng cố
- Hôm nay chúng ta đã học những vần nào?
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa vần ươc, ươt và đặt câu với từ ngữ tìm được.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài 73
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- HS luyện viết vở Tập viết. 
- HS lắng nghe
- HS theo dõi sách, lắng nghe cô đọc. 
- HS đọc thầm và tìm tiếng có vần ươc, ươt: ước, vượt. 
- 4- 5 HS đọc trơn tiếng mới 
- Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh 
- HS trả lời: có 5 câu. 
- 5 HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (mỗi HS một câu). 
- 2 HS đọc thành tiếng cả đoạn. 
-2 HS thi đọc
- HS trả lời: Nam mơ ước làm ca sĩ, nhà thơ, người lái tàu, phi công. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe
-lớp đồng thanh
-HS quan sát tranh
- HS lần lượt kể ( từ trái qua ) : Phi công, bác sĩ, giáo viên, kiến trúc sư.
- Bác sĩ: Chữa bệnh cho mọi người; Phi công: lái máy bay; kiến trúc sư: vẽ thiết kế những ngôi nhà; giáo viên: dạy học. 
-HS trả lời
- 3 HS nêu từ ngữ chứa vần : ươc, ươt
và đặt câu với từ vừa tìm được. 
@ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 ......................................................................................................................................................................................................
Tuần 15:
Tiếng Việt:
BÀI 72: ƯƠM, ƯƠP
 MỤC TIÊU
- Nhận biết và đọc đúng các vần ươm, ươp; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ươm, ươp; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ươm, ươp (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ươm, ươp 
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươm, ươp có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về chủ điểm vật nuôi yêu thích.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật.
- Cảm nhận được vẻ đáng yêu của loài vật nuôi trong nhà, từ đó có tình yêu với động vật nuôi trong nhà.
CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo và quy trình và cách viết các vần ươm, ươp hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Có hiểu biết về các loài vật nuôi ở nhà, đặc biệt là về tập tính của loài mèo. 
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Sách, tranh ảnh minh họa cho bài học
2. Học sinh: Sách, vở tập viết, bộ đồ dùng học Tiếng Việt, bảng con.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn và khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”
+ Chuẩn bị: Bút , bảng phụ để tìm từ theo nhóm.
+ Cách tiến hành:
Giáo viên nêu tên trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”
GV chia lớp thành 4 đội tương ứng với 4 tổ. Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm và viết các tiếng có chứa vần ươc, ươt vào bảng nhóm. Đội nào ghi được nhiều tiếng và đúng nhất sẽ thắng cuộc.
GV cho HS chơi.
GV cùng HS nhận xét bài làm của các nhóm.
GV nhận xét, tuyên dương các đội chơi.
Cho HS đọc lại các tiếng đúng.
2. Nhận biết 
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh: Trên giàn, hoa mướp vàng ươm, bướm bay rập rờn. 
- GV cho HS đọc lại câu (đọc từ, cụm tư, câu)
- GV giới thiệu vào bài
- GV viết tên bài lên bảng: ươm, ươp. 
- Gọi HS nhắc lại tên bài
3. Đọc
a. Đọc vần
+ vần ươm:
- GV ghi bảng và hỏi: cô có vần gì? 
-Cho 1 HS phân tích vần ươm
- Cho HS ghép bảng cài vần ươm. GV nhận xét bảng cài.
- Gọi 1 HS đánh vần ươm
- Cho HS đánh vần nối tiếp ươm
- Lớp đánh vần
- GV gọi 1 HS đọc trơn ươm. GV nhận xét
- GV cho HS đọc trơn nối tiếp. Đồng thanh
+ vần ươp
- GV tiến hành tương tự vần ươc
+ So sánh
- GV hỏi HS: Em nào cho cô biết vần ươm và vần ươp giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc lại 2 vần (cá nhân, lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng bướm. ( Gv viết mô hình lên bảng ) 
+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng bướm. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng bướm.
+ GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng bướm. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng bướm.
* Đọc tiếng trong SHS 
* Đọc tiếng chứa vần : ươm
- GV đưa các tiếng có vần ươm trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). 
- GV chỉ không thứ tự các tiếng cho HS đánh vần.
- Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
- GV gọi HS đọc trơn tiếng (mỗi HS nối tiếp đọc trơn một tiếng chứa vần ươm) 
- GV chỉ tiếng không thứ tự cho HS đọc.
- Cả lớp cùng đọc trơn 
- GV hỏi: Các tiếng chúng ta vừa học có điểm gì chung?
* Đọc tiếng chứa vần : ươp
GV làm tương tự như vần ươm
* Đọc trơn các tiếng chứa 2 vần đang học 
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần ươm
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần ươp
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng chứa cả hai vần
- Lớp đồng thanh các tiếng
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, tự tạo các tiếng có chứa vần ươm, ươp vào bảng cài.
- GV gọi 4 HS cầm bảng cài lên bảng 
chia sẻ cùng các bạn.
-GV yêu cầu HS phân tích, đọc các tiếng mà mình ghép.
- GV cùng HS nhận xét
- Gọi 1 HS đọc lại 4 bảng.
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con bướm 
+ Tranh vẽ gì?
-GV nhận xét và chốt ý
- GV giới thiệu từ và đọc mẫu.
? Trong từ con bướm tiếng nào chứa vần chúng ta vừa học
-Gọi HS phân tích tiếng bướm
- Gọi Hs đánh vần, đọc trơn tiếng bướm
- Gọi HS đọc trơn từ con bướm (cá nhân, lớp)
- GV thực hiện các bước tương tự đối với nườm nượp, giàn mướp
- Cho lớp đọc hết các từ
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm đọc và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. 
* GIẢI LAO GIỮA GIỜ
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần ươm, ươp. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ươm, ươp.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: ươm, ươp , nườm, nượp.(chữ cỡ vừa). 
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
-HS nghe luật chơi
- HS các nhóm thi tìm các tiếng chứa vần ươc, ươt
- Đại diện nhóm lên treo bảng nhóm. 
- HS nhận xét
- HS quan sát và trả lời: giàn mướp đang nở hoa, có rất nhiều quả, còn có những chú bướm bay. 
- HS nghe
-HS đọc lại theo GV
- HS lắng nghe, quan sát
-HS nhắc lại
-HS trả lời: vần ươm
- vần ươm gồm có âm đôi ươ ghép với âm m
- HS ghép bảng cài
-HS đánh vần (cá nhân, nối tiếp, lớp)
- HS lắng nghe
- Hs đọc trơn (cá nhân, nối tiếp, lớp)
- HS quan sát tìm :
+ Điểm giống nhau: đều có âm đôi ươ đứng trước
+ Khác nhau: Vần ươm có âm cuối /m/, vần ươp có âm cuối / p/ 
- 4 HS đánh vần tiếng mẫu, lớp đánh vần đồng thanh.
( bờ- ươm- bươm- sắc- bướm ) 
- 4 HS nối tiếp đọc trơn tiếng bướm
- Cả lớp đồng thanh đọc trơn tiếng bướm. 
-HS đánh vần tiếng nối tiếp
-HS đánh vần theo yêu cầu của GV
-Lớp đánh vần
- HS đọc trơn nối tiếp. 
-HS đọc không thứ tự
- Lớp đọc đồng thanh.
- đều có vần ươm
- HS thực hiện tương tự
-HS đọc
-HS làm việc nhóm đôi và ghép vào bảng cài
-4 HS lên bảng
- HS trả lời theo yêu cầu của GV
-HS nhận xét
- 1 HS đọc
-HS trả lời
-HS nghe 
- HS trả lời: Từ con bướm có tiếng bướm chứa vần ươm. 
-HS phân tích
- HS đánh vần, đọc trơn tiếng bướm, từ: con bướm 
-HS thực hiện tương tự theo yêu cầu GV 
-HS đọc theo yêu câu của Gv
- HS lắng nghe,quan sát
- HS viết bảng con. 
- HS nhận xét: độ cao, độ rộng của chữ. 
- HS lắng nghe và sửa lại chữ viết chưa đúng. 
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ươm, ươp; từ ngữ thước kẻ, lướt ván. GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
-GV chấm một số vở
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ươm, ươp.
- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. 
- GV hỏi: Bài đọc có mấy câu? GV nhận xét 
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu. 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn. 
- GV gọi 2 HS thi đọc cả đoạn.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Mèo mướp đang sưởi nắng ở đâu?
+ Đoạn văn nói đến những bộ phận cơ thể nào của chú mèo?
+ Sưởi nắng có ích lợi gì đối với mèo?
-GV nhận xét, chốt nội dung
- GV giáo dục HS chơi với mèo cẩn thận tránh móng vuốt.
-Cho lớp đồng thanh cả đoạn.
 7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về các con vật trong tranh theo gợi ý:
+ Tên của những con vật trong tranh là gì? 
+ Em thích loài vật nuôi nào ? 
+ Vì sao em thích loài vật này?
+ Em có câu chuyện nào muốn kể với các bạn về con vật nuôi yêu thích của em không?
- Gọi HS lên chia sẻ với cả lớp
- GV có thể cho HS trao đổi thêm về các loài vật nuôi mà HS yêu thích. 
8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vần ươm, ươp và đặt câu với từ ngữ tìm được. 
+ GV cho HS tìm từ và đật câu với từ tìm được thông qua trò chơi: Truyền điện 
+ Cách chơi: 1 HS đọc từ có vần ươm hoặc ướp và gọi 1 HS bất kì. HS được gọi tên sẽ đặt câu với từ mà bạn vừa đọc. 
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần ươm, ươp. 
- HS viết Vở tập viết tập 1. 
- HS nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, 2 HS nêu các tiếng chứa vần ươm, ươp: ươm, mướp. 
- 4 HS lần lượt đọc các tiếng mới: ươm, mướp. 
- Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh: ươm, mướp. 
- HS đọc 
- HS trả lời: có 6 câu 
- 6 HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (mỗi HS một câu). Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- HS đọc cả đoạn văn. 
- HS trả lời: Mèo mướp sưởi nắng bên thềm. 
- HS trả lời: Đoạn văn nhắc đến 2 bộ phận của mèo: mắt, ria mép
- HS trả lời: Sưởi nắng giúp mèo dẻo dai hơn. 
-HS nghe
-Lớp đồng thanh
- HS quan sát, 2 bạn ( theo bàn ) nói cho nhau nghe về con vật nuôi yêu thích theo gợi ý của cô. 
- 1 bạn lên bảng nói về con vật nuôi mà mình yêu thích. 
- HS tìm
- HS tham gia chơi. 
@ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 ..................................................................................................................................................................
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT ƯƠC, ƯƠT, ƯƠM, ƯƠP
I. MỤC TIÊU:
- Gìúp HS củng cố về đọc viết các vần ươc, ươt, ươm, ươp đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
ươc, ươt, ươm, ươp
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
ươc, ươt, ươm, ươp, được, lướt, mướp, lượm. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
Tuần 15:
Tiếng Việt:
BÀI 73: ƯƠN, ƯƠNG
MỤC TIÊU
- Nhận biết và đọc đúng các vần ươn, ương; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ươn, ương; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ươn, ương (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ươn, ương.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươn, ương có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về sinh hoạt hằng ngày (những việc thường làm và cần làm vào buổi sáng sau khi thức dậy).
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó thêm yêu thiên nhiên và
cuộc sống. 
II CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ươn, ương; hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Sách, tranh ảnh minh họa cho bài học
2. Học sinh: Sách, vở tập viết, bộ đồ dùng học Tiếng Việt, bảng con.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
* GV cho HS chơi trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt. 
- Cách chơi: GV chuẩn bị sẵn các tranh minh họa cho các từ có vần ươm, ươp: mướp, bướm, nườm nượp.
- GV giơ nhanh tranh minh họa, HS quan sát và viết nhanh từ đó vào bảng. GV đếm đến 10 HS giơ bảng. 
- HS nào chưa viết được sẽ hát tặng lớp một bài. 
-GV nhận xét, tuyên dương.
2. Nhận biết 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo: Đường tới trường lượn theo sườn đồi
- GV cho HS đọc lại câu (đọc từ, cụm tư, câu)
- GV giới thiệu vào bài
- GV viết tên bài lên bảng: ươm, ươp. 
- Gọi HS nhắc lại tên bài
3. Đọc
a. Đọc vần
+ vần ươn:
- GV ghi bảng và hỏi: cô có vần gì? 
-Cho 1 HS phân tích vần ươn
- Cho HS ghép bảng cài vần ươn. GV nhận xét bảng cài.
- Gọi 1 HS đánh vần ươn
- Cho HS đánh vần nối tiếp ươn
- Lớp đánh vần
- GV gọi 1 HS đọc trơn ươn. GV nhận xét
- GV cho HS đọc trơn nối tiếp. Đồng thanh
+ vần ương
- GV tiến hành tương tự vần ươc
+ So sánh
- GV hỏi HS: Em nào cho cô biết vần ươn và vần ương giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc lại 2 vần (cá nhân, lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng lượn. ( Gv viết mô hình lên bảng ) 
+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng lượn. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng bướm.
+ GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng lượn. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng lượn.
* Đọc tiếng trong SHS 
* Đọc tiếng chứa vần : ươn
- GV đưa các tiếng có vần ươn trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). 
- GV chỉ không thứ tự các tiếng cho HS đánh vần.
- Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
- GV gọi HS đọc trơn tiếng (mỗi HS nối tiếp đọc trơn một tiếng chứa vần ươn) 
- GV chỉ tiếng không thứ tự cho HS đọc.
- Cả lớp cùng đọc trơn 
- GV hỏi: Các tiếng chúng ta vừa học có điểm gì chung?
* Đọc tiếng chứa vần : ương
GV làm tương tự như vần ươn
* Đọc trơn các tiếng chứa 2 vần đang học 
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần ươn
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần ương
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng chứa cả hai vần
- Lớp đồng thanh các tiếng
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, tự tạo các tiếng có chứa vần ươn, ương vào bảng cài.
- GV gọi 4 HS cầm bảng cài lên bảng 
chia sẻ cùng các bạn.
-GV yêu cầu HS phân tích, đọc các tiếng mà mình ghép.
- GV cùng HS nhận xét
- Gọi 1 HS đọc lại 4 bảng.
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: khu vườn 
+ Tranh vẽ gì?
-GV nhận xét và chốt ý
- GV giới thiệu từ và đọc mẫu.
? Trong từ khu vườn tiếng nào chứa vần chúng ta vừa học
-Gọi HS phân tích tiếng vườn
- Gọi Hs đánh vần, đọc trơn tiếng vườn
- Gọi HS đọc trơn từ khu vườn (cá nhân, lớp)
- GV thực hiện các bước tương tự đối với hạt sương, con đường
- Cho lớp đọc hết các từ
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm đọc và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
* GIẢI LAO GIỮA GIỜ
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần ươn, ương.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ươn, ương.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: ươn, ương và vườn, đường. (chữ cỡ vừa). 
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS tham gia chơi. 
- 2 HS trả lời
- HS nhắc lại nối tiếp theo tổ
- HS nối tiếp nhắc lại tên bài theo bàn.
-HS trả lời: vần ươn
- vần ươm gồm có âm đôi ươ ghép với âm n 
- HS ghép bảng cài
-HS đánh vần (cá nhân, nối tiếp, lớp)
- HS lắng nghe
- Hs đọc trơn (cá nhân, nối tiếp, lớp)
-HS tiến hành tương tự theo yêu cầu GV
- HS quan sát tìm :
+ Điểm giống nhau: đều có âm đôi ươ đứng trước
+ Khác nhau: Vần ươn có âm cuối /n/, vần ương có âm cuối / ng/ 
- 4 HS đánh vần tiếng mẫu, lớp đánh vần đồng thanh.
( bờ- ươm- bươm- sắc- bướm ) 
- 4 HS nối tiếp đọc trơn tiếng lượn
- Cả lớp đồng thanh đọc trơn tiếng lượn. 
-HS đánh vần tiếng nối tiếp
-HS đánh vần theo yêu cầu của GV
-Lớp đánh vần
- HS đọc trơn nối tiếp. 
-HS đọc không thứ tự
- Lớp đọc đồng thanh.
- đều có vần ươm
- HS thực hiện tương tự
-HS đọc
-HS làm việc nhóm đôi và ghép vào bảng cài
-4 HS lên bảng
- HS trả lời theo yêu cầu của GV
-HS nhận xét
- 1 HS đọc
-HS trả lời
-HS nghe 
- HS trả lời: trong từ khu vườn, có tiếng lươn chứa vần ươn. 
-HS phân tích
- HS đánh vần, đọc trơn tiếng vườn
-HS thực hiện tương tự theo yêu cầu GV
-HS đọc
- 3 – 4 lượt HS đọc. 2-3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
- 4 nhóm lần lượt đọc cá tiếng, từ vừa học. Lớp đọc đồng thanh. 
- HS lắng nghe, quan sát cô viết mẫu. 
-HS viết bảng con: ươn, ương và vườn, đường. 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ươn, ương ; từ khu vườn, con đường 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ươn, ương.
- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới.
- GV hỏi: Bài đọc có mấy câu? GV nhận xét 
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu. 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn. 
- GV gọi 2 HS thi đọc cả đoạn.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Khi ngày mới bắt đầu, bầu trời như thế nào?
+ Làng quê như thế nào?
+ Em thường làm gì khi ngày mới bắt đầu?
-GV nhận xét, chốt nội dung
-Cho lớp đồng thanh cả đoạn.
 7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng câu hỏi và HS trả lời theo từng câu: 
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Em thường làm gì sau khi thức dậy mỗi sáng?
-Gọi HS lên chia sẻ với cả lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương
 8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vần ươn, ương và đặt câu với từ ngữ tìm được.
+ GV cho HS tìm từ thông qua trò chơi: Thi đối nhanh.
+ Cách chơi: GV chia lớp thành 2 đội. 
Đội 1 : Nêu các từ có vần ươn, đội 2 đặt câu với từ của đội 1 và ngược lại. Đội nào không tìm được từ hoặc không đặt được câu đội đó thua cuộc. 
Hết thời gian chơi ( khoảng 3 phút ), đội nào tìm được nhiều từ, đặt được nhiều câu đội đó thắng cuộc. 
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần ươn, ương và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
- HS lắng nghe
- HS viết vở Tập viết 1, tập 1. 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm và nêu các tiếng chứa vần ươn, ương: sương, vươn. 
- HS đọc trơn: sương, vươn. 
Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS trả lời: có 6 câu. 
- 6 HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh. 
-HS đọc
-2 HS thi đọc
- HS trả lời: Khi ngày mới bắt đầu, bầu trời phía đông ửng hồng. 
- HS trả lời: Làng quê rộn ràng những âm thanh của cuộc sống. 
- HS trả lời: Em tới lớp. 
-HS nghe
-Lớp đồng thanh
- HS trả lời: bạn nhỏ đánh răng
- HS trả lời: Em đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, đi học, ....
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe
@ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 ...................................................................................................................................................................................................
Tuần 15:
Tiếng Việt:
BÀI 74: OA, OE
MỤC TIÊU
- Nhận biết và đọc đúng các vần oa, oe; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oa, oe; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần oa, oe (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần oa, oe
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần oa, oe có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về cảnh vật tự nhiên (các loài hoa).
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về các loài hoa.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của các loài hoa trong tranh minh hoạ, từ đó yêu hơn thiên nhiên và cuộc sống.
 III. Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên: Sách, tranh ảnh minh họa cho bài học
 2. Học sinh: Sách, vở tập viết, bộ đồ dùng học Tiếng Việt, bảng con.
 IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
 Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn và khởi động 
- GV cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”
+ Chuẩn bị: Bút, bảng phụ để tìm từ theo nhóm.
+ Cách tiến hành:
Giáo viên nêu tên trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”
GV chia lớp thành 4 đội tương ứng với 4 tổ. Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm và viết các tiếng có chứa vần ươc, ươt vào bảng nhóm. Đội nào ghi được nhiều tiếng và đúng nhất sẽ thắng cuộc.
GV cho HS chơi.
GV cùng HS nhận xét bài làm của các nhóm.
GV nhận xét, tuyên dương các đội chơi.
Cho HS đọc lại các tiếng đúng
2. Nhận biết 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo: Các loài hoa đua nhau khoe sắc
- GV cho HS đọc lại câu (đọc từ, cụm tư, câu)
- GV giới thiệu vào bài
- GV viết tên bài lên bảng: ươm, ươp. 
- Gọi HS nhắc lại tên bài
3. Đọc
a. Đọc vần
+ vần oa:
- GV ghi bảng và hỏi: cô có vần gì? 
-Cho 1 HS phân tích vần oa
- Cho HS ghép bảng cài vần oa. GV nhận xét bảng cài.
- Gọi 1 HS đánh vần oa
- Cho HS đánh vần nối tiếp oa
- Lớp đánh vần
- GV gọi 1 HS đọc trơn oa GV nhận xét
- GV cho HS đọc trơn nối tiếp. Đồng thanh
+ vần oe
- GV tiến hành tương tự vần ươc
+ So sánh
- GV hỏi HS: Em nào cho cô biết vần oa và vần oe giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc lại 2 vần (cá nhân, lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng hoa. ( Gv viết mô hình lên bảng ) 
+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng hoa. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng hoa.
+ GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng hoa. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng hoa.
* Đọc tiếng trong SHS 
* Đọc tiếng chứa vần : oa
- GV đưa các tiếng có vần oa trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). 
- GV chỉ không thứ tự các tiếng cho HS đánh vần.
- Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
- GV gọi HS đọc trơn tiếng (mỗi HS nối tiếp đọc trơn một tiếng chứa vần oa) 
- GV chỉ tiếng không thứ tự cho HS đọc.
- Cả lớp cùng đọc trơn 
- GV hỏi: Các tiếng chúng ta vừa học có điểm gì chung?
* Đọc tiếng chứa vần : oe
GV làm tương tự như vần oa
* Đọc trơn các tiếng chứa 2 vần đang học 
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần oa
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần oe
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng chứa cả hai vần
- Lớp đồng thanh các tiếng
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, tự tạo các tiếng có chứa vần oa, oe vào bảng cài.
- GV gọi 4 HS cầm bảng cài lên bảng 
chia sẻ cùng các bạn.
-GV yêu cầu HS phân tích, đọc các tiếng mà mình ghép.
- GV cùng HS nhận xét
- Gọi 1 HS đọc lại 4 bảng.
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: đóa hoa 
+ Tranh vẽ gì?
-GV nhận xét và chốt ý
- GV giới thiệu từ và đọc mẫu.
? Trong từ đóa hoa tiếng nào chứa vần chúng ta vừa học
- Gọ

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_15_uoc_uot_nam_hoc_2022_2023.docx