Tổng hợp các cách dạy con

Tổng hợp các cách dạy con

Biểu hiện: Những năm gần đây, Trung Quốc thịnh hành phong trào “giáo dục tố chất”, tiếc là những vị phụ huynh chưa có chủ kiến lại đánh đồng âm nhạc, mỹ thuật, võ thuật, vũ đạo, thư pháp vào nội dung chủ yếu của giáo dục tố chất. Họ hoàn toàn coi nhẹ kỹ năng đối nhân xử thế, xác lập giá trị, phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết về mối tương quan giữa tri thức và nghề nghiệp, lý tưởng sống cùng với khả năng thay đổi thực tiễn của con em mình. Đó mới thật sự là nội hàm của “giáo dục tố chất”, đồng thời cũng là tố chất cần thiết để con trẻ thi thố ngoài xã hội. Còn các trường trọng điểm hay các lớp phụ đạo cao cấp đều không có nghĩa vụ và cũng không có thời gian và công sức đâu để đào tạo những tố chất này cho bọn trẻ, chỉ có đôi bàn tay đưa nôi của người cha người mẹ mới có thể đem đến cho con món quà trưởng thành.

Thiếu sót: Điểm số tốt = trường học tốt, trường học tốt = tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp = công việc tốt, nhưng công việc tốt ≠ sự nghiệp thành công. Khi con còn nhỏ, thành tích học tập tốt chứng minh nó là học sinh giỏi, nhưng khi con trưởng thành, phải rời xa mái trường, bước vào môi trường thực tế cạnh tranh toàn cầu hóa, nó sẽ bộc lộ khuyết điểm. Xã hội hậu công nghiệp đòi hỏi nhân tài phải có các loại kỹ năng sinh tồn như, kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng vượt khó, kỹ năng quản lý Nếu con cái kết thúc thời sinh viên mà vẫn chưa trang bị được những kỹ năng trên thì thật đáng tiếc. Nhiều người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ tại những trường đại học danh giá, đến khi ra khỏi cổng trường vẫn không biết cách làm sao để kiếm sống, thậm chí còn lo lắng cho tiền đồ của mình thì nói gì đến chuyện thành gia lập nghiệp. Kết quả, người Trung Quốc nuôi con phòng lúc tuổi già, hóa ra lại là nuôi con ăn bám thân già.

 

docx 40 trang Đào Hạnh 08/04/2024 3210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp các cách dạy con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*** VÔ CÙN TÀN NHẪN, VÔ CÙNG YÊU THƯƠNG ***
BỐN SAI LẦM LỚN TRONG CÁCH THƯƠNG YÊU
Sai lầm thứ nhất: Giáo dục tố chất khác với giáo dục nghệ thuật
Biểu hiện: Những năm gần đây, Trung Quốc thịnh hành phong trào “giáo dục tố chất”, tiếc là những vị phụ huynh chưa có chủ kiến lại đánh đồng âm nhạc, mỹ thuật, võ thuật, vũ đạo, thư pháp vào nội dung chủ yếu của giáo dục tố chất. Họ hoàn toàn coi nhẹ kỹ năng đối nhân xử thế, xác lập giá trị, phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết về mối tương quan giữa tri thức và nghề nghiệp, lý tưởng sống cùng với khả năng thay đổi thực tiễn của con em mình. Đó mới thật sự là nội hàm của “giáo dục tố chất”, đồng thời cũng là tố chất cần thiết để con trẻ thi thố ngoài xã hội. Còn các trường trọng điểm hay các lớp phụ đạo cao cấp đều không có nghĩa vụ và cũng không có thời gian và công sức đâu để đào tạo những tố chất này cho bọn trẻ, chỉ có đôi bàn tay đưa nôi của người cha người mẹ mới có thể đem đến cho con món quà trưởng thành. 
Thiếu sót: Điểm số tốt = trường học tốt, trường học tốt = tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp = công việc tốt, nhưng công việc tốt ≠ sự nghiệp thành công. Khi con còn nhỏ, thành tích học tập tốt chứng minh nó là học sinh giỏi, nhưng khi con trưởng thành, phải rời xa mái trường, bước vào môi trường thực tế cạnh tranh toàn cầu hóa, nó sẽ bộc lộ khuyết điểm. Xã hội hậu công nghiệp đòi hỏi nhân tài phải có các loại kỹ năng sinh tồn như, kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng vượt khó, kỹ năng quản lý Nếu con cái kết thúc thời sinh viên mà vẫn chưa trang bị được những kỹ năng trên thì thật đáng tiếc. Nhiều người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ tại những trường đại học danh giá, đến khi ra khỏi cổng trường vẫn không biết cách làm sao để kiếm sống, thậm chí còn lo lắng cho tiền đồ của mình thì nói gì đến chuyện thành gia lập nghiệp. Kết quả, người Trung Quốc nuôi con phòng lúc tuổi già, hóa ra lại là nuôi con ăn bám thân già. 
Sai lầm thứ hai: Đáp ứng mọi đòi hỏi của con 
Biểu hiện: Biểu hiện chủ yếu là bề trên nuông chiều con trẻ cả về vật chất lẫn tình cảm. Cha mẹ như một cái máy in tiền. Con thích gì cho nấy, muốn tiền cho tiền, muốn đồ đạc cho đồ đạc. Cho càng nhiều càng thể hiện rằng tôi yêu con sâu sắc. Điều này trực tiếp dẫn đến thói được voi đòi tiên ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên. Một đứa trẻ bốn tuổi mặc áo khoác hiệu Micky, áo phông hiệu Bobdog, quần Les Enphants và giày Adidas, cả bộ không dưới một ngàn tệ. Vậy chẳng phải cha mẹ đã biến thành “nô lệ của con”, còn con trở thành kẻ “ăn bám cha mẹ” hay sao. 
Thiếu sót: Những suy nghĩ lệch lạc đại thể như “lộc của bố của mẹ”, “tiền là do ngân hàng phát cho” không phải là điều đáng buồn về suy nghĩ của con trẻ, mà là điều đáng buồn cho phương pháp giáo dục của các bậc cha mẹ Trung Quốc. Những đứa con không biết cách tự thân kiếm tiền, không biết giá trị của sức lao động sẽ có thói quen ham ăn biếng làm, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống tương lai, thậm chí cả cuộc sống hôn nhân sau này của chúng.
Rất nhiều phụ huynh Trung Quốc cho rằng, dạy con không coi trọng đồng tiền là một phẩm chất đạo đức tốt. Không sai, chỉ có điều mục đích cơ bản của phương pháp giáo dục con cái không coi trọng đồng tiền là giảm bớt những ảo mộng hão huyền của con đối với tiền bạc, chứ không phải bảo con phớt lờ đồng tiền để rồi tiêu tiền như nước, ngồi không hưởng lộc, và trở thành một thành phần tiêu biểu cho “thế hệ ăn bám”. Hơn nữa, cha mẹ thỏa mãn tức thời, thỏa mãn quá mức các yêu cầu của con cái sẽ dễ tạo ra một tính cách ích kỷ, thích làm theo ý mình, phóng khoáng tùy tiện, tâm trạng bất ổn, ít có cảm giác an toàn, chỉ số AQ thấp, thiếu lòng biết ơn ở con trẻ. 
Sai lầm thứ ba: Biết yêu mà không biết dạy 
Biểu hiện: Tình yêu thương dành cho con cái xuất phát từ bản năng làm cha, làm mẹ của mỗi người. Nhưng, yêu con không phải là cái đích cuối cùng của giáo dục gia đình, yêu mà không biết dạy chỉ làm con thêm hư. Các bậc cha mẹ Trung Quốc ngày nay liệu đã thấm nhuần câu gia huấn “yêu mà biết dạy” hay chưa? Phải nói rằng, việc giáo dục hiện nay đã được coi trọng hơn ngày trước rất nhiều, nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa sâu xa của câu “yêu mà biết dạy”. Yêu mà biết dạy, là sự giáo dục nền nếp từ gia đình, nói ngắn gọn là giáo dục tố chất con cái một cách nghiêm túc và thận trọng ngay từ đầu, chứ không chỉ dạy chúng âm nhạc, hội họa, thư pháp, Taekwondo, IQ, tiếng Anh hay Olympic toán học. Ngày nay, chúng ta thường xuyên bắt gặp cảnh tượng này trong cuộc sống thực tế: Ông bà hoặc cha mẹ bưng bát cơm đuổi theo đứa trẻ để bón cơm, cháu bé cầm đồ chơi trong tay, ngúng nguẩy ăn được miếng cơm lại quay sang chơi một lúc, chạy quanh một vòng, rồi mới chịu ăn thêm miếng nữa. Đến lúc cơm canh nguội ngắt, vẫn còn quá nửa bát. Phụ huynh cảm thấy vô cùng xót con, vì “bảo bối’’ của mình vẫn chưa ăn no. 
Thiếu sót: Phụ huynh không đưa con vào khuôn khổ một cách sáng suốt. Người lớn trong nhà đều tranh nhau dành tình cảm cho trẻ, chỉ lo nó không vui, bị tủi thân song lại xao nhãng việc giáo dục con em mình một cách nghiêm túc ngay từ khi chúng còn nhỏ. Điều đó giải thích những gia đình này vẫn không tài nào hiểu được tại sao họ nuôi dạy con bằng tất cả tình thương và tâm huyết như vậy, mà đến một ngày họ ngỡ ngàng nhận ra đứa con trở nên xa lạ, hỗn láo và không hiểu cha mẹ. Bạn càng nhân nhượng và nhẫn nại với con một cách vô nguyên tắc, thì nó càng khéo léo lợi dụng tình cảm của bạn, và cuối cùng “bắt được thóp” của bạn. 
Sai lầm thứ tư: Chăm sóc quá mức (Over–arranged), quan tâm ép buộc, lo lắng quá mức (Overzealous) 
Biểu hiện: Các ông bố bà mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, bay lượn trên vùng trời mà không quan tâm đến suy nghĩ của chúng. Các bà mẹ “quan tâm một cách áp đặt”, phản đối bất kỳ ý kiến trái chiều nào, họ cho rằng họ là người gần gũi con nhất, đương nhiên phải là người hiểu con nhất. Từ lựa chọn quần áo, khẩu vị ăn vặt đến việc kết hợp thực đơn, từ sắp xếp lịch học âm nhạc, hội họa, thể dục đến vấn đề vui chơi, kết bạn, thậm chí cả mục tiêu sống, lựa chọn hướng đi, tất cả đều phải do một tay người mẹ quản lý và định hướng. Ngoài ra, các bà mẹ “trực thăng” này còn có xu hướng nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như vui mừng, đau buồn thái quá chỉ vì một chút thành công hay thất bại của lũ trẻ. Họ bay càng nhanh, quản càng chặt, một khi giảm tốc độ, họ sẽ phá hủy cuộc đời của mình và cả con cái mình. 
Thiếu sót: Đây thực chất cũng là một dạng xâm phạm tâm hồn và xem thường nhu cầu trưởng thành của con cái, gián tiếp làm suy giảm khả năng miễn dịch, khả năng tự lo liệu và thích nghi của chúng. Và ngược lại, khi con trẻ trở nên khó thích nghi với cuộc sống, phụ huynh lại càng bao bọc thêm. Cứ tiếp diễn như vậy trong một thời gian dài, mọi chuyện sẽ dần chuyển biến xấu, con trẻ thiếu đi đức tính độc lập, kiên nhẫn, khả năng chịu đựng và khó có ý thức. Đến khi lớn hơn, những khuyết điểm này của đứa trẻ ngày càng bộc lộ rõ, khiến phụ huynh lúc nào cũng điên đầu trách mắng: “Con xem con đi, lớn như thế rồi mà vẫn không hiểu chuyện, còn phải để mẹ nhọc lòng lo nghĩ. Thật làm mẹ tức chết!” Rồi đâu lại vào đấy, các bà mẹ vẫn ra sức bao bọc con. Phụ huynh chịu vất cả dưới danh nghĩa của tình yêu thương, nhưng rồi lại nhận về những sự bực dọc và cả những nỗi lo lắng mơ hồ đang ngày càng hiển hiện. Việc chăm sóc con cái một cách quá mức chỉ thể hiện rằng người mẹ không nắm bắt được tâm lý của con, dẫn đến hệ quả vô cùng nguy hại. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy: Phong cách giáo dục chăm sóc trẻ quá mức sẽ tạo thành dị tật, ích kỷ, nổi loạn, yếu kém trong tâm lý của trẻ, khả năng tự lo liệu thấp, dễ hình thành tính ỷ lại, kỹ năng giao tiếp kém, vừa thiếu tinh thần hợp tác vừa thiếu năng lực cạnh tranh. Khi gặp chuyện không vừa ý trong cuộc sống hoặc trải qua nghịch cảnh khó khăn, bản thân đứa trẻ không biết làm thế nào, không thể tự nghĩ cách giải quyết, chỉ biết đi cầu viện cha mẹ hoặc than thân trách phận. Không phải tất cả các gia đình Trung Quốc đều hoàn toàn giống với những ví dụ kể trên, nhưng mỗi gia đình dù ít hay nhiều đều mắc phải những sai lầm này, cho dù ở mức độ nhẹ, chúng ta cũng cần lưu tâm cảnh giác. Tôi nhận ra rằng, tất cả những sự thỏa mãn, quan tâm, lo lắng và yêu thương đều phảng phất hương thơm của sự hy sinh cao cả, vì xét từ phương diện biểu hiện, cha mẹ sa vào sai lầm là do họ hy sinh bản thân để thỏa mãn yêu cầu của con. Nhưng xét trên thực tế, một khi tình yêu thương của cha mẹ hủy hoại tương lai của con cái, thì tất cả những sự hy sinh của họ đến cuối cùng cũng chỉ là công dã tràng mà thôi. Người đời luôn ca ngợi tình thân máu mủ ruột thịt, các bậc phụ mẫu sẽ luôn ở bên con cái, bất kể hạnh
phúc hay đau khổ, giàu sang hay hoạn nạn. Như Maksim Gorky đã từng nói: “Sinh con là việc ngay cả gà mái cũng làm được, nhưng yêu con lại là việc khác.’’ Khi tình thân đã được nhân loại trao trên mình sứ mệnh giáo dục, mà các bậc cha mẹ vẫn chỉ biết dành cho con đong đầy tình yêu thương thôi thì hoàn toàn chưa đủ, họ cần phải nắm bắt quan điểm khoa học, nắm bắt nghệ thuật để yêu thương con. Khi cha mẹ sử dụng những quan niệm và phương pháp giáo dục không hợp lý, kết quả nhận được từ đứa con sẽ hoàn toàn đi ngược lại mong đợi của họ. Tầm quan trọng của giáo dục gia đình có tác động vô cùng sâu rộng trên toàn cầu, trong hàng ngàn các công việc khác nhau, nuôi dạy con cái là công việc quan trọng nhất và có nhiều thử thách nhất. Hiện tại, môn giáo dục học rất chú trọng vào giáo dục gia đình. Ở phần trước, tôi đã đề cập đến những điểm tương đồng giữa truyền thống giáo dục gia đình của người Do Thái và truyền thống giáo dục gia đình của người Trung Quốc, cách dạy con của các gia đình thuộc tầng lớp Do Thái trung lưu lại nhằm mục đích làm sao để biến tình mẫu tử thành ngọn lửa, phát huy nhân tố giáo dục có lợi, từ đó diễn giải thành một cuốn cẩm nang hữu hiệu về cách thể hiện tình yêu thương đối với con cái, và truyền lại nó cho đời sau. Vậy cuốn cẩm nang đó là gì? Tôi xin được tóm lược nó bằng tám chữ: Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương!
* * * * * * * * * * * *
PHƯƠNG PHÁP DẠY CON
(1). Yêu con trên nguyên tắc có làm có hưởng
Điểm số tốt = Trường học tốt Trường học tốt = Tấm bằng đẹp Tấm bằng đẹp = Công việc tốt Công việc tốt ≠ Sự nghiệp thành công
Muốn tiêu tiền thì hãy tự kiếm
Các gia đình Do Thái đã thực hiện nguyên tắc có làm có hưởng từ lâu. Vì sao dân số ít ỏi của người Do Thái lại sinh ra lớp lớp nhân tài? Mọi người vẫn luôn muốn biết đáp án của câu hỏi này, thật ra, nguyên tắc có làm có hưởng chính là một bí quyết nhỏ trong đó. Ví dụ về tỷ phú thế giới John D. Rockefeller, Rockefeller đã “làm thuê” cho cha ông để kiếm tiền tiêu vặt từ thuở nhỏ. Sáng sớm, ông đến nông trại, đôi khi giúp mẹ ông vắt sữa bò. Ông có một cuốn sổ tay, thống kê số lượng công việc hằng ngày, tính 0,37 đô la Mỹ mỗi giờ làm việc, ghi vào sổ, về sau kết toán với cha. Ông làm việc này rất nghiêm túc, cảm nhận lao động là thiêng liêng và vô cùng thú vị. Ấn tượng hơn là, hậu duệ đời thứ hai, đời thứ ba, thậm chí đời thứ tư trong dòng họ Rockefeller đều nghiêm khắc làm việc như vậy. Rockefeller có tất cả năm người con, tiềm lực kinh tế của gia đình ông vượt xa so với mặt bằng chung của người dân, nhưng ông lại vô cùng “bủn xỉn” với các khoản tiêu vặt của con cái. Ông quy định cho các con của mình tiền tiêu vặt căn cứ theo độ tuổi: Từ bảy đến tám tuổi cho 3 hào một tuần, từ mười một đến mười hai tuổi cho 1 đô la một tuần và từ mười hai tuổi trở lên cho 2 đô la một tuần, mỗi tuần đưa tiền một lần. Ông còn phát cho mỗi người con một cuốn sổ nhỏ ghi rõ từng khoản chi tiêu và yêu cầu họ đưa cho ông kiểm tra khi lĩnh tiền. Người nào ghi chép rõ ràng, chi dùng thỏa đáng, cuối tuần được tặng thêm 5 xu, ngược lại thì bị cắt giảm. Đồng thời, người nào biết làm việc nhà cũng được nhận thù lao, trợ cấp tiền tiêu vặt. Ví dụ, bắt một trăm con ruồi được 1 hào, bắt một con chuột được 5 xu, nấu ăn, xếp củi, nhổ cỏ đều có phần thưởng khích lệ. Thuở nhỏ, Nelson A. Rockefeller, con trai thứ hai của ông, sau này làm Phó Tổng thống và Laurance S. Rockefeller, con trai thứ ba của ông, người sau này đã mở ra ngành công nghiệp mới, chủ động nhận công việc đánh giày cho cả nhà, giá mỗi đôi giày da là 5 xu, mỗi đôi bốt là 1 hào. Hai anh em họ còn cùng nhau nuôi thỏ bán cho trường Y làm nghiên cứu, kiếm tiền tiêu vặt khi mới mười một mười hai tuổi.
Tránh nuôi con thành tiến sĩ giấy, “ăn bám” cha mẹ 
Con nên làm một số việc nhà, tùy theo sức của mình. 
Con chịu một chút tủi thân, không có gì là không tốt. 
Cha mẹ chỉ nên đáp ứng một nửa yêu cầu của con, tiếp nhận yêu cầu hợp lý, thay đổi yêu cầu bất hợp lý, thậm chí đôi khi phải từ chối. 
Khi con làm sai, cha mẹ không mắng con tức là đã tự chối bỏ cơ hội giáo dục. Không có đứa con nào là hoàn hảo, đứa con hoàn hảo được sinh ra từ phương pháp giáo dục hoàn hảo. 
Từ lần đầu tiên con dùng hành động khóc lóc ầm ĩ để uy hiếp cha mẹ, cha mẹ không được chiều theo ý con, bằng không nó sẽ được đằng chân, lân đằng đầu. 
Cha mẹ nên tán thành quan điểm giáo dục cọ xát khó khăn. 
Con chỉ có thành tích học tập cao chưa chắc sau này đã là người đạt được thành tựu to lớn. 
Bạn phải chôn chặt ý nghĩ con mình là giỏi nhất trong lòng, đừng làm cho chúng nảy sinh bất kỳ ý nghĩ tự cao tự đại nào. 
Khi con gặp khó khăn, cha mẹ đừng ngại để con tự giải quyết.
(2). Trì hoãn thỏa mãn, khéo léo từ chối thỏa mãn
Có thể chia các cách thỏa mãn ham muốn của con người ra làm mấy loại sau: Trì hoãn thỏa mãn, khéo léo từ chối thỏa mãn, thỏa mãn trước, thỏa mãn tức thời và thỏa mãn quá mức. Phương pháp giáo dục tốt luôn đề cao “trì hoãn thỏa mãn” và “khéo léo từ chối thỏa mãn.” Còn “thỏa mãn trước” là việc làm dại dột, “thỏa mãn quá mức” thì chỉ lãng phí công sức. Phụ huynh Israel thường trao đổi, đối thoại với con em mình để chúng hiểu lý do vì sao cha mẹ trì hoãn những yêu cầu của chúng. Họ bảo trẻ: Nếu con thích chơi thì con cần phải có thời gian để chơi đúng không. Con sẽ đạt được mong muốn của mình khi con thi được vào trường điểm và có được thành tích xuất sắc. Sau này con có thể tìm được một công việc rất tốt, kiếm được rất nhiều tiền, đến lúc đó, con sẽ có nhiều thời gian vui chơi và đồ chơi của con cũng đắt tiền hơn. Nhưng nếu con đi sai trật tự thì toàn bộ hệ thống sẽ không 
hoạt động bình thường, con sẽ có rất ít thời gian vui chơi và chỉ sở hữu một vài thứ tồi tệ, phần đời còn lại, dẫu con nỗ lực làm việc đến đâu cũng không có đồ chơi, không có niềm vui. Các vị phụ huynh cũng thường đưa ra những kiến giải của mình về “học cách cự tuyệt” trong quan niệm giáo dục gia đình. Messiah, nhà giáo dục Do Thái nổi tiếng đã sớm chỉ ra: “Về phương diện giáo dục gia đình, dạy trẻ không được phép làm chuyện gì là vô cùng quan trọng.” Trước hết, phương pháp giáo dục “trì hoãn thỏa mãn” khiến con biết nhẫn nại, giúp con hiểu thế giới này không dành cho một mình nó, con không thể dễ dàng có được tất cả những gì mình muốn. Bên cạnh đó, “trì hoãn thỏa mãn” cũng làm tăng khả năng chịu đựng của con khi bị từ chối, bồi dưỡng chỉ số AQ – nhân tố quan trọng đưa đến thành công. Không chỉ có vậy, “trì hoãn thỏa mãn” còn rèn luyện ý chí, từ đó khiến tâm lý của chúng biết co biết duỗi và có tính “đàn hồi” hơn. Trong học tập, con cũng nhẫn nại hơn.
(3). Lùi một bước, biết buông tay (Leave alone) 
Juterbi, nhà tư tưởng Do Thái có một câu danh ngôn được các bậc phụ huynh Do Thái thuộc nằm lòng. Ông nói: “Hãy để cho trẻ tự giải quyết chuyện của mình. Nếu cha mẹ quá che chở cho trẻ thì sẽ làm mất sự tự tin ở trẻ. Khi lớn lên, đứa trẻ đó chắc chắn không có được tính cách độc lập, càng không thể đạt được những thành tựu xuất sắc.” Karl Marx, danh nhân Do Thái cũng từng nói: “Con người cần biết đi, cũng cần biết ngã, vì chỉ có vấp ngã, anh ta mới biết đi.”
Quy tắc giáo dục gia đình của người Do Thái nhắc nhở các bậc cha mẹ: Mọi tình yêu trên thế giới đều hướng đến mục đích chung là sự gắn kết, chỉ có một tình yêu luôn hướng đến sự phân ly là tình yêu cha mẹ dành cho con cái. Giúp con sớm trở thành một cá thể độc lập sau khi rời khỏi cha mẹ, có thể đối diện với thế giới bằng chính nhân cách độc lập của mình, đó mới là tình yêu thương đích thực cha mẹ nên dành cho con cái. Cha mẹ rút lui càng sớm, buông tay càng sớm, trẻ càng dễ thích nghi trong tương lai. Phụ huynh Do Thái cho rằng, không chịu rút lui, không chịu buông tay, cha mẹ sẽ bồi dưỡng chúng trở thành những “thai nhi quá hạn”, “gieo nhân rồng nhưng lại thu về bọ chét”, như vậy là phụ lại tấm lòng cha mẹ dành cho một sinh mệnh hoàn hảo, là sự thất bại của cha mẹ trong cách dạy con. Những vị phụ huynh thật sự biết nghĩ cho hạnh phúc của con cần phải trao cho trẻ nhiều cơ hội sáng tạo, tìm kiếm thông tin bên ngoài, chứ không đứng mũi chịu sào, một tay lo hết mọi việc, che khuất tầm nhìn tương lai của chúng.
Phụ huynh Do Thái không làm quản gia bao đồng, họ xác định vị trí của mình là quân sư, có trách nhiệm tham mưu, quan sát, nhắc nhở con cái. Dù con cái họ có một khởi đầu chậm nhưng chúng có thể kiên trì đi hết chặng đường cho tới khi đến đích.
à1. Tôi thực hiện nguyên tắc có làm có hưởng trong gia đình mình, rèn luyện kỹ năng làm việc nhà cho ba đứa con, bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng quản lý, ý thức trách nhiệm của chúng. Đồng thời, tôi cũng phải lèo lái gia đình bằng tình yêu thương, làm cho các thành viên tâm đầu ý hợp. Tôi hẹn bọn trẻ tới Princess Teahouse, bốn mẹ con cùng có những phút giây ấm áp bên nhau; tôi cùng chúng làm những chuyến “du lịch thời gian”, hưởng thụ hạnh phúc gia đình. Những lúc các con phần quả quýt ngọt nhất cho tôi, gắp cánh gà bỏ vào bát của tôi, trịnh trọng hứa hẹn cho tôi ba chiếc chìa khóa, trong lòng tôi dâng lên rất nhiều cảm xúc lâng lâng khó tả. “Nguyên tắc có làm có hưởng” giống như một ngọn lửa, kích thích tố chất sinh tồn tiềm ẩn của các con tôi. Trong những cuộc lột xác của chúng, tình mẫu tử của chúng tôi chẳng những không phai nhạt, mà theo thời gian, các con ngày càng cảm kích tâm sức vất vả của mẹ và khâm phục sự hiểu biết của mẹ. 
2. “Trì hoãn thỏa mãn” cũng là một trong những bài học quan trọng nhất. Khi con cái đưa ra yêu cầu, là người làm cha làm mẹ của chúng, bạn sẽ tiếp nhận hay từ chối yêu cầu? Làm sao cho con biết bằng lòng, không nằng nặc đòi hỏi? Làm sao cho con hiểu thứ đáng quý nhất không phải là những món quà đẹp đẽ, mà là người thân, là niềm vui, là yêu thương? Tôi từng từ chối những yêu cầu quá đáng của các con nhưng bù lại tôi bỏ ra rất nhiều tâm huyết giải thích cho bọn trẻ hiểu rõ thứ gì mới thật sự ý nghĩa, làm chúng dần cảm nhận được sự giản dị và sâu lắng, lâu dài và ân cần của tình yêu. 
3. Theo phương pháp “vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương”, cha mẹ càng yêu thương con cái càng phải lùi về phía sau một bước, cha mẹ giữ khoảng cách với con không có nghĩa là bỏ mặc chúng muốn làm gì thì làm, không chịu trách nhiệm gì hết. Mẹ con tôi vẫn thường xuyên chia sẻ, tâm sự cùng nhau. Cứ đến cuối tuần chúng tôi lại họp gia đình, cùng nhau sưởi nắng, tâm sự những chuyện phiền muộn. So với chuyện kinh doanh, việc nhà càng phải dụng tâm vun vén, vì vậy tôi chú ý trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa tôi và bọn trẻ, khơi gợi, dẫn dắt các con suy nghĩ. Có lẽ vì vậy nên ba đứa con của tôi đều có tài ăn nói và kỹ năng phán đoán, trong đầu chúng hình thành ý nghĩ “tôi muốn trở thành người như thế này”, “mai sau tôi muốn làm ”, từng bước tiến dần đến thành công.
* * * * * * * * * * * *
TRẺ NÊN NẮM BẮT PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI SẢN TỪ NHỎ
Ba tuổi: Phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá. 
Bốn tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn. 
Năm tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động, nên phải chi tiêu hợp lý. 
Sáu tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản. 
Bảy tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả năng mua hàng hay không.
Tám tuổi: Biết mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt. Chín tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá cả với cửa hàng, biết giao dịch mua bán. 
Mười tuổi: Biết tiết kiệm tiền trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn hơn như mua giày trượt băng, ván trượt 
Mười một tuổi: Học cách nhận biết quảng cáo và có quan niệm về giảm giá và ưu đãi. 
Mười hai tuổi: Biết quý trọng đồng tiền, biết tiền không dễ kiếm được, có quan niệm tiết kiệm. 
Từ mười hai tuổi trở lên: Hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng với những người trưởng thành trong xã hội. 
Trẻ em Do Thái học cách quản lý tài sản trong suốt thời thiếu niên, kể từ khi chúng vừa mới bắt đầu có khái niệm về “đếm” và biết những phép tính cộng trừ đơn giản. Các bậc phụ huynh Do Thái dạy con em mình hiểu rõ mối quan hệ hữu cơ giữa tiền bạc và mua sắm, họ cho trẻ vốn riêng, khác với phụ huynh Trung Quốc, họ không chủ trương cho trẻ để dành toàn bộ số tiền, ngược lại, họ khuyến khích trẻ tiêu hết tiền một cách hợp lý như, mua quà ăn vặt, đồ chơi hoặc quần áo mà trẻ thích. Sau khi chi tiêu, phụ huynh phân tích cho trẻ hiểu mua sắm như vậy là có hợp lý, có cần thiết hay không, từ đó rút ra kinh nghiệm gì, bài học gì. Họ quan niệm, thà cho con tiền tiêu vặt định kỳ và đặt ra quy định hạn chế chi tiêu còn hơn là để nó chìa tay xin tiền phụ huynh như “ăn mày”. Khi con cái bước vào năm học cuối cấp một, phụ huynh Do Thái sẽ mở cho chúng một tài khoản ngân hàng độc lập, gửi vào đó một khoản tiền, con số có thể coi là tiền lương một tháng cha mẹ thanh toán cho trẻ. Họ sốt sắng mở tài khoản cho con không phải là để con thả sức tiêu tiền, cũng không phải là họ quá nuông chiều con hay để đỡ phải phát tiền một lần cho con, mà họ có mục tiêu giáo dục lớn hơn, đó là “quản lý tài sản”. Mỗi khi con cái sử dụng tiền không thỏa đáng, phụ huynh sẽ không dễ dàng bỏ qua cho chúng. Họ giải thích cho trẻ hiểu, nếu sắp tới con muốn có được thứ giá trị hơn, thì bắt buộc lúc này con chỉ được mua một vài thứ ít tiền. Có như vậy, trẻ mới có thể biết được hậu quả nghiêm trọng của việc chi tiêu quá đà, biết chịu trách nhiệm trước hành động chi tiêu của mình.
Sáng suốt hơn, các gia đình Do Thái còn cho thanh thiếu niên bắt chước cha mẹ quản lý tài khoản ngân hàng để giúp con em mình có sự chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống tương lai. Khi con cái được khoảng mười hai tuổi, phụ huynh thường mở sổ tay chi tiêu, thông báo cho các thành viên biết tình hình chi tiêu trong gia đình, giúp con cái hiểu chúng cần phải quản lý “tài chính” gia đình như thế nào. Ngoài việc dạy con sử dụng tiền một cách khoa học từ lúc tám, chín tuổi, phụ huynh Do Thái còn khuyến khích con lao động để kiếm tiền tiêu vặt. Một hôm, con trai tôi mang về nhà một vé xem biểu diễn saxophone, giá vé chỉ có 2 shekel, buổi biểu diễn do bạn cùng lớp của nó tổ chức. Nghe con tôi nói, nhà cậu bạn đó thuộc tầng lớp trung lưu, giàu có trong vùng, thằng bé mở buổi biểu diễn, ngoài mong muốn thưởng thức âm nhạc ra, nó còn muốn tích lũy tiền trong tài khoản. Cha thằng bé mở cho nó một tài khoản cá nhân, bên trong là tiền mồ hôi công sức nó rửa xe ô tô, dọn nhà vệ sinh, bán hàng rong trước cổng nhà, giúp việc ở cửa hàng bánh bao.
* * * * * * * * * * * *
PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG QUẢN LÍ TÀI SẢN
Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết tiền
Khi con còn đang bi bô tập nói, các bậc cha mẹ Do Thái sẽ dạy chúng phân biệt tiền xu và tiền giấy, để cho chúng hiểu “tiền bạc có thể mua được bất cứ thứ gì chúng muốn”, quan trọng hơn là “tiền ở đâu mà có”. Sau khái niệm và hứng thú sơ bộ đối với tiền bạc, phụ huynh đi sâu vào quan niệm quản lý tài sản “dùng tiền đổi vật.”
Giai đoạn thứ hai: Kỹ năng cầm tiền 
Phụ huynh Do Thái lại cho rằng, tước bỏ cơ hội cầm tiền của con sẽ khiến con dựa dẫm vào cha mẹ, chỉ biết ngửa tay xin tiền. Rockefeller đặt ra một vài quy tắc nhỏ trong việc sử dụng tiền tiêu vặt cho John, cháu của ông như sau: 
1. Ban đầu Rockefeller chỉ cho John 1 đô la 50 xu tiền tiêu vặt mỗi tuần; 
2. Cuối mỗi tuần, sau khi kiểm tra các khoản chi tiêu, nếu cha mẹ thấy John thực hiện tốt việc ghi chép chi tiêu trong tuần, thì sang tuần sau cậu bé sẽ được nhận thêm 10 xu; 
3. Để dành ít nhất 20% tiền tiêu vặt; 
4. Ghi chép chính xác, rõ ràng từng khoản chi; 
5. Khi chưa được cha mẹ đồng ý, John không được phép mua đồ dùng đắt đỏ. 
Khi trẻ được khoảng mười tuổi, phụ huynh Do Thái mở cho con một tài khoản ngân hàng riêng và bỏ vào đó một số tiền nhất định, mục đích là để cho nó biết quản lý tài sản một cách thông minh và khoa học, chứ không máy móc, mù quáng. Vào lần đầu tiên khi con cái giữ nhiều tiền, phụ huynh sẽ kịp thời hướng dẫn con em mình cách chi dùng thỏa đáng. Nếu phụ huynh phát hiện ra con mình mua sắm linh tinh, họ sẽ trao đổi với trẻ rằng, con cần giữ lại một số tiền nhất định trong tài khoản, rồi cùng con lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm ngắn hạn. Đến lúc đó, nếu con vẫn chưa thể kháng lại sức hấp dẫn của những thứ khác, thì buộc chúng phải chịu trách nhiệm trước hoạt động tiêu xài không hợp lý của mình. Cách làm này có ưu điểm là giúp trẻ biết liệu cơm gắp mắm ngay từ nhỏ, biết cân nhắc đến các khoản chi tiêu sắp tới và kế hoạch chi tiêu lâu dài. 
Giai đoạn thứ ba: Kỹ năng kiếm tiền 
Mọi người thường đề xướng tăng thu giảm chi, trong đó tiết kiệm chi tiêu luôn được đề cao, song làm sao tăng thu nhập còn quan trọng hơn. Nói một cách chính xác thì đó là bồi dưỡng ý thức kiếm tiền của con để cho chúng hiểu được những quy tắc kiếm tiền, quy tắc quay vòng vốn, hiểu được những đạo lý đơn giản về báo đáp và thù lao qua những ví dụ thực tế trong lao động. Những bài học vỡ lòng như vậy, sẽ mang đến của cải vật chất và tinh thần to lớn cho trẻ. 
Giai đoạn thứ tư: Tri thức quản lý tài sản
Ngoài việc dạy con chi tiêu hợp lý, kiếm tiền hiệu quả ra, phụ huynh có thể nói cho con biết những tri thức quản lý tài sản cơ bản, hướng dẫn chúng thực hiện một vài cuộc đầu tư nhỏ. Hiện nay, ở Trung Quốc cũng có ngân hàng tung ra thị trường loại “tài khoản trẻ em”, hướng đến đối tượng thanh thiếu niên. Phụ huynh chỉ cần đưa con em mình tới ngân hàng làm một số thủ tục cần thiết để mở tài khoản cá nhân, giải thích cho chúng hiểu vì sao phải gửi tiền vào ngân hàng, tại sao lãi suất tiền gửi khác nhau, điền thông tin vào phiếu gửi tiền và phiếu nhận tiền như thế nào, chuyển tiền ra sao. Giai đoạn thứ năm: Châm ngôn quản lý tài sản Người Do Thái bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản cho con không nhằm mục đích biến trẻ thành cái máy kiếm tiền hay thần giữ của. Ngược lại, họ coi “giáo dục quản lý tài sản” cũng là một cách “giáo dục đạo đức” hay “giáo dục nhân cách”. Mục đích của việc làm cho trẻ hiểu được luân lý lao động, biết đầu tư và quản lý tài sản, không chỉ đơn thuần là truyền bá tri thức và rèn luyện kỹ năng sinh tồn, mà ý nghĩa sâu xa là giúp con trẻ trang bị những hiểu biết cần thiết và giá trị quan đúng đắn của cuộc đời. 
* * * * * * * * * * * *
PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÀ CHO TRẺ
Phụ huynh có thể liệt kê danh sách công việc theo cấp độ tăng dần tương ứng với từng độ tuổi của trẻ, qua đó dạy trẻ chịu trách nhiệm với hành động của bản thân. Dưới đây là những công việc trẻ có thể làm được. 
Trẻ từ ba đến bốn tuổi:
 • Đánh răng 
• Giúp cha mẹ cất quần áo và đồ dùng gọn gàng
• Dọn dẹp phòng ở và thu xếp đồ chơi 
• Bỏ quần áo bẩn vào máy giặt 
Trẻ từ bốn đến năm tuổi: 
• Tưới nước cho cây trong nhà 
• Giúp cha mẹ lau bàn 
• Giúp người lớn lấy một vài tờ báo 
Trẻ từ sáu đến tám tuổi: 
• Biết làm hầu hết các công việc vệ sinh cá nhân 
• Quét dọn, lau sàn nhà trong phòng của mình 
• Mang rác xuống thùng rác dưới nhà 
• Biết dọn bàn ăn 
• Bỏ đồ linh tinh vào nơi thích hợp 
• Sắp xếp giường chiếu của mình 
Trẻ từ chín đến mười hai tuổi: 
• Tự làm tất cả các công việc vệ sinh cá nhân 
• Lau chùi đồ dùng trong nhà 
• Giặt một số quần áo 
• Lau sàn nhà phòng khách 
• Giúp mẹ nhặt rau, rửa rau trong phòng bếp 
Trẻ từ mười ba đến mười lăm tuổi: 
• Chuẩn bị bữa cơm cho các thành viên trong gia đình 
• Giặt giũ toàn bộ quần áo của mình 
• Giúp cha mẹ hoàn thành một vài việc khá rắc rối 
• Dự toán tiền cho mình
• Lựa chọn mua sắm quần áo 
• Làm một số công việc ở khu vực lân cận 
• Là quần áo
Trẻ từ mười sáu tuổi trở lên: 
• Làm thuê kiếm tiền ở bên ngoài 
• Đi du lịch dưới sự quản giáo của người lớn 
• Lập kế hoạch đạt trình độ học vấn cao 
• Tự lo liệu chuyện ăn mặc của cá nhân 
• Lên kế hoạch và chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà
* * * * * * * * * * * *
GIÁO DỤC SINH TỒN VỚI GIÁO DỤC KỸ NĂNG
Năm hoạt động chủ yếu của con người lần lượt là: 
1. Duy trì hoạt động có mối liên hệ trực tiếp với sự sinh tồn của bản thân. 
2. Duy trì hoạt động có mối liên hệ gián tiếp với sự sinh tồn của bản thân để có được những thứ cần thiết cho cuộc sống. 
3. Hoạt động nhằm mục đích giáo dục thế hệ sau là mục đích sống. 
4. Duy trì hoạt động xã hội và quan hệ chính trị thông thường. 
5. Mọi hoạt động nhằm thỏa mãn sở thích và tình cảm.
Tuy thể chế giáo dục ở Israel rất hoàn chỉnh, nhưng phụ huynh không đẩy hoàn toàn trách nhiệm dạy trẻ cách sinh tồn cho nhà trường. Họ cho con em mình luyện tập nhiều lần trong gia đình, dạy trẻ theo nguyên tắc có làm có hưởng. Cha mẹ liệt kê việc vặt và công việc hằng ngày trong gia đình, mỗi việc ứng với một khoản tiền nhất định, con làm việc tùy vào khả năng và thời gian của mình, sau khi hoàn thành công việc, con sẽ được nhận thù lao. Khi thực hiện cơ chế này, mỗi đứa trẻ đều giỏi giang hơn những gì cha mẹ chúng tưởng tượng, chúng có ý thức thời gian, ý thức của cải và ý thức trách nhiệm hơn. Nhiều gia đình Israel cũng chỉ sinh một đứa con duy nhất, nhưng nếu nó không chịu làm việc nhà, cha mẹ sẽ không dung túng. Họ đấu chí đấu dũng với nó, ví dụ như mời con nhà hàng xóm, con bạn bè hoặc bạn học của nó đến làm việc nhà, cho những người bạn nhỏ khác kiếm đồng tiền vẻ vang.
* * * * * * * * * * * *
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA CON
Các nhà giáo dục trẻ em Israel vô cùng coi trọng việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp của trẻ, vì kỹ năng giao tiếp tốt hay xấu thường ảnh hưởng tới chất lượng học tập, làm việc và cuộc sống sau này của mỗi người. Các chuyên gia đưa ra các tiêu chí đánh giá kỹ năng giao tiếp của trẻ như sau: 
1. Không sợ môi trường lạ, nhanh chóng thí

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_cac_cach_day_con.docx