Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 47: Hoa - Năm học 2013-2014

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 47: Hoa - Năm học 2013-2014

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài, ghi bảng.

+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong hình và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm.

- Mỗi bông hoa thường có những bộ phận nào?

- Hãy chỉ và nói các bộ phận đó trên bông hoa.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Y/C đại diện các nhóm trình

doc 49 trang thuong95 4070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 47: Hoa - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
HOA
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận của hoa.
- Kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình trong SGK trang 90, 91.
- GV và HS sưu tầm các bông hoa mang đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Y/C HS trả lời câu hỏi?
- Lá có mấy chức năng là những chức năng nào?
- Lá cây có ích lợi gì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng. 
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong hình và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm.
- Mỗi bông hoa thường có những bộ phận nào?
- Hãy chỉ và nói các bộ phận đó trên bông hoa.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Y/C đại diện các nhóm trình bày.
* GVKL.
+ HĐ 2: Làm việc với vật thật.
- Y/C HS phân loại hoa theo nhóm.
- Y/C các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng.
+ Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
- Muốn nhân giống có nhiều cây hoa, loại hoa người ta làm gì?
- Hoa thường dùng để làm gì?
* GV KL.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Lá cây có ba chức năng:
+ Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
- Lá cây được dùng vào các việc như: để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận câu hỏi sau:
- Các bông hoa màu sắc khác nhau hình dạng của hoa cũng khác nhau.
- Có bông hoa hồng, hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu thơm, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa râm bụt không thơm 
- Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- HS chỉ và nói các bộ phận của bông hoa.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tùy theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra. Các bông hoa đó được gắn vào tờ giấy khổ Ao. HS cũng có thể vẽ thêm những bông hoa bên cạnh.
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn.
- Muốn nhân giống để có nhiều cây hoa, loại hoa người ta thường gieo hạt.
- Hoa thường dùng để cắm lọ trang trí trong những ngày vui, ngày trọng đại, ướp chè làm nước hoa.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
QUẢ
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
- Kể tên một số loại quả có hình dáng kích thước hoặc mùi vị khác nhau.
- Biết được các loại quả ăn được và loại quả không ăn được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang SGK trang 92, 93.
- GV và HS sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp. Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KT BC:
- Gọi 3 HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét về màu sắc, hình dạng, mùi hương của các loại hoa? Các bộ phận của hoa?
+ Hoa có chức năng và ích lợi gì?
- GV đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Quan sát các hình trong SGK.
Bước 2: Quan sát vật thật
- Y/C nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm tiếp tục thảo luận câu hỏi trên phiếu.
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GVKL.
+ Hoạt động 2: Thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm trả lời:
+ Quả thường dùng để làm gì?
+ Hạt có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
* Kết luận về ích lợi của quả.
- Hát.
- 3 HS trả lời:
- Các loại hoa khác nhau về màu sắc, hình dạng, mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- Hoa có chức năng sinh sản. Hoa được dùng để trang trí, làm nước hoa và làm nhiều việc khác.
- HS nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các quả có trong SGK trang 92, 93 và thảo luận theo gợi ý:
+ Chỉ nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả.
+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? nói về mùi vị của quả đó?
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý:
- Quan sát bên ngoài: nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
- Quan sát bên trong: Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt. Bên trong quả thường có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả. Nếm thử để nói về mùi vị đó.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung ( mỗi nhóm trình bày 1 loại quả ).
- HS làm việc theo nhóm:
- Quả dùng để làm thức ăn như quả: su su, cà, bầu bí , quả để ăn tươi như dưa, cam, quýt, chuối quả dùng để ép dầu như vừng, lạc làm mứt, đóng hộp. 
- Hạt có chức năng sinh sản.
- Đại diện các nhóm trình bày.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS làm bài tập củng cố viết tên các loại quả có hình dạng, kích thước tương tự vào bảng sau:
Hình dạng
Kích thước
Hình cầu
Hình trứng
Hình thuôn dài
Bé
To
Cam
Quýt
Bưởi
Lê - ki - ma
Hồng xiêm
Quả cóc
Chuối
Mướp
Bí đao
Mơ
Mận
Dâu
Dưa hấu
Bí ngô
Bí đao
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật và hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật. Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình SGK, sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp. Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
- Giấy khổ to, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Hãy nêu nhận xét về màu sắc hình dạng, độ lớn của quả?
- Mỗi quả thường có mấy phần?
- Quả có ích lợi gì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Khởi động: cho HS hát một liên khúc các bài hát có tên các con vật.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Y/C HS quan sát các hình trong SGK và tranh ảnh sưu tầm được.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm thảo luận.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
* GV KL
+ Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
Bước 1: Vẽ và tô màu.
- Y/C HS lấy giấy và bút để vẽ một con vật mà em ưa thích nhất?
Bước 2: Trình bày.
- Y/C 1 số HS lên giới thiệu bức tranh của mình. 
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- T/C cho HS chơi trò chơi "đố bạn con gì "?
- Hát.
- Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị.
- Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt.
- Quả dùng để làm thức ăn, ăn tươi, ép dầu 
- VD: Chú ếch con, chị ong Nâu 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật.
+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật.
+ Chọn 1 số con vật trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ( mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu).
- HS lấy giấy, bút chì để vẽ 1 con vật mà em ưa thích nhất, sau đó tô màu.
- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc cả nhóm dán vào 1 tờ giấy rồi trưng bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- Cách chơi: 1 HS được GV đeo hình vẽ 1 con vật sau lưng, em đó không biết đó là con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.
+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng/ sai để đoán xem đó là con gì? Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
VD: Con này có 4 chân (hay có 2 chân, hay không có chân) phải không?
Con này được nuôi trong nhà (hay sống hoang dại ) phải không? Sau khi hỏi 1 số câu hỏi, em HS phải đoán được tên con vật.
- Nhận xét, tuyên dương những HS đoán đúng.
 - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
-Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình trang SGK trang 96, 97.
- Sưu tầm các tranh ảnh côn trùng ( hoặc các côn trùng thật: bướm châu chấu, chuồn chuồn ) và các thông tin về việc nuôi 1 số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi 3 HS trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét gì về hình dạng, độ lớn của động vật?
+ Cơ chế của động vật có đặc điểm gì giống nhau?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Y/C HS quan sát hình ảnh côn trùng trong SGK và sưu tầm được.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Y/C đại diện các nhóm báo cáo.
- Y/C cả lớp rút ra đặc điểm chung của côn trùng.
* GVKL.
+ Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV chia HS thành 4 nhóm Y/C HS phân loại côn trùng.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm phân loại.
- Bước 2: làm việc cả lớp.
- Y/C các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp.
- GV nhận xét, khen những nhóm làm việc tốt, sáng tạo.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi HS có ý thức tích cực xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS trả lời:
- Trong tự nhiên có rất nhiều loại động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau.
- Cơ chế của chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý:
+ Hãy chỉ đâu là ngực, đầu, bụng, chân, cánh của từng con vật côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
+ Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu 1 con. Các nhóm khác bổ sung.
- HS nêu - bạn nhận xét.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng, sưu tầm được chia thành 3 nhóm: có ích, có hại, và nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người. HS cũng có thể viết tên hoặc vẽ thêm những côn trùng không sưu tầm được.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình và cử người thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chung những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
TÔM, CUA
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu ích lợi của tôm, cuađối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Biết tôm, cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 98, 99 ( SGK ).
- Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Côn trùng có đặc điểm gì khác với động vật?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Y/C HS quan sát hình các con tôm và cua trong SGK và sưu tầm được.
- GV theo dõi, giúp các nhóm thảo luận.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Y/C các nhóm trình bày.
- Y/C cả lớp nhận xét bổ sung. Rút ra đặc điểm chung của tôm, cua.
*GV KL.
+ Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Tôm, cua sống ở đâu?
- Nêu ích lợi của tôm, cua?
- Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết.
* GV kết luận.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
- Hát.
- 3 HS trả lời:
- Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
- HS nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.
+ Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
+ Hãy đến xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt?
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con.
- HS nhận xét, bổ sung rút ra đặc điểm chung của tôm cua.
- Tôm, cua sống ở dưới nước.
- Tôm, cua làm thức ăn: như nấu canh, rang, chiên, luộc, làm mắm ?
- HS nêu VD: Hiện nay người ta nuôi tôm cua rất nhiều ở ao, hồ, sông, đồng. Nuôi theo kĩ thuật tiên tiến. Nước ta có nhiều nhà máy chế biến thủy sản 
- HS lắng nghe.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
CÁ
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
Biết cá là động vật có xương dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 100,101 ( SGK ) và tranh ảnh các con cá sưu tầm được.
- Tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
- Tôm và cua có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Tôm và cua có ích lợi gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV Y/C HS quan sát hình các con cá trong SGK. Và tranh ảnh các con cá sưu tầm được.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Y/C đại diện các nhóm trình bày.
- Sau khi các nhóm phát biểu Y/C HS rút ra đặc điểm chung của cá.
* GVKL.
+ Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- GV đặt vấn đề cho cả lớp TL:
+ Kể tên 1 số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.
+ Nêu ích lợi của cá?
+ GT về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
* GVKL.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có ý thức tích cực.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:
- Hát.
- HS trả lời câu hỏi:
- Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng 1 lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phần thành các đốt.
- Dùng để làm thức ăn rất tốt vì có chất đạm cao.
- HS nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+ Chỉ và nói đúng tên các con cá trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng.
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm GT về 1 con. Các nhóm các NX bổ sung.
- HS rút ra đặc điểm chung của cá.
- Cá ở nước ngọt: chép, mè, trắm, rô phi cá trê, cá trôi, cá quả 
- Cá ở nước mặn: cá chuồn, cá đuối, cá gúng, cá lục, cá thu, cá heo, cá voi, cá mập 
- Cá dùng để làm thức ăn, làm mắm.
- Người ta nuôi cá ở sông, hồ, ao, biển với kĩ thuật tiên tiến. Nước ta có rất nhiều cơ sở đánh bắt và chế biến thủy sản như:...
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
CHIM
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ích lợi của chim đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phậnbên ngoài của chim.
- Biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
- Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy(đà điểu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 102, 103 (SGK).
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
1. Ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
- Cá có đặc điểm gì?
- Cá có ích lợi gì?
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
+ Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. 
Quan sát và thảo luận: Y/C HS quan sát hình các con chim trong SGK và tranh ảnh sưu tầm được.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận.
- Làm việc cả lớp: Y/C các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
* GVKL:
+ Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được.
- Làm việc theo nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận.
- Làm việc cả lớp.
- Người ta bảo vệ những loài chim quý hiếm bằng cách nào?
+ Tổ chức trò chơi: Bắt chước tiếng chim hót.
- Tuyên dương HS bắt chước giống.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 đến 4 HS trả lời câu hỏi:
- Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây.
- Phần lớn cá dùng để làm thức ăn, cá là thức ăn ngon và bổ chứa nhiều chất đạm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận:
+ Chỉ và nói rõ bộ phận bên ngoài của những con chim? Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh?
+ Bên ngoài cơ thể chúng thường có gì bảo vệ, bên trong cơ thể chúng có xương sống không? 
+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?
- Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm đặt ra VD: Nhóm biết bay, nhóm biết bơi. Sau đó cùng nhau thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Nuôi trong vườn sinh thái quốc gia. Trong khu rừng, ngày đêm có người bảo vệ. Cấm săn bắn.
- Đại diện các nhóm lần lượt thực hiện. Các bạn còn lại làm giám khảo chấm xem ai bắt chước giống nhất. Cả lớp nghe và đoán xem đó là hót của loài chim nào.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
THÚ
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
- Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 104, 105 (SGK); Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà.
- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC:
- Nêu đặc điểm của các loài chim?
- Nêu ích lợi của chim.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
- Làm việc theo nhóm: Y/C HS quan sát các hình loài thú nhà trong SGK và các hình sưu tầm.
- Làm việc cả lớp: Y/C các nhóm báo cáo kết quả trả lời.
- Y/C HS liệt kê những đặc điểm chung của thú?
* GVKL: 
+ Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận.
- Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo 
- Ở nhà em có nuôi thú không em chăm sóc ntn?
* GVKL: 
+ Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Y/C HS lấy giấy và bút màu để vẽ 1 con thú mà em thích.
- Trình bày:
- Tuyên dương nhóm vẽ đẹp.
4. Củng cố, dặn dò:
Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 4 đến 5 HS trả lời câu hỏi:
- Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
- Làm thức ăn: chim bồ câu, gà, vịt 
- Làm tăng thêm vẻ đẹp sinh động của môi trường thiên nhiên.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận:
+ Kể tên các con thú nhà mà em biết.
+ Trong số các con thú nhà đó:
 Con nào có mõm dài tai vểnh mắt híp.
 Con nào thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm.
 Con nào thân hình to lớn, có sừng vai u, chân cao.
 Con thú nào đẻ con?
 Thú nuôi con bằng gì?
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Toàn thân bao phủ lớp lông mao, có vú, có 4 chân, có móng.
- Các loài thú có ích lợi cho ta thực phẩm làm thức ăn và còn giúp cho ta sức kéo, trông nhà, bắt chuột, lấy sữa.
- HS nêu.
- HS vẽ 1 con thú mà em thích sau đó tô màu, ghi chú các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
- Nhóm trưởng tập hợp các bức tranh dán chung vào tờ giấy Ao. Lớp nhận xét đánh giá.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
 THÚ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
- Biết những động vật có lông mao, đẻ con,nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 104,105 (SGK), sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà. Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
- Giấy khổ to, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
1. Thú có đặc điểm gì?
+ Nêu ích lợi của các loài thú nhà?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
- Làm việc theo nhóm: Y/C HS quan sát hình SGK và tranh ảnh các loài thú sưu tầm được.
+ GV đi kiểm tra theo dõi các nhóm thảo luận.
- Làm việc cả lớp: Y/C đại diện các nhóm trình bày.
- Y/C HS phân biệt thú nhà và thú rừng?
* GVKL
+ Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Làm việc theo nhóm: Chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ.
- Làm việc cả lớp: Y/C các nhóm trưng bày bộ sưu tập trước lớp.
- GV liên hệ tình hình thực tế về 
tình trạng săn bắn thú rừng ở địa phương.
+ HĐ 3: Làm việc cá nhân.
- Vẽ con vật ưa thích: Y/C HS lấy giấy bút và bút chì hay bút màu vẽ 1 con thú rừng mà em ưa thích.
- Trình bày: Y/C 1 số HS lên bảng tự giới thiệu về tranh của mình. 
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 đến 4 HS trả lời:
- Những động vật có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Dùng để lấy thực phẩm giàu chất dinh dưỡng dùng để kéo xe, kéo cày, lấy sữa 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi sau:
+ Kể tên các loại thú rừng mà mình biết.
+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loại thú rừng được quan sát.
+ So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa 1 số loài thú rừng và thú nhà. Y/C các bạn mô tả loài nào thì chỉ vào loài đó trong hình nói rõ từng bộ phận cơ thể của loài đó.
- Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 loài. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Thú nhà thì hiền lành gần gũi với con người và được con người nuôi dưỡng thuần hóa.
- Thú rừng sống hoang dã trong rừng tự kiếm ăn và dữ hơn thú nhà.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra. VD: thú ăn thịt, thú ăn cỏ 
- Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng?
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập và thuyết minh 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Lớp lắng nghe.
- HS lấy giấy và bút màu vẽ 1 con thú mà em ưa thích.
- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp tập hợp vào 1 tờ giấy to theo nhóm.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 .
Tự nhiên xã hội 
MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sởi ấm Trái Đất.
- Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 110, 111 (SGK).
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Nêu những đặc điểm chung của thực vật, đặc điểm chung của động vật.
- Nêu những đặc điểm chung của cả động vật và thực vật?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
+ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
- GV đi theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận.
- Y/C các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* GVKL
+ HĐ 2: Quan sát ngoài trời.
- Y/C HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
- Y/C đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
* GVKL 
+ HĐ 3: Làm việc với SGK.
- HD HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể với bạn những VD về việc con người, ánh sáng và nhiệt của mặt trời.
- Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi
- GV Y/C HS liên hệ đến thực tế hàng ngày: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì?
- GV bổ sung phần trình bày của HS và mở rộng cho HS biết về những thành tựu KH ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của mặt trời (pin mặt trời).
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 đến 3 HS trả lời:
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau, chúng thường có những đặc điểm chung là có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật, chúng có hình dạng độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý sau:
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật.
+ Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao?
- Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe 
- HS quan sát và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu ví dụ về vai trò của mặt trời đối vốicn người, động vật và thực vật.
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất?
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình và kể cho nhau nghe.
- 1 số HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu: Phơi quần áo, phơi 1 số đồ dùng, làm nóng nước 
Ngày soạn:.... ../... ../ 20 
Ngày dạy: Thứ ............., ngày . ..../ ... ../ 20 
Tự nhiên xã hội 
THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
- Biết phân loại được một số cây, con vật đã gặp. HS biết nhận xét về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương và các cảnh quan ở các nơi được tham quan hoặc xem tranh, ảnh, phim tài liệu, kể cả cảnh quan vùng biển, hải đảo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 108,109 (SGK); giấy khổ A4 ; một số tranh ảnh về biển, hải đảo
- Giấy khổ to, hồ dán, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC: 
+ MT có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất?
+ Con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của MT vào những việc có ích nào?
Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới:
- GTB ghi bảng
- Đi thăm thiên nhiên: GV hướng dẫn HS đi thăm thiên nhiên ở ngay vườn trường.
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy.
- HS trả lời, bạn nhận xét.
- HS đi theo nhóm. Các nhóm trưởng quản lí các bạn không ra khỏi khu vực GV chỉ định cho nhóm.
- HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
* Lưu ý: Từng HS ghi chép hay vẽ độc lập, sau đó về báo cáo với nhóm. Nếu có nhiều cây cối và các con vật, nhóm sẽ hội ý phân công mỗi bạn đi sâu tìm hiểu 1 loài để bao quát được hết. 
- Quan sát tranh: GV treo một số tranh ảnh: về cảnh quan thiên nhiên 
- HD quan sát, nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lại và giáo dục HS.
4.Nhận xét, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn xem lại phần ghi chép khi đi thăm vườn trường và tiếp tục đi thăm thiên nhiên ở nhà để báo cáo ở tiết 2.
- HS quan sát tranh và liên hệ thực tế để nhận xét về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương và các cảnh quan ở các nơi được tham quan hoặc xem tranh, ảnh, phim tài liệu, kể cả cảnh quan vùng biển, hải đảo.
- Nêu ý kiến, bạn nhận xét.
Ngày soạn:.... ../... ../ 20 
Ngày dạy: Thứ ............., ngày . ..../ ... ../ 20 
Tự nhiên xã hội 
THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
- Quan xát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
- Biết phân loại được một số cây, con vật đã gặp. HS biết nhận xét về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương và các cảnh quan ở các nơi được tham quan hoặc xem tranh, ảnh, phim tài liệu, kể cả cảnh quan vùng biển, hải đảo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình trang 108, 109 (SGK), giấy khổ A4. 
- Giấy khổ to, hồ dán, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài mới:
- GTB ghi bảng
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
+ GV tổ chức, giao nhiệm vụ cho HS làm việc trong nhóm.
- Y/C các nhóm trưng bày sản phẩm.
- GV và HS cùng đánh giá.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- GV điều khiển HS thảo luận câu hỏi gợi ý:
+ Nêu những đặc điểm chung của thực vật, động vật?
+ Nêu những đặc điểm chung của cả động vật và thực tập?
* GVKL:
- Trong tự nhiên có rất nhiều động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học bài và chuẩn bị bài sau.
- Từng cá nhân báo cáo với nhóm những gì bản thân đã quan sát được kèm theo bản vẽ phác thảo hoặc ghi chép cá nhân đã thực hiện ở tiết 1 và ở nhà.
- Cả nhóm cùng bàn bạc cách thể hiện và vẽ chung hoặc hoàn thiện các sản phẩm cá nhân và đính vào 1 tờ giấy khổ to.
- Các nhóm treo sản phẩm chung của nhóm mình lên bảng. Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp.
- HS thảo luận:
+ Thực vật: rễ, thân, cành, lá, hoa, quả.
+ ĐV: đầu, mình, cơ quan di chuyển.
Đều là những cơ thể sống.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội 
TRÁI ĐẤT. QUẢ ĐỊA CẦU
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.
- Biết cấu tạo của quả địa cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 112, 113 (SGK) phóng to, quả địa cầu.
- 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi: cực bắc, cực nam, bắc bán cầu, nam bán cầu, xích đạo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên trái đất?
+ Nêu ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Y/C HS quan sát hình 1 SGK 
- GV: Quan sát hình 1, em thấy trái đất có hình gì?
- GV: Trái đất có hình cầu hơi dẹt ở 2 đầu.
- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất và phân biệt cho c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_47_hoa_nam_hoc_2013_2014.doc