Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 30: Thời tiết

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 30: Thời tiết

- GV dẫn dắt vào bài học: Có rất nhiều hiện tượng thời tiết. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số hiện tượng thời tiết và cách sử dụng trang phục cho phù hợp với từng hiện tượng thời tiết đó.

2. Hoạt động:

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hiện tượng thời tiết

+ Mục tiêu: HS nêu, nhận biết được một số hiện tượng thời tiết trời nắng, trời mưa, trời nóng, trời lạnh, trời có gió

+ Cách tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cặp đôi:

- GV nêu yêu cầu – theo dõi, giúp đỡ

+ Hình nào cho biết trời nắng, trời mưa, trời nóng, trời lạnh, trời có gió?

+ Vì sao bạn biết?

Bước 2: Hoạt động cả lớp:

- GV chiếu hoặc treo hình từ 1 đến 5 để cả lớp cùng theo dõi.

- GV gọi HS trình bày, bổ sung, nhận xét.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng thời tiết trong ngày

+ Mục tiêu: HS mô tả được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió Quan sát bầu trời nêu được đặc điểm của thời tiết trong ngày. Biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

 

doc 5 trang thuong95 23491
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 30: Thời tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Tiết: 30
BÀI 30: THỜI TIẾT
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức – kĩ năng: 
- HS nói được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió.
- HS nêu được sự cần thiết phải theo dõi dự bão thời tiết hằng ngày.
- HS thực hiện được việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết nắng, mưa, nóng, lạnh,... để giữ cơ thể khoẻ mạnh.
Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức về khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phẩm chất : trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Video bài hát “Trời nắng, trời mưa". Bộ tranh, hình ảnh về các hiện tượng thời tiết. Bộ thẻ hình về trang phục và đồ dùng phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, bảng nhóm
- HS: Sách giáo khoa Tranh ảnh sưu tầm vè một số hiện tượng thời tiết (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
A. Khởi động: Hát
- GV cho HS nghe nhạc (video) và hát theo bài hát
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV hỏi:
+ Bài hát nói đến những hiện tượng thời tiết nào? 
+ Bạn nhỏ đã lãm gi khi gặp những hiện tượng thời tiết đó?
- GV dẫn dắt vào bài học: Có rất nhiều hiện tượng thời tiết. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số hiện tượng thời tiết và cách sử dụng trang phục cho phù hợp với từng hiện tượng thời tiết đó.
2. Hoạt động: 
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hiện tượng thời tiết
+ Mục tiêu: HS nêu, nhận biết được một số hiện tượng thời tiết trời nắng, trời mưa, trời nóng, trời lạnh, trời có gió
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cặp đôi:
- GV nêu yêu cầu – theo dõi, giúp đỡ
+ Hình nào cho biết trời nắng, trời mưa, trời nóng, trời lạnh, trời có gió?
+ Vì sao bạn biết?
Bước 2: Hoạt động cả lớp:
- GV chiếu hoặc treo hình từ 1 đến 5 để cả lớp cùng theo dõi.
- GV gọi HS trình bày, bổ sung, nhận xét.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng thời tiết trong ngày
+ Mục tiêu: HS mô tả được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió Quan sát bầu trời nêu được đặc điểm của thời tiết trong ngày. Biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
+ Cách tiến hành: 
a. Quan sát khai thác nội dung hình 6, 7
Bước 1: Hoạt động nhóm 4
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
+ Khi trời nắng, bầu trời như thế nào?
+ Khi trời mưa. bầu trời như thế nào?
Bước 2: Hoạt động cả lớp:
GV treo hình 6. 7 để cả lớp cùng theo dõi.
- GV có thể gợi ý để HS trả lời được:
+ Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng. Mặt Trời sáng chói.
+ Khi trời mưa, có nhiều hạt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy Mặt Trời.
Bước 3: Hoạt động nhóm tổ:
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV nêu luật chơi: Mỗi nhóm được phát 5 thẻ hình về đồ dùng và trang phục như: mũ vải, kính râm, áo mưa, ô, nón và một bảng gồm hai cột như sau:
Trời nắng
Trời mưa
Nhóm sẽ lựa chọn các thẻ hình để dán vào hai cột của bảng cho phù hợp.
+ Khi trời nắng cần sử dụng những trang phục và đồ dùng gì?
+ Khi trời mưa cần sử dụng những trang phục và đồ dùng gì?
b. Liên hệ bản thân.
Bước 1: Hoạt động cặp đôi:
- GV nêu yêu cầu:
+ Quan sát bầu trời ngày hôm nay thời tiết như thế nào? (nắng hay mưa)
+ Nêu những trang phục bản thân đã sử dụng khi đến trường và chúng đã phù hợp với thời tiết ngày hôm nay chưa
Bước 2: Hoạt động cả lớp:
- GV lắng nghe, theo dõi
+ Nếu chưa chúng ta cần phải thay đổi thành những trang phục gì để phù hợp với thời tiết ngày hôm nay? (HS trả lời câu này nếu có em trả lời chưa phù hợp)
Tiết 2
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu loại trang phục, đồ dùng phù hợp với từng kiểu thời tiết
+ Mục tiêu: HS biết cần sử dụng trang phục và đồ dùng cho phù hợp với từng kiểu thời tiết
+ Cách tiên hành: 
Bước 1: Hoạt động cặp đôi:
- GV nêu yêu cầu, theo dõi, giúp đỡ
+ Bạn cảm thấy thế nào khi trời nóng, trời lạnh?
+ Khi trời nóng, trời lạnh, chúng ta cần sử dụng trang phục và đồ dùng nào?
Bước 2: Hoạt động cả lớp:
- GV chiếu hình 8 phóng to để cả lớp cùng theo dõi.
- GV có thể gợi ý HS quan sát hình hai bạn nhỏ đối thoại và nói được:
+ Khi trời nóng (nóng quá), thường thấy trong người bức bối, toát mồ hôi,... Chúng ta thường mặc áo ngắn tay, màu sáng,...
+ Khi trời lạnh (lạnh quá) có thể làm cho chân tay tê cóng, người rét run, da nổi gai ốc,... Chúng ta cần phải mặc nhiều quần áo và quần áo được may bằng vải dày hoặc len, dạ có màu sẫm,...
- GV giảng thêm: Ở những nơi nóng quanh năm, đôi khi trời chỉ hơi lạnh.
- GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về một số đồ dùng, thiết bị để giúp bớt nóng và bớt lạnh
d. Hoạt động 4: Phân biệt một số hiện tượng thời tiết
+ Mục tiêu: HS mô tả, phân biệt được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió .
+ Cách tiên hành: 
- GV hướng dẫn cách chơi trò chơi “Dự báo thời tiết”
+ Một HS lên bảng làm phát thanh viên. Mỗi phát thanh viên nói về một hiện tượng thời tiết.
+ Khi phát thanh viên nói về một hiện tượng thời tiết cụ thể (ví dụ: Dự báo hôm nay trời sẽ có mưa nhỏ,...), HS trong từng nhóm lắng nghe và nhanh chóng cầm thẻ hình về đồ dùng và trang phục cho phù hợp với thời tiết.
- Nhận xét, tuyên dương
b. Liên hệ thực tế
Bước 1: Hoạt động nhóm 6:
- GV chia nhóm, nêu yêu cầu – theo dõi, giúp đỡ
+ Các bạn đã lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết hôm nay chưa?
+ Theo các bạn, vì sao cần phải theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày.
Bước 2: Hoạt động cả lớp:
- GV khuyến khích HS trình bày theo ý hiểu của mình
- GV giáo dục HS cần phải theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để lựa chọn, sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết nhằm giữ cơ thể khoẻ mạnh.
C. Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS
- Dặn dò HS và kết thúc tiết học.
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài “Trời nắng, trời mưa”.
- HS trả lời
- HS nói cảm nhận của bản thân về thời tiết ngày hôm nay.
- HS quan sát tranh từ hình 1 đến hình 5 trả lời câu hỏi theo cặp đôi
- Đại diện HS trình bày trước lớp – nhận xét, bổ sung, tuyên dương
+ Hình 1: trời nóng; hình 2; trời lạnh; hình 3: trời mưa; hình 4: trời có gió; hình 5: trời nắng.
+ Biết được các hiện tượng đó vì dựa vào một số biểu hiện của bầu trời, màu cúa mây, cảnh vật xung quanh và cách sử dụng trang phục cùa các nhân vật có trong hình. 
- Các nhóm quan sát hình 6, 7, kết hợp với hiểu biết, thảo luận trả lời câu hỏi 
- Đại diện một số nhóm trả lời càu hỏi trước lớp. Nhóm khác nhận xét và có thể bổ sung câu trả lời. 
- HS tham gia chơi trong nhóm, đính trên bảng lớp
- Đại diện nhóm nhanh nhất trình bày, nhận xét, bổ sung, tuyên dương nhóm nhanh và đúng nhất
- HS trả lời – nhận xét.
- HS quan sát thực tế bầu trời ở ngoài lớp học hỏi đáp theo nhóm đôi
- Một số cặp lên trình bày – nhận xét, tuyên dương
- HS suy nghĩ và nêu sự lựa chọn trang phục cho phù hợp – nhận xét, tuyên dương.
- HS thảo luận hỏi đáp theo nhóm đôi
- Đại diện HS trình bày – nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS liên hệ thực tế hôm nay trời nóng hay trời lạnh và các em đã sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết đó chưa – nhận xét
- HS liên hệ: Kể tên những đồ dùng/thiết bị cần thiết mà gia đình em đã sử dụng hoặc em biết để giúp chúng ta bớt nóng hoặc bớt lạnh
- HS lắng nghe
- HS tham gia chơi “Dự báo thời tiết” (đổi người làm phát thanh viên sau mỗi lượt chơi
- HS bình chọn bạn phát thanh viên ấn tượng nhất (mạnh dạn, giọng nói hấp dẫn, nói đúng các hiện tượng thời tiết đã học và với mỗi một hiện tượng thời tiết nói được nhiều biểu hiện của hiện tượng thời tiết đó)
- HS thảo luận nhóm 6 theo câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày – nhận xét, bổ 
- 2 – 3 HS chia sẻ trải nghiệm bản thân gặp “sự cố" khi không biết trước thời tiết để chuẩn bị đồ dùng, trang phục cho phù hợp – nhận xét, tuyên dương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.doc