Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 25: Bảo vệ các giác quan

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 25: Bảo vệ các giác quan

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Câu trả lời của HS có thể khác nhau.

- HS thảo luận về nội dung hoạt động của từng hình, nói được:

+ Hình 2: Bạn nhỏ nên khám mắt (thường xuyên, định kì), tốt cho mắt.

+ Hình 3: Nên chơi vận động ngoài trời có ánh sáng tự nhiên, tốt cho sức khoẻ của mắt.

+ Hình 4: Bạn nhỏ không nên ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng, không nên cúi, mắt quá gần vở, không tốt cho mắt.

+ Hình 5: Nên ăn các loại rau, củ, quả có màu vàng, đỏ và cá, tốt cho sức khoẻ của mắt.

- HS liên hệ hoạt động của bản thân, nhận xét đã thực hiện được những việc nào giúp bảo vệ và chăm sóc mắt? Việc nào đã làm tốt, việc nào làm chưa tốt, việc nào chưa làm được?

- HS viết cam kết thực hiện các việc chăm sóc và bảo vệ mắt. HS nhắc lại việc thực hiện cam kết của bản thân mình trong giờ sinh hoạt lớp.

 

docx 4 trang thuong95 15740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 25: Bảo vệ các giác quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 25 Bảo vệ các giác quan
MỤC TIÊU
Kiến thức – Kĩ năng:
Giải thích được ở mức độ đơn giản về sự cần thiết (hoặc tại sao) phải bảo vệ, giữ gìn các giác quan.
Nêu và thực hiện được những việc nên làm để bảo vệ, giữ gìn các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.
Năng lực:
Hs có khả năng hợp tác nhóm, lắng nghe, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất:
- Hs biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các giác quan của cơ thể mình.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Chuẩn bị của GV:
Video bài hát Năm giác quan.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Tiết 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HĐ1: Khi ra đường, bạn có đeo khẩu trang, đeo kính, mặc áo dài tay không? Vì sao?
Khi ra đường, bạn có đeo khẩu trang, đeo kính, mặc áo dài tay không? Vì sao?
GV chú trọng vào các câu trả lời có liên quan đến việc bảo vệ các giác quan.
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
HĐ2: Nên, không nên làm gì để bảo vệ, chăm sóc mắt và phòng tránh cận thị?
Gv cho HS thảo luận cặp đôi quan sát và khai thác nội dung từng hình từ 2 đến 5.
Gv cho HS liên hệ hoạt động của bản thân, nhận xét đã thực hiện được những việc nào giúp bảo vệ và chăm sóc mắt? Việc nào đã làm tốt, việc nào làm chưa tốt, việc nào chưa làm được?
GV có thể yêu cầu HS viết cam kết thực hiện các việc chăm sóc và bảo vệ mắt. Việc cam kết này phải phù hợp với từng cá nhân HS. Trong giờ sinh hoạt lớp có thể cho HS nhắc lại việc thực hiện cam kết của bản thân mình.
HĐ3: Nên, không nên làm gì để bảo vệ và chăm sóc mũi, lưỡi và tai?
GV cho hs thảo luận cặp đôi quan sát và trao đổi với nhau về nội dung hoạt động của từng hình:
GV cho HS liên hệ hoạt động của bản thân, kể lại những việc các em đã làm tốt để bảo vệ, chăm sóc mũi, tai, lưỡi.
Tiết 2
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HĐ4: Các bạn trong hình đang làm gì? Chúng mình có thể khuyên các bạn điều gì để bảo vệ các giác quan?
Gv cho HS quan sát hình 11, giải thích xem hoạt động nào tốt, hoạt động nào không tốt cho các giác quan như mắt, tai. 
GV yêu cầu HS có thể đưa ra một số lời khuyên.
Nếu có thể, GV tổ chức cho HS thi đua đưa ra lời khuyên có ý nghĩa cho các bạn trong hình.
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Câu trả lời của HS có thể khác nhau. 
HS thảo luận về nội dung hoạt động của từng hình, nói được:
 Hình 2: Bạn nhỏ nên khám mắt (thường xuyên, định kì), tốt cho mắt.
Hình 3: Nên chơi vận động ngoài trời có ánh sáng tự nhiên, tốt cho sức khoẻ của mắt.
Hình 4: Bạn nhỏ không nên ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng, không nên cúi, mắt quá gần vở, không tốt cho mắt.
Hình 5: Nên ăn các loại rau, củ, quả có màu vàng, đỏ và cá, tốt cho sức khoẻ của mắt.
- HS liên hệ hoạt động của bản thân, nhận xét đã thực hiện được những việc nào giúp bảo vệ và chăm sóc mắt? Việc nào đã làm tốt, việc nào làm chưa tốt, việc nào chưa làm được?
- HS viết cam kết thực hiện các việc chăm sóc và bảo vệ mắt. HS nhắc lại việc thực hiện cam kết của bản thân mình trong giờ sinh hoạt lớp.
HS quan sát và trao đổi với nhau về nội dung hoạt động của từng hình:
Hình 6: Nên đi khám bác sĩ định kì, thường xuyên.
Hình 7: Không nên thổi kèn vào tai bạn; không nên nghe âm thanh quá lớn có thể gây ù tai, rách màng nhĩ, tổn thương tai, 
Hình 8: Nên thổi, làm nguội bớt đồ ăn trước khi ăn, vì ăn đồ nóng có thể làm rát lưỡi, gây tổn thương và mất cảm giác ở lưỡi.
Hình 9: Nên đeo khẩu trang để bảo vệ mũi khi đi đường để tránh gió, bụi.
Hình 10: Không nên ngoáy mũi vì có thể làm tổn thương mũi.
HS liên hệ hoạt động của bản thân, kể lại những việc các em đã làm tốt để bảo vệ, chăm sóc mũi, tai, lưỡi.
HS quan sát hình 11, giải thích xem hoạt động nào tốt, hoạt động nào không tốt cho các giác quan như mắt, tai:
 Bạn nhỏ ngồi trên giường nghe nhạc, nếu âm thanh quá to sẽ gây ù tai, nghe bằng tai nghe nhiều không tốt cho tai, có thể gây điếc tai.
Một số bạn ngồi dưới sàn nhà xem máy tính bảng, điện thoại, xem nhiều không tốt cho mắt, có thể dẫn đến tật cận thị.
Có bạn nằm đọc truyện ngược với ánh sáng, không tốt cho mắt.
HS có thể đưa ra một số lời khuyên: Các bạn nên ra ngoài trời chơi các trò chơi vận động ngoài trời, tốt cho sức khoẻ nói chung và ánh sáng tự nhiên tốt cho sức khoẻ của mắt. Hơn nữa, khi các bạn vui chơi cùng nhau sẽ phát triển các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.docx