Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 18: Các bộ phận của con vật

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 18: Các bộ phận của con vật

(Hoạt động cặp đôi)

- HS quan sát từ hình 1 đến hình 4, nói tên từng con vật và các bộ phận của chúng.

- Từng cặp HS chỉ trên hình và nói với nhau tên con vật và tên các bộ phận bên ngoài của từng con vật.

-HS có thể hỏi bạn các bộ phận của con vật mà mình chưa biết, đặt câu hỏi để tìm hiểu: Con vật có những bộ phận nào? Đây là bộ phận gì?

+ Dựa trên sự hiểu biết của mình, HS có thể nêu nhiều hơn hoặc ít hơn các bộ phận chính của một con vật.

- Đại diện các cặp tham gia trình bày

(Hoạt động cả lớp)

-HS lên bảng chỉ vào hình con vật và nêu các bộ phận chính. ( con ngựa: đầu, mình, đuôi, chân, ; con kiến: đầu, mình, chân, ’ con chim: đầu, mình, cánh, ; con cá: đầu, mình, đuôi, )

-HS chỉ vào bộ phận nào, GV dùng thẻ chữ tương ứng gắn trực tiếp vào hình bộ phận vừa được nhắc đến của con vật.

-HS trả lời câu hỏi: Các con vật đều có đầu, mình và bộ phận di chuyển.

-HS lắng nghe

-HS quan sát và nhận xét cách di chuyển của chúng?

+Di chuyển bằng cánh: bướm, chim, gián, ong,

+Di chuyển bằng chân: ếch, bò, gà, chó, mèo,

 

docx 5 trang thuong95 23331
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 18: Các bộ phận của con vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC - DẠNG BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Bài 18: CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT (2 tiết)
(Chủ đề: Thực vật và động vật)
I. MỤC TIÊU: 
* Qua bài này, học sinh:
- Nói được tên, chỉ được trên hình các bộ phận chính bên ngoài: đầu, mình và bộ phận di chuyển của một số con vật quen thuộc.
- Đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu về các bộ phận và đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật thường gặp.
* Bài học bước đầu góp phần hình thành ở học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề (trò chơi, nói tên các bộ phận bên ngoài của con vật, chỉ vị trí, nói được đặc điểm bên ngoài của con vật).
- Năng lực nhận thức khoa học và tìm hiểu về môi trường tự nhiên (thực hành nhận biết các con vật mà bạn đưa tới lớp để nói chính xác về các bộ phận bên ngoài của chúng, )
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (bắt chước các con vật)
- Tinh thần trách nhiệm; lòng nhân ái: yêu quý động vật, biết chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên:
+ Tranh ảnh một số con vật quen thuộc có đặc điểm khác nhau.
+ Video: Mô tả cách di chuyển của một số con vật; Bài hát “ Gà trống, mèo con, cún con”, nhạc và lời Thế Vinh.
+ Thẻ chữ các bộ phận bên ngoài của con vật: đầu, mình, bộ phận di chuyển.
+ Một số con vật thật nếu có ( chú ý an toàn)
- Học sinh: Sưu tầm hình ảnh( hình chụp, vẽ) một số con vật quen thuộc hoặc yêu thích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
(TIẾT 1)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức:(1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (3’) bài Các bộ phận của cây
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
C. Bài mới:(31’)
1. Giới thiệu bài: (1’)Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn các hoạt động: (28’)
a. Hoạt động khởi động: (10’)
* Hoạt động 1: Nói về con vật bạn yêu thích. Nó có những đặc điểm gì?
- GV cho HS nghe nhạc bài “ Gà trống, mèo con và cún con”
- GV hỏi: 
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo(các em đã biết đặc điểm của các con vật rồi,để các em có thể nói tên các bộ phận bên ngoài của con vật thì cô và các em cùng tìm hiểu hoạt động tiếp theo nhé.) 
b. Hoạt động khám phá: (18’)
*Hoạt động 2: Chỉ trên hình và nói tên các bộ phận bên ngoài của con vật.
- Gv hướng dẫn quan sát và trả lời câu hỏi về hoạt động của từng người có trong hình.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương
- GV cho HS quan sát từ tranh 1 đến trang 4:
-GV nhận xét, đánh giá.
-GV gợi ý câu hỏi: Em hãy nêu những bộ phận bên ngoài của con vật?
-GV giải thích thêm: Các con vật đều có các bộ phận chính bên ngoài là đầu, mình và bộ phận di chuyển. Bộ phận di chuyển ở một số loài động vật khác nhau như: chân( đa số các con vật; cánh, chân ( ở chim, gà, ong, bướm, ). Các bộ phận di chuyển khác nhau để con vật thích nghi với điều kiện sống và thói quen sinh sống.
- GV cho HS xem video về một số con vật trong đời sống tự nhiên.
- GV nhận xét, đánh giá:
*Hoạt động 3: Hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của con vật.
- Gv hướng dẫn quan sát và trả lời câu hỏi về từng con vật ở HĐ2
- GV quan sát, hỗ trợ các em
- Gv hướng dẫn, giúp đỡ
-GV nhận xét, tuyên dương.
-GV nêu câu hỏi kết luận: Trình bày đặc điểm bên ngoài của con vật?
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- GV nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: xem lại nội dung đã học và chuẩn bị đồ dùng cho 2 hoạt động tiếp theo.
- Hát(Ổn định chỗ ngồi,chuẩn bị đồ dùng sách vở, dụng cụ để lên bàn ngay ngắn,..)
- HS trả lời câu hỏi:
+ Kể một số bộ phận của cây mà em biết?(mức độ biết)
+ Trình bày đặc điểm bên ngoài của cây. (mức độ hiểu)
+ Quan sát cây phượng ngoài sân trường và nêu các bộ phận của cây. (mức độ vận dụng)
(Hoạt động cả lớp)
- HS nghe nhạc
-HS trả lời câu hỏi: Nội dung bài hát nói về con vật nào? Chúng như thế nào? Các em có con vật nào yêu thích? Con vật đó có đặc điểm gì?
(Hoạt động cặp đôi)
- HS quan sát từ hình 1 đến hình 4, nói tên từng con vật và các bộ phận của chúng.
- Từng cặp HS chỉ trên hình và nói với nhau tên con vật và tên các bộ phận bên ngoài của từng con vật.
-HS có thể hỏi bạn các bộ phận của con vật mà mình chưa biết, đặt câu hỏi để tìm hiểu: Con vật có những bộ phận nào? Đây là bộ phận gì?
+ Dựa trên sự hiểu biết của mình, HS có thể nêu nhiều hơn hoặc ít hơn các bộ phận chính của một con vật.
- Đại diện các cặp tham gia trình bày
(Hoạt động cả lớp)
-HS lên bảng chỉ vào hình con vật và nêu các bộ phận chính. ( con ngựa: đầu, mình, đuôi, chân, ; con kiến: đầu, mình, chân, ’ con chim: đầu, mình, cánh, ; con cá: đầu, mình, đuôi, ) 
-HS chỉ vào bộ phận nào, GV dùng thẻ chữ tương ứng gắn trực tiếp vào hình bộ phận vừa được nhắc đến của con vật.
-HS trả lời câu hỏi: Các con vật đều có đầu, mình và bộ phận di chuyển.
-HS lắng nghe
-HS quan sát và nhận xét cách di chuyển của chúng?
+Di chuyển bằng cánh: bướm, chim, gián, ong, 
+Di chuyển bằng chân: ếch, bò, gà, chó, mèo, 
+Di chuyển bằng vây: các loài cá.
(Hoạt động cặp đôi)
-HS thay nhau hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của từng con vật:
+Một bạn chọn một con vật bất kì ( con vẹt) đặt câu hỏi - từng bạn trả lời về đặc điểm của con vật đó.
Con vẹt có bộ lông màu gì?( bộ lông sặc sỡ: xanh, đỏ, vàng, )
Hình dáng nó như thế nào? ( nhỏ nhắn, )
Nêu hình dạng các bộ phận bên ngoài của chim? ( dài, nhỏ, )
Nêu cách di chuyển của chim? ( di chuyển bằng đôi cánh)
-Tương tự như thế chọn một con vật khác và đặt câu hỏi để các bạn trong nhóm trả lời.
(Hoạt động cả lớp)
-Một số cặp lên bảng, đặt câu hỏi và trả lời đặc điểm bên ngoài con vật.
-HS trả lời: Các con vật có hình dáng, màu sắc, độ lớn, khác nhau.Chúng thường có đầu, mình và bộ phận di chuyển như chân, cánh, vây, 
- HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu các bộ phận bên ngoài của con vật?
+ Đặc điểm bên ngoài của con vật?
+ GV đưa ra một số con vật và yêu cầu HS nêu được các bộ phận và đặc điểm bên ngoài của con vật đó.
- Lắng nghe
(TIẾT 2)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức:(1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (3’) bài Các bộ phận của con vật (Tiết 1)
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
C. Bài mới:(31’)
1. Giới thiệu bài: (1’) Để các em biết rõ hơn về bộ phận bên ngoài và đặc điểm của từng con vật cũng như hình thành cho các em các năng lực khoa học thì chúng ta cùng đi vào 2 hoạt động tiếp theo của bài. 
2. Hướng dẫn các hoạt động: (28’)
a. Hoạt động luyện tập: (18’)
* Hoạt động 4: Làm bộ sưu tập và giới thiệu.
- GV nêu yêu cầu:
- GV hướng dẫn, giúp đỡ
- GV quan sát, hỗ trợ các em
- Gv nhận xét, tuyên dương
- GV quan sát, hướng dẫn:
- GV nhận xét, đánh giá.
b. Hoạt động vận dụng: (10’)
* Hoạt động 5: Cùng chơi “ Bắt chước các con vật”.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi: Chọn một con vật mình thích và bắt chước hình dáng, cách di chuyển hoặc tiếng kêu của chúng.
- Kết thúc trò chơi, tuyên dương, GV nêu yêu cầu:
- GV: Để nhận biết các con vật xung quanh, chúng ta phải nhận diện được hình dạng, màu sắc, tiếng kêu và nêu được các bộ phận bên ngoài của chúng.
 3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- GV nhận xét, tuyên dương
* Giáo dục HS phải biết bảo vệ và yêu thương các con vật xung quanh chúng ta.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: xem lại nội dung đã học và chuẩn bị bài mới: “Cây và con vật đối với con người”.
- Hát(Ổn định chỗ ngồi,chuẩn bị đồ dùng sách vở, dụng cụ để lên bàn ngay ngắn,..)
- HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu tên các bộ phận bên ngoài của con vật mà em thích nhất? (mức độ biết)
+ Trình bày đặc điểm bên ngoài của con vật đó?(mức độ hiểu)
+ GV đưa ra một hình ảnh con vật cụ thể và yêu cầu HS nêu bộ phận bên ngoài và đặc điểm của con vật đó. (mức độ vận dụng)
- Lắng nghe
(Hoạt động cặp đôi)
- HS giới thiệu với bạn hình ảnh các con vật đã chuẩn bị, hỏi và TLCH: Nói tên gọi và đặc điểm nổi bật của chúng?
- 1 cặp HS lên thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát.
+Con gà có đầu, mình và hai chân, có bộ lông dài. Con gà kêu cục tác hoặc gáy ò ó o.
+Con bướm có đầu, mình, hai cánh và rất đẹp.
+Con cá có đầu, mình, vây, đuôi.
-HS trong nhóm cùng nhau lựa chọn và sắp xếp các hình ảnh đã chuẩn bị thành một sản phẩm của nhóm. HS dán thẻ tên hoặc viết tên dưới hình ảnh các con vật.
- HS thực hiện theo yêu cầu
(Hoạt động cả lớp)
- Một vài cặp lên trình bày trước lớp
- HS khi trình bày có thể mô tả thêm tiếng kêu, cách di chuyển của những con vật trong bộ sưu tập của nhóm mình.
-HS trong lớp nhận xét bộ sưu tập đẹp nhất và nhiều con vật nhất.
(Hoạt động cả lớp)
- HS lần lượt tham gia chơi (mỗi lượt là một con vật) 
- HS nêu cách nhận biết con vật thông qua các bộ phận bên ngoài, tiếng kêu hoặc đặc điểm của từng con vật đó.
- Lắng nghe, nhắc lại
(Hoạt động cả lớp)
- HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu các bộ phận bên ngoài của con vật?
+ Đặc điểm bên ngoài của con vật?
+ GV đưa ra một con vật và yêu cầu HS nêu được các bộ phận và đặc điểm bên ngoài của con vật đó.
- HS nêu những việc cần làm để bảo vệ các con vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_lu.docx