Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

/ Em sẽ thể hiện thái độ và việc làm của mình như thế nào trong các tình huống dưới đây?

Hoạt động 3: Đóng vai xử lý tình huống

 * Mục tiêu

 Thể hiện được thái độ và việc làm liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân và phòng tránh bị xâm hại.

 * Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo nhóm

 – Mỗi nhóm chọn một trong hai tình huống được thể hiện qua hình vẽ ở trang 127 (SGK) (GV cũng có thể đưa thêm một số tình huống khác).

Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để nêu ra những cách ứng xử khác nhau có thể có. Sau đó, chọn một cách mà các em cho là tốt nhất để đóng vai.Một số xung phong nhận vai và trình bày trước lớp.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Các nhóm lên đóng vai thể hiện việc em nên làm trong từng tình huống.

- Nhóm khác nhận xét và bình luận về cách ứng xử các bạn lựa chọn để đóng vai.

 - GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. Từ đó rút ra bài học: Mỗi người đều cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân (không nên uống nước ngọt sau khi đã đánh răng và trước khi đi ngủ) và tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại.

 

doc 5 trang thuong95 6962
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 32 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : ÔN TẬP CHỦ ĐỂ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ - Tiết 2
Ngày: - - 2021
I I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
 Ôn lại những kiến thức đã học về: 
- Các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan. 
- Các việc cần làm để giữ cơ thể khoẻ mạnh.
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
Củng cố kĩ năng sưu tầm, xử lý thông tin. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 Thể hiện được thái độ và việc làm liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân và phòng tránh bị xâm hại. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình ở Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Con người và sức khoẻ trong SGK,
 - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2/ Em sẽ thể hiện thái độ và việc làm của mình như thế nào trong các tình huống dưới đây?
Hoạt động 3: Đóng vai xử lý tình huống
 * Mục tiêu
 Thể hiện được thái độ và việc làm liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân và phòng tránh bị xâm hại.
 * Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 – Mỗi nhóm chọn một trong hai tình huống được thể hiện qua hình vẽ ở trang 127 (SGK) (GV cũng có thể đưa thêm một số tình huống khác). 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để nêu ra những cách ứng xử khác nhau có thể có. Sau đó, chọn một cách mà các em cho là tốt nhất để đóng vai.Một số xung phong nhận vai và trình bày trước lớp. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm lên đóng vai thể hiện việc em nên làm trong từng tình huống. 
- Nhóm khác nhận xét và bình luận về cách ứng xử các bạn lựa chọn để đóng vai.
 - GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. Từ đó rút ra bài học: Mỗi người đều cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân (không nên uống nước ngọt sau khi đã đánh răng và trước khi đi ngủ) và tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại. 
IV. ĐÁNH GIÁ
 GV có thể sử dụng các câu hỏi của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Con người và ong VBT để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong bài này. 
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 32 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : BẦU TRỜI BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM - Tiết 1
Ngày: - - 2021
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
- Nêu được những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày và ban đêm.
- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm, bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao). 
- Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng).
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. 
Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban ngày và ban đêm khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. 
Một số tranh ảnh hoặc video clip về bầu trời ban ngày và ban đêm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
- GV cho cả lớp hát bài Cháu vẽ ông Mặt Trời. 
- Sau đó GV hỏi: Chúng ta thấy Mặt Trời vào khi nào? 
Từ đó dẫn dắt vào bài mới: Bầu trời ban ngày và ban đêm. 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Bầu trời ban ngày
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về bầu trời ban ngày
* Mục tiêu 
- Kể ra những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày.
 - Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng). 
* Cách tiến hành 
- HS thảo luận nhóm đôi nói về những gì quan sát thấy trong hình 1 trang 130 (SGK)
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:Vào ban ngày em nhìn thấy gì trên bầu trời?
+ HS có thể dựa vào kinh nghiệm của các em và hình 1 trang 130 (SGK) để trảlời câu hỏi, 
 + GV yêu cầu một số HS nêu ý kiến trước lớp. 
Các em có thể nêu: Vào ban ngày, có thể nhìn thấy mấy, Mặt Trời, chim bay, máy bay,...
 GV có thể mở rộng: Hỏi thêm HS về lúc Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn gọi là gì? 
GV có thể cho HS xem một số tranh ảnh về bầu trời ban ngày (bầu trời lúc bình minh, hoàng hôn, khói trên bầu trời,...).
 GV giúp HS biết những gì trên bầu trời là tự nhiên, những gì là do con người tạo ra (ví dụ máy bay, diểu, khói từ nhà máy bốc lên,...). 
- GV nêu câu hỏi: Vật nào đã chiếu sáng Trái Đất, giúp bạn ngày chúng ta nhìn thấy được mọi vật? 
+ HS có thể trả lời: Mặt Trời. 
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Con người đã sử dụng ánh sáng và sức nóng của Mặt Trời để làm gì?
 + GV có thể nêu câu hỏi gợi ý cho HS qua quan sát hình 1 trang 130 (SGK): Người lớn trong hình đang làm gì? Nhằm mục đích gì? Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? Nhờ vật nào chiếu sáng giúp bạn nhỏ đọc được sách? 
+ HS có thể nêu được - ví dụ: Người lớn đang phơi thóc, phơi quần áo nhờ Mặt Trời làm khô. 
+ HS kết hợp với quan sát thực tế kể thêm một số hoạt động chúng ta thường làm vào ban ngày.
 + Các em có thể nếu các hoạt động như học tập, vui chơi, đi lại, xây dựng, đánh bắt cá,...
 - HS làm cầu 1 Bài 20 (VBT). 
Bầu trời ban đêm
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bầu trời ban đêm
* Mục tiêu 
- Nêu được những gì thường thấy trên bầu trời ban đêm. 
- Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban đêm So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm, qua. khi quan sát tranh ảnh, video, 
* Cách tiến hành 
HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát hình 2 trang 131 (SGK) và trao đổi: Hình vẽ thể hiện ban ngày hay ban đêm? Em nhìn thấy những gì trên bầu trời và cảnh vật xung quanh? Hình 2 có gì khác so với hình 1?
 - Một số HS trả lời trước lớp. GV có thể hỏi các em về lí do mà theo các em dẫn tới sự khác nhau giữa hình 2 và hình 1.
 - HS thảo luận nhóm, trao đổi về những gì các em thường thấy trên bầu trời vào ban đêm. Sau đó một số nhóm báo cáo kết 
- GV có thể hỏi thêm: Ban đêm, cần làm gì để có thể nhìn thấy các vật xung quanh?
 + HS có thể nếu được cần được chiếu sáng bằng đèn điện, nến, đèn pin,...
 + Vào hôm trăng sáng, ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng cũng giúp nhìn thấy các vật.
 - GV cho các em tự đọc phần kiến thức chủ yếu ở trang 131 (SGK). Hoạt động 3: Thảo luận về bầu trời đêm vào các ngày khác nhau 
* Mục tiêu
 So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao). 
* Cách tiến hành 
- GV cho HS làm việc theo nhóm đối quan sát hình và nhận xét bầu trời ban đêm trong các hình ; sau đó thảo luận câu hỏi: Bầu trời vào các đêm khác nhau có khác nhau không? Bạn thích bầu trời đêm như thế nào nhất? 
- HS dựa vào kinh nghiệm và các hình ở trang 132 (SGK) để trả lời, các em có thể nêu: bầu trời vào các đêm khác nhau có thể khác nhau. Ví dụ có hôm nhìn thấy sao, có hôm không, nhìn thấy Mặt Trăng cũng khác nhau (khuyết, tròn,...). 
- GV yêu cầu một số HS trả lời trước lớp.
 Hoạt động 4: Hát những bài hát về Mặt Trời, Mặt Trăng hoặc các vì sao
 * Mục tiêu
 HS yêu thích tìm hiểu về bầu trời ban ngày và ban đêm thông qua các bài hát. 
* Cách tiến hành 
- GV có thể cho cả lớp (chia làm hai nhóm) chơi ; hoặc có thể cho một số HS xung phong tham gia chơi.
 GV cho các em tự đọc phần “Em có biết? ” ở cuối trang 132 (SGK). - - GV cũng có thể hỏi mở rộng thêm (không bắt buộc): Các em có biết vật nào gần / xa mặt đất nhất trong các vật: chim bay, các đám mây, Mặt Trời hay không?
 - HS làm cầu 2, 3 của Bài 20 (VBT).
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_32_nam_hoc_2020.doc