Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Hoạt động 4: Tự đánh giá: Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây?

 * Mục tiêu: Bước đầu biết tự đánh giá việc chăm sóc và bảo vệ cây.

- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.

* Cách tiến hành

- Mỗi HS được phát một phiếu đánh giá (Phiếu 1 ở phần Phụ lục).

Hoạt động 5: Tự đánh giá: Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật

* Mục tiêu: Bước đầu biết tự đánh giá việc hăm sóc và bảo vệ một số con vật.

- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật.

* Cách tiến hành

 - Mỗi HS được phát một phiếu đánh giá (Phiếu 2 ở phần Phụ lục). 128

sing cách:

 Hoạt động 6: Tự đánh giá: Em đã làm gì để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp | xác với một số cây và con vật?

*Mục tiêu: Bước đầu biết tự đánh giá việc giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và con vật.

 - Có ý thức tự bảo vệ bản thân và người xung quanh.

* Cách tiến hành

 - Mỗi HS được phát một phiếu đánh giá (Phiếu 3 ở phần Phụ lục).

 

doc 4 trang thuong95 6863
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 23 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT - Tiết 2
Ngày: - - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học: 
Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề thực vât và động vật: tên gọi, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn.
 - Những việc nên làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
 * Vẽ tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
Làm một bộ sưu tập về các cây, con vật qua việc quan sát, sưu tự nhiên và sách báo. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình ảnh trong SGK. Bài hát, bài thơ, câu chuyện về các con vật. 
- Hình ảnh các con vật điển hình có ở địa phương do GV và HS chuẩn bị. - Hình ảnh các con vật đang di chuyển.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 4: Tự đánh giá: Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây?
 * Mục tiêu: Bước đầu biết tự đánh giá việc chăm sóc và bảo vệ cây. 
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. 
* Cách tiến hành 
- Mỗi HS được phát một phiếu đánh giá (Phiếu 1 ở phần Phụ lục). 
Hoạt động 5: Tự đánh giá: Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật 
* Mục tiêu: Bước đầu biết tự đánh giá việc hăm sóc và bảo vệ một số con vật. 
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật. 
* Cách tiến hành
 - Mỗi HS được phát một phiếu đánh giá (Phiếu 2 ở phần Phụ lục). 128
sing cách:
 Hoạt động 6: Tự đánh giá: Em đã làm gì để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp | xác với một số cây và con vật? 
*Mục tiêu: Bước đầu biết tự đánh giá việc giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
 - Có ý thức tự bảo vệ bản thân và người xung quanh. 
* Cách tiến hành
 - Mỗi HS được phát một phiếu đánh giá (Phiếu 3 ở phần Phụ lục). 
HS viết hoặc vẽ những việc mình đã làm để chăm sóc và bảo vệ cây xanh của mình.
HS tự đánh giá là mình làm khá - tốt. - chưa làm tốt.
- HS viết hoặc vẽ những việc mình đã làm để thực hiện việc giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 23 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : CƠ THỂ EM - Tiết 1
Ngày: - - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
- Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể. 
- Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể. 
- Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó. 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Phân biệt được con trai và con gái. 
- Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
- Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được. 
- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình ảnh trong SGK. Phiếu bài tập. Bảng phụ giấy A4. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
+ Bài hát nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể? 
+ Các bộ phận khác nhau của cơ thể đã thực hiện những công việc gì trong khi múa, hát? GV dẫn dắt vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bộ phận bên ngoài cơ thể và những hoạt động của chúng, những việc cần làm để giữ cơ thể sạch sẽ. 
1/ Các bộ phận bên ngoài của cơ thể 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể
 * Mục tiêu: Xác định được cơ thể gồm nhiều bộ phận khác nhau. 
- Phân biệt được con trai và con gái
- Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp 
Liru ý: Trong quá trình HS làm việc theo cặp, GV hỗ trợ HS để các em xác định được tên một số bộ phận cơ thể tương đối có hệ thống, ví dụ: Ở đầu có tóc, tai,.mặt, mũi, miệng, má...,tiếp đến là cổ, vai, gáy ; ngực, bụng, lưng, mông tay baogồm cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay, chân bao gồm đầu gối, bàn chân, ngón chân.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 Lưu ý: GV cần chú ý rèn luyện và chữa cho HS cách đặt câu hỏi và cách trả lời cho đúng
.- GV cho HS quan sát hình về cơ thể em trai và em gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể (bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái) để trả lời câu hỏi trang 95 (SGK): Cơ thể con gái và con trai khác nhau ở bộ phận nào?
 Lưu ý: GV giúp HS nhận biết hầu hết các bộ phận cơ thể của con trai và con gái là giống nhau. Chỉ có bộ phận sinh dục của cơ thể mỗi người giúp phân biệt con trai và con gái. Ở con trai có dương vật và bìu. Ở con gái có âm hộ.
GV dành thời gian cho 
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 2: Trò chơi “Thi nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể contrai hoặc con gái ”
 * Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về tên các bộ phận bên ngoài cơ thể bao gồm tên các bộ phận giúp phân biệt được con trai và con gái.
 * Cách tiến hành
- HS được tổ chức thành hai nhóm lớn. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng. - Hai HS xung phong làm trọng tài ghi điểm cho hai đội 
 ĐÁNH GIÁ 
Ngoài việc đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động học tập của HS trong tiết học, trước khi kết thúc tiết học, GV có thể sử dụng câu 1 và 2 của Bài 14 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của tiết học nảy. 
- HS nghe nhạc và múa, hát 
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát 
Làm việc theo cặp 
HS quan sát các hình trang 95 (SGK), một HS chỉ vào từng bộ phận trên hình vẽ để hỏi và HS kia trả lời. Sau đó lại đổi nhau 
Làm việc cả lớp
HS của cặp này đặt câu hỏi và chỉ định cặp khác trả lời ; nếu trả lời đúng, sẽ được đặt câu hỏi cho cặp khác...
HS đọc lời con ong ở trang 95 (SGK). Sau đó, yêu cầu HS chỉ vùng riêng tư của cơ thể con trai và con gái trên hình vẽ.
- Lần lượt mỗi nhóm cử một người nói tên một bộ phận bên ngoài của cơ thểcon trai hoặc con gái.
- Cách cho điểm: Mỗi tên một bộ phận cơ thể được 1 điểm, riêng tên các bộ phận riêng tư của cơ thể được 2 điểm. Nhóm nào nói lại tên bộ phận cơ thể đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong một khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_23_nam_hoc_2020.doc