Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm
1/ Nhận biết một số con vật
Hoạt động 1: Nhận biết một số con vật
* Mục tiêu: Gọi tên một số con vật,
- Biết đặt câu hỏi về tên một số con vật và chiều cao, màu sắc của chúng.
- So sánh về chiều cao, độ lớn của một số con vật với nhau.
* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp
Trong hình này có những con vật nào?
- So sánh các con vật có trong hình: Con nào to, cao ; con nào nhỏ, thấp? Vì sao em biết?
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi),
Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp
Đại diện nhóm giới thiệu về tên một số con vật
LUYEN TAP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 2: Thi gọi tên một số con vật
* Mục tiêu Khắc sâu, mở rộng vốn từ và hiểu biết về các các con vật.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 18 MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI BÀI : CÁC CON VẬT QUANH EM - Tiết 1 Ngày: 05 - 01 - 2021 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: Nêu được tên một số con vật và bộ phận của chúng. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Đặt được câu hỏi để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật *Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của con vật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình ảnh trong SGK. Bài hát, bài thơ, câu chuyện về các con vật. - Hình ảnh các con vật điển hình có ở địa phương do GV và HS chuẩn bị. - Hình ảnh các con vật đang di chuyển. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp: GV dẫn dắt bài học: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1/ Nhận biết một số con vật Hoạt động 1: Nhận biết một số con vật * Mục tiêu: Gọi tên một số con vật, - Biết đặt câu hỏi về tên một số con vật và chiều cao, màu sắc của chúng. - So sánh về chiều cao, độ lớn của một số con vật với nhau. * Cách tiến hành Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp Trong hình này có những con vật nào? - So sánh các con vật có trong hình: Con nào to, cao ; con nào nhỏ, thấp? Vì sao em biết? Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi), Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp Đại diện nhóm giới thiệu về tên một số con vật LUYEN TAP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 2: Thi gọi tên một số con vật * Mục tiêu Khắc sâu, mở rộng vốn từ và hiểu biết về các các con vật. - Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã hội. * Cách tiến hành Hoạt động này nhằm khắc sâu tên các con vật mà HS đã học được và phát huy năng lực ngôn ngữ qua các bài thơ, bài hát của HS đã được học ở lớp mẫu giáo. Ngoài ra, hoạt động này nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc và phát huy trí tuệ ngôn ngữ, âm nhạc của HS. Sau phần học này, em rút ra được điều gì? Lưu ý: Nhằm phát huy năng lực đặt câu hỏi cho HS, GV cần khuyến khích sự sáng tạo của HS, khuyến khích HS càng đặt được nhiều câu hỏi xung quanh các con vật có trong hình càng tốt.. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 1 và câu 3 của Bài 11 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. HS nghe nhạc và hát theo Tổ chức làm việc theo cặp - Hướng dẫn HS cách quan sát các hình trang 74, 75 (SGK). Tổ chức làm việc nhóm HS giới thiệu cho nhau nghe về các con vật có trong SGK HS chia sẻ với các bạn trong nhóm. Tổ chức làm việc cả lớp Cử đại diện trong nhóm giới thiệu về tên một số các con vật của nhóm. Các HS còn lại sẽ đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. HS thi tìm tên các con vật qua các bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện. HS nêu ngắn gọn: HS có thể đặt câu hỏi và quan sát tranh không nhất thiết phải theo những gợi ý trên. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 18 MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI BÀI : CÁC CON VẬT QUANH EM Tiết 2 Ngày: 07 - 01 - 2021 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: Nêu được tên một số con vật và bộ phận của chúng. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Đặt được câu hỏi để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật *Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của con vật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình ảnh trong SGK. Bài hát, bài thơ, câu chuyện về các con vật. - Hình ảnh các con vật điển hình có ở địa phương do GV và HS chuẩn bị. - Hình ảnh các con vật đang di chuyển. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 2/ Một số bộ phận bên ngoài của con vật KHÁM PHÁ KIỂN THỨC MỚI Hoạt động 3: Nhận biết một số bộ phận bên ngoài của các con vật * Mục tiêu: Quan sát và nhận biết được một số bộ phận bên ngoài của một số con vật: đầu, mình và cơ quan di chuyển, - Đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài của một số con vật thông qua quan sát. - Giới thiệu được các bộ phận bên ngoài của một số con vật với các bạn trong nhóm / lớp. * Cách tiến hành Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình và đặt câu hỏi Các con vật thường có những bộ phận bên ngoài nào? Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các bộ phận bênngoài của các con vật trong SGK và hình HS đã chuẩn bị mang tới lớp. gợi ý như sau: Con này là con gi, gồm những bộ phận nào? Nó di chuyển bằng gì? Bước 3: Tổ chức làm việc lớp Khắc sâu kiến thức về các bộ phận bên ngoài của các con vật và việc sử dụng được câu hỏi),. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4: Trò chơi “Cách di chuyển của các con vật ” * Mục tiêu các bộ phận để di chuyển. * Cách tiến hành Bước 1: Hoạt động nhóm Nhóm trưởng hô cách di chuyển của từng con vật, từng thành viên trong nhóm thể hiện theo cách di chuyển của con vật đó. Nhóm trưởng chọn ra bạn có cách di chuyển giống con vật vừa hô nhất. Cứ như vậy tiếp tục đối với các con vật khác. Bước 2: Hoạt động cả lớp GV có thể cho các nhóm bốc thăm các con vật và thi xem nhóm nào thể hiện tốt và sáng tạo nhất. Hoạt động này nhằm khắc sâu những tên các bộ phận bên ngoài của các con vật mà HS đã học được và phát huy năng lực ngôn ngữ qua các bài thơ, bài hát của HS đã được học ở lớp mẫu giáo, Ngoài ra, hoạt động này nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc và phát huy trí tuệ ngôn ngữ và âm nhạc của HS. Bước 4: Củng cố - HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì? Theo em, con vật khác với cây xanh ở điểm nào? ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 2 của Bài 12 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. Hướng dẫn HS quan sát hình hình trong SGK trang 76, 77 và trả lời câu hỏi Tổ chức làm việc theo cặp Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong SGK trang 76, 77 và chi ra được các bộ phận bên ngoài của các con vật có trong hình. Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời. HS sau khi thảo luận, vẽ một con vật có đầy đủ bộ phận mà HS yêu thích vào giấy. Tổ chức làm việc lớp Mỗi HS chia sẻ với các bạn sản phẩm của nhóm mình vừa hoàn thành Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp Hoạt động nhóm: thể hiện theo cách di chuyển của con vật Hoạt động cả lớp Mỗi nhóm cử đại diện của nhóm mình lên thi với các nhóm khác. Các con vật đều có ba bộ phận chính là đầu, mình và cơ quan di chuyển GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_18_nam_hoc_2020.doc