Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (STEM) - Chủ đề: Mô hình của cây

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (STEM) - Chủ đề: Mô hình của cây

Thời điểm tổ chức

Khi dạy bài cuối cùng của chủ đề Thực vật và động vật (môn TNXH).

Mô tả bài học

• Nội dung môn TNXH có yêu cầu như sau:

Nêu được tên một số tên một số cây xung quanh em.

 - Nhận xét được đặc điểm, hình dáng và ích lợi của một số loại cây mà em biết.

 -Nhận biết các bộ phận chính của cây.

 - Làm được mô hình cây- Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM “mô hình cây”, học sinh sẽ làm một mô hình cây bằng các vật liệu có sẵn từ: đất nặn, cành cây khô, lá cây,giấy màu để tạo thành mô hình cây.

 

docx 7 trang Hải Thư 21/11/2023 31854
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (STEM) - Chủ đề: Mô hình của cây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: MÔ HÌNH CỦA CÂY
Môn học chủ đạo: TNXH
(Thời lượng 2 tiết)
Thời điểm tổ chức
Khi dạy bài cuối cùng của chủ đề Thực vật và động vật (môn TNXH).
Mô tả bài học
Nội dung môn TNXH có yêu cầu như sau:
Nêu được tên một số tên một số cây xung quanh em. 
 - Nhận xét được đặc điểm, hình dáng và ích lợi của một số loại cây mà em biết. 
 -Nhận biết các bộ phận chính của cây.
 - Làm được mô hình cây- Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM “mô hình cây”, học sinh sẽ làm một mô hình cây bằng các vật liệu có sẵn từ: đất nặn, cành cây khô, lá cây,giấy màu để tạo thành mô hình cây.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học
Môn học chủ đạo
Môn học tích hợp
TNXH
Mĩ thuật
Toán
Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây thường gặp.
- Vẽ hoặc làm được bức tranh từ các bộ phận của cây và nói hoặc viết được tên các bộ phận bên ngoài một số cây.
- Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo, trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm. Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành.Sử dụng kiến thức nặn quả dạng tròn, tạo hình lá đê làm mô hình
-Học sinh đếm số mô hình cây làm đươc, số lá, số quả có trên mô hình.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
-Nói được tên, đặc điểm bên ngoài, nhận biết được bộ phận bên ngoài của một số cây thường gặp. Nêu được các bộ phận giống nhau và khác nhau của một số cây thường gặp. Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây thường gặp. Vẽ để chỉ và nói hoặc viết được tên các bộ phận bên ngoài của một số cây. Nêu được một số công cụ (kéo, thước, bút ) vật liệu (giấy bìa, ) để thực hành làm mô hình cây. Trưng bày chia sẻ được cảm nhận về các bộ phận của cây.. 
- Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện sản phẩm. 
- -Biết yêu quý cây xung quanh, Có ý thức ăn rau quả để cơ thể khỏe mạnh ; chăm chỉ; tích cực trong các hoạt động. Giữ gìn tốt vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản vật và đồ dùng học tập khi làm sản phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên
- Phiếu học tập.
- Mô hình các bộ phận của cây bằng giấy.
- Nguyên vật liệu giáo viên cung cấp cho các nhóm học sinh:
STT
Thiết bị/ Học liệu
Số lượng
Hình ảnh minh họa
1
Băng dính hai mặt/keo
4
2
Giấy màu, bìa cứng
4
3
Kéo
4
4
Thước
4
2. Học sinh
- Giao cho mỗi nhóm tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:
STT
Thiết bị/Học liệu
Số lượng
Hình ảnh minh hoạ
1
Bút sáp màu 
1 bộ/nhóm
2
Lá cây, cành cây khô
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề)
a) Khởi động:
Hát bài: Em yêu cây xanh. .- Xác định vấn đề về mô hình cây
-Bài hát nói về điều gì?
-Bạn nhỏ có yêu cây xanh không?
-GV đưa tranh cây xanh: các em cho cô biết đây là cây gì? Cây thường có những bộ phận nào?
 - Giáo viên đặt vấn đề: Từ các bộ phận của cây người ta có thể làm thành thức ăn hay là những bức tranh rất đẹp.
-Đưa một số tranh mẫulàm từ lá cây.
+Các em thấy những bức tranh này như thế nào?
Vậy các em có muốn tự làm những bức tranh từ những bộ phận của cây không?
 b) Giao nhiệm vụ
- HS được giáo viên gợi ý làm mô hình cây từ các bộ phận của cây. Mo hình cây cần đạt các tiêu chí:
 (1) Có sử dụng những vật liệu tái chế như bìa catong}
(2) Lá cây có kích thước , nhiều màu sắc khác nhau..
(3) Lá cây dính được trên giấy bìa
(4)Trang trí đẹp mắt, sáng tạo
5)An toàn khi sử dụng
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)
2.1.Nội dung 1:Tìm hiểu tên, hình dáng, công dụng của cây xung quanh em.
-Gv tổ chức cho Hs quan sát các cây trên màn hình rồi hỏi đáp về tên cây và lợi ích của cây.
-Kể tên những cây được trồng ở vườn nhà em?
-Trên đường từ nhà đến trường em bết những loại cây nào?
-Ở sân trường mình được trồng những lại cây nào?
-Ở hành lang lớp mình trồng nhiều loại cây để làm gì?
-GV cho xem ảnh các cây ở hành lang và giới thiệu tên của cây.
Kết luận: Qua việc xem tranh và kể các loại cây ở nhà, ở trường, Vây bạn nào giỏi cho cô biết : Có những loại cây nào? Mỗi cây có lợi ích gì?
(Hs trả lòi rồi Gv đọc kết luận)
 2.2.Nội dung 2: Tìm hiếu các bộ phận chính của cây.
-Cho xem ảnh cây cà chua trong Sgk rồi gọi hs lên chỉ và nó tên các bộ hận của cây.
- Đưa cây rau xu hào cho hs lên chỉ các bộ phận của cây rau.
Kết luận: Cây có nhiều loại. Cây thường có các bộ phận chính là: Rễ cây, than cây, lá, hoa và quả.
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng
 a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp
 • Khám phá mô hình của 
 - HS xem tranh (vật thật) . Học sinh được sờ thử để cảm nhận các loại chát liệu khác nhau .
 + Bức traanh có dạng hình gì?HCN
 + Bức tranh của cô là con vật gì ? Con chim
 + Nó được làm từ vật liệu gì? Lá cây
 - Học sinh được tiếp cận các vật liệu các bộ phận của cây. Sau đó học sinh chỉ vào các vật liệu này và gọi tên vật liệu (bìa catong), dụng cụ (kéo, thước, bút lông, giấy màu,lá cây), tên hình phẳng ứng với các tấm bìa (hình chữ nhật).
Suy nghĩ và tìm giải pháp (với sự hỗ trợ của GV)
 - Học sinh được giáo viên dẫn dắt và suy nghĩ cách tạo ra bức tranh.
+Sản phẩm là cây gì? 
+Nguyên vật liệu là gì?
 +HS làm việc theo nhóm (4-6 em) và chia sẻ suy nghĩ về cách làm bức tranh của nhóm: vẽ ý tưởng thiết kế 
 • Tìm cách thực hiện:
 B1. -Hs nêu mong muốn sản phẩm (Tiêu chí sản phẩm)
 (1) Có sử dụng những vật liệu tái chế như bìa catong}
(2) Lá cây có kích thước , nhiều màu sắc khác nhau..
(3) Lá cây dính được trên giấy bìa
(4)Trang trí đẹp mắt, sáng tạo
5)An toàn khi sử dụng
 B2. -Vẽ ý tưởng thiết kế sản phẩm.
 B3 -Nêu ý tưởng thiết kế sản phẩm .(Mô hình loại cây gì? Nguyên liệu là gì?phân công nhiệm vụ)
Hãy trả lời câu hỏi sau bằng cách vẽ
 PHIẾU NHÓM:___________________________
 Ý TƯỞNG THIẾT KẾ
B. Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
B4-Thực hành làm sản phẩm. ( Hs tự phân công nhiệm vụ cho nhau. Hs tự làm sản phẩm theo nhiệm vụ được phân công.
GV nêu lưu ý khi thực hành: 
+Lựa chọn vật liệu, kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng.
+Có thể thay đổi so với ý tưởng ban đầu
+Cản thận an toàn khi dùng kéo
+Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.
-HS làm sản phẩm theo nhóm , gv quan sát hỗ trợ , ghi nhận tinh thần làm việc của nhóm.
 B5 -Trình bày sản phẩm kèm nội dung giáo dục –thông điệp.
 c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
	- Mỗi nhóm chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm đánh giá dựa theo các tiêu chí: 
1) Có sử dụng những vật liệu tái chế như bìa catong}
(2) Lá cây có kích thước , nhiều màu sắc khác nhau..
(3) Lá cây dính được trên giấy bìa
(4)Trang trí đẹp mắt, sáng tạo
5)An toàn khi sử dụng
GV yêu cầu các nhóm cải tiến lại sản phẩm của mình và trang trí dụng cụ nhóm mình.
 - Các nhóm trình bày sản phẩm.
 - Các nhóm chia sẻ và nhận xét., bình chọn 
-GV nhận xét, tuyên dương.
 IV. PHỤ LỤC
 PHIẾU HỌC TẬP : 
Con định giới thiệu 
sản phẩm của nhóm con là loại cây gì? Nhắn nhủ điều gì? Với ai?
 ...
 ..
 .
 .
Cách thức tuyên truyền của nhóm con là gì?
 ..
 .
 .
 B6-Tự đánh giá sản phẩm của mình: các tiêu chí đạt hay cần điều chỉnh,
 PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
 Đánh dấu tích vào tiêu chí mà nhóm cho rằng sản phẩm đã đạt được.
1. Phiếu đánh giá
TT
Tiêu chí
Mức độ
1
. Có sử dụng những vật liệu tái chế như bìa catong}
2
 Lá cây có kích thước , nhiều màu sắc khác nhau. Lá cây dính được trên giấy bìa
3
 Trang trí đẹp mắt, sáng tạo.An toàn khi sử dụng
 B7 -Đánh giá các sản phẩm.
Nhóm em sẽ điều chỉnh gì sau khi tự đánh giá:
 ..
-Tổng kết –đánh giá giờ học và dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_stem_chu_de_mo_hinh_cua_cay.docx