Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Sách Cùng học để phát triển năng lực - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Sách Cùng học để phát triển năng lực - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

1. Khởi động:

HS hát bài : Gia đình nhỏ hạnh phúc to

2. Khám phá kiến thức mới:

Hoạt động 5: Tìm hiểu công việc nhà của bạn An

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS quan sát các hình ở trang 11SGK để trả lời các câu hỏi:

+ Khi ở nhà, bạn An làm những công việc gì?

+ Bạn An có vui vẻ khi tham gia làm việc nhà không?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được:

+ Khi ở nhà, bạn An làm những việc như: lau bàn, tưới cây, gấp quần áo, chơi với em, đưa nước cho bà.

+ Nhìn nét mặt cho thấy bạn An rất vui vẻ khi tham gia việc nhà.

3. Luyện tập, thực hành:

Hoạt động 6: Giới thiệu công việc nhà của em

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS làm câu 5 của bài Bài 1 (VBT)

- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời ( tùy trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi), gợi ý như sau:

+ Ở nhà, bạn có thể làm những công việc gì?

+ Bạn cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Một số cặp HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS trả lời câu hỏi của GV: Vì sao các em cần tham gia làm việc nhà? GV

Hướng HS đến thông điệp: “ Chúng tả hãy làm việc nhà mỗi ngày nhé!”

Bước 3: Làm việc cá nhân

- HS làm câu 6 của Bài 1 ( VBT)

- Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh và cả lớp.

* GV có thể sử dụng kết quả làm các câu 1,3,5,6 của Bài 1 ( VBT) để đánh kết quả học tập bài này của HS.

* Tự đánh giá sự tham gia làm công việc ở nhà của em:

- Mỗi HS được phát một phiếu theo dõi tham gia làm việc nhà.

- Hằng ngày mỗi HS tự đánh giá sự tham gia làm công việc nhà của mình bằng cách:

+ Tô màu vào mặt cười nếu em làm được 3 việc nhà trở lên

+ Tô màu vào mặt mếu nếu em không tham gia làm việc nhà.

- HS sẽ báo kết quả của mình trong nhóm vào buổi học tuần sau.

4. Vận dụng thực tiễn:

 Hàng ngày biết làm việc nhà cùng các thành viên trong gia đình.

 

doc 96 trang Hải Thư 21/11/2023 4721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Sách Cùng học để phát triển năng lực - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH EM ( 3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học , HS đạt được : 
1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân với người thân trong gia đình.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
+ Biết giao tiếp ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.
+ Biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ người thân trong gia đình.
+Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, tự làm việc nhà, bày tỏ tình cảm với người thân.
2. Năng lực đặc thù:
* Về nhận thức khoa học
- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình
- Nêu được các ví dụ các thành viên trong gia đình dành thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau
- Kể tên công việc nhà của các thành viên trong gia đình.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc nhà của họ.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình và công việc nhà của họ
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Yêu thương, tôn trọng người thân trong gia đình.
Chăm chỉ: Thường xuyên tham gia các công việc vừa sức để giúp đỡ gia đình.
Trung thực: Trung thực khi báo cáo kết quả làm việc của bản thân
Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, vật dụng trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: 
+ Các hình trong SGK
+ Video/ nhạc bài hát về gia đình ( ví dụ bài: Cả nhà thương nhau)
+ Bảng phụ/ giấy A2
2. HS:
+ VBTTự nhiên và Xã hội 1.
+ Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
1. Khởi động:
- HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về gia đình ( Cả nhà thương nhau).
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: 
+ Bài hát nhắc đến những ai trong gia đình?
+ Từ nào nói về tình cảm của những người trong gia đình ?
GV dẫn dắt vào bài học: Bài hát nói đến ba thành viên trong gia đình: ba, mẹ, gia đình bạn Hà, bạn An và cùng chia sẻ về gia đình mình.
2. Khám phá kiến thức mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu gia đình bạn Hà và gia đình bạn An
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình ở trang 9 ( SGK) để trả lời câu hỏi:
 - Gia đình bạn Hà, bạn An có những ai?
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu hỏi. GV có thể gợi ý cho HS nói được:
+ Gia đình bạn Hà có bố, mẹ,anh trai và Bạn Hà. Gia đình bạn Hà đang đi chơi ở công viên.
+ Gia đình bạn An có ông, bà, bố, mẹ bạn An và em gái. Gia gia đình bạn An đang ở nhà cùng nhau.
 - HS trả lời một số câu hỏi của GV để khai thác sự thể hiện tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. VD: 
+ Theo em, các thành viên trong gia đình bạn Hà, bạn An có vui vẻ yêu thương nhau không?
+ Hành động nào thể hiện các thành viên yêu thương và quan tâm nhau?
Lưu ý: GV yêu cầu HS quan sát và trao đổi từng hình. Tùy trình độ HS, GV sẽ đặt các câu hỏi phù hợp để HS nói được tình cảm và sự quan tâm của các thành viên trong gia đình bạn Hà và An.
3. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 2: Giới thiệu về gia đình mình
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về bản thân tên, tuổi, sở thích, năng khiếu.
- Một số HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời ( tùy vào trình độ HS GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi), gợi ý như sau:
+ Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai?
+ Trong những lúc nghỉ ngơi, gia đình bạn thường làm gì, những lúc đó bạn cảm thấy thế nào?.....
- HS làm 2 câu của bài tập 1 (VBT)
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS giới thiệu về bản thân.
- Một số HS khác giới thiệu về gia đình mình.
- Các HS còn lại sẽ đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn
Bước 3: Làm việc nhóm: HS làm câu 1 (VBT)
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm tranh hoặc ảnh về gia đình mình trong lúc nghỉ ngơi cùng nhau để thấy sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
- HS sẽ dán tranh ảnh của mình vào bảng phụ/ giấy A2 của nhóm.
- Các HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp nếu có thời gian
4. Vận dụng thực tiễn: 
- Giới thiệu về gia đình em với bạn bè và những người xung quanh.
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2020
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH EM ( 3 tiết)
Tiết 2
Công việc nhà và chia sẻ công việc nhà
1. Khởi động:
HS hát bài : Ba ngọn nến lung linh
2. Khám phá kiến thức mới: 
Hoạt động 3: “Tìm hiểu công việc nhà của từng thành viên trong gia đình bạn Hà
Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS quan sát các hình ảnh ở trang 10 SGK để trả lời các câu hỏi
+ Hình vẽ những thành viên nào trong gia đình bạn Hà? 
+ Từng thành viên đó đang làm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng cặp nêu kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét bổ sung câu trả lời. Gv có thể gợi ý để HS nói được :
+ Hình vẽ bố, mẹ, anh trai
+ Bố đang cắm cơm, mẹ đi chợ về, Hà lau bàn, anh trai lau nhà.
- HS trả lời một số câu hỏi của GV để khai thác cảm nhận của các thành viên khi tham gia làm việc nhà.VD: Em thấy vui vẻ tham gia làm việc nhà không? Tại sao em cho là như vậy
 3. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt đông 4: Giới thiệu công việc nhà của từng thành viên trong gia đình em
Bước 1: Làm việc theo cặp
Phương án 1:
-HS làm câu 3, 4 của Bài tập 1( VBT)
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả học tập của mình.
Phương án 2:
- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời ( tùy trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi), gợi ý như sau:
+ Trong gia đình bạn, ai thường tham gia làm việc nhà?
+ Hãy kể về công việc nhà của từng thành viên ( bố/ mẹ/ anh/ chị .)
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số cặp HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các HS còn lại sẽ nhận xét phần trình bày của các bạn.
- HS trả lời câu hỏi của Gv; Vì sao các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ việc nhà? GV hướng dẫn đến thông điệp: “ Cùng chia sẻ việc nhà là thể hiện sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình” 
4. Vận dụng thực tiễn: 
- Biết thể hiện sự quan tâm và cùng chia sẻ việc nhà với các thành viên trong gia đình.
Bạch Long, ngày / /2020
___________________________________________________________________
TUẦN 2
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH EM ( 3 tiết)
Tiết 3
 Em tham gia làm công việc nhà
1. Khởi động:
HS hát bài : Gia đình nhỏ hạnh phúc to
2. Khám phá kiến thức mới: 
Hoạt động 5: Tìm hiểu công việc nhà của bạn An
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình ở trang 11SGK để trả lời các câu hỏi: 
+ Khi ở nhà, bạn An làm những công việc gì?
+ Bạn An có vui vẻ khi tham gia làm việc nhà không?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được:
+ Khi ở nhà, bạn An làm những việc như: lau bàn, tưới cây, gấp quần áo, chơi với em, đưa nước cho bà.
+ Nhìn nét mặt cho thấy bạn An rất vui vẻ khi tham gia việc nhà.
3. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 6: Giới thiệu công việc nhà của em
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS làm câu 5 của bài Bài 1 (VBT)
- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời ( tùy trình độ HS, GV hướng dẫn HS đặt được câu hỏi), gợi ý như sau:
+ Ở nhà, bạn có thể làm những công việc gì?
+ Bạn cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số cặp HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS trả lời câu hỏi của GV: Vì sao các em cần tham gia làm việc nhà? GV
Hướng HS đến thông điệp: “ Chúng tả hãy làm việc nhà mỗi ngày nhé!”
Bước 3: Làm việc cá nhân
- HS làm câu 6 của Bài 1 ( VBT)
- Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh và cả lớp.
* GV có thể sử dụng kết quả làm các câu 1,3,5,6 của Bài 1 ( VBT) để đánh kết quả học tập bài này của HS.
* Tự đánh giá sự tham gia làm công việc ở nhà của em:
- Mỗi HS được phát một phiếu theo dõi tham gia làm việc nhà.
- Hằng ngày mỗi HS tự đánh giá sự tham gia làm công việc nhà của mình bằng cách:
+ Tô màu vào mặt cười nếu em làm được 3 việc nhà trở lên
+ Tô màu vào mặt mếu nếu em không tham gia làm việc nhà.
- HS sẽ báo kết quả của mình trong nhóm vào buổi học tuần sau.
4. Vận dụng thực tiễn: 
 Hàng ngày biết làm việc nhà cùng các thành viên trong gia đình.
_______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
Bài 2: NGÔI NHÀ CỦA EM
 (3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học , HS đạt được : 
1. Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ và tự học:
 + Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân với ngôi nhà của em.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
 + Biết chia sẻ thông tin về địa chỉ nhà ở của mình với bạn bè và những người xung quanh.
2. Năng lực đặc thù : 
* Về nhận thức khoa học:
 - Nói được địa chỉ nhà ở của mình.
 - Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở.
 - Liệt kê được một số đồ dùng trong gia đình
 - Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng , ngăn nắp.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình.
 - Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về nhà ở và đồ dùng trong gia đình.
* Về vận dụng kiến thức kỹ năng đã học:
 - Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
3. Phẩm chất:
 Nhân ái: Yêu quý giữ gìn đồ dùng trong ngôi nhà của mình .
 Chăm chỉ: Thường xuyên tham gia các công việc vừa sức để giữ cho nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
 Trung thực: Trung thực khi báo cáo kết quả làm việc của bản thân
 Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, vật dụng trong ngôi nhà của em .
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
 - Các hình trong SGK.
 - Video, nhạc bài hát: Nhà của tôi.
 - Phiếu tự đánh giá.
2. Học sinh:
 -SGK, vở bài tập.
 - Giấy và bút màu.
 - Tranh ảnh về đồ dùng trong nhà.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiết 1
 Giới thiệu nhà ở của em.
1. Khởi động:
 - HS nghe lời bài hát: Nhà của tôi. 
 - Trả lời câu hỏi:
 + Nhà người bạn trong bài hát ở đâu?
 + Nhà con ở đâu?
 - HS nói cho nhau nghe về địa chỉ nhà của mình.
 - GV giới thiệu bài học và ghi tên bài học lên bảng.
2. Khám phá kiến thức mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số dạng nhà ở.
Bước 1: HS làm việc theo cặp.
 - HS quan sát các hình ở trang 12, 13 SGK, trả lời các câu hỏi.
 + Nêu đặc điểm của ngôi nhà?
 + Nêu quang cảnh xung quanh ngôi nhà?
 + Nhà bạn gần giống ngôi nhà nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số cặp trình bày kết quả trước lớp.
 - HS khác nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận: Ngôi nhà số 1 là nhà một tầng, nhà số 2 là nhà hai tầng ba tầng liền kề, nhà số 3 là nhà nổi, nhà số 4 là nhà sàn, nhà số 5 là chung cư. Ngôi nhà số 1 là nhà một tầng lợp ngói, nhà bếp xây riêng, có sân rộng, có vườn cây 
3. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 2: Giới thiệu về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở của mình.
Bước 1: Làm việc theo cặp:
 - Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời.
 - Câu hỏi gợi ý:
 + Nhà bạn có mấy tầng?
 + Xung quanh nhà bạn có gì?
Bước 2: Làm việc cá nhân:
 Mỗi HS vẽ ra giấy và tô màu ngôi nhà của mình.
Bước 3: Làm việc cả lớp:
 - Trưng bày sản phẩm của HS lên bảng.
 - Một số HS giới thiệu bức tranh mình vừa vẽ.
 - HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của bạn.
4. Vận dụng thực tiễn: 
 -Về nhà giới thiệu cho cả nhà về bức tranh của mình. 
Bạch Long, ngày / /2020
TUẦN 3
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
Bài 2: NGÔI NHÀ CỦA EM
Tiết 2
 Đồ dùng trong nhà
1. Khởi động:
 - Cả lớp hát bài hát: “Một sợi rơm vàng”.
 - GV dẫn dắt giới thiệu vào bài.
2. Khám phá kiến thức mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đồ dùng trong nhà.
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
 - HS quan sát các hình ảnh ở trang 14-17 (SGK) để trả lời các câu hỏi:
 + Các hình thể hiện những phòng nào trong nhà ở?
 + Kể tên một số đồ dùng ở trong mỗi hình. Chúng được dùng để làm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp(mỗi nhóm trình bày một lần)
 - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV bình luận và hoàn thiện các câu trả lời.
3. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đồ dùng trong nhà của em.
Bước 1: Làm việc cá nhân
 - HS làm câu 3 của bài 2 (VBT).
 - HS đổi chéo vở để kiểm tra. Một số bạn trình bày trước lớp.
 - GV nhận xét.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Một số HS lên giới thiệu các phòng và đồ dùng trong gia đình mình.
 - HS khác đặt câu hỏi để nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Đó là đồ vật gì?
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi
 - Một HS lên bảng, GV dán một tranh vẽ đồ dùng gia đình sau lưng HS và HS đứng quay lưng xuống lớp để các bạn nhìn thấy tranh.
 - HS đó đặt tối đa ba câu hỏi về đồ dùng trong tranh cho các bạn ở dưới lớp để đoán được đồ dùng đó.
 - Dựa vào các câu trả lời của các bạn để đoán đồ dùng vẽ trong tranh là đồ dùng gì.
Bước 2: Tổ chức chơi trò chơi
 - GV gọi một số HS lên chơi, HS lên chơi(mỗi em sẽ phải đoán một đồ dùng khác nhau).
 - Yêu cầu HS dưới lớp lắng nghe và trả lời chính xác câu hỏi.
Bước 3: Nhận xét và đánh giá
 - HS nào đoán đúng- được khen thưởng
 - GV có thể nhận xét về cách đặt câu hỏi của HS.
4. Vận dụng thực tiễn: 
 Đố các bạn về các đồ dùng thường có trong các phòng.
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2020
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
Bài 2: NGÔI NHÀ CỦA EM
Tiết 3
 Giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp
1. Khởi động:
 - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gọi thuyền” kể tên các đồ dùng trong gia đình.
2. Khám phá kiến thức mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống về phòng của bạn Hà
Bước 1: Làm việc theo cặp
 - HS quan sát các hình ở trang 18,19(SGK) để trả lời các câu hỏi:
 + Em có nhận xét gì về phòng của bạn Hà ở hình 1 và hình 2?
 + Nêu những việc bạn Hà và anh bạn Hà đã làm để căn phòng gọn gàng, ngăn nắp?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được:
 + Phòng của bạn Hà rất lộn xộn, bừa bộn.
 + Bạn Hà và anh đã gấp và xếp chăn, gối; sắp xếp sách vở, giấy bút, đặt đồ chơi trên tủ, lau bàn, tủ, 
 + Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp làm căn phòng thoáng mát, sạch sẽ hơn và thuận lợi cho việc tìm sách vở, đồ dùng học tập, 
 + HS làm câu 4 của bài 2(VBT).
3. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
 - Thảo luận nhóm để liệt kê ra những việc làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
 - Các nhóm còn lại sẽ bổ sung và nhận xét phần trình bày của các bạn.
 - HS liên hệ xem mình đã thực hiện những việc nào để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
 - GV hướng HS đến thông điệp: “Chúng ta nhớ giữ nhà ở gọn gàng ngăn nắp mỗi ngày nhé!”.
4. Vận dụng thực tiễn: 
 - GV đánh giá kết quả học tập của HS thông qua câu 2,3,4 của bài 2 (VBT). 
 - HS về nhà thực hiện các việc làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp: gấp chăn màn, kê bàn ghế, sắp xếp sách vở, 
Bạch Long, ngày / /2020
___________________________________________________________________
TUẦN 4
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
BÀI 3: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
(2Tiết)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học,HS đạt được:
 1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Nhận biết được một số đồ dùng trong nhà có thể gây nguy hiểm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
+ Biết chia sẻ với bạn bè và người thân cách sử dụng đồ dùng đúng cách, an toàn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Nêu được những nguy hiểm có thể xảy ra với em và cách phòng tránh.
2. Năng lực đặc thù:
-Về nhận thức khoa học:
+ Xác định được 1 số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà.
+ Chỉ ra được tên đồ dùng trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận,không đúng cách có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.
+ Nêu được những lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn
-Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
+Đặt được câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà 
 + Biết quan sát ,trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân,cách xử lí một số tình huống có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà.
 - Về vận dụng kiến thức ,kĩ năng đã học:
 + Lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ: Thường xuyên sử dụng một số đồ dùng trong gia đình một cách an toàn.
Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng một số đồ dùng trong gia đình an toàn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên
- Các hình trong sgk
- Bộ tranh ảnh đồ dùng trong nhà
- Phiếu tìm hiểu đồ dùng trong nhà
2. Học sinh
- VBT tự nhiên và xã hội lớp 1
- Đồ vật trong gia đình
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
 *Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà
1. Khởi động:
Hoạt động chung cả lớp:(sd kĩ thuật động não)
 - Lần lượt HS sẽ nói tên đồ dùng trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận ,không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.
 - GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng và gạch chân đồ dùng có thể dẫn tới bị thương
 GV dẫn dắt vào bài học.
2. Khám phá kiến thức mới:
Hoạt động 1:Tìm hiểu nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà
Bước 1:Làm việc nhóm:
HS quan sát hình vẽ trang 20-22 để trả lời câu hỏi:
 + Mọi người tronh mỗi hình đang làm gì?
 +Việc làm nào có thể gây đứt tay ,...
 +Nếu là bạn Hà, bạn An em sẽ nói gì và làm gì?
Bước 2:Làm việc cả lớp:
 -Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp
 -HS khác nhận xét bổ sung.GV bình luận và chốt câu trả lời đúng
 -HS làm câu 1 của bài 3(VBT): Làm việc cá nhân-> đổi chéo vở kiểm tra, GV chốt kiến thức
3. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 2: Xử lí tình huống khi bản thân và người khác bị thương:
 Làm việc theo nhóm 6
Bước 1:Làm việc cá nhân
 -HS làm câu 2 bài 3(VBT)
Bước 2:
Thảo luận nhóm để đưa ra cách xử lí khi em hoặc người nhà bị thương.
Bước 3: Làm việc cả lớp:
 -Đại diện nhóm trình bày
 -HS các nhóm khác nhận xét,GV nhận xét sau đó GV chốt ý đúng.
 GV chốt nội dung tiết 1: GV khái quát kiến thức chính như phần ghi nhớ sau đó cho HS nhắc lại.
4. Vận dụng thực tiễn: 
 - Biết cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà.
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2020
CHỦ ĐỀ 1 : GIA ĐÌNH
BÀI 3: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
Tiết 2
*Lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn
1. Khởi động:
GV cho HS nhảy bài " Vũ điệu rửa tay" tạo không khí sôi động cho tiết học.
2. Khám phá kiến thức mới: 
Hoạt động 3: Xác định cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà
 GV treo tranh,HS quan sát và chọn cách sử dụng an toàn và nêu trước lớp
 GV chốt cách sử dụng an toàn.
3. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm về những lưu ý khi sử dụng 1 số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn.
Bước 1:Làm việc nhóm 6 quan sát tranh đồ dùng trong nhà chọn 2-3 đồ dùng trong nhà có thể gây đứt tay,bỏng,điện giật và giải thích.Nêu 1 số lưu ý khi sử dụng đồ vật đó.
Bước2:Làm việc cả lớp:
 - Đại diện nhóm trình bày
 - HS nhận xét ,bổ sung.GV chốt kiến thức .
Hoạt động 5: Tìm các đồ dùng gia đình có thể gây nguy hiểm 
 - Mỗi HS được phát phiếu tìm hiểu các đồ dùng trong gia đình mình
 - HS quan sát các đồ dùng trong nhà mình và hoàn thành phiếu.
 - HS báo cáo kết quả của mình vào buổi học sau.
4. Vận dụng thực tiễn: 
 Kể tên được một số đồ dùng trong nhà có thể gây nguy hiểm và nhớ sử dụng đúng cách.
Bạch Long, ngày / /2020
TUẦN 5
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
(2Tiết)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học,HS đạt được:
1.Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ và tự học:
 + Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
 + Biết giao tiếp ứng, xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.
 + Biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ người thân trong gia đình.
 + Biết cách làm việc theo nhóm, hoàn thành nhiệm vụ của mình và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, báo cáo được kết quả làm việc.
2. Năng lực đặc thù :
 - Về nhận thức khoa học.
 + Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề gia đình; các thành viên trong gia đình và công việc nhà; nhà ở và an toàn khi ở nhà.
 - Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 + Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Yêu thương, tôn trọng người thân trong gia đình.
Chăm chỉ: Thường xuyên tham gia các công việc gia đình vừa sức với bản thân
Trung thực: Trung thực khi báo cáo kết quả làm việc của bản thân
Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, vật dụng trong gia đình mình.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Các hình trong SGK ; Phiếu tự đánh giá cá nhân . 
2. Học sinh: VBT Tự nhiên và Xã hội 1 . 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
1. Khởi động:
Hoạt động chung cả lớp : 
 - HS nghe nhạc và hát theo lời bài : Cả nhà thương nhau. 
 - HS trả lời câu hỏi : Bài hát nhắc đến những ai trong gia đình ?
 - Từ nào nói về tình cảm của những người trong gia đình?
2. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 1: Giới thiệu về gia đình và nhà ở của em.
Bước 1: Làm việc cá nhân
 - HS làm câu 1 của bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Gia đình ( VBT)
Bước 2: Làm việc nhóm 6
 - Từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình theo sơ đồ trang 24 (SGK)
Bước 3: Làm việc cả lớp
 - Đại diện mỗi nhóm giới thiệu gia đình mình trước lớp.
 - HS khác nhận xét.
 - GV nhận xét.
Hoạt động 2: Xác định đồ dùng trong mỗi phòng và đồ dùng có thể gây nguy hiểm khi ở nhà.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
 - Quan sát hình trang 25 SGK trả lời các câu hỏi.
 + Những đồ dùng trong hình nên để ở phòng nào cho phù hợp ? Vì sao?
 + Trong những đồ đùng đó,đồ dùng nào có thể gây đứt tay,chân, bỏng, điện giật?
 + HS làm câu 2 của bài ôn tập và đánh giá chủ đề gia đình ( VBT)
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả.
 - HS nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, kết luận.
3.Vận dụng, thực tiễn
 HS kể tên những công việc đã làm trong gia đình.
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2020
CHỦ ĐỀ 1 : GIA ĐÌNH
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
(Tiết 2 )
1. Khởi động:
 GV cho HS nhảy bài " Vũ điệu rửa tay" tạo không khí sôi động cho tiết học.
2. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 3: Xử lý tình huống
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
 - HS quan sát và thảo luận tranh 1 trang 25 (SGK)
 - HS quan sát và thảo luận tranh 2 trang 25 (SGK)
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại nhiện nhóm lên trình bày.
 - HS khác nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét , bổ sung.
 - HS làm câu 3 của bài ôn tập và đánh giá chủ đề gia đình.
3. Vận dụng thực tiễn: 
- HS kể những việc làm thể hiện sự quan tâm các thành viên trong gia đình.
 Bạch Long, ngày / /2020
___________________________________________________________________
TUẦN 6
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
CHỦ ĐỀ 2 : TRƯỜNG HỌC
Bài 4: LỚP HỌC CỦA EM
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU :
 Sau bài học , HS đạt được : 
1. Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ và tự học:
 + Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân với bạn bè, những người xung quanh.
 + Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân; 
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
 + Biết giao tiếp ứng xử phù hợp với các thành viên trong lớp
 + Biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ bạn trong học tập; 
 + Biết cách làm việc theo nhóm, hoàn thành nhiệm vụ của mình và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, báo cáo được kết quả làm việc.
2. Năng lực khoa học (Năng lực đặc thù) :
* Về nhận thức khoa học : 
 - Nói được tên lớp học và một số đồ dùng có trong lớp học . 
 - Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ . 
 - Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học ; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó . 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh : 
 - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học , các thành viên và hoạt động trong lớp học . 
 - Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về lớp học , hoạt động ở lớp học 
* Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học : 
 - Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch , đẹp . 
 - Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận , đúng cách đồ dùng học tập trong lớp . 
3. Phẩm chất:
 Nhân ái: Yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô
 Chăm chỉ: Thường xuyên tham gia các công việc của trường lớp vừa sức với bản thân
 Trung thực: Trung thực khi báo cáo kết quả làm việc của bản thân
 Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, vật dụng của lớp, trường
II . ĐỒ DÙNG , THIẾT BỊ DẠY HỌC 
 1. Giáo viên: Các hình trong SGK ; Phiếu tự đánh giá cá nhân .
 2. Học sinh: VBT Tự nhiên và Xã hội 1 . 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
 1. Khởi động:
Hoạt động chung cả lớp : 
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài : Lớp chúng ta đoàn kết . 
- HS trả lời câu hỏi : Bài hát nói với các em điều gì về lớp học ?
 GV dẫn dắt vào bài học : Bài hát nói đến tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp . Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ về lớp học của mình qua bài học “Lớp học của em”
2. Khám phá kiến thức mới: 
Giới thiệu về lớp học của em
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lớp học của bạn An 
Bước 1 : Làm việc theo cặp
 - HS quan sát các hình ở trang 28 , 29 trong SGK để trả lời các câu hỏi : 
 + Lớp học của bạn An ở hình 1 và hình 2 có những ai ? Họ đang làm gì ?
 + Trong lớp có những đồ dùng gì? Chúng được sắp đặt như thế nào ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
 - Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp . 
 - HS khác nhận xét , bổ sung câu trả lời . HS nói được: 
 + Lớp bạn An có thầy/cô giáo và các bạn HS. Thầy/cô giáo hướng dẫn HS học tập, HS hát, vẽ , ... 
 + Trong lớp bạn An có nhiều đồ dùng như : bảng , bàn ghế GV và HS, quạt trần, tủ đồ dùng, đồ dùng học tập, tranh ảnh, đồng hồ.... 
3. Luyện tập, thực hành: 
Hoạt động 2 : Giới thiệu về lớp học của mình 
Bước 1 : Làm việc theo cặp
 - Mỗi bàn là một cặp, một bạn đặt câu hỏi, bạn kia trả lời. Sau mỗi câu hỏi thì đổi lại. 
Gợi ý câu hỏi như sau : 
 + Nêu tên lớp học của chúng mình.
 + Lớp học có những đồ dùng gì ? Chúng được sắp đặt như thế nào ? 
 + Lớp học của chúng mình có những ai? Nhiệm vụ của những người đó là gì? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp . 
 - HS khác nhận xét , bổ sung . GV bình luận, hoàn thiện các hỏi và câu trả lời của HS . 
 - GV hỏi cả lớp : Các em đã làm gì để giữ gìn đồ dùng trong lớp học ? 
 - Một số HS trả lời , HS khác bổ sung , GV gợi ý và hoàn thiện câu trả lời .
 + Hai thành viên chính trong lớp học là GV và HS . Nhiệm vụ chính của GV là dạy học , nhiệm vụ chính của HS là học tập .
 + Để giữ đồ dùng trong lớp học, HS sắp xếp đồ dùng đúng chỗ ; lau chùi và bảo quản đồ dùng , không viết , vẽ bậy lên đồ dùng , ... ; sử dụng đồ dùng đúng cách, ... 
 - HS làm câu 1 , 2 của Bài 4 ( VBT ) . 
4. Vận dụng thực tiễn: 
 Yêu cầu HS sắp xếp, lau chùi đồ dùng của lớp mình .
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
Bài 4: LỚP HỌC CỦA EM
( 2 tiết)
1. Khởi động:
Hoạt động chung cả lớp : 
 - HS nghe nhạc và hát theo lời bài : Lớp chúng ta đoàn kết . 
 - HS trả lời câu hỏi : Bài hát nói với các em điều gì về lớp học ?
 GV dẫn dắt vào bài học : Bài hát nói đến tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp . Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ về lớp học của mình qua bài học “Lớp học của em”
2. Khám phá kiến thức mới: 
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động học trong giờ học.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm 6.
 + Quan sát các hình ở trang 30 trong SGK, kể tên một số hoạt động ở lớp bạn An. Các bạn trong hình đã sử dụng những đồ dùng học tập nào?
 + Trong giờ học,em đã tham gia những hoạt động nào ? với mỗi hoạt động đó, thường sử dụng đồ dùng học tập nào?
 + HS thực hành sử dụng một số đồ dùng học tập.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 + HS khác nhận xét, bổ sung.
 + HS thực hành
 + GV nhận xét, bổ sung.
3. Thực hành, luyện tập.
Hoat động 4: Thi kể về đồ dùng trong lớp học.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm:
 + GV chia lớp thành nhóm 4.
 + Mỗi nhón liệt kê tên các đồ dùng có trong lớp học.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 + Lần lượt các nhóm nói tên một đồ dùng có trong lớp học.
 + GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng.
 + Nhóm nào dừng cuộc chơi cuối cùng là nhóm thắng cuộc.
 HS làm câu 3 của bài 4 ( Vở BT )
4. Vận dụng thực tiễn.
 HS kể những việc phù hợp để giữ lớp học sạch đẹp.
Bạch Long, ngày / /2020
__________________________________________________________________
TUẦN 7
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
Bài 4: LỚP HỌC CỦA EM
(Tiết 3 )
1. Khởi động:
 - HS kể tên các đồ dùng có trong lớp học.
 - GV giới thiệu bài
2. Khám phá kiến thức mới: 
Hoạt động 5: Thảo luận về lớp học sạch,đẹp.
 Bước 1: Làm việc theo cặp.
 + HS quan sát các hình ở trang 32 trong SGK trả lời các câu hỏi
Nêu những điểm khác nhau của lớp học trong hai hình.
Em thích lớp học của em như thế nào?
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
 + Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 + HS khác nhận xét,bổ sung.
 + GV nhận xét, bổ sung.
3. Thực hành, luyện tập.
Hoat động 6: Xác định những việc có thể làm để lớp học sạch,đep.
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
 - Liệt kê những việc có thể làm để giữ lớp học sạch đẹp.
 - HS xem trong nhóm các bạn đã thực hiện những việc đó như thế nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
 - Các nhóm còn lại nhận xét,bổ sung.
 - GV nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Làm việc cá nhân
 - HS làm câu 4 của bài 4 (VBT)
 - GV phát phiếu tự đánh giá cho học sinh.
 - HS tự đánh giá việc giữ gìn lớp học và sử dụng đồ dùng học tập.
4. Vận dụng thực tiễn.
 HS

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_sach_cung_hoc_de_phat_trien.doc