Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thương

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thương

TUẦN 34 ÔN TẬP, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ II

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức, kĩ năng:

- HS nắm được các kiến thức đã học về các chủ đề: Gia đình, Trường học.

- Vận dụng tốt các kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn.

2. Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất:

- Biết lựa chọn việc nhà phù hợp với các thành viên trong gia đình.

- Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người trong gia đình mình.

- Biết yêu thương, quý trọng mọi người trong trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh, đoạn video về tiết học.

 2. Học sinh: Sách học sinh.

 

doc 6 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 8810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội 1
TUẦN 34 ÔN TẬP, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ II
Thời gian thực hiện: Ngày 2; 3; 4; 5; 6/ 5 /2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức, kĩ năng:
- HS nắm được các kiến thức đã học về các chủ đề: Gia đình, Trường học.
- Vận dụng tốt các kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn.
2. Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: 
- Biết lựa chọn việc nhà phù hợp với các thành viên trong gia đình.
- Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người trong gia đình mình.
- Biết yêu thương, quý trọng mọi người trong trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh, đoạn video về tiết học.
	2. Học sinh: Sách học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động và khám phá (5 phút):
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho giờ học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát và vận động.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nghe bài hát “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 27 phút)
 Hoạt động 1. Giới thiệu về bản thân và các thành viên trong gia đình. ( 10 phút)
* Mục tiêu : 
- Hs nêu ra được các thành viên trong gia đình mình. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức : PP vấn đáp, trò chơi phỏng vấn . 
* Cách tiến hành : 
- Gv hỏi : Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì cô gọi là gì ? 
Gv yêu cầu Hs nói cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình trong vòng 2-3 phút. 
- Gv cho Hs chơi trò chơi quay số ngẫu nhiên và yêu cầu hs đó trả lời phỏng vấn của cô . 
+ Giới thiệu về bản thân của mình nhé.
+ Gia đình em gồm những ai ?
- Gv thực hiện lại với một số bạn.
- Gv nhận xét , tuyên dương.
- Gv hỏi : Khi đi chơi xa hoặc mỗi ngày khi đi học về thì các em sẽ cảm thấy như thế nào ? 
- Gv chốt ý : Bất kì ai trong chúng ta cũng có gia đình. Gia đình có thể có nhiều người như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em nhưng cũng có những gia đình chỉ có ba, mẹ và mình . Gia đình là mái ấm của mỗi người, là nơi mọi người yêu thương, quan tâm và chăm sóc nhau.
* Hoạt động 2 : Liên hệ bản thân ( 8 phút)
* Mục tiêu :
- Hs nêu được cách quan tâm , chăm sóc nhau của các thành viên trong gia đình mình. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức : trực quan , vấn đáp , thảo luận.
* Cách tiến hành : 
- Gv cho Hs xem video nói về hành động quan tâm, chăm sóc nhau trong 1 gia đình.
- Gv hỏi những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau giữa các thành viên trong gia đình qua đoạn video các em vừa xem.
- Gv nhận xét , yêu cầu Hs liên hệ bản thân, thảo luận nhóm đôi “ Các thành viên trong gia đình em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau?
- Gv yêu cầu Hs chia sẻ phần thảo luận.
- Gv nhận xét, khen ngợi Hs đã biết quan tâm , chăm sóc các thành viên trong gia đình và khuyến khích các em thực hiện thường xuyên. 
- Gv KL: Các thành viên trong gia đình em luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.
Hoạt động 3: Sáng tạo vẽ tranh về gia đình em ( 9 phút ).
* Mục tiêu : 
- Hs vẽ được bức tranh về gia đình của mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức : Trực quan , giảng giải . 
* Cách tiến hành : 
- Gv phát cho mỗi em 1 tờ A4, yêu cầu Hs vẽ 1 bức tranh về các thành viên trong gia đình em. 
- Gv cho Hs trưng bày tranh của mình, mời một số bạn giới thiệu về gia đình mình. 
- Yêu cầu các bạn nhận xét.
- Gv nhận xét, tuyên dương Hs vẽ tốt.
3. Hoạt động vận dụng (3 phút):
- Các em hãy về nhà thực hiện một số việc làm quan tâm đến bố mẹ, anh , chị , em .trong gia đình ; tặng tranh vẽ về gia đình cho người thân.
- Học sinh tham gia hát và vận động và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Hs trả lời Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì em gọi đó là Gia đình .
- Hs thảo luận trong 3 phút. Kể về gia đình mình 
- Thực hiện trò chơi quay số , phỏng vấn 
- Hs trả lời phỏng vấn. 
Ví dụ : 
 + Gia đình em sống rất vui vẻ, hạnh phúc . 
 + Gia đình em gồm có ba, mẹ , chị em, em .
- Hs nhận xét , đóng góp ý kiến .
- Hs trả lời theo cảm giác của mình 
- Đại diện từng nhóm chia sẻ câu trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
- Hs xem video và trả lời. 
 Gia đình yêu thương ..
- Hs tự kể về gia đình của mình đã quan tâm , chăm sóc nhau. 
Hành động rót nước cho ba mẹ uống, đấm lưng cho bà .
- Hs vẽ tranh . 
- Hs lắng nghe.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động và khám phá (5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học
* Cách tiến hành:
- GV cho HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”.
- GV mở video cả lớp cùng hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét: Cô thấy các em hát rất hay, cô tuyên dương cả lớp.
- GV dẫn dắt: Lớp học của các bạn có vui không? Con thấy các bạn trong lớp đối xử với nhau như thế nào?
- GV nhận xét và chuyển ý: Các con cũng đang được ngồi trong lớp học của mình. Lớp học của chúng ta cũng rất vui. Để biết được lớp học của mình nằm ở đâu? Trong lớp có gì thú vị? Chúng ta cùng khám phá qua bài học: “Lớp học của em”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới( 27 phút)
Ôn tập chủ đề: Trường học
Hoạt động 1: Tên và vị trí lớp học ( 10 phút)
* Mục tiêu: HS xác định được tên và vị trí của lớp học
* Phương pháp:hỏi đáp, thảo luận nhóm đôi
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống: Lớp học của em nằm ở đâu? Hãy hướng dẫn bạn để bạn tìm được đường đi tới lớp học.
- GV gợi ý: Lớp học của em ở tầng mấy? Tên lớp là gì? Có những gì xung quanh lớp học để bạn dễ nhận biết?
- GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ học tập: “Hãy nói tên và vị trí của lớp em trong trường”. 1 HS hỏi, 1 HS trả lời và đổi ngược lại.
+ GV gợi ý cho học sinh mô tả thêm lớp học của mình.
+ GV tổ chức cho một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và kết luận: Các con mới bước vào ngôi trường Tiểu học, còn rất nhiều bỡ ngỡ. Khi đến trường, đầu tiên con cần phải nhớ tên và vị trí của lớp học để không vào nhầm lớp. 
- Ngoài việc nhớ vị trí lớp học của mình, còn những nơi nào quan trọng trong trường con cần phải biết?
- Trong trường có rất nhiều phòng. Ngoài lớp học của mình thì con cần nhớ những phòng chức năng quan trọng đó để con tự tìm đến khi có nhu cầu.
- GV hỏi: 
+ Nhà vệ sinh nằm ở đâu? Cô giáo quy định khi nào các con được đi vệ sinh?
+ Nếu bị mệt hoặc bị ngã con phải tìm ngay đến phòng nào?
+ Phòng bảo vệ có bác bảo vệ. Là người bảo vệ trường học và các con. Nên nếu trường hợp bố mẹ đón quá muộn, con có thể tìm đến nhờ sự giúp đỡ của các bác bảo vệ. 
+ Trong lớp học các con sẽ thực hiện nhiệm vụ chính là gì?
=> Kết luận: Lớp học là nơi chúng em được học tập với bạn bè.
Hoạt động 2: Kể tên các đồ dùng, thiết bị học tập. ( 10 phút)
* Mục tiêu: học sinh kể tên và nêu được công dụng của đồ dùng, thiết bị đó.
* Phương pháp: trò chơi, hỏi đáp.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 2 đội “Kể tên các đồ dùng, thiết bị học tập trong lớp của em”
+ Các thành viên của hai đội luân phiên nhau kể tên các đồ dùng, thiết bị học tập có trong lớp. Đội nào đúng nhiều đáp án đúng sẽ chiến thắng được cả lớp tuyên dương.
- GV chốt và nêu câu hỏi: Các đồ dùng, thiết bị có trong lớp học cũng chính là người bạn thân thiết, đồng hành và giúp đỡ các con học tập tốt hơn. Con sẽ sử dụng và giữ gìn các đồ dùng, thiết bị trong lớp như thế nào? 
+ GV cho HS phát biểu ý kiến.
- GV nêu tên từng đồ dùng, thiết bị. HS nêu cách bảo quản.
- GV nhận xét và kết luận: Sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong lớp sẽ giúp chúng ta học tập tốt hơn
 Hoạt động 3: Chia sẻ với bạn về hoạt động em thích nhất ở trường.( 7 phút)
* Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn về hoạt động em thích nhất ở trường.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp cá nhân, nhóm đôi.
- Dự kiến hình thức đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.
3. Hoạt động vận dụng (3 phút):
- Hs cùng nhau giữ gìn và bảo quản các đồ dùng, thiết bị trong trường, lớp.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- HS hát và vỗ tay theo yêu cầu.
- Học sinh xem một đoạn clip có nội dung về trường học của em.
- HS lắng nghe
- HS nhìn tranh nêu vị trí: Lớp bạn em nằm ở tầng 1, phía trước là sân trường. Trên cửa lớp em có bảng tên lớp: “Lớp 1A, ”.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp. 
Ví dụ: A: Chào bạn! Bạn học lớp nào?
 B: Rất vui vì được làm quen với bạn. Tớ học lớp 1A. Lớp tớ nằm ở tầng 1 nhà 3 tầng. Phía trước lớp học của tớ là bồn cây xanh tốt. 
- HS trả lời: Nhà vệ sinh, Phòng y tế, Phòng Thư viện, Phòng Bảo vệ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- Cả lớp tham gia trò chơi
- HS nêu ý kiến của mình.
- Nêu được ý thức giữ gìn đồ dùng, thiết bị.
- HS thảo luận nhóm đôi, kể về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong nhà trường.
- HS kể
- HS nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ( nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_tua.doc