Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Tết Nguyên đán - Nguyễn Thị Thu Hà

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Tết Nguyên đán - Nguyễn Thị Thu Hà

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra tết Nguyên đán.

- Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán.

- Tìm tòi , khám phá các hoạt động đón Tết của người dân trong cộng đồng.

- Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết .

2. Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất: Hình thành tình cảm yêu quý cộng đồng; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên; tham gia các công việc ở cộng đồng vừa sức với bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: BGĐT, phần mềm zoom, các clip về ngày Tết.

2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh, ảnh về ngày Tết

 

docx 4 trang Kiều Đức Anh 12851
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Tết Nguyên đán - Nguyễn Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 8: TẾT NGUYÊN ĐÁN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra tết Nguyên đán.
- Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán.
- Tìm tòi , khám phá các hoạt động đón Tết của người dân trong cộng đồng.
- Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết .
2. Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Hình thành tình cảm yêu quý cộng đồng; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên; tham gia các công việc ở cộng đồng vừa sức với bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: BGĐT, phần mềm zoom, các clip về ngày Tết.
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh, ảnh về ngày Tết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động- Kết nối:
a, Khởi động: 
- GV cho HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: Ngày Tết quê em. 
- HS trả lời câu hỏi: Bài hát cho em gì về ngày Tết? 
b, Kết nối: Bài hát cho thấy không khí đón Tết trên khắp đất nước với hoa tươi, phố đông vui , người đi sắm Tết , đi chơi , thăm hỏi lẫn nhau ... và ý nghĩa thiêng liêng giúp chúng ta tìm hiểu về một lễ hội truyền thống của người Việt Nam được nhắc đến trong bài hát, đó là tết Nguyên Đán.
- GV nêu tên bài: Tết Nguyên Đán
- GV cho HS theo dõi clip giới thiệu về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán
 2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu về những hoạt động vào dịp ngày tết Nguyên đán 
* Mục tiêu 
Nêu được những hoạt động vào dịp tết Nguyên đán.
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 54, 55 (SGK) để trả lời câu hỏi: 
+Những người trong mỗi hình đang làm gì ? 
+Trong đó, những hoạt động nào thường diễn ra trước Tết, những hoạt động nào thường diễn ra trong dịp Tết ?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả
+ Những người trong mỗi hình đang làm gì ? 
+ Trong đó, những hoạt động nào thường diễn ra trước Tết, những hoạt động nào thường diễn ra trong dịp Tết ?
- Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến 
- GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời: Có rất nhiều hoạt động diễn ra vào dịp Tết. Có những hoạt động diễn ra trước Tết như: làm bánh chưng, mua hoa tết, làm cơm thắp hương tổ tiên có những hoạt động diễn ra trong dịp Tết: chúc tết, mừng tuổi, đi chơi tết 
*GV cho xem 1 số hình ảnh loài hoa đặc trưng khi Tết đến của 2 miền Nam, Bắc; Một số hình ảnh mâm cơm cúng ngày Tết, clip các hoạt động vào dịp Tết: lì xì, xông đất 
Hoạt động 2 : Giới thiệu về các hoạt động của em và gia đình vào dịp tết Nguyên đán 
*Mục tiêu
 - Nêu được một số hoạt động của em và gia đình trong dịp Tết
*Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn về những việc em cùng gia đình thường làm vào dịp Tết 
- HD HS chia sẻ theo các câu hỏi:
+ Vào dịp tết Nguyên đán, em cùng với gia đình thường làm gì?
+ Em thích nhất hoạt động nào? Vì sao ?
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp
+ Vào dịp tết Nguyên đán, em cùng với gia đình thường làm gì?
+ Nêu hoạt động mà em thích nhất vào ngày Tết
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán.
- GV kết hợp với HS nhận xét
*GV cho xem 1 số hình ảnh vào dịp Tết.
Hoạt động 3 : Giới thiệu các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán
* Mục tiêu: Giới thiệu được các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán đã sưu tầm được. 
*Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ: Mỗi em sẽ sưu tầm các thông tin, các hình ảnh về Tết Nguyên Đán. Sau khi đi học trở lại các em sẽ tập hợp lại thành sản phẩm của nhóm để trưng bày.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS xem clip bắn pháo hoa vào đêm giao thừa.
- Qua tiết học này con biết gì về ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam?
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau: An toàn trên đường.
- Hát
- HS trả lời
- Lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi
- HS quan sát tranh, ảnh SGK
- Đại diện trình bày kết quả
+ Tranh 1: Đi chợ Tết, mua, bán hoa Tết.
+ Tranh 2: Làm bánh 
+ Tranh 3: Chuẩn bị mâm cơm Tết lên bàn thờ.
+ Tranh 4: Đi chúc Tết
+ Tranh 5: Đi chơi Tết
+ Tranh 6: Đi xem hát (hội)
- Hoạt động diễn ra trước Tết là: Đi chợ Tết, sắm Tết; Làm bánh; Chuẩn bị mâm cơm Tết lên bàn thờ.
- Hoạt động diễn ra trong dịp Tết là: Đi chúc Tết, Đi chơi Tết, Đi xem hát (hội) 
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS theo dõi.
- HS thảo luận, chia sẻ với các bạn 
- HS chia sẻ với các bạn trước lớp
+ Đi chúc Tết ông bà, người thân.
+ Đi lễ Chùa; Đi xem hội, 
- HS nghe, thực hiện
- HS quan sát
- HS nghe, thực hiện
- HS theo dõi
- HS nêu
- HS nghe, thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx