Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Bài 10 đến bài 13

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Bài 10 đến bài 13

Bài 10. CÂY XANH QUANH EM

(3 tíểt)

I. Mục tiêu

Sau bài học . HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

-Nêu được tên một số cây và bộ phận bên ngoài của cây.

* Về tìm hiếu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài của cây xung quang.

* Về vận dụng kiên thức, kĩ nãng đã học:

- Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người ( cây bóng mát , cây ăn quả , cây hoa.)

- Biết cách quan sát trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của cây xanh.

II.Đồ dùng dạy học

- Một số cây thường gặp ở địa phương ( cây đang trồng trong bầu hoặc chậu đất , có đủ thân ,rễ , lá .Một số cây đang có hoa và quả tùy thực tế.

-Các hình trong SGK.

-Bộ tranh ảnh gồm các loại cây rau , cây hoa , cây bóng mát .đặc biệt là các loài cây có ở địa phương.

- Bảng phụ , giấy A2

- Một số bài hát , bìa thơ nói về tên các loài cây ; các bộ phận của cây ; lợi ích của cây ; các lọi cây cho rau , hoa , quả , bóng mát .

-Bộ thẻ từ gồm các bộ phận của cây : thân , rễ , lá , hoa , quả ( nếu có )

-Một số đồ vật làm từ thực vật phổ biến ở địa phương : rổ , rá ,quạt nan, đĩa giỏ bằng mây tre.

-Một số hình ảnh : Hoa trang trí nhà , đám cưới .giường , tủ .;đồ ăn , nước sinh tố , .và các vật dụng khác được làm ra từ thực vật ở các vùng miền khác.

 

docx 22 trang chienthang 31/08/2022 6791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Bài 10 đến bài 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10. CÂY XANH QUANH EM
(3 tíểt)
Mục tiêu
Sau bài học . HS đạt được: 
* Về nhận thức khoa học: 
-Nêu được tên một số cây và bộ phận bên ngoài của cây.
* Về tìm hiếu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài của cây xung quang.
* Về vận dụng kiên thức, kĩ nãng đã học:
- Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người ( cây bóng mát , cây ăn quả , cây hoa...)
- Biết cách quan sát trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của cây xanh.
II.Đồ dùng dạy học
- Một số cây thường gặp ở địa phương ( cây đang trồng trong bầu hoặc chậu đất , có đủ thân ,rễ , lá .Một số cây đang có hoa và quả tùy thực tế.
-Các hình trong SGK.
-Bộ tranh ảnh gồm các loại cây rau , cây hoa , cây bóng mát ...đặc biệt là các loài cây có ở địa phương.
- Bảng phụ , giấy A2
- Một số bài hát , bìa thơ nói về tên các loài cây ; các bộ phận của cây ; lợi ích của cây ; các lọi cây cho rau , hoa , quả , bóng mát ...
-Bộ thẻ từ gồm các bộ phận của cây : thân , rễ , lá , hoa , quả ( nếu có )
-Một số đồ vật làm từ thực vật phổ biến ở địa phương : rổ , rá ,quạt nan, đĩa giỏ bằng mây tre.
-Một số hình ảnh : Hoa trang trí nhà , đám cưới ...giường , tủ ...;đồ ăn , nước sinh tố , ...và các vật dụng khác được làm ra từ thực vật ở các vùng miền khác.
III. Hoạt động dạy học
MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lởp: 
- HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về cây xanh que thuộc ở mẫu giáo như : Lí cây xanh , Em yêu cây xanh , Hoa trong vườn ....
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nôi dung bài hát như: 
+ Bài hát nhắc đến những gì ? 
+ Từ nào nói về cây xanh ?
+...
GV dẫn dắt vào bài học. Bài hát nói đến cây xanh quanh ta , hoa , lá ....( Gv giải thích , dẫn dắt vào bài theo nội dung của bài hát ).Hôm nay, chúng ta sẽ tìm híểu về : “Cây xanh quanh em ’’.
Nhận biết một số cây
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Nhận biết một số cây
* Mục tiêu 
- Nêu được một số cây .
- Đặt được câu hỏi về tên cây , hoa , quả và chiều cao , màu sắc của cây.
- So sánh được chiều cao , đọ lớn của một số cây.
* Cách tiến hành 
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát tranh và đặt câu hỏi 
HS quạn sát các hình ở trang 68,69 (SGK) để trả lời các câu hỏi: 
+ Kể tên các cây có trong bức tranh ? ( cây dừa , hoa cúc , cây rau cải bắp ........) 
Lưu ý : HS không bắt buộc phải kể được hết các cây trong hình . GV có thể gợi ý để HS biết và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm .
+ Cây nào đang có hoa , cây nào đang có quả .Hoa và quả của chúng có màu gì ?
+ So sánh các cây có trong bức tranh , cây nào thấp , cây nào cao ?
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các cây có trong SGK và hình hình ảnh mà HS mang đến :tên cây , cao hay thấp , cây đang có hoa , có quả không ?...
- 1HS đặt câu hỏi về các đắc điểm của cây , HS khác trả lời ( GV có thể hướng dẫn HS đặt câu hỏi ), gời ý như sau : 
+ Cây này là cây gì ? Nó có đắc điểm gì ? 
+ Cây này cao hay thấp ? Cây có hoa , có quả không ?
-Nhà bạn hoặc vườn trường có những cây gì ? Hãy ghi và vẽ vào bảng phụ / giấy A2.
Bước 3 : Tổ chức làm việc nhóm 
-Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm bảng tên các cây và tranh vừa vẽ.
-Các nhóm treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp .
Bước 4 : Tổ chức làm việc cả lớp 
Chọn đại diện HS trình bày về tên các cây của nhóm .Các HS nhóm khác sẽ đặt câu hỏi về đặc điểm của cây và nhận xét phần trả lời của bạn.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 2.Thi gọi tên một số cây
* Mục tiêu 
- Khắc sâu , mở rộng vốn từ và hiểu biết về các loài cây mà HS đã học.
-Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát , bài tơ mà HS đã học ở trường mầm non nhằm tích hợp các môn học như T Việt , Âm nhạc vào môn TNXH.
* Cách tiến hành 
Bước 1: Chia nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 5-6 HS .Chia bộ ảnh hoặc các cây mà Hs và GV đã chuẩn bị 
Bước 2: Hoạt động nhóm
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên một số loại cây bằng tranh ảnh hoặc vật thật theo các nhóm , bạn nào nói nhanh , nói đúng nhiều sẽ thắng.
Buớc 3 : Hoạt động cả lớp 
GV chọn hai nhóm một trình bày trước lớp .Các nhóm nhận xét , đánh giá tìm ra nhóm tốt nhất .
Buớc 4 :Củng cố 
-HS nêu ngắn gọn : Sau phần học này , em rút ra được điều gì ?( Trong tự nhiên có rất nhiều cây xung quanh ta , có nhiều loại cây , có cây rất to , có cây rất nhỏ ...)
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu các cây có xung quanh nhà , khu vực mình sống .Ghi chép , chia sẻ với bạn vào buổi học sau.
ĐÁNH GIÁ
GV sử dụng câu 1 Bài 10 ( VBT) để đánh giá kết quả của HS.
Một số bộ phận bên ngoài của cay
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 3 : Nhận biết một số bộ phận của cây
 * Mục tiêu
- Quan sát và nhận biết được một số bộ phận chính của cây : thân , rễ , lá , hoa và quả.
-Đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận chính của cây.
-Viết hoặc vẽ các bộ phận chính của cây và giới thiệu với các bạn trong nhóm / lớp.
* Cách tiến hành
 Bước 1 :Tố chức làm việc theo cặp, hướng dẫn HS quan sát và đặt câu hỏi 
- HS quan sát hình ở trang 70 ( SGK ) và chỉ ra các bộ phận của cây.
- HS quan sát cây 1 số cây có đủ thân , rễ , lá có thể có hoa , quả.
-Một HS đặt câu hỏi – 1 HS trả lời 
+ Cây gồm những bộ phận gì ? 
+ Tại sao có khi chúng ta nhìn thấy cây chỉ có quả hoặc chỉ có hoa ?
+Tại sao lại có cây không thấy có quả ? 
+ Cây này có hoa và quả không ? Hoa của chúng màu gì ? Quả màu gì ?
-HS quan sát cây trong chậu
GV hỏi: Tại sao chúng ta thường không nhìn thấy rễ cây ? 
-GV cho HS quan sát rễ thật của một số cây .
-HS vẽ một cây mà mình thích và viết tên các bộ phận của cây.
Bước 2 :Tổ chức làm việc nhóm
-HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về sản phẩm của mình .
-Các nhóm treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp .( nếu có thời gian)
Bước 3:Tổ chức làm việc cả lớp
Một số HS giới thiệu sản phẩm của nhóm về các bộ phận của cây. Cử một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của bạn.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 4 : Trò chơi “Tìm hiểu về các bộ phận của cây ”
 * Mục tiêu 
- Khắc sâu kiến thức về các bộ phận của cây.
* Cách tiến hành 
Bước 1 : Chia nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 5-6 HS .Chia bộ ảnh hoặc các cây mà Hs và GV đã chuẩn bị 
Bước 2 : Hoạt động nhóm 
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên các bộ phận của cây dự vào tranh ảnh hoặc vật thật mà GV , HS đã chuẩn bị .Các thành viên trong nhóm nhận xét , bổ sung.
Bước 3 : Hoạt động cả lớp 
GV chọn hai nhóm một trình bày trước lớp .Các nhóm nhận xét , đánh giá tìm ra nhóm tốt nhất .
Bước 4 : Củng cố 
-HS nêu ngắn gọn : Sau phần học này , em rút ra được điều gì ?( Hầu hết cây xanh đều có : thân , rễ , lá , hoa , quả .)
- GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận của cây có xung quanh nhà , khu vực mình sống hoặc qua sách báo , chia sẻ với bạn các bạn trong nhóm /lớp.
ĐÁNH GIÁ
GV sử dụng câu 2 Bài 10 ( VBT) để đánh giá kết quả của HS.
3.Lợi ích của cây
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 5 : Tìm hiểu lợi ích của cây đối với con người và động vật
* Mục tiêu
 - Nêu được lợi ích của một số cây đối với con người và động vật.
- Có tình yêu và ý thức bảo vệ cây xanh.
 * Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình ở trang 11 trong SGK 
-GV hướng dẫn từng cặp HS nói cho nhau nghe về lợi ích của cây đối với đời sống con người và động vật qua các hình trong GSK .
- HS tóm tắt lợi ích của cây vào bảng hoặc giấy A2 
Bước 2: Làm việc cả nhóm
- Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm về sản phẩm của cặp mình .
-Các nhóm treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp .
Bước 3 : Tổ chức làm việc cả lớp
-Chọn đại diện của nhóm lên trình bày trước lớp về lợi ích của cây .Một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần trình bày của bạn.
Hoạt động 6 : Trò chơi “ Tìm hiểu về lợi ích của cây”
 * Mục tiêu :
- Khắc sâu kiến thức về lợi ích của cây .
-Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát , bài tơ mà HS đã học ở trường mầm non nhằm tích hợp các môn học như T Việt , Âm nhạc vào môn TNXH.
-Khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh , tài liệu ..., bước đầu phát triển năng lực tự học , tự nghiên cứu.
* Cách tiến hành 
Bước 1 : Chia nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 5-6 HS .Chia bộ ảnh hoặc các cây mà Hs và GV đã chuẩn bị .
Bước 2 : Hoạt động nhóm
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên một số cây có trong ảnh hoặc vật thật và nói lợi ích của cây đó .
Bước 3 : Hoạt động cả lớp 
-GV lần lượt cho 2 nhóm thi với nhau , nhóm khác nhận xét , đánh giá ...tìm ra nhóm tốt nhất .
-Nếu còn thời gian cho HS thi tìm bài hát , câu thơ... về lợi ích của cây và các bộ phận bên ngoài của cây.
Bước 4:Củng cố 
-HS nêu ngắn gọn : Sau phần học này , em đã học được điều gì cây xanh có ích đối với đời sống con người và động vật )
- GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về lợi ích của cây có xung quanh nhà , khu vực mình sống hoặc qua sách báo , chia sẻ với bạn các bạn trong nhóm /lớp.
Hoạt động 7 :Phân biệt cây rau , cây hoa , cây ăn quả và cây bóng mát
* Mục tiêu 
- HS nêu và phân biệt được một số cây theo nhu cầu của con người : cây bóng mát , cây ăn quả ...
-HS có khả năng quan sát , tìm hiểu và quan tâm đến thực vật có ở địa phương và xung quanh em.
* Cách tiến hành 
Bước 1 : Hướng dẫn HS quan sát hình 
Tổ chức hoạt động quan sát hình trang 72,73 SGK
Bước 2 : Tổ chức làm việc theo cặp
- HS quan sát hình trang 72,73 SGK
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau cây nào là cây rau , cây cho bóng mát ...
- GV : Ngoài ra còn nhiều loại cây như cây lương thực ( cây lúa , cây ngô ...), cây làm thuốc ...( GV cho HS kể thêm )
-HS ghi bảng phụ hoặc giấy A2 về các nhóm cây vừa học.
Bước 3 : Tổ chức làm việc nhóm 
-Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm về sản phẩm của cặp mình.
-Các nhóm treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp .
Bước 4 : Tổ chức làm việc cả lớp 
Cử đại diện của nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm về các loại cây : cây rau , cây hoa....
HS đặt câu hỏi và nhận xét bạn trình bày.
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG 
Hoạt động 8 : Tìm hiểu về một số loại cây cho : rau , hoa ,quả , bóng mát; Trò chơi “ Tôi là cây gì ?’’
* Mục tiêu
 -Phân biệt và khắc sâu được một số loại cây cho : rau , hoa ,quả , bóng mát.
-Phát triển năng lực ngôn ngữ , thuyết trình
* Cách tiến hành 
Bước 1 : Chia nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm có nhiều cặp HS.
Bước 2 : Hoạt động cặp
Lần lượt từng cặp đóng vai ví dụ như đã mô tả trong SGK /73.Một bạn mô tả về cây , vai trò của cây đó , bạn kia trả lời ,...cú như vậy lần lượt với từng cặp còn lại và có thể đổi vai cho nhau.
Bước 3 : Hoạt động cả lớp 
-GV chọn mỗi nhóm 1 cặp trình bày trước lớp 
-HS nhận xét , đánh giá , bổ sung.
Bước 4:Củng cố 
-HS nêu: Sau phần học này , em đã học được điều gì ? 
- GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về cây rau , cây ăn quả....và một số cây làm thuốc , cây lương thực có xung quanh nhà , khu vực mình sống hoặc qua sách báo , chia sẻ với bạn các bạn trong nhóm /lớp.
IV.Đánh giá
GV sử dụng câu 4,5 Bài 10 ( VBT) để đánh giá kết quả của HS.
 Bài 11. CÁC CON VẬT QUANH EM
(3 tíểt)
Mục tiêu
Sau bài học . HS đạt được: 
* Về nhận thức khoa học: 
-Nêu được tên một số con vật và bộ phận của chúng.
* Về tìm hiếu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Đặt được các câu hỏi để tìm hiểu một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật.
* Về vận dụng kiên thức, kĩ nãng đã học:
- Phân biệt được một số con vật theo lợi ích và tác hại của chúngddoois với con người .
- Biết cách quan sát trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của con vật.
II.Đồ dùng dạy học
-Các hình trong SGK.
- Hình ảnh các con vật điển hình có ở địa phương do Gv và HS chuẩn bị .
-Hình ảnh các con vật đang di chuyển .
- Bảng phụ , giấy A2
- Một số bài hát , bìa thơ, câu chuyện nói về các con vật.
III. Hoạt động dạy học
MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lởp: 
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát có nội dung về một số con vật quen thuộc ở mẫu giáo như : Chú voi ở Bản Đôn, Đàn vịt con, Gà trống ...
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nôi dung bài hát như: 
+ Bài hát nhắc đến những gì ? 
+ Từ nào nói về các con vật ?
+...
GV dẫn dắt vào bài học. Bài hát nói đến các con vật : ....( Gv giải thích , dẫn dắt vào bài theo nội dung của bài hát ).Hôm nay, chúng ta sẽ tìm híểu các con vật quanh em qua Bài 11.
1.Nhận biết một số con vật
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Nhận biết một số con vật
* Mục tiêu 
- Gọi tên một số con vật .
- Đặt được câu hỏi về tên một số con vật theo chiều cao và màu sắc của chúng.
- So sánh được chiều cao , đọ lớn của một số con vật với nhau.
* Cách tiến hành 
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát tranh và đặt câu hỏi 
HS quạn sát các hình ở trang 74,75 (SGK) để trả lời các câu hỏi: 
+ Trong hình này có những con vật nào ? ( HS kể tên các con vật có trong hình . Chúng có màu gì ?)
Lưu ý : HS không bắt buộc phải kể được hết các con vật trong hình . GV có thể gợi ý để HS biết và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm .
- So sánh các con vật có trong hình : Con nào to , cao , con nào nhỏ , thấp ?Vì sao ?
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các con vật có trong SGK và hình hình ảnh mà HS , GV mang đến : tên con vật , chiều cao , kích thước .
- 1HS đặt câu hỏi HS khác trả lời ( GV có thể hướng dẫn HS đặt câu hỏi ), gời ý như sau : 
+ Con này là con gì ? Nó có đặc điểm gì ? 
+ Nó cao hay thấp ? Nó có đặc điểm gì ?
-Nhà bạn hoặc trường hoặc hàng xóm thường nuôi những con gì ? Hãy ghi và vẽ vào bảng phụ / giấy A4.
Bước 3 : Tổ chức làm việc nhóm 
-Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm bảng tên các con vật và tranh vừa vẽ.
-Các nhóm treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp 9 nếu có thời gian ).
Bước 4 : Tổ chức làm việc cả lớp 
Chọn đại diện HS trình bày về tên một số các con vật của nhóm .Các HS nhóm khác sẽ đặt câu hỏi về đặc điểm của các con vật và nhận xét phần trả lời của bạn.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 2.Thi gọi tên một số con vật
* Mục tiêu 
- Khắc sâu , mở rộng vốn từ và hiểu biết về các các con vật.
-Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát , bài tơ mà HS đã học ở trường mầm non nhằm tích hợp các môn học như T Việt , Âm nhạc vào môn TNXH.
* Cách tiến hành 
Bước 1: Chia nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 5-6 HS .Chia bộ ảnh mà Hs và GV đã chuẩn bị 
Bước 2: Hoạt động nhóm
Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên các con vật qua tranh ảnh ,bạn nào nói nhanh , nói đúng nhiều sẽ thắng.
Buớc 3 : Hoạt động cả lớp 
GV chọn hai nhóm một trình bày trước lớp .Các nhóm nhận xét , đánh giá tìm ra nhóm tốt nhất .
Buớc 4 :Củng cố 
-HS nêu ngắn gọn : Sau phần học này , em rút ra được điều gì ?( Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật , có những con vật rất cao , to như : con voi , con hươu cao cổ ...; có những con vật rất nhỏ như con kiến
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu các con vật có xung quanh nhà , khu vực mình sống .Ghi chép , chia sẻ với bạn vào buổi học sau.
ĐÁNH GIÁ
GV sử dụng câu 1vaf câu 3 Bài 11 ( VBT) để đánh giá kết quả của HS.
2.Một số bộ phận bên ngoài của con vật
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 3 : Nhận biết một số bộ phận bên ngoài của các con vật
 * Mục tiêu
- Quan sát và nhận biết được một số bộ phận bên ngoài của một số con vật: Đầu , mình và cơ quan di chuyển.
-Đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài của một số con vật qua quan sát.
-Giới thiệu được các bộ bên ngoài của một số con vật với các bạn trong nhóm / lớp.
* Cách tiến hành
 Bước 1 : Hướng dẫn HS quan sát hình và đặt câu hỏi 
- HS quan sát hình ở trang 76,77 ( SGK ) , hỏi : Các con vật thường có những bộ phận bên ngoài nào ?
Bước 2 :Tổ chức làm việc cặp
-HS quan sát kĩ các hình trong SGK /76,77vaf chỉ ra được các bộ phận bên ngoài của các con vật có trong hình .
-GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các bộ phận bên ngoài của các con vật trong SGK và hình HS đã chuẩn bị.
-Một số HS đặt câu hỏi , HS khác trả lời 
Gợi ý : Con này là con gì , gồm những bộ phận nào ?.Nó di chuyển bằng gì?
-HS thảo luận , vẽ một con vật có đầy đủ bộ phận mà HS yêu thích vào bảng hoặc giấy a2
Bước 3:Tổ chức làm việc nhóm
-HS giới chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của nhóm mình vừa hoàn thành .
-Các nhóm treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
 Hoạt động 4 : Trò chơi “Cách di chuyển của các con vật”
 * Mục tiêu 
- Khắc sâu kiến thức về bộ phận bên ngoài của các con vật và việc sử dụng các bộ phận để di chuyển.
* Cách tiến hành 
Bước 1 : Chia nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 5-6 HS .Chia bộ tranh/ ảnh cho các nhóm.
Bước 2 : Hoạt động nhóm 
Nhóm trưởng hô cách di chuyển của từng con vật , từng thành viên trong nhóm thể hiện cách di chuyển của con vật đó .Nhóm trưởng chọn ra bạn làm tốt .Tiếp tục với con vật khác.
Bước 3 : Hoạt động cả lớp 
Đại diện các nhóm lên thi với nhóm khác.
( GV có thể cho các nhóm bốc thăm các con vật )
Nếu còn thời gian thì tổ chức thi : Tìm hiểu về các bộ phận bên ngoài của các con vật .
Phương án 1 : Thi trò chơi ghép chữ bằng các thẻ từ : đầu , mình và cơ quan di chuyển (chân , vây , cánh ..)
Phương án 2 : Thi tìm các câu thơ , bài hát về các bộ phận bên ngoài của các con vật.
Bước 4 : Củng cố 
-HS nêu ngắn gọn : Sau phần học này , em rút ra được điều gì ?( Hầu hết các con vật đều có 3 bộ phận chính là đầu , mình , cơ quan di chuyển.
Theo em , con vật khác với cây xanh ở điểm nào ?
- GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận của các con vật khác có xung quanh nhà , khu vực mình sống hoặc qua sách báo , chia sẻ với bạn các bạn trong nhóm /lớp.
ĐÁNH GIÁ
GV sử dụng câu 2 Bài 11 ( VBT) để đánh giá kết quả của HS.
3.Lợi ích và tác hai của con vật đối với con người
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 5 : Tìm hiểu lợi ích của một số con vật đối với con người và động vật
* Mục tiêu
 - Nêu được lợi ích và tác hại của một số con vật đối với con người .
- Có tình yêu và ý thức bảo vệ loài vật.
 * Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình ở trang 78,79 trong SGK 
-GV hướng dẫn từng cặp HS nói cho nhau nghe về lợi ích hoặc tác hại của các con vật đối với đời sống con người qua các hình trong GSK .
- GV tổ chức chia nhóm :HS tóm tắt vào bảng hoặc giấy A2 về lợi ích của các con vật .
-HS nhóm khác tóm tắt về tác hại của các con vật.
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm về sản phẩm của cặp mình .
-Các nhóm treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp .
Bước 3 : Tổ chức làm việc cả lớp
-Chọn đại diện của nhóm lên trình bày trước lớp về lợi ích hoặc tác hại của các con vật đối với đời sống con người..Một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần trình bày của bạn.
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
Hoạt động 6 : Trò chơi “ Đó là con gì ?”
 * Mục tiêu :
- Phân biệt được một số con vật có ích và con vật coa hại.
-Phát triển năng lực ngôn ngữ, thuyết trình . 
* Cách tiến hành 
Bước 1 : Chia nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 4-6 HS .
-Một bạn được chọn đặt câu hỏi về đặc điểm của các con vật .( VD : con vật di chuyển bằng gì ? lợi ích và tác hại của nó ?)
-Các bạn trong nhóm dựa vào hình đang có để trả lời.
Cuối cùng , dựa trên đặc điểm của con vật , bạn được chọn sẽ nêu tên con vật đó.
-Lần lượt từng bạn đặt câu hỏi ,các bạn khác trả lời.
 Bước 2 : Hoạt động cả lớp
Mỗi nhóm chọn một cặp trình bày trước lớp .
Bước 3 : Củng cố 
-HS nêu ngắn gọn : Sau phần học này , em đã học được điều gì ? 
- GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về lợi ích , tác hại của các con vật có xung quanh nhà , trường khu vực mình sống hoặc qua sách báo , chia sẻ với bạn các bạn trong nhóm /lớp.
bạn các bạn trong nhóm /lớp.
IV .Đánh giá
GV sử dụng câu 4,5 Bài 11 ( VBT) để đánh giá kết quả của HS.
Bài 12. CHĂM SÓC, BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI
(3 tíểt)
Mục tiêu
Sau bài học . HS đạt được: 
* Về nhận thức khoa học: 
-Nêu và thực hiện được một số việc phù hợp để chăm sóc , bảo vệ cây trồng và vật nuôi .
-Nêu được tình huống an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
* Về tìm hiếu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
Biết cách quan sát và trình bày ý kiến của mình về hành động có thể gây mất an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
* Về vận dụng kiên thức, kĩ nãng đã học:
- Có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây và các con vật .
- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
II.Đồ dùng dạy học
-Các hình trong SGK.
-Phiếu bài tập
- Bảng phụ / giấy A4
III. Hoạt động dạy học
Mở đầu
-Kiểm tra bài cũ : Kể tên các cây , con vật xung quanh em.
-Liên hệ vào bài học mới : Chăm sóc , bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
1. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng .
Khám phá kiến thức
Hoạt động 1:Tìm hiểu hoạt động chăm sóc và bảo vệ cây trồng
* Mục tiêu 
- Biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng và có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây .
* Cách tiến hành 
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp
+ HS quạn sát các hình ở trang 80,81 (SGK) và trả lời các câu hỏi: 
+ Từng cặp HS mô tả ý nghĩa các hình .
+ HS tóm tắt vào bảng/ giấy A4 về những việc cần làm để chăm sóc cây.
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm kết quả của mình.
Bước 3 : Tổ chức làm việc cả lớp 
-Các nhóm treo sản phẩm trên bảng .
- Đại diện nhóm lên giới thiệu trình bày trước lớp về việc cần làm để chăm sóc cây trồng .
- HS khác đặt câu hỏi và nhận xét phần trình bày của bạn .
Bước 4 : Củng cố 
-HS nêu : Sau phần học này , em rút ra được điều gì 
- GV nhắc HS cần thực hiện chăm sóc và bảo vệ cây ở nhà và nơi công cộng . Thực hiện trồng cây để giữ môi trường xung quanh thêm xanh , sạch , đẹp.
Luyện tập
Hoạt động 2.Đóng vai , xử lí tình huống
* Mục tiêu 
- Có ý thức bảo vệ cây trồng nơi công cộng .
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV cho từng nhóm đóng vai , xử lí tình huống như gợi ý /81 sgk
Bước 2: Tổ chức làm việc cả lớp
-Từng nhóm bốc thăm lên đóng vai thể hiện tình huống .
-HS nhóm khác đặt câu hởi và nhận xét .
-GV nhắc lại : chúng ta không nên ngắt hoa bẻ cành nơi công cộng ,chúng ta cần nhắc nhở , ngăn chặn những ai định ngắt hoa , bẻ cành....
-GV nhắc nhở HS cần thực hiện chăm sóc và bảo vệ cây ở nhà và nơi công cộng . Thực hiện trồng cây để giữ môi trường xung quanh thêm xanh , sạch , đẹp.
ĐÁNH GIÁ
GV cho HS làm câu 1 của Bài 12 ( VBT) để đánh giá kết quả .
2.Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 3 : Tìm hiểu hoạt động chăm sóc và bảo vệ vật nuôi
 * Mục tiêu
-Biết chăm sóc một số vật nuôi và có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuô
* Cách tiến hành
 Bước 1 : Hướng dẫn HS quan sát hình và đặt câu hỏi 
- HS quan sát hình ở trang 82( SGK ) .
+ Các bạn trong hình đang làm gì ?
+Theo em , những viẹc làm này có tác dụng gì đối với những con vật ?
Bước 2 :Tổ chức làm việc cặp
-HS quan sát kĩ các hình trong SGK / 82 
- GV hướng dẫn HS mô tả ý nghĩa các hình .
-HS tóm tắt vào bảng /giấy a4 về những việc cần làm để chăm sóc các con vật bằng sơ đồ hoặc hình vẽ.
Bước 3:Tổ chức làm việc nhóm
-Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình.
-Các nhóm treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp.
Bước 4 : Tổ chức làm việc cả lớp
-Chọn đại diện của nhóm lên trình bày trước lớp về việc cần làm để chăm sóc các vật nuôi. Một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần trình bày của bạn.
Bước 5 : Củng cố 
-HS nêu: Sau phần học này , em rút ra được điều gì 
-GV nhắc nhở HS cần thực hiện chăm sóc và bảo vật nuôi ở nhà và nơi công cộng.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
 Hoạt động 4 :.Đóng vai , xử lí tình huống
* Mục tiêu 
- Có ý thức bảo vệ động vật , đặc biệt là vật hoang dã.
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV cho từng nhóm đóng vai , xử lí tình huống như gợi ý trong sgk
Bước 2: Tổ chức làm việc cả lớp
-Từng nhóm bốc thăm lên đóng vai thể hiện tình huống .
-HS nhóm khác đặt câu hỏi và nhận xét .
Bước 3 : Củng cố 
-HS nêu : Sau tình huống này em rút ra được điều gì ?
- GV nhắc lại : Không đánh đập chó mèo và vật nuôi , có thể bị chúng cắn lại .Chúng ta không nên ăn thụt thú rừng , không nuôi giữ những con vật hoang dã....
-GV nhắc nhở HS cần thực hiện việc chăm sóc , bảo vệ vật nuôi ở nhà và nơi công cộng.
3.Một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 5 :Nhận biết một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc
* Mục tiêu
- Nêu được một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc
* Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo cặp
-GV hướng dẫn từng cặp HS thay nhau hỏi và trả lời ( hình 16 SGK )
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Từng HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về một số cây và con vật khác có ở địa phương có thể không an toàn khi tiếp xúc.
-Mỗi nhóm hoàn thành sơ đồ hoặc hình vẽ tên một số cây , con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc .
Bước 3 : Tổ chức làm việc cả lớp
-Chọn đại diện của nhóm lên trình bày trước lớp về sản phẩm của nhóm.Một số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần trình bày của bạn.
Bước 4 : Củng cố 
-GV nhắc nhở HS :
+Cần cẩn trọng khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
+Không ngắt hoa bẻ cành vừa giữ vẻ đẹp của cây vừa tránh tiếp xúc với gai , nhựa của cây ...
+Khi bị gai đâm , nhựa dính vào da , mắt , các con vật cắn ...cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và nói với bạn bè , người thân giúp đỡ.
- GV nhắc HS tiếp tục tìm hiểu về các cây , các con vật có xung quanh nhà , trường khu vực mình sống có thể gây nguy hiểm , không an toàn khi tiếp xúc. Chia sẻ với bạn các bạn trong nhóm /lớp ở buổi học sau.
4. Một số việc làm an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật
Hoạt động 6 : Tìm hiểu về một số việc làm an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật
* Mục tiêu
-Nhận biệt được một số hành động có thể không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật
* Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn HS mô tả ý nghĩa của các hình trang 85 sgk và trao đổi với bạn bên cạnh những hành động nào là an toàn ? Vì sao ? Những hành động nào là không an toàn ? vì sao ?
Bước 2 :Tổ chức làm việc theo nhóm.
-Từng HS chia sẻ thêm một số hành động khác hay xảy ra đối với các em và ở địa phương gây mất an toàn khi tiếp xúc với một số cây cối và con vật .
-GV hướng dẫn móm làm một bảng cảnh báo về những việc làm không an toàn khi tiếp xúc với một số cây cối và con vật .
Bước 3:Tổ chức làm việc cả lớp
-Đại diện của nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình .Một số HS đặt câu hỏi và nhận xét .
-GV hỏi :
+ Vì sao không nên kéo đuôi chó , mèo ?
+Vì sao không nên đùa nghịch trước đầu trâu, bò?
+Vì sao không nên chọc vào các tổ ong , kiến ?
Bước 4 : Củng cố 
-HS nêu: Sau phần học này , em rút ra được điều gì 
-GV nhắc nhở :
+ Khi tiếp xúc với một số con vật , chúng ta cần cẩn thận để tránh xảy ra tổn thương đáng tiếc cho cơ thể và những người xung quanh....
+ Không chơi đùa trước các con vật như trâu bò ...
-- GV nhắc HS về nhà tiếp tục tìm hiểu về các cây , các con vật có xung quanh nhà , trường khu vực mình sống có thể gây nguy hiểm , không an toàn khi tiếp xúc , nêu những biện pháp cần phòng tránh . Chia sẻ với bạn các bạn trong nhóm /lớp ở buổi học sau.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
 Hoạt động 7 :Xử lí tình huống : Một số việc làm an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV cho từng nhóm đóng vai , xử lí tình huống như gợi ý trong sgk
Bước 2: Tổ chức làm việc cả lớp
-Từng nhóm bốc thăm lên đóng vai thể hiện tình huống .
-HS nhóm khác đặt câu hỏi và nhận xét nhóm bạn.
Bước 3 : Củng cố 
-HS nêu : Sau tình huống này em rút ra được điều gì ?
- GV nhắc lại : Chúng ta không nên tự ý ngắt hoa , bẻ lá và ăn những quả lạ Không may bị thương do cây cối hoặc con vật gây ra cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và nói với bạn bè , người thân để được giúp đỡ.
IV. Đánh giá
GV cho HS làm câu 6 của Bài 12 ( VBT) để đánh giá kết quả .
Bài 13. THỰC HÀNH :
QUAN SÁT CÂY XANH VÀ CÁC CON VẬT
(3 tíểt)
Mục tiêu
Sau bài học . HS đạt được: 
* Về nhận thức khoa học: 
-Kết nối được các kiến thức đã học về thực vật , động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên.
-Biết sử dụng những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.
* Về tìm hiếu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Quan sát và đặt được câu hỏi và trả lời câu hỏi về những cây và con vật nơi tham quan.
-Bước đầu làm quen cách quan sát , ghi chép , trình bày kết quả khi đi tham quan.
* Về vận dụng kiên thức, kĩ nãng đã học:
- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
-Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật , động vật.
-Cân nhắc không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học
-GiẤY A0
-Phiếu bài quan sát 
- VBT 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1:Chuẩn bị khi đi tham quan thiên nhiên
* Mục tiêu 
- Nêu được một số đồ dùng cần mang khi đi tham quan .
-Thực hiện một số nội quy khi đi tham quan.
* Cách tiến hành 
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình 
+ HS quạn sát các hình ở trang 86,87(SGK) và trả lời các câu hỏi: 
Các bạn trong hình đang làm gì ?
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Từng HS trong nhóm trình bày , thảo luận:
+ Những đồ dùng nào cần mang khi đi tham quan thiên nhiên?
+Vài trò của những đồ dùng đó là gì ?
-Khi đi tham quan cần lưu ý những gì ?
-GV hướng dẫn HS đọc bảng : Hãy cẩn trọng trong SGK
Bước 3 : Tổ chức làm việc cả lớp 
- Đại diện nhóm trình bày những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên và tác dụng của chúng.
-HS trình bày những lưu ý khi đi tham quan.
- GV hỏi : Để bảo vệ môi trường , hạn chế rác thải nhựa, chúng ta nên đựng nước và đồ ăn bằng vật dụng gì ?
Bước 4 : Củng cố 
-GV hướng dẫn hs :
+Cách quan sát ngoài thiên nhiên : quan sát từng cây , con vật về mầu sắc , chiều cao , bộ phận ...
+ Cách ghi chép trong phiếu quan sát 
-GV lưu ý nhắc nhở HS :
+Tuân thủ nội quy , hướng dẫn của GV , trưởng nhóm.
+ Chú ý quan sát , chia sẻ , trao đổi với bạn ...
+HS đựng nước vào bình nhựa , hạn chế sử dụng nước uống đóng chai nhựa...
+ Cần cẩn thận khi tiếp xúc với các cây và con vật. Không ngắt hoa bẻ cành ...
+ Khi bị gai đâm , nhựa cây dính vào da , mắt , các con vật cắn ...cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và báo ngay với bạn , thầy cô .
Hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_bai_10_den_bai_13.docx