Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 28 - Năm học 2020-2021
I. MỤCTIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới đuối nước.
- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của đuối nước.
- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh đuối nước.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé yêu biển lắm” - sáng tác: Vũ Hoàng), trò chơi “Cá sấu lên bờ”,. gắn với bài học “Phòng, tránh đuối nước”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,. (nếu có điểu kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 28 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2021 ĐẠO ĐỨC: BÀI 25: PHÒNG, TRÁNH ĐUỐI NƯỚC I. MỤCTIÊU Sau bài học này, HS sẽ: Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới đuối nước. Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của đuối nước. Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh đuối nước. II. CHUẨN BỊ SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé yêu biển lắm” - sáng tác: Vũ Hoàng), trò chơi “Cá sấu lên bờ”,... gắn với bài học “Phòng, tránh đuối nước”; Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điểu kiện). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Bé yêu biển lắm" GV mở bài hát “Bé yêu biển lắm” hoặc bắt nhịp để HS cùng hát. GV nêu yêu cầu: + Mùa hè các em có thích đi tắm biển không? + Làm thế nào để chúng ta đi tắm biển thật vui và an toàn? HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Học bơi là một cách bảo vệ bản thân giúp em phòng, tránh đuối nước. Khám phá Hoạt động 1 Nhận diện tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến đuối nước GV chiếu/treo cụm tranh đầu của mục Khám phá, HS quan sát tranh trên bảng hoặc trong SGK và thực hiện theo yêu cầu: + Kể những tình huống có thể dẫn đến đuối nước. + Vì sao những tình huống trên có thể dẫn đến đuối nước? GV gợi ý để HS giải thích được vì sao những tình huống trong tranh có thể dẫn đến đuối nước và đặt câu hỏi: “Theo em, còn những tình huống nào khác có thể dẫn tới đuối nước?” Kết luận: Luôn cần thận ở những nơi có nước như: ao, hồ, sông, suối, cống nước, bể nước,... vì có thể dẫn tới đuối nước. Hoạt động 2 Em hành động để phòng, tránh đuối nước GV yêu cầu HS quan sát cụm tranh (cuối mục Khám phá) trong SGK. GV đặt câu hỏi cho tình huống và mời HS lên đóng vai, giải quyết tình huống đó. + Tình huống 1 (tranh 1): Trong lớp học bơi, nếu thầy giáo dạy bơi chưa đến. GV hỏi HS nên làm gì? (Không được tự động xuống nước khi không có người giám sát). + Tình huống 2 (tranh 2): Em sẽ làm gì để an toàn khi đi trên thuyền? (Mặc áo phao, ngồi ngay ngắn, không chạy nhảy, đùa nghịch hay cho tay; chân xuống nghịch nước,...) + Tình huống 3 (tranh 3): Khi nhìn thấy biển báo “Cảnh báo nước sâu, nguy hiểm đề phòng đuối nước”, em sẽ làm gì? (Không chơi gần, không tắm ở đó,...) Kết luận: Học bơi, mặc áo phao khi xuống nước hoặc đi thuyền, tránh xa hố nước sâu là những việc cần làm để phòng, tránh đuối nước. Luyện tập Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm GV chiếu hoặc treo tranh mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. Sau đó, chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao. HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi nên làm sticker mặt mếu vào hành vi không nên làm. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận. Kết luận: Hành vi nên làm: Tập bơi có áo phao bơi dưới sự hướng dẫn của người lớn (tranh 1); Báo cho người lớn biết khi thấy người khác bị đuối nước (tranh 2); Ném phao xuống nước để cứu người đang bị đuối nước (tranh 4). Hành vi không nên làm: Lội xuống suối bắt cá (tranh 3); Chơi đùa sát bờ ao (tranh 5). Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em đã thực hiện phòng, tránh đuối nước như thế nào? Hãy chia sẻ với các bạn nhé! GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh đuối nước. Vận dụng Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn GV giới thiệu tình huống: Lần đầu tiên được đi thuyền, Hà vui sướng nên cúi đầu xuống nghịch nước. GV hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn Hà. GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau: 1/ Hà ơi, đừng làm vậy nguy hiểm đấy! 2/ Hà ơi, bạn cần mặc áo phao và ngồi ngay ngắn. 3/ Hà ơi, bạn cần chú ý an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông đường thuỷ. GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất. Kêt luận: Chúng ta cần chú ý mặc áo phao, ngồi ngay ngắn khi đi thuyền, không cúi đầu, thò tay nghịch nước. Hoạt động 2 Em thực hiện một số cách phòng, tránh đuối nước HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh đuối nước. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc bạn cách phòng, tránh đuối nước (học bơi, sử dụng áo phao, chỉ xuống nước khi có sự giám sát của người lớn,...) trong các tình huống khác nhau. Ngoài ra, GV có thể yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK, thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ nêu một khẩu hiệu tuyên truyền về phòng, tránh đuối nước. GV yêu cầu lớp lắng nghe và bình chọn những khẩu hiệu hay và ý nghĩa. Kết luận: Mặc áo phao, học bơi, luôn có sự giám sát của người lớn và cần thận tránh xa ao, hồ, sông, suối để bảo vệ bản thân khỏi tai nạn đuối nước. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. ---------------------&----------------------- TIẾNG VIỆT: BÀI 4: CHÚ BÉ CHĂN CỪU MỤC TIÊU 1. Phát triển kỹ năng - HS đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài đọc; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn. - HS trao đổi về nội dung của bài đọc và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: - Nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. II. CHUẨN BỊ Phương tiện dạy học Tranh minh họa có trong SGK III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 I. KHỞI ĐỘNG - HS hát múa theo nhạc II. BÀI MỚI Hoạt động 1: Ôn và khởi động Ôn -Nhắc lại tên bài học trước? -Hãy nói về một số điều thú vị mà em học được từ bài học đó? -GV nhận xét, khen ngợi. Khởi động -GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về con người và cảnh vật trong tranh. Những người trong tranh đang làm gì? + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Chú bé chăn cừu. - Giới thiệu bài, ghi tên bài. 2. Hoạt động luyện đọc: * GV đọc mẫu toàn bài “Chú bé chăn cừu”. Chú ý đọc đúng lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. * Yêu cầu HS đọc từng câu - GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó phát âm (do có vần khó hoặc do đặc điểm phát âm phương ngữ của HS): chăn cừu, kêu cứu,.... - GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng câu dài (Nghe tiếng kêu cứu,/mấy bác nông dân /đang làm việc gần đấy/ tức tốc chạy tới.Các bác nông dân/ nghĩ là chú lại lừa mình,/nên vẫn thản nhiên làm việc.* GV hướng dẫn HS đọc đoạn: - GV chia văn bản thành các đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến chú khoái chí lắm. + Đoạn 2: phần còn lại. - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài: tức tốc,thản nhiên thỏa thuê - GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm - Cho HS đọc cả bài * Vận động hết tiết học TIẾT 2 3. Hoạt động tìm hiểu bài: - GV mời 1vài HS đọc lại bài “Chú bé chăn cừu” - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi: a.Ban đầu nghe tiếng kêu cứu,mấy bác nông dân đã làm gì ? b.Vì sao bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt đàn cừu? c. Em rút ra được điều gì từ câu chuyện này? GV và HS thống nhất câu trả lời - GV nhận xét, chốt ý đúng, khen ngợi HS 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. - GV nhắc lại hoặc treo bảng phụ hoặc có thể trình chiếu câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. - GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. + Viết hoa chữ cái đầu câu. Đặt dấu chấm đúng vị trí. - GV kiểm tra, nhận xét bài của một số HS. ÔN TIẾNG VIỆT : CHÚ BÉ CHĂN CỪU I. MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng từ, ngữ tốc độ đọc tốt bài văn. - Viết đúng chính tả đoạn văn . * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: GV: VBT. HS: VBT, bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Luyện đọc - GV cho HS đọc lại bài : Chú bé chăn cừu Bài mới GV yêu cầu HS mở VBT Tiếng Việt 1 Bài tập bắt buộc/ 41 GV đọc yêu cầu GV hướng dẫn HS GV gợi ý: GV yêu cầu HS Làm việc cá nhân. -GV nhận xét, tuyên dương. Bài tập tự chọn GV đọc yêu cầu GV hướng dẫn HS điền -GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2/ 42 - GV đọc yêu cầu - GV gợi ý: Em đọc và tìm câu viết đúng. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - GV cho HS đọc bài, lựa chọn tử đúng. - GV nhận xét tuyên dương. Bài 3/40 - GV đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS đọc và xếp đúng câu - HS làm việc cá nhân -GV nhận xét HS, tuyên dương. * Luyện viết chính tả: -Gv chọn 1 đoạn trong bài - Cho HS viết vào bảng các từ khó - GV đọc cho HS viết vào vở ô li. Đọc lại GV nhận xét bài của HS. * Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. ---------------------&----------------------- Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 4: CHÚ BÉ CHĂN CỪU I.MỤC TIÊU 1. Phát triển kỹ năng - HS đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài đọc; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn. - HS trao đổi về nội dung của bài đọc và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: - Nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. II. CHUẨN BỊ Phương tiện dạy học Tranh minh họa có trong SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Tiết 3 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. - GV treo bảng phụ ghi sẵn BT 5 và các từ - Gọi HS nêu yêu cầu BT - GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm để chọn từ ngữ thích hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả - GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét, chốt câu đúng. - GV kiểm tra nhận xét một số bài của HS. 6. Kể lại câu chuyện: Chú bé chăn cừu - GV đưa ra các bức tranh phóng to từ SHS - GV gợi ý chia câu chuyện thành 4 đoạn nhỏ có nội dung theo 4 bức tranh + Tranh 1: Chú bé đang la hét. + Tranh 2: Các bác nông dân đang tức tốc chạy tới chỗ kêu cứu. + Tranh 3: Cậu bé hốt hoảng kêu cứu nhưng các bác nông dân vẫn thản nhiên làm việc. + Tranh 4:Bầy sói tấn công đàn cừu. - GV chia lớp thành các nhóm - YC HS dựa vào các bức tranh, xây dựng để mỗi bạn kể lại câu chuyện cho các bạn trong nhóm cùng nghe. - Gv yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp. - Gv nhận xét, khen ngợi hs. - Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện này? - GV chốt lại nội dung câu chuyện: Chúng ta không nên nói dối và lấy việc nói dối làm trò đùa. Tiết 4 7. Nghe – viết - Giới thiệu đoạn văn - GV đọc đoạn văn - Đoạn văn gồm có mấy câu? - Những chữ nào cần viết hoa chữ cái đầu tiên? - Kết thúc một câu ta dùng dấu gì? - GV đọc cho HS viết bảng con từ khó - GV đọc cho HS viết, lưu ý cho HS tư thế ngồi, cách cầm bút, - GV đọc cho HS soát lỗi - GV kiểm tra, nhận xét bài của một số học sinh 8. Chọn vần phù hợp thay vào ô vuông. - GV nêu yêu cầu - Gọi đại diện nhóm trả lời - Gọi HS nhận xét, bổ sung Viết lại các tiếng, từ lên bảng - Yêu cầu Hs đọc, phân tích, đánh vần lại các tiếng. - YC học sinh đọc đồng thanh 9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: - GV giới thiệu tranh - Nêu yêu cầu: Em hãy quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói về tình huống: Chú bé chăn cừu không nói dối và được các bác nông dân đến giúp. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, khen HS, chốt ý. 10. Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu, xem trước bài học sau. - Nhận xét tiết học. ---------------------&----------------------- TOÁN: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 1), I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính). - Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số. 2. Phát triển năng lực: - Giải các bài toán tình huống thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu được phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh) 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Que tính, mô hình. HS: Đồ dùng học toán 1 III. Các hoạt động dạy - học: TIẾT 1 1. Khởi động. -Trò chơi đố bạn - GVNX 2. Khám phá: Bài toán a) - GV hướng dẫn học sinh lấy 76 que tính, bớt 32 que tính - Còn bao nhiêu que tính - GV thự hiên trên màn hình Có 76 que tính, bớt đi 32 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính? - GV yêu cầu HS cho biết bài toán cho biết gì và hỏi gì? - Để tìm số que tính con lại, ta cần thực hiện phép tính gì? - 76 – 32 là phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số. - Gv yêu cầu HS tính và nêu kết quả 76 – 32 = ? GV trình chiếu lên màn hình - Gv nhận xét. Bài toán b) - Gv nêu bài toán: Mẹ có 52 quả táo, mẹ biếu bà 20 quả. Hỏi mẹ còn lại mấy quả táo? - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?+ Bài toán hỏi gì? - GV Hãy nêu lại cách đặt tính và tính. - Gv nhận xét trình chiếu lên màn hình. 3.Hoạt động : Thực hành – Luyện tập: Bài 1: Tính: - HS nêu yêu cầu. - Chú ý HS tính trừ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - Tổ chức cho HS làm bài tập vào bảng con. Bài 2: Đặt tính và tính. - Gọi HS nêu yêu cầu - Gọi HS nhắc cách đặt tính. - GV nhận xét. Bài 3: Quả dưa nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất? - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, tìm kết quả phép tính ở mỗi quả dưa. So sánh và tìm ra kết quả lớn nhất. - GV nhận xét bổ sung. Bài 4: - Gọi HS đọc đề toán. - Hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS điền và thực hiện phép tính. - Gọi HS nêu kết quả. - Nhận xét 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - NX chung giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số. - Xem bài giờ sau. ---------------------&----------------------- MĨ THUẬT: CHỦ ĐỀ 8: NGƯỜI THÂN CỦA EM (Thời lượng: 4 tiết) Mục tiêu Sau bài học. học sinh sẽ: Biêt tìm ý tưởng thể hiện chủ đề Người thân của em qua quan sát hình ảnh từ cuộc sống xung quanh và sản phẩm mĩ thuật thể hiện về chủ đề. Biết sử dụng hình ảnh, sắp xếp được vị trí trước, sau để thực hành, sáng tạo trong phần thực hành vẽ theo chủ đề Người thân của em. Biết vận dụng kĩ năng đã học và sử dụng vật liệu sẵn có để trang trí một tấm bưu thiếp. Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. Trưng bày, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, nhóm. Chuẩn bị Một số tranh, ảnh minh họa về chủ đề (chân dung, gia đình ) Một số mẫu khung ảnh bằng giấy bìa, đồ tái chế. Dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy a4, bút chì, màu, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn Học sinh chuẩn bị 1 bức ảnh gia đình hoặc ảnh người thân mà em yêu thích. Các hoạt động dạy học chủ yếu 3. Hoạt động 3: Thảo luận - Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm và giới thiệu về sản phẩm của mình theo gợi ý: + Em thể hiện hình ảnh gì trong sản phẩm của mình? + Em sử dụng màu sắc như thế nào? + Em thích sản phẩm mĩ thuật nào nhất? 4. Hoạt động 4: Vận dụng - Giáo viên cho học sinh quan sát một số khung ảnh làm từ vật tái chế đã chuẩn bị. - Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước thiết kế và trang trí khung ảnh từ giấy bìa (thiệp cưới, giấy báo...) - Yêu cầu học sinh: Thiết kế và trang trí một khung ảnh. - Giáo viên cho học sinh đặt tấm ảnh của mình vào khung ảnh vừa làm xong, học sinh giới thiệu và đánh giá sản phẩm của các bạn. + Em đã sử dụng những vật liệu gì để trang trí? + Em chọn ảnh nào để đặt vào khung ảnh? + Em thích nhất điểm nào trên khung ảnh của mình? + Em thích sản phẩm nào nhất (của bạn)? - Giáo viên giáo dục học sinh yêu bản thân, yêu gia đình, biết vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị.... Đồng thời, giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, những vật dụng bỏ đi chúng ta có thể sử dụng, tái chế lại để trang trí tại gia đình làm những món quà tặng người thân, bạn bè... Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau. ---------------------&----------------------- ÔN TIẾNG VIỆT: CHÚ BÉ CHĂN CỪU I. MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng từ, ngữ tốc độ đọc tốt bài văn. - Viết đúng chính tả đoạn văn . * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: GV: VBT. HS: VBT, bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Luyện đọc - GV cho HS đọc lại bài : Chú bé chăn cừu Bài mới GV yêu cầu HS mở VBT Tiếng Việt 1 Bài tập bắt buộc/ 41 GV đọc yêu cầu GV hướng dẫn HS GV gợi ý: GV yêu cầu HS Làm việc cá nhân. -GV nhận xét, tuyên dương. Bài tập tự chọn GV đọc yêu cầu GV hướng dẫn HS điền -GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2/ 42 - GV đọc yêu cầu - GV gợi ý: Em đọc và tìm câu viết đúng. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - GV cho HS đọc bài, lựa chọn tử đúng. - GV nhận xét tuyên dương. Bài 3/40 - GV đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS đọc và xếp đúng câu - HS làm việc cá nhân -GV nhận xét HS, tuyên dương. * Luyện viết chính tả: -Gv chọn 1 đoạn trong bài - Cho HS viết vào bảng các từ khó - GV đọc cho HS viết vào vở ô li. Đọc lại GV nhận xét bài của HS. *Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. ---------------------&----------------------- ÔN TOÁN: BÀI 31 : PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Phát triển các kiến thức. Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (hình thành phép trừ qua bài toán thực tế). Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất. - Giải các bài toán thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số. II - Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế,.. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh, ảnh; bảng phụ, phiếu BT, bộ đồ dùng Toán 1. HS: Bảng con, VBT. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: KHỞI ĐỘNG: 2’ - GV cùng cả lớp hát - GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học. - Ghi bảng: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số LUYỆN TẬP:30’ Bài 1/4: Đặt tính rồi tính - GV gọi Hs đọc đề bài. - GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ. - GV cùng HS nhận xét Bài 2/4: a. Tô màu đỏ phép tính có kết quả bằng 50, màu xanh vào ô có kết quả lớn hơn 50, màu vàng vào ô có kết quả nhỏ hơn 50. - GV nêu yêu cầu của bài. - Để tô đúng màu sắc đề bài yêu cầu ta làm thế nào? - Cho cả lớp làm vở. - GV mời HS lên bảng chia sẻ bài làm - GV cùng HS nhận xét. Bài 3/4: Viết số thích hợp vào ô trống - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS làm vở. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét. Bài 4/4: Trò chơi - GV hướng dẫn luật chơi. - GV cho học sinh chơi theo nhóm 2. - Cho HS chia sẻ bài làm. - GV cùng HS nhận xét. VẬN DỤNG: 3’ 4. Củng cố, dặn dò: - Bài học hôm nay con biết thêm điều gì? - Nhắc nhở, dặn dò HS hoàn thành các bài tập trong VBT. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. ---------------------&----------------------- Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 5:TIẾNG VỌNG CỦA NÚI MỤC TIÊU 1. Phát triển kỹ năng - HS đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài đọc; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn. - HS trao đổi về nội dung của bài đọc và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: Biết chia sẻ với bạn bè, biết nói lời hay, làm việc tốt; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. II. CHUẨN BỊ Phương tiện dạy học Tranh minh họa có trong SGK III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. KHỞI ĐỘNG - HS hát múa theo nhạc II. BÀI MỚI Hoạt động 1: Ôn và khởi động Ôn -Nhắc lại tên bài học trước? -Hãy nói về một số điều thú vị mà em học được từ bài học đó? -GV nhận xét, khen ngợi. Khởi động -GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: a) Em thấy gì trong bức tranh? b) Hai phần của bức tranh có gì giống và khác nhau? -GV chốt: Bức tranh vẽ bạn gấu con đang nói chuyện gì đó với vách núi. Nhưng 1 phần của bức tranh lại cho thấy bạn gấu buồn bã, khóc lóc. Phần còn lại của bức tranh chúng mình lại thấy gấu tươi cười vui vẻ. Chuyện gì đã xảy ra với bạn gấu? Để biết được điều đó cô trò mình sẽ cùng nhau học bài: Tiếng vọng của núi. Hoạt động 2: Đọc - Yêu cầu HS đọc thầm bài đọc. - GV đọc mẫu bài đọc. -GV hướng dẫn đọc 1 số từ HS phát âm hay sai: núi, reo lên,... -GV hướng dẫn đọc câu dài: Đang đi chơi trong núi/ gấu con/ chợt nhìn thấy một hạt dẻ. Gấu mẹ cười bảo//Con hãy quay lại/ và nói với núi// Tôi yêu bạn. * Luyện đọc câu -Yêu cầu H đọc nối tiếp câu lần 1 - Đọc nối tiếp câu lần 2. * Luyện đọc đoạn - GV chia đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến òa khóc Đoạn 2: phần còn lại. -GV giải nghĩa từ: + Đoạn 1: bực tức: Bực và tức giận. + Đoạn 2: quả nhiên :đúng như đã biết hay đoán trước. -GV cho HS đọc đoạn theo nhóm. * Đọc toàn bài: -HS đọc - GV nhận xét, khen ngợi -GV đọc lại toàn bài. * vận động hết tiết học. TIẾT 2 . KHỞI ĐỘNG - HS hát múa theo nhạc II. BÀI MỚI Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi: -GV cho HS thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu nội dung bài bằng cách trả lời các câu hỏi: + Chuyện gì xảy ra khi gấu con reo lên “A!”? (Kết hợp giải nghĩa từ : Tiếng vọng) + Khi nghe thấy tiếng vọng, gấu con làm gì? + Gấu con cảm thấy ra sao khi nghe được tiếng vọng: “tôi ghét bạn”? (Kết hợp giải nghĩa từ : Tủi thân) + Gấu mẹ nói gì với gấu con? + Khi làm theo lời mẹ, gấu con nhận được điều gì và gấu cảm thấy thế nào? -GV nêu từng câu hỏi và gọi đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi. GV kết hợp giải nghĩa 2 từ Tiếng vọng, tủi thân. -GV nhận xét, chốt: Câu chuyện dạy chúng ta biết chia sẻ với bạn bè, luôn nói lời hay với mọi người để bản thân mình cũng được nhận lại những niềm vui... Hoạt động 4: Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi ở mục 3 -GV nhắc lại câu hỏi c)Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy như thế nào? -GV hướng dẫn viết câu trả lời vào vở. Lưu ý viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu chấm. -Gv kiểm tra, nhận xét. III. CỦNG CỐ: Nhận xét tiết học ---------------------&----------------------- TOÁN: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 2 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.. - Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (giải quyết tình huống) - Giao tiếp, diễn đạt, trình bày lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán. 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. Đồ dùngdạy - học: GV: Những tư liệu, vật liệu (bằng bìa), xúc xắc, để tổ chức trò chơi trong bài học (sgk) HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính, ) III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Bắn tên- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình 60 – 30 = 68 – 41 = 95 – 71 = 76 – 32 = 54 – 14 = 35 – 10 = - GVnhận xét. 2. Hoạt động 2: - GV giới thiệu bài, ghi đề. 3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập * Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu - GV đưa bài mẫu: 60 – 20 = ? H: 60 còn gọi là mấy? 20 còn gọi là mấy? Vậy nếu ta lấy 6 chục trừ 2 chục còn lại bao nhiêu? -GV nói: Vậy 60 – 20 = 40. - GV yêu cầu HS tính nhẩm và điền vào phiếu bài tập - GV quan sát lớp và chấm bài một số HS. - GV sửa bài và nhận xét. * Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu - GV hỏi HS cách đặt tính. GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính. -GV gọi 4 HS lên bảng làm và yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào bảng con. - GV sửa bài trên bảng và nhận xét bài ở bảng con. * Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu a) GV hướng dẫn HS cách làm: thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải (theo chiều mũi tên) - GV sửa bài và nhận xét. -Thực hiện tương tự với bài robot màu xanh. b) GV củng cố quy tắc phép trừ đã học đồng thời hướng dẫn HS cách làm. - GV gọi 5 HS lên bảng làm vào 5 ô trống trên bảng. - GV sửa bài và nhận xét. * Bài 4:Gọi HS nêu yêu cầu H: Đề bài cho biết điều gì? Đề bài yêu cầu làm gì? -GV yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập. - GV yêu cầu một số HS đọc phép tính. - GV sửa và nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vận dụng vào thực tiễn * Trò chơi: Nối kết quả với phép tính đúng. - GV chia lớp thành 2 đội.Trong khu vườn có rất nhiều loài hoa, mỗi loài hoa có một phép tính. HS suy nghĩ và tìm một chiếc lá có kết quả đúng và dán vào mỗi bông hoa. Đội nào dán đúng số chiếc lá nhiều hơn thì đội đó thắng. - GV cho HS tham gia trò chơi. - GV tổng kết trò chơi. - GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS ---------------------&----------------------- TỰ NHIÊN XÃ HỘI: BÀI 22: ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY (2 TIẾT) MỤC TIÊU Sau bài học, HS sẽ: Nói được tên các bữa ăn chính trong ngày; nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe. Nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. Nói được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh trong ăn, uống, nhận biết được sự cần thiết của việc thực hiện vệ sinh ăn, uống đối với sức khỏe. Có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, có kĩ năng ăn, uống đầy đủ và an toàn. CHUẨN BỊ GV: Hình SGK phóng to (nếu ), giỏ đi chợ, mô hình các loại thức ăn, rau củ, quả (bằng nhựa), III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Mở đầu: Khởi động -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘’Ai nhanh? Ai đúng?’’ để vừa khởi động vừa ôn lại kiến thức về các bài trước: những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan. - GV nhận xét, vào bài mới 2.Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu nội dung của hình - GV từ đó rút ra kết luận: hằng ngày cần ăn đủ 3 bữa chính (lưu ý thêm bữa phụ vào giữa buổi sáng hoặc đầu bữa chiều). Yêu cầu cần đạt: HS kể được tên các bữa ăn trong ngày. 3. Hoạt động thực hành -GV cần điều kiện để HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về những nội dung thể hiện ở các hình trong SGK -GV cho HS thảo luận nhóm, dán tranh theo nhóm, lên trình bày - GV nhận xét, góp ý - GV nhấn mạnh những thói quen ăn, uống tốt có lợi cho sức khỏe; ăn đủ chất, ăn nhiều loại thực phẩm, ăn đủ no, ăn đúng giờ, uống đủ nước và giữ gìn vệ sinh ăn uống để HS nhớ và có ý thức tự giác thực hiện. Yêu cầu cần đạt: HS biết và nói được những việc nên và không nên làm để thực hiện ăn, uống đầy đủ hợp lí. HS có ý thức tự giác, ăn uống đầy đủ đảm bảo có lợi cho sức khỏe. 4. Hoạt động vận dụng - GV cho HS chơi trò chơi chọn thực đơn cho ba bữa trong ngày. - GV cho HS chơi theo nhóm. Các nhóm thảo luận và chọn thực đơn cho ba bữa ăn trong ngày, tiếp theo sử dụng giỏ đi chợ và chọn thức ăn cho ba bữa trong ngày. Sau đó các nhóm sẽ lên giới thiệu về các loại thức ăn, đồ uống mà nhóm mình đã chọn cho bữa tối và lí do vì sao nhóm mình lại chọn chúng, các bạn ở dưới sẽ nhận xét xem thực đơn mà nhóm trên bảng lựa chọn đã hợp lí và tốt cho sức khỏe chưa (có đủ chất và phù hợp với bữa tối không, ), phần trình bày có rõ ràng mạch lạc và hấp dẫn không, -GV là người quan sát và có những kết luận cần thiết sau phần trình bày của các nhóm. Yêu cầu cần đạt: HS biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe. Đánh giá -GV yêu cầu HS kể được tên các bữa ăn chính trong ngày, nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lên thực đơn một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe. Hướng dẫn về nhà -Yêu cầu HS tự lên thực đơn 3 bữa ăn trong ngày. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau ---------------------&----------------------- ÔN TIẾNG VIỆT : TIẾNG VỌNG CỦA NÚI I. MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng từ, ngữ tốc độ đọc tốt bài văn. - Viết đúng chính tả đoạn văn . * Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập. * Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: GV: VBT. HS: VBT, bảng con, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Luyện đọc - GV cho HS đọc lại bài : Tiếng vọng của núi * Luyện viết chính tả: -Gv chọn 1 đoạn trong bài - Cho HS viết vào bảng các từ khó - GV đọc cho HS viết vào vở ô li. Đọc lại GV nhận xét bài của HS. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học - Nhận xét, tuyên dương HS. ---------------------&----------------------- Toán ( Ôn) Bài 32: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( Tiết 1 ) MỤC TIÊU: Giúp HS: - Thực hiện được phép trừ số có hai chữ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.doc