Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 1: Mỏ đầu Làm quen với mĩ thuật - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 1: Mỏ đầu Làm quen với mĩ thuật - Năm học 2020-2021

Năng lực đặc thù:

- Học sinh nhận biết được Mĩ thuật xuất hiện trong cuộc sống.

- Bước đầu làm quen với đồ dùng học tập.

- HS bước đầu nhận biết được sản phẩm mĩ thuật trong cuộc

- HS nhận biết được những dấu hiệu của mĩ thuật trên đồ vật như : đường nét, hình vẽ, màu sắc.

- HS Nhận biết, sử dụng được bút màu.

- HS làm quen với một số sản phẩm như : Tranh vẽ, bài xé dán, nặn, hình làm bằng giấy bìa, được thể hiện trong môn Mĩ thuật.

- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, nhóm.

 Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

- HS gọi đúng tên một số loại đồ dùng thường sử dụng trong môn mĩ thuật.

- HS làm quen với số sản phẩm được thực hiện trong môn học.

 Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn. Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật về con vật.

Năng lực chung :

- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.

 

docx 4 trang thuong95 8510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Tuần 1: Mỏ đầu Làm quen với mĩ thuật - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 1
Thứ , ngày tháng năm 2020
Tuần 1 
Mở đầu : LÀM QUEN VỚI MĨ THUẬT 
Thời lượng: 2 tiết
1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 
1.1. Về phẩm chất : 
 Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, tinh thần trách nhiệm, yêu thương ở học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện: 
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau: 
 Năng lực đặc thù: 
Học sinh nhận biết được Mĩ thuật xuất hiện trong cuộc sống.
Bước đầu làm quen với đồ dùng học tập.
HS bước đầu nhận biết được sản phẩm mĩ thuật trong cuộc 
HS nhận biết được những dấu hiệu của mĩ thuật trên đồ vật như : đường nét, hình vẽ, màu sắc. 
HS Nhận biết, sử dụng được bút màu.
HS làm quen với một số sản phẩm như : Tranh vẽ, bài xé dán, nặn, hình làm bằng giấy bìa, được thể hiện trong môn Mĩ thuật.
Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, nhóm.
 Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
HS gọi đúng tên một số loại đồ dùng thường sử dụng trong môn mĩ thuật.
HS làm quen với số sản phẩm được thực hiện trong môn học.
 Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn. Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật về con vật.
Năng lực chung :
Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng bút màu dạ, màu sáp, màu chì, giấy màu và đất nặn đúng cách.
Năng lực đặc thù khác :
 Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong trao đổi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về các hình học cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật... 
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
2.1 Giáo viên: 
+ Một số đồ vật, sản phẩm mĩ thuật có hình, màu sắc, kiểu dáng hấp dẫn.
+ Một số bài thực hành : Vẽ, bài xé dán tạo hình từ vật liệu tái sử dụng,.. của HS.
2.2 Học sinh: 
 Chuẩn bị một số giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác 
 3. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan,làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá 
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh (1-2 phút) 
Tổ chức các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
MĨ THUẬT CÓ Ở QUANH EM (10p)
GV giới thiệu một số nét chính về mĩ thuật như :
+ Dấu hiệu nhận biết của mĩ thuật trong cuộc sống là gì?
+ Đồ dùng của HS trong môn học Mĩ thuật là gì?
+ Sản phẩm mĩ thuật là gì?
-GV tổ chức hoạt động học tập khác nhau ở nội dung này. GV cho HS xem tranh vẽ, xé, dán, nặn , để HS nêu được tên các sản phẩm mĩ thuật.
- Gợi ý HS nói được những hoạt động mĩ thuật đã tham gia.
GV hướng dẫn HS quan sát hình tham khảo trong sách HS để nhận biết tên sản phẩm.
GV hướng dẫn HS trao đổi với bạn bè để nhận biết màu sắc hình dáng của sản phẩm.
GV gợi ý, hướng dẫn HS trao đổi với bạn bè để nhận biết màu sắc, hình dáng của sản phẩm.
GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu xung quanh mình, phát hiện đồ vật có màu, hình như : Trang phục, túi xách, viên gạch hoa, và chỉ cho các bạn cùng biết màu, hình vẽ trên các đồ vật.
GV tóm tắt : Xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật, sản phẩm có hình và màu hấp dẫn. Những hình vẽ và màu sắc là dấu hiệu nhận biết về sản phẩm mĩ thuật. Sản phẩm mĩ thuật làm cho cuộc sống sinh động và đẹp mắt. Học mĩ thuật các em sẽ được làm các sản phẩm (2D,3D) như đã quan sát.
 Màu sắc, hình , 
Tranh, 
HS trả lời câu hỏi.
HS quan sát.
HS trao đổi với bạn bè để nhận biết màu sắc hình dáng của sản phẩm.
HS tìm hiểu xung quanh mình, phát hiện đồ vật có màu, hình như : Trang phục, túi xách, viên gạch hoa, và chỉ cho các bạn cùng biết màu, hình vẽ trên các đồ vật.
Một số đồ vật, sản phẩm mĩ thuật có hình, màu sắc, kiểu dáng hấp dẫn.
 Một số bài thực hành : Vẽ, bài xé dán tạo hình từ vật liệu tái sử dụng,.. của HS.
HS : Chuẩn bị một số giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số sản phẩm mĩ thuật.
ĐỒ DÙNG HỌC TẬP TRONG MÔN MĨ THUẬT (10p)
GV tổ chức cho HS quan sát DDHT theo thực tế để nhận biết : Bút sáp màu, bút chì, màu dạ, giấy màu, đất nặn, VD : Cách đưa tay vẽ màu (bút dạ, bút sáp), cách xé/ dán giấy màu, cách vẽ/ vuốt đất nặn, .
Lưu ý :
Đối với sáp màu, khi vẽ nên ấn mạnh tay để màu đậm, đẹp hơn. Với màu dạ, không nên vẽ đi vẽ lại màu ở một vị trí, dễ bị rách giấy. Đối với màu nước (nếu có), không pha trộn nhiều màu với nhau sẽ bị xỉn.
Khi xé giấy, một tay giữ giấy, tay kia xé theo nét vẽ/ dòng kẻ, bôi hồ ở mặt sau hình để có thể dán, 
HS quan sát DDHT theo thực tế để nhận biết : Bút sáp màu, bút chì, màu dạ, giấy màu, đất nặn, 
Bút màu, chì, giấy vẽ, 
SẢN PHẨM MĨ THUẬT TRONG HỌC TẬP (10p)
GV hướng dẫn HS quan sát những sản phẩm mĩ thuật, do GV và HS chuẩn bị, theo gợi ý xem sản phẩm nào được vẽ bằng màu, xé dán bằng giấy hoặc được làm từ đất nặn.
GV hướng dẫn HS chia sẻ nhận xét với bạn trong lớp về hình ảnh, màu sắc, tên sản phẩm mĩ thuật đã được xem như : Sản phẩm mĩ thuật tranh vẽ, xé/ dán hoặc hình nặn 3D được thực hiện bằng màu, giất, bìa hoặc đất nặn.
HS quan sát những sản phẩm mĩ thuật, do GV và HS chuẩn bị, theo gợi ý xem sản phẩm nào được vẽ bằng màu, xé dán bằng giấy hoặc được làm từ đất nặn.
Bút màu, chì, giấy vẽ, 
THỰC HÀNH (30p)
GV gợi ý HS nhớ lại đồ vật mình yêu thích trong gia đình và kể lại hình dáng, màu sắc hoặc công dụng của đồ vật.
GV tóm tắt :
Những đồ vật trong gia đình có màu sắc và hình dáng hài hòa cũng là sản phẩm mĩ thuật, thuộc về mĩ thuật ứng dụng.
Sản phẩm mĩ thuật (2D,3D) trong nhà trường được thực hiện bằng giấy, bút màu, đất nặn, vật liệu tái sử dụng, 
Học mĩ thuật sẽ giúp các em làm được những sản phẩm mĩ thuật đẹp mắt.
 GV cho HS quan sát một số sản phẩm mĩ thuật vẽ về đồ vật. GV minh họa cách vẽ.
 GV hướng dẫn HS thực hành bài vẽ đồ vật yêu thích. GV nhận xét sản phẩm của HS.
 Dặn dò : Chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo.
HS nhớ lại đồ vật mình yêu thích trong gia đình và kể lại hình dáng, màu sắc hoặc công dụng của đồ vật.
HS vẽ ra giấy đồ vật mình yêu thích.
HS chú ý.
Bút màu, chì, giấy vẽ, 
Bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_tuan.docx