Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Những người bạn - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Những người bạn - Năm học 2020-2021

NỘI DUNG 1: TRANH CHÂN DUNG

- Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS.

- Trò chơi: Bịt mắt vẽ chân dung, mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng (bịt mắt) vẽ thêm các bộ phận trên khuôn mặt đã chuẩn bị(các bạn trong nhóm có thể hướng dẫn, nhắc nhở bạn)

+ Nhóm nào nhận được nhiều phiếu bình chọn sẽ là nhóm chiến thắng?

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

 GV chốt: các em vừa quan sát một số chân dung. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề 6 chân dung những người bạn.

- Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

Hoạt động: Quan sát, thảo luận về đặc điểm những nhân vật trong ảnh và trong tranh (khoảng 5-7 phút).

* Giới thiệu một số tranh,ảnh chân dung bán thân(H1)

- GV chiếu một số hình ảnh chân dung, tranh chân dung.

 

docx 9 trang thuong95 4700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Những người bạn - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 6: NHỮNG NGƯỜI BẠN
Thời lượng: 4 tiết
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 
1. Về phẩm chất 	
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện: 
 - Biết yêu thương, có trách nhiệm với bản thân và bạn bè
 - Biết chia sẻ suy nghĩ
2. Về năng lực 
 Chủ đề, góp phần hình thành, phát triển ở HS biểu hiện các năng lực sau: 
2.1. Năng lực đặc thù 
- Nhận biết các đặc điểm chi tiết trên khuôn mặt;
- Vẽ được chân dung bạn em
- Biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình, màu đặc trưng của chân dung.
2.2. Năng lực chung 
- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; 
- Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên SP. 
- Biết dùng vât liệu và công cụ, họa phẩm (màu vẽ, giấy màu, ) để thực hành sáng tạo chủ đề “Những người bạn”
2.3. Năng lực khác
 - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
- Năng lực khoa học: Vận dụng sự hiểu biết về biểu cảm của gương mặt để áp dụng vào các môn học khác và cuộc sống hằng ngày.
ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
1. Giáo viên
- Kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy trên Power point
- Một số tấm hình ảnh chân dung và tranh chân dung phù hợp với nội dung chủ đề; các đồ dung khác phù hợp.
- Hình một số khuôn mặt(trò chơi)
2. Học sinh 
- SGK, VBT (nếu có)
- Bút chì, màu vẽ ( bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,...), giấy trắng, giấy bìa màu, keo dán, kéo, bút chì, gôm, bút lông, bảng pha màu.
- Một số tấm hình ảnh chân dung và tranh chân dung phù hợp với nội dung chủ đề; các đồ dung khác phù hợp.
 PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC 
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 
(Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS, GV có thể chủ động linh hoạt bố trí thời gian thực hiện từng mạch nội dung, nhưng đảm bảo chủ đề được thực hiện trong 4 tiết học.)
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Đồ dùng thiết bị
NỘI DUNG 1: TRANH CHÂN DUNG
Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS. 
Trò chơi: Bịt mắt vẽ chân dung, mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng (bịt mắt) vẽ thêm các bộ phận trên khuôn mặt đã chuẩn bị(các bạn trong nhóm có thể hướng dẫn, nhắc nhở bạn)
+ Nhóm nào nhận được nhiều phiếu bình chọn sẽ là nhóm chiến thắng?
GV cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
GV chốt: các em vừa quan sát một số chân dung. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề 6 chân dung những người bạn.
Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Hoạt động: Quan sát, thảo luận về đặc điểm những nhân vật trong ảnh và trong tranh (khoảng 5-7 phút).
* Giới thiệu một số tranh,ảnh chân dung bán thân(H1)
- GV chiếu một số hình ảnh chân dung, tranh chân dung.
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm, giao việc để các em thảo luận và tự rút ra được: 
+ Những đặc điểm về hình dạng, màu sắc và vị trí các bộ phận trên khuôn mặt- liên hệ với hình cơ bản đã học. 
+ Em thấy chân dung trong ảnh và trong hình vẽ thường có những phần nào?
+ Nhận xét, nhận biết vị trí hình dáng, màu sắc của chân dung trong tranh vẽ với chân dung của bạn bè trong cuộc sống.
* Gợi ý cách vẽ chân dung.
+ Vẽ hình khuôn mặt bằng các hình cơ bản như tròn, xoan, vuông (lưu ý vẽ hình chân dung cân đối với khổ giấy)
+ Xác định và vẽ các bộ phận mắt-mũi-miệng trên khuôn mặt.
+ Vẽ hình ảnh phụ, vẽ màu.
* Thực hành: Em hãy vẽ chân dung của em hoặc của bạn mà em yêu quý.
-GV kịp thời quan sát sản phẩm của học sinh để động viên, khuyến khích các em sáng tạo.
* Chia sẽ sản phẩm:
Cho HS trong nhóm trưng bày sản phẩm và chia sẽ cảm nhận trong lớp.
Một số câu hỏi gợi ý: 
+ Em thường dùng những màu gì để vẽ màu da, màu tóc, màu áo của bạn? Vì sao?
+ Em sẽ làm gì thêm để bức chân dung bạn em đẹp hơn?
+ Em hãy chia sẻ các bước thực hiện sản phẩm.
+ Hãy nhận xét về sản phẩm của mình hoặc của bạn.
NỘI DUNG 2: CHÂN DUNG BIỂU CẢM
Quan sát tranh vẽ chân dung thẻ hiện cảm xúc nhân vật 
* Giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt
_ GV cho HS quan sát và nhận xét một số hình icon với nhiều trạng thái biểu cảm khác nhau.
- Tổ chức trò chơi làm mẫu, các em HS trong nhóm thay phiên nhau làm mẫu trước, thể hiện các biểu hện cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt .
- Gv hỏi: Em thấy tạo hình của các bộ phận trên khuôn mặt của từng trạng thái biểu cảm ở trên thay đổi như thế nào? (hình miệng cười, hình chân mày khi tức giận, mắt .)
 Em sẽ vẽ chân dung bạn em đang vui, buồn hay tức giận?
- Giới thiệu giúp HS nhận biết rõ hơn các biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt. 
* VẼ BIỂU CẢM CHÂN DUNG CỦA BẠN EM
- Hướng dẫn HS vẽ biểu cảm chân dung biểu cảm( chú ý tạo hình của từng bộ phận trên khuôn mặt của từng trạng thái biểu cảm)
- HS liên hệ với hình và màu sắc cơ bản đã học
 - Gợi ý các bước thực hiện(nhắc lại tiết 1)
+ Vẽ hình khuôn mặt bằng các hình cơ bản như tròn, xoan, vuông (lưu ý vẽ hình chân dung cân đối với khổ giấy)
+ Xác định và vẽ các bộ phận mắt-mũi-miệng trên khuôn mặt.
+ Vẽ hình ảnh phụ, vẽ màu.
*Thực hành: Em hãy vẽ chân dung biểu cảm của em hoặc của bạn mà em yêu quý.
- Quan sát, khích lệ HS thực hành, hướng dẫn bổ sung
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và sản phẩm và tiết học, GV tìm những sản phẩm sáng tạo, đặc sắc để giới thiệu cho cả lớp.
*Chia sẽ sản phẩm:
Cho HS trong nhóm trưng bày sản phẩm và chia sẽ cảm nhận trong lớp. 
- Giáo dục ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật và bảo vệ môi trường lớp học
Câu hỏi:
Hãy nêu cảm nhận về biểu cảm trên sản phẩm của mình hay của bạn.
NỘI DUNG 3: VẼ TOÀN THÂN 
Quan sát, thảo luận về hình ảnh toàn thân các bạn trong ảnh và trong tranh
- Giới thiệu một số tranh, ảnh toàn thân
+ Gv trưng bày một số hình ảnh chân dung toàn thân:
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận: Nhận biết nhìn bên ngoài, cơ thể người có các bộ phận chính nào, nêu đặc điểm về vị trí, tỉ lệ, hình dạng và màu sắc.
- Gợi mở cho HS liên hệ với các hình cơ bản đã học
- So sánh, nhận xét trong tranh vẽ toàn thân với hình ảnh toàn thân thật của bạn bè về hình dạng, màu sắc, vị trí các bộ phận.
* Thực hành: Vẽ chân dung (toàn thân) chính mình hoặc người bạn của em.
- Gợi ý cho HS thực hiện tự lựa chọn để thực hiện một trong những hoạt động sau: 
+ Vẽ hình HS được giới thiệu trên máy chiếu 
+ Vẽ ảnh của chính mình 
-Quan sát, hs khích lệ HS Thực hành, hướng dẫn bổ sung.
* Chia sẽ sản phẩm:
-Hướng dẫn HS cùng nhận xét đánh giá về sản phẩm 
-Gv và HS nhận xét đánh giá về sản phẩm và tiết học, GV kịp thời tìm ra những sản phẩm sáng tạo, đặc sắc để giới thiệu cho cả lớp
-Giáo dục ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật và bảo vệ môi trường.
Câu hỏi: 
+Hãy chia sẽ suy nghĩ về sản phẩm của mình, của bạn.
+Em sẽ giữ gìn sản phẩm thế nào?
NỘI DUNG 4: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM
Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm
- Dành thời gian để HS hoàn thiện sản phẩm của mình
- Hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
- GV gợi ý nội dung hs cần trình bày, phân tích 
-Khuyến khích HS xung phong giới thiệu bức tranh của mình
GV chốt: Chân dung là hình dáng , đặc điểm và trạng thái tình cảm của con người. Để có một chân dung xinh đẹp, khỏe mạnh các em phải luôn yêu quý bản thân, chăm sóc, gìn giữ sức khỏe và luôn vui vẽ yêu thường mọi người 
* Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, khuyến khích HS; 
DẶN DÒ: Chuẩn bị đồ dùng cho bài học tiếp theo.
- Lớp hát;
- Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo
- Hs tham gia trò chơi.
 - Nhận xét, đánh giá.
- Quan sát, thảo luận nhóm, liên hệ, nhận xét theo câu hỏi gợi ý 
Thực hành vẽ chân dung 
- Quan sát, nhận biết;
- Nêu cảm xúc của mình
- Nhận biết, cùng thực hiện.
- Tham khảo câu hỏi gợi ý và thực hành, sáng tạo vẽ tranh theo nội dung đã thảo luận
Quan sát nhận xét
Quan sát nhận xét
Thực hành vẽ tranh
- Nhận xét SP của mình và bạn trong cùng nhóm theo câu hỏi gợi ý
Hs quan sát nhận xét
Hs quan sát nhận xét
Hs làm thực hành
Hs nhận xét bài của bạn
Hs trưng bày, trình bày sản phẩm của mình, nhóm mình.
Hs nhận xét góp ý bài của bạn, của nhóm 
- Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide, 
-Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip.
- Hình ảnh minh họa các bước thực hiện.
Tranh ảnh trong sách và bài của học sinh lớp trước

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu_de_6_nhung_ngu.docx