Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 15: Em vẽ chân dung bạn - Đỗ Thị Lâm Hằng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 15: Em vẽ chân dung bạn - Đỗ Thị Lâm Hằng

Hoạt động 1: Quansát, nhận biết.

1.1. Tìm hiểu về khuôn mặt người.

- Giới thiệu và tổ chức học HS quan sát một số ảnh chân dung có đặc điểm khuôn mặt và trạng thái cảm xúc khác nhau, GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm ( Nhóm 2):

+ Hình dạng khuôn mặt người trong mỗi bức ảnh?

+ Nét mặt thể hiện vui hay buồn?

+Liên hệ quan sát khuôn mặt các bạn trong lớp?

=> GV tóm tắt nội dung HS đã thảo luận và chia sẻ.

 - GV gợi mở HS mô tả về khuôn mặt người mà HS thích.

- GV chốt; lưu ý: Mỗi người có khuôn mặt và đặc điểm riêng giúp chúng ta phân biệt được người này với người khác.

1.2. Tìm hiểu về tranh chân dung.

- Tổ chức cho HS quan sát một số tranh chân dung trang 65, 66 SGK, GV gợi mở nội dung cho HS chia sẻ.

 

docx 8 trang thuong95 15751
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 15: Em vẽ chân dung bạn - Đỗ Thị Lâm Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 1
Ngày dạy: Tuần 28,29
GV: Đỗ Thị Lâm Hằng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
 MÔN: MĨ THUẬT 
Chủđề 7: TRƯỜNG HỌC YÊU THƯƠNG
Bài 15: EM VẼ CHÂN DUNG BẠN. (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Phẩm chất:
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS các phẩm chất như nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:
- Thể hiện sự thân thiện, hòa đồng với các bạn: yêu mến, quý trọng thầy cô: tôn trọng sự khác biệt giữa các bạn và mọi người.
- Biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập và tích cực tham gia các hoạt động của nhóm. Không tự tiện sử dụng màu sắc, họa phẩm và đồ dùng của bạn khi chưa được bạn đồng ý.
- Chia sẻ chân thực suy nghĩ, cảm nhận của mình, thể hiện sự chân trọng sản phẩm, tác phẩm của mình, của bạn và người khác.
2. Nănglực:
Bài học góp phần hình thành, phát triển ớ HS các năng lực sau:
. Năng lực mĩ thuật:
- Nhận biết được hình dáng, đặc diểm khuôn mặt của các bạn trong nhóm/ lớp.
- Vẽ được chân dung bạn bằng nét và màu sác sẵn có, bước đầu biết thể hiện đặc điểm chân dung của bạn ở mức độ đơn giản.
- Chia sẻ được cảm nhận về bức tranh của mình, của bạn: biết trao đổi về ứng dụng của tranh chân dung vào cuộc sống.
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động trọng hoạt động học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luậnvà nhận xét đặc điểm khuôn mặt và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, hoạ phẩm đề thực hành tạo nên sản phẩm.
Năng lực dặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ mô tả khuôn mặt bạn và trao đổi , chia sẻ trong học tập. 
- Năng lực thể chất: Thể hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác về nét, hình , màu.
CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
1.Học sinh
-SGK Mĩthuật 1, Vở thực hành Mĩthuật 1, giấy vẽ, màu 
- Tranh/ảnh chân dung của bạn hoặc người thân.
- Câu chuyên mô tả về khuôn mặt một người mà em ấn tượng.
2.Giáo viên:
- Phương tiện, màu vẽ, giấy màu.
- Một số tranh chân dung rõ đặc điểm nhân vật.
- Minh họa giới thiệu cách vẽ tranh chân dung bằng màu.
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THƯC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, vấnđáp, giải quyết vấn đề, gợi mở, thực hành, thảo luận,...
Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, bể cá, động não .
Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
TIẾN trÌnh tỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TIẾT 1
TG
HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HS
Phương tiện 
3p
Ổn định lóp
- GV kiềm tra sĩ số và đồ dùng của HS.
- Khởi động, giới thiệu bài học.
-SGK, vở thực hành, bút chì, 
8p
Hoạt động 1: Quansát, nhận biết. 
1.1. Tìm hiểu về khuôn mặt người.
- Giới thiệu và tổ chức học HS quan sát một số ảnh chân dung có đặc điểm khuôn mặt và trạng thái cảm xúc khác nhau, GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm ( Nhóm 2): 
+ Hình dạng khuôn mặt người trong mỗi bức ảnh?
+ Nét mặt thể hiện vui hay buồn?
+Liên hệ quan sát khuôn mặt các bạn trong lớp?
=> GV tóm tắt nội dung HS đã thảo luận và chia sẻ.
 - GV gợi mở HS mô tả về khuôn mặt người mà HS thích.
- GV chốt; lưu ý: Mỗi người có khuôn mặt và đặc điểm riêng giúp chúng ta phân biệt được người này với người khác.
1.2. Tìm hiểu về tranh chân dung.
- Tổ chức cho HS quan sát một số tranh chân dung trang 65, 66 SGK, GV gợi mở nội dung cho HS chia sẻ.
 : 
? Bức tranh vẽ về ai.
? Kể tên một số màu sắc xuất hiện trong mỗi bức tranh.
? Trong các tranh sử dụng những nét vẽ cong, thẳng như thế nào.
?Kể một số hình ảnh thể hiện trong bức tranh, hình ảnh nào rõ nhất, ? Hình khuôn mặt trong bức tranh có gì đặc biệt. 
?Cảm nhận về bức tranh: Vui hay buồn, thích hay chưa thích, màu sắc, ?Vì sao.
- GV tóm tắt nội dung chia sẻ của HS, kết hợp giới thiệu một số thông tin về các bức tranh.
- GV giới thiệu một số tranh chân dung khác do HS/ thiếu nhi vẽ.
- GV chốt; lưu ý tranh chân dung chủ yếu vẽ khuôn mặt người. 
- HS quan sátvà thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên trình bày (3 nhóm).
- HS lắng nghe và tương tác với GV.
- Quan sát, suy nghĩvà trả lời câu hỏi
-Một số ảnh chân dung.
-Các tranh chân dung trang 65, 66 SGK.
19p
Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo
2.1. Tìm hiểu cách thực hành, sáng tạo.
- GV tổ chức cho HS quan sát SGK trang 66, 67 phần cách vẽ chân dung bạn , yêu cầu HS thảo luận, nêu cách tiến hành chân dung bạn.
-GV kết hợp nội dung HS chia sẻ với giới thiệu , giảng giải cáh vẽ ( nêu thị phạm minh họa ) và gợi mở, tương tác với HS dựa trên thực hành được minh họa trong SGK.
+Vẽ khuôn mặt trên giấy: Kích thước hình khuôn mặt phù hợp với khổ giấy, hình dạng khuôn mặt theo đặc điểm của khuôn mặt bạn.
+ Vẽ chi tiết cho khuôn mặt dựa trên đặc điểm mắt, mũi, miệng, trên khuôn mặt bạn. Có thể trang trí thêm áo, vòng cổ, hoa tai 
+ Vẽ màu cho bức tranh theo ý thích.
* GV giới thiệu một số tranh chân dung để HS quan sát và trả lời câu hỏi : ? Con có nhận xét gì về các bức tranh.
2.2. Tổ chức cho HS thực hành.
- GV cho HS thực hiện cá nhân: Vẽ bức tranh chân dung về bạn của mình ( có thể quan sát hoặc tưởng tượng lại về một người bạn mà em yêu mến). 
– Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành.
– Gợi mở nội dung HS trao đổi/thảo luận trong thực hành.
- Quan sát, suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi (Đại diện 3 nhóm trả lời)
- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời.
-HS vẽ bài cá nhân.
- Tập đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành
- Giấy A8
– Màu vẽ
– Giấy vẽ.
4p
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
+ Trưng bày bài vẽ trên bảng của lớp (6 tranh).
+ Hướng dẫn HS quan sát các bức tranh và yêu cầu HS:
? Nêu bức tranh thích nhất. ? Vì sao con thích.
? Con hãy chia sẻ thông tin về tranh của mình.
-GV tóm tắt nội dung chia sẻ của học sinh, nhận xét , đánh giá kết quả thực hành, thảo luận và ý thức học tập, động viên, khích lệ HS học tập.
– Trưng bày sản phẩm cá nhân.
– Giới thiệu sản phẩm của mình
– Chia sẻ cảm nhận vềsản phẩm của mình/của bạn.
-Sản phẩm của HS
1p
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 1 phút)
– Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.
– Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫnHS chuẩn bị.
- Lắng nghe
Bài 15: EM VẼ CHÂN DUNG BẠN EM
	TIẾT 2
TG
HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HS
THIẾT BỊ, ĐDDH
2p
Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
– Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.
– Giới thiệu nội dung tiết học.
– Suy nghĩ, chia sẻ
– Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung.
4p
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
- Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu một số bài vẽcủa các bạn làm theo nhóm và chia sẻ cảm nhận.
- Quan sát, suy nghĩ cảm nhận.
- Một số sản phẩm, đồ dùng 
20p
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm 
- Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm.
+ GV hướng dẫn cho HS làm việc nhóm: 4HS
+ Gợi mở để HS thực hành giúp HS tạo SP nhóm: HS cắt hoặc xé dán bài vẽ của mình, cùng các bạn trong nhóm sắp xếp trên giấy A3.
- Quan sát các nhóm, mỗi nhóm HS; gợi mở nộidung trao đổi, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
- HS láng nghe, thảo luận nhóm.
- Quan sát, đặt câu hỏi chia sẻ
- Lắng nghe và tương tác cùng GV
 -Sản phẩm đang thực hành của các nhóm .
6p
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
– Tổ chức Hs trưng bày sản phẩm
– Gợi ý nội dung HS thảo luận, nhận xét, chia sẻ cảm nhận: Tên sản phẩm của nhóm, cách sử dụng,chất liệu, bày tỏ cảm xúc về sản phẩm,...
– GV nhận xét tiết học, gợi mở HS ý tưởng vậndụng sản phẩm
- Trưngbàysảnphẩm của nhóm.
-Giới thiệu, chia sẻ SP của nhóm
- SP thực hành của các nhóm.
1p
Hoạt động 4:Vận dụng
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trang 68 SGK
– Gợi mở HS có thể vẽ nhiều khuôn mặt của người thân vào một bức tranh.
– Khích lệ HS thực hành (nếu HS thích).
- Quan sát; lắng nghe
– Chia sẻ mong muốn thực hành (nếu thích)
-Hình ảnh SGK trang 68
2p
Hoạt động 5:Tổng kết tiết học
- Tómtắtnội dung chínhcủabàihọc
- Nhận xét kết quả bài học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài sau
- Còn thời gian cho HS chơi tròc hơi
- Lắngnghe
- Chia sẻ cảm nhận bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_canh_dieu_bai_15_em_ve_chan_dung_ban.docx