Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

Tiết 1 – (Tiết CT 7)

Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu an toàn trường học

I. MỤC TIÊU:

 * Sau hoạt động, HS có khả năng:

 - Biết một số quy tắc an toàn khi tham gia giao thông.

 - Có ý thức chấp hành đúng và tham gia giao thông an toàn, đặc biệt ở cổng trường.

II. CHUẨN BỊ:

 Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 2:

 + Ổn định tổ chức.

 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

 + Đứng nghiêm trang

 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

 - GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

 + Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

 + Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

 + Một số hoạt động của tiết chào cờ:

 * Thực hiện nghi lễ chào cờ

 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

 * Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

 * Gợi ý cách tiến hành:

 - Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “An toàn trường học”, trong đó có thể thực hiện một chủ đề có liên quan đến việc đảm bảo an toàn ở trường như “Cổng trường an toàn giao thông” (có thể mời một cảnh sát giao thông hướng dẫn cho HS.

 - Giới thiệu cho HS biết ý nghĩa của việc tham gia thực hiện “Cổng trường an toàn giao thông”: đảm bảo an toàn cho HS, xây dựng nhà trường văn minh, tránh gây ùn tắc ở cổng trường.

 - Tuyên truyền và nhắc nhở HS một số lưu ý khi tham gia giao thông để xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”: xếp hàng ngay ngắn từng lớp khi ra về; để xe đúng quy định theo hàng, lối; đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện, nhắc nhở bố mẹ, người thân đứng đón xếp hàng theo khu vực quy định, không dừng, đỗ xe ở ngay gần cổng trường để chờ đón HS.

 

doc 44 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 5590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 3
(Từ ngày 21/09 /2020 đến 25/09/2020)
Thứ, Ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tiết CT
Tên bài dạy
Hai
21/09
2020
Sáng
1
HĐTN
7
SHDC: Tìm hiểu an toàn trường học.
2
Tiếng Việt
25
Bài 10: e , l
3
Tiếng Việt
26
Bài 10: e , l
4
Toán
7
Số 10
Ba
22/09
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
27
Bài 11: b , bễ
2
Tiếng Việt
28
Bài 11: b , bễ
3
TN&XH
5
Ngôi nhà của em (Tiết 2)
4
TV (tập viết)
29
Tập viết (sau bài 10, 11)
Tư
23/09
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
30
Bài 12: g , h
2
Tiếng Việt
31
Bài 12: g , h
3
Toán
8
Luyện tập
4
Ô luyện (T.việt)
14
Ôn luyện (Bài 12)
Năm
24/09
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
32
Bài 13: i , ia
2
Tiếng Việt
33
Bài 13: i , ia
3
TN&XH
6
Ngôi nhà của em (Tiết 3)
4
Toán
9
Nhiều hơn – Ít hơn – Bằng nhau.
Sáu
25/09
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
34
Tập viết (sau bài 12, 13)
2
Tiếng Việt
35
Kể chuyện: Hai chú gà con.
3
GDTC
6
GVBM
4
HĐTN
9
SHL: Chia sẻ thực hiện an toàn giao thông ở cổng trường.
Buổi dạy: Sáng Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tuần 3: Một ngày ở trường
Tiết 1 – (Tiết CT 7)
Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu an toàn trường học
I. MỤC TIÊU: 	
 * Sau hoạt động, HS có khả năng: 
 - Biết một số quy tắc an toàn khi tham gia giao thông.
 - Có ý thức chấp hành đúng và tham gia giao thông an toàn, đặc biệt ở cổng trường. 
II. CHUẨN BỊ:
 Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 2:
 + Ổn định tổ chức.
 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
 + Đứng nghiêm trang
 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
 - GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
 + Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
 + Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
 + Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
 * Thực hiện nghi lễ chào cờ
 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
 * Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
 * Gợi ý cách tiến hành:
 - Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “An toàn trường học”, trong đó có thể thực hiện một chủ đề có liên quan đến việc đảm bảo an toàn ở trường như “Cổng trường an toàn giao thông” (có thể mời một cảnh sát giao thông hướng dẫn cho HS.
 - Giới thiệu cho HS biết ý nghĩa của việc tham gia thực hiện “Cổng trường an toàn giao thông”: đảm bảo an toàn cho HS, xây dựng nhà trường văn minh, tránh gây ùn tắc ở cổng trường.
 - Tuyên truyền và nhắc nhở HS một số lưu ý khi tham gia giao thông để xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”: xếp hàng ngay ngắn từng lớp khi ra về; để xe đúng quy định theo hàng, lối; đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện, nhắc nhở bố mẹ, người thân đứng đón xếp hàng theo khu vực quy định, không dừng, đỗ xe ở ngay gần cổng trường để chờ đón HS.
Môn: Tiếng Việt
Bài 10: ê l
(2 Tiết)
I. MỤC TIÊU: 	
 1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
 - Nhận biết các âm và chữ cái ê, l ; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ê, l với các mô hình “âm đầu + âm chính”; “âm đầu + âm chính + thanh”.
 - Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm ê, âm l
 - Biết viết trên bảng con các chữ ê, l và tiếng lê
 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
 - Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
 - Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh, mẫu vật, vật thật để minh họa từ khóa, từ trong bài tập. 
 - Vở Bài tập Tiếng Việt 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2 (Tiết CT 25)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
+ Ổn định:
+ Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi đọc, viết bảng con các chữ: cờ đỏ, cố đô.
 - GV cho học sinh nhận xét bài viết.
+ Giới thiệu bài:
 - Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài về âm ê và chữ ê; âm l và chữ l.
+ GV ghi chữ ê, nói: ê 
+ GV ghi chữ l, nói: l (lờ)
 - GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS.
- HS hát
- HS đọc, viết bài.
- Lắng nghe
- 4 – 5 em, cả lớp: “ê”
- Cá nhân, cả lớp: l “lờ”
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1: Khám phá (15 phút)
 * Mục tiêu: 
 Nhận biết các âm và chữ cái ê, l; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ê, l với các mô hình “âm đầu + âm chính”; “âm đầu + âm chính + thanh”
* Dạy âm ê, l:
 - GV đưa tranh quả lê lên bảng 
+ Đây là quả gì?
 - GV chỉ tiếng lê 
 - GV nhận xét.
* Phân tích:
 - GV viết bảng chữ lê và mô hình chữ lê
 - GV chỉ tiếng lê và mô hình tiếng lê
lê
l
ê
- GV hỏi: Tiếng lê gồm những âm nào?
* Đánh vần.
 - Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : lê
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: l
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ê
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: lê.
 - GV cùng 1 số HS đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: lờ-ê-lê
* Củng cố: 
 - Các em vừa học hai chữ mới là chữ gì?
 - Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì?
 - GV chỉ mô hình tiếng lê.
- HS quan sát
- HS : Đây là quả lê
- HS nhận biết l, ê
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: lê
- Theo dõi
- HS trả lời nối tiếp: Tiếng lê gồm có âm l và âm ê. Âm l đứng trước và âm ê đứng sau.
- Quan sát và cùng làm với GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: lờ-ê-lê
- Cả lớp đánh vần: lờ-ê-lê
- Chữ l và chữ ê
- Tiếng lê
- HS đánh vần, đọc trơn : lờ-ê-lê, lê
3. Hoạt động : Luyện tập (20 phút)
 * Mục tiêu: 
 Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm l, âm ê.
3.1. Mở rộng vốn từ. (BT2) Tiếng nào có âm ê, tiếng nào có âm l (lờ)
a. Xác định yêu cầu.
 - GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 22 (GV giơ sách mở trang 22 cho HS quan sát) rồi nói to tiếng có âm l. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có âm l, nói to tiếng có âm ê. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có âm ê.
b. Nói tên sự vật
 - GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng sự vật.
- GV giải nghĩa từ khó: Bê là con bò con
- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên từng sự vật.
c. Tìm tiếng có âm l (lờ), ê.
 - GV làm mẫu:
+ GV chỉ hình 3 gọi học sinh nói tên sự vật.
+ GV chỉ hình 1 gọi học sinh nói tên con vật.
* Trường hợp học sinh không phát hiện ra tiếng có âm l, ê thì GV phát âm thật chậm, kéo dài để giúp HS phát hiện ra.
d. Báo cáo kết quả.
 - GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
 - GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.
 - GV cho HS làm bài vào vở Bài tập.
 - GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm ê (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh). 
3.2. Tập đọc. (Bài tập 3)
a. Luyện đọc từ ngữ:
 - GV hướng dẫn học sinh đọc từng từ dưới mỗi hình.
 - GV kết hợp giải nghĩa từ: 
+ La là con vật cùng họ với lừa
+ Lồ ô là loài tre to, mọc ở rừng thân thẳng, thành mỏng.
+ Le le là một loài chim nước, hình dáng giống như vịt nhưng nhỏ hơn, mỏ nhọn.
+ Đê là bờ (sông, biển) ngăn nước bảo vệ nhà cửa, đồng ruộng 
+ Lê la là đi hết chỗ này, chỗ kia .trong bài là cậu bé bò lê la theo quả bóng hết chỗ này đến chỗ kia.
 - GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh đọc.
* Củng cố:
+ Các em vừa học 2 chữ mới là chữ gì?
 - Yêu cầu HS ghép tiếng lê 
 - GV cùng HS nhận xét.
- HS lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 22.
- HS lần lượt nói tên từng con vật: bê, khế, lửa, trê, lúa, thợ lặn.
- HS nói đồng thanh
+ HS nói: lửa có âm l
+ HS nói: bê có âm ê
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói : bê có âm ê
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói : khế có âm ê
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói : lửa có âm l
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói : lúa có âm l
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói : trê có âm ê
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói : lặn có âm l
- HS báo cáo cá nhân.
- HS cả lớp nối hình với âm tương ứng.
- HS nói (ghế, kể, bế,...)
- HS đánh vần – đọc trơn
- HS theo dõi
- HS đọc cá nhân
- Chữ l và chữ ê
- HS ghép bảng cài tiếng lê
Tiết 3 (Tiết CT 26)
3.3. Tập đọc (Tiếp theo)
b. Giáo viên đọc mẫu: 
- GV đọc mẫu 1 lần : la, lá, lồ ô, le le, dế, dê, đê, lọ, lê la
c. Thi đọc cả bài.
 - GV tổ chức cho HS thi đọc theo cặp.
 - GV cùng học sinh nhận xét.
 - GV tổ chức cho HS thi đọc theo tổ.
 - GV cùng học sinh nhận xét.
 - GV tổ chức cho HS thi đọc cá nhân.
 - GV cùng học sinh nhận xét.
* GV cho HS đọc lại những gì vừa học ở bài 7(dưới chân trang 23).
3.4. Tập viết (Bảng con – BT 5)
a. Viết : ê, l, lê
* Chuẩn bị:
 - Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.
* Làm mẫu:
 - GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ê, l cỡ vừa.
 - GV chỉ bảng chữ ê, l
- GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết :
+ Chữ ê: Cao 2 li, rộng 1,5 li, gồm 3 nét:
Nét 1, đặt viết trên đường kẻ 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ 3. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo vòng khuyết ở đầu chữ. Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2. Chú ý, vòng khuyết nhìn cân xứng không quá to hoặc nhỏ. (Cách viết tương tự chữ e).
Nét 2, nét 3, từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút lên đầu chữ e để viết dấu mũ (ở khoảng giữa đường kẻ 3 và 4) tạo thành chữ ê. 
+ Chữ l: Cao 5 li, gồm 1 nét. Nét viết chữ l là kết hợp của hai nét cơ bản khuyết xuôi và móc ngược (phải).
Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6). Đến gần đường kẻ 2 thì viết tiếp nét móc ngược (phải). Dừng bút ở đường kẻ 2.
+ Tiếng lê: viết chữ l trước chữ ê sau, chú ý nối giữa chữ l với chữ ê.
c. Thực hành viết
 - Cho HS viết trên khoảng không
 - Cho HS viết bảng con
 - Cho học sinh viết lê
d. Báo cáo kết quả
 - GV yêu cầu HS giơ bảng con
 - GV nhận xét.
 - Cho HS viết chữ lê
 - GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
 - Về nhà đọc lại bài tập đọc cùng người thân, xem trước bài 11
 - GV khuyến khích HS tập viết chữ l, ê trên bảng con.
 - Nhận xét tiết học.
- HS nghe
- Từng cặp lên thi đọc cả bài 
- Các tổ lên thi đọc cả bài
- HS xung phong lên thi đọc cả bài
* Cả lớp nhìn SGK đọc ê, l
- HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yêu cầu của GV.
- HS theo dõi
- HS đọc
- HS theo dõi
- HS viết chữ l, ê và tiếng lê lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ.
- HS viết bài cá nhân trên bảng con chữ l, ê từ 2-3 lần.
- HS viết bài cá nhân trên bảng chữ lê từ 2-3 lần.
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- 3-4 HS giới thiệu bài trước lớp
- HS khác nhận xét
- HS xóa bảng viết tiếng lê 2-3 lần
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- HS khác nhận xét
- Lắng nghe
Môn: Toán
Tiết 4 (Tiết CT 7)
Bài: Số 10
I. MỤC TIÊU: 
 * Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
 - Biết cách đếm các đồ vật có số lượng đến 10. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 10.
 - Đọc, viết số 10.
 - Nhận biết vị trí số 0 trong dãy các số từ 0 – 10.
 - Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
 - Thông qua việc sử dụng số 10 để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn các ví dụ về số 10 trong thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh tình huống.
 - Một số chấm tròn, que tính, hình tam giác trong bộ đồ dùng Toán 1.
 - SGK, VBT Toán 1
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động.
+ Ổn định:
+ Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho 3- 4 HS đếm các số từ 0 đến 9 và từ 9 đến 0.
 - GV cho HS viết các số 7, 8, 9.
 - GV nhận xét.
+ Bài mới:
 - GV cho HS tranh khởi động SGK Toán 1 trang 18.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.
 - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Hình thành số 10.
* Quan sát khung kiến thức.
 - GV yêu cầu HS đếm số quả táo và số chấm tròn.
 - GV yêu cầu HS lần lượt lấy ra các thẻ tương ứng với số 10.
 - GV yêu cầu HS lấy 10 đồ vật bất kì trong bộ đồ dùng toán rồi đếm.
 - GV yêu cầu HS lên bảng đếm.
2. Viết số 10
 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS viết số 10:
+ Số 10 gồm có mấy chữ số? Là các chữ số nào?
+ Số 10 gồm có các chữ số nào?
+ Chữ số nào đứng trước, chữ số nào đứng sau?
+ GV yêu cầu HS nêu lại quy trình viết chữ số 1 và chữ số 0.
 - GV cho học sinh viết bảng con.
 - GV nhận xét, sửa cho HS.
C. Hoạt động thực hành luyện tập. 
Bài 1: a) Số ?
 - GV nêu yêu cầu bài tập
 - GV cho học sinh làm việc nhóm đôi. 
 - Gọi HS lên chia sẻ trước lớp.
b) Chọn số thích hợp:
 - GV nêu yêu cầu bài tập
 - GV cho học sinh làm việc cá nhân 
 - Gọi HS lên chia sẻ trước lớp.
 - GV cùng học sinh nhận xét phần chia sẻ của bạn.
Bài 2: Lấy số hình phù hợp (theo mẫu)
 - GV nêu yêu cầu bài tập
 - GV hướng dẫn HS làm mẫu:
+ Bên dưới ô đầu tiên là số mấy?
+ Tiếp theo ta phải làm gì?
 - GV cho học sinh làm bài cá nhân
 - GV cho HS lần lượt lên chia sẻ kết quả 
 - GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
Bài 3: Số ?
 - GV nêu yêu cầu bài tập
 - GV cho học sinh làm bài cá nhân
 - GV tổ chức cho học sinh thi đếm 
0 – 10 và 10 – 0.
 - GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
D. Hoạt động vận dụng.
Bài 4: Đếm và chỉ ra 10 bông hoa mỗi loại.
 - GV nêu yêu cầu bài tập
 - GV cho học sinh làm bài theo cặp.
 - GV yêu cầu học sinh kể tên các 10 đồ vật có xung quanh mình.
 - GV cùng HS nhận xét.
E. Củng cố, dặn dò.
 - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
 - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
 - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số 10 trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát
- 3 – 4 HS đếm các số từ 0 đến 9 và từ 9 đến 0.
- HS viết các số 7, 8, 9 vào bảng con.
- HS quan sát tranh trên màn hình.
- HS đếm số quả mỗi loại rồi trao đổi với bạn:
+ Có 5 quả xoài
+ Có 6 quả cam
+ Có 8 quả na
+ Có 9 quả lê
- HS đếm và trả lời :
+ Có 10 quả táo, có 10 chấm tròn. Số 10.
+ Xô màu hồng có 2 con cá. Ta có số 2.
- HS lấy thẻ số trong bộ đồ dùng gài số 10.
- HS lấy nhóm đồ vật số lượng là 10 (que tính, chấm tròn) rồi đếm.
- HS ở dưới theo dõi và nhận xét.
- Học sinh theo dõi và quan sát
+ Gồm có 2 chữ số. 
+ Chữ số 1 và chữ số 0
+ Chữ số 1 đứng trước, chữ số 0 đứng sau.
+ Vài HS lên chia sẻ cách viết
- HS tập viết số 10
- 2 – 3 HS nhắc lại yêu cầu bài
- HS đếm số quả có trong mỗi hình đọc số tương ứng cho bạn : 
+ 8 quả na
+ 9 quả lê
+ 10 quả măng cụt
- Đại diện một vài nhóm lên chia sẻ.
- HS đánh giá sự chia sẻ của các nhóm.
- 2 – 3 HS nhắc lại yêu cầu bài
- HS đếm số quả có trong mỗi hình rồi chọn số thích hợp có trong ô: 
+ 6 quả cam
+ 8 quả chuối
+ 10 quả xoài
- 3 HS lên chia sẻ trước lớp
- 2 – 3 HS nhắc lại yêu cầu.
+ Là số 8
+ Lấy 8 ô vuông nhỏ trong bộ đồ dùng bỏ vào trong khung hình.
- HS lần lượt lấy 9 rồi 10 ô vuông nhỏ bỏ vào trong từng khung hình.
- HS báo cáo kết quả làm việc.
- 2 – 2 HS nhắc lại yêu cầu
- HS tìm quy luật rồi điền các số còn thiếu vào ô trống.
- HS thi đếm từ 0 đến 10 và đếm từ 10 đến 0.
- 2 – 3 HS nhắc lại yêu cầu
- HS dếm đủ 10 bông hoa mỗi loại rồi chia sẻ với bạn cách đếm. 
 - HS kể 
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Buổi dạy: Sáng Thứ ba, ngày 22 tháng 9 năm 2020
Môn: Tiếng Việt
Bài 11: b bễ
(2 Tiết)
I. MỤC TIÊU: 	
 1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
 - Nhận biết các âm và chữ cái b; nhận biết thanh ngã, dấu ngã, đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có âm b “mô hình “âm đầu + âm chính”; “âm đầu + âm chính + thanh”.
 - Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm b, có thanh ngã.
 - Đọc đúng bài tập đọc Ở bờ đê
 - Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng và chữ số: b, bễ; 2, 3.
 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
 - Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
 - Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh, mẫu vật, vật thật để minh họa từ khóa, từ trong bài tập.
 - Vở Bài tập Tiếng Việt 1 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 1 (Tiết CT 27)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
+ Ổn định:
+ Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi đọc, viết bảng con các chữ ê, l, lê 
 - GV cho học sinh nhận xét bài viết.
+ Bài mới:
 * Giới thiệu bài
 - Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài về âm b và chữ b; thanh ngã và dấu ngã – chữ bễ
 - GV ghi chữ b, nói: bờ 
 - GV ghi chữ bễ, nói: bễ
 - GV giới thiệu chữ B in hoa
- HS hát 
- HS đọc, viết bài.
- Lắng nghe
- 4-5 em, cả lớp : “bờ”
- Cá nhân, cả lớp : “bễ”
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1: Khám phá (15 phút)
 * Mục tiêu: 
 Nhận biết các âm và chữ cái b; nhận biết thanh ngã, dấu ngã, đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có âm b “mô hình “âm đầu + âm chính”; “âm đầu + âm chính + thanh”.
2.1 Dạy âm b và chữ cái b
 - GV đưa tranh con bê lên bảng 
 - Đây là con gì?
 - GV chỉ tiếng bê 
 - GV nhận xét.
* Phân tích:
 - GV viết bảng chữ bê và mô hình chữ bê
 - GV chỉ tiếng bê và mô hình tiếng bê
bê
b
ê
 - GV hỏi: Tiếng bê gồm những âm nào?
* Đánh vần.
 - Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : bê
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: b
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ê
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bê.
 - GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: bờ-ê-bê
2.2. Tiếng bễ
 - GV đưa tranh cái bễ lên bảng 
 - GV chỉ vào ảnh cái bễ (lò rèn): Đây là cái bễ ở lò rèn. Bễ dùng để thổi lửa cho to hơn, cháy mạnh hơn.
 - GV chỉ tiếng bễ. Giới thiệu đây là tiếng bễ.
 - Tiếng bễ khác bê ở điểm nào?
 - GV: đó là dấu ngã
 - GV đọc : bễ
* Phân tích:
 - GV viết bảng chữ bễ và mô hình chữ bễ
 - GV chỉ tiếng bễ và mô hình tiếng bễ
b
ê
 - GV hỏi: Tiếng bễ gồm những âm nào?
* Đánh vần.
 - GV hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : bễ
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bê
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ngã
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bễ.
 - GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: bờ-ê-bê -ngã –bễ
* Củng cố: 
 - Các em vừa học chữ mới là chữ gì?
 - Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì?
 - GV chỉ mô hình tiếng bê, bễ
- HS quan sát
- HS : Đây là con bê
- HS nhận biết b, ê = bê
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: bê
- Theo dõi
- HS trả lời nối tiếp: Tiếng bê gồm có âm b và âm ê. Âm b đứng trước và âm ê đứng sau.
- Quan sát và cùng làm với GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: bờ-ê-bê
- Cả lớp đánh vần: bờ-ê-bê
- HS quan sát
- HS theo dõi, quan sát
- HS nhận biết bễ
- Tiếng bễ khác tiếng bê là có thêm dấu.
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: bễ
- Theo dõi
- HS trả lời nối tiếp: Tiếng bê gồm có âm b và âm ê và thanh ngã. Âm b đứng trước và âm ê đứng sau, thanh ngã trên ê
- Quan sát và cùng làm với GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
+ HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: bờ-ê-bê-ngã- bễ
- Cả lớp đánh vần: bờ-ê-bê-ngã- bễ, bễ
- Chữ b 
- Tiếng bê
- HS đánh vần, đọc trơn : bờ-ê-bê, bê ; bờ-ê-bê-ngã- bễ
3. Hoạt động : Luyện tập (20 phút)
 * Mục tiêu: 
Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm b, thanh ngã.
3.1. Mở rộng vốn từ. (BT2: Tiếng nào có âm b (bờ)
a. Xác định yêu cầu.
 - GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 24 (GV giơ sách mở trang 24 cho HS quan sát) rồi nói to tiếng có âm b. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có âm b.
b. Nói tên sự vật
 - GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng sự vật.
 - GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.
d. Báo cáo kết quả.
- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
 - GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.
 - GV cho HS làm bài vào vở Bài tập
 - GV đố HS tìm 3 tiếng có âm ê (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)
3.2. Mở rộng vốn từ. (BT3: Tiếng nào có thanh ngã.
a. Xác định yêu cầu.
 - GV nêu yêu cầu của bài tập: Các em nhìn vào SGK trang 26 (GV giơ sách mở trang 26 cho HS quan sát) rồi nói to tiếng có thanh ngã. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có thanh ngã.
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời HS nói tên từng sự vật, hoạt động.
- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.
d. Báo cáo kết quả.
- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
 - GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.
 - GV cho HS làm bài vào vở Bài tập
 - GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm ê (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh).
3.3. Tập đọc. (Bài tập 3)
a. Giới thiệu bài:
 - GV trình chiếu hình ảnh bài tập đọc lên bảng
 - GV chỉ 3 hình ảnh minh họa và hỏi: Đây là hình ảnh những con vật gì?
 - GV : Bài đọc nói về con dê, con dế, con bê ở bờ đê.
 - GV chỉ từng hình mời học sinh nói tên các con vật.
 - Các em cùng nghe xem các con vật làm gì ở bờ đê nhé.
b. Đọc mẫu:
 - GV đọc mẫu 1-2 lần.
c. Luyện đọc từ ngữ:
 - GV chỉ các từ bờ đê, la cà, có dế, có cả bê, be be trong bài đọc trên bảng
 - GV giải nghĩa :
+ Bờ đê : bờ đất cao chạy dài dọc theo hai bên bờ sông, bờ biển để ngăn nước ngập.
+ La cà: đi chỗ nọ chỗ kia
+ Be be : từ mô phỏng tiếng kêu của con dê.
- HS lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 24.
- HS lần lượt nói tên từng con vật: bò, lá, bàn, búp bê, bóng, bánh
- HS nói đồng thanh
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói : bê có âm b
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói : lá không có âm b
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói : bàn có âm b
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói : búp bê có âm b
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói : bóng có âm b
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói : bánh có âm b
- HS báo cáo cá nhân
- HS cả lớp nối hình với âm tương ứng.
- HS nói (bố, bé, bế,...)
- HS lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 26.
- HS lần lượt nói tên từng con vật: vẽ, đũa, quạ, sữa, võ, nhãn
- HS nói đồng thanh
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói : vẽ có thanh ngã.
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói : đũa có thanh ngã.
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói : quạ không có thanh ngã.
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói : sữa có thanh ngã.
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói : võ có thanh ngã.
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói : nhãn có thanh ngã.
- HS báo cáo cá nhân
- HS cả lớp nối hình với thanh ngã tương ứng.
- HS nói (ngã, kẽ, dễ,...)
- HS theo dõi, quan sát
- HS quan sát và trả lời: Tranh 1: con dê; tranh 2: con dế; tranh 3: con bê
- HS theo dõi
- HS nhắc lại : dê, dế, bê
- HS nghe
- HS đánh vần, đọc trơn các từ GV chỉ 
- HS lắng nghe
Tiết 2 (Tiết CT 28)
3.4. Tập đọc (tiếp)
d. Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh: 
 - GV chỉ từng câu và giới thiệu: Bài đọc có 3 tranh và 4 câu (tranh 3 có 2 câu)
 - GV đánh số thứ tự từng câu trong bài trên bảng.
 - GV: Các em đọc thầm tên bài, đọc từng câu theo tay cô chỉ.
 - GV chỉ chậm từng tiếng trong tên bài
 - GV chỉ chậm từng tiếng trong câu dưới tranh 1.
 - GV chỉ chậm từng tiếng trong câu dưới tranh 2.
 - GV chỉ chậm từng tiếng trong câu dưới tranh 3.
 - GV cho HS đọc 
 - GV chỉ vài câu theo thứ tự đảo lộn.
e. Thi đọc cả bài:
 - Cho HS làm việc nhóm đôi.
 - GV tổ chức cho học sinh thi đọc theo cặp.
 - GV cùng học sinh nhận xét.
 - GV tổ chức cho học sinh thi đọc theo tổ.
 - GV cùng học sinh nhận xét.
g. Tìm hiểu bài đọc:
 - GV cho HS tìm hiểu nội dung bài đọc qua 1 số câu hỏi gợi ý:
+ Con gì la cà ở bờ đê?
+ Dê gặp những con gì?
+ Con bê kêu thế nào?
* GV cho HS đọc lại những gì vừa học ở bài 11.
3.5. Tập viết (Bảng con – BT 5)
 - Cho HS đọc các chữ mẫu cần viết trong bài tập 5.
a. Viết : b, bê, bễ:
* Chuẩn bị:
 - Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn HS cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.
 - GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết :
+ Chữ b: Cao 5 li, rộng 1,5 li, gồm 3 nét:nét khuyết xuôi, nét móc ngược và nét xoắn: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét khuyết xuôi. Đầu nét khuyết chạm vào đường kẻ 6, nối liền với nét móc ngược phải. Chân nét móc chạm đường kẻ 1, kéo dài chân nét móc tới đường kẻ 3 thì lượn sang trái. Tới đường kẻ 3 thì lượn bút trở lại sang phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở cuối nét. Dừng bút ở gần đường kẻ 3. 
+ Tiếng bê: viết chữ b trước chữ ê sau, chú ý nối giữa chữ b với chữ ê.
+ Tiếng bễ: viết chữ b trước chữ ê sau, chú ý nối giữa chữ b với chữ ê. Dấu ngã là 1 nét lượn lên xuống từ trái sang phải.
b. Viết: 2, 3.
* Chuẩn bị.
 - Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.
* Làm mẫu:
 - GV giới thiệu mẫu số 2, 3 cỡ vừa.
 - GV chỉ bảng số 2, 3.
 - GV vừa viết mẫu từng chữ số trên khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết :
+ Số 2: Cao 4 li, gồm 2 nét:nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên, nét 2 là thẳng ngang. 
+ Số 3: Cao 4 li, gồm 3 nét:nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 cong phải.
c. Thực hành viết
 - Cho HS viết trên khoảng không
 - Cho HS viết bảng con
 - Cho học sinh viết bê, bễ
 - Cho học sinh viết số 2, 3
d. Báo cáo kết quả
 - GV yêu cầu HS giơ bảng con
 - GV nhận xét.
 - Cho HS viết chữ bê, bễ, số 2, 3
 - GV nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
 - Về nhà đọc lại bài tập đọc cùng người thân, xem trước bài 12
 - GV khuyến khích HS tập viết chữ b, ê trên bảng con. 
 - Nhận xét tiết học.
- HS đếm số câu theo sự chỉ dẫn của GV.
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS đọc (cả lớp đọc thầm-cá nhân-cả lớp).
- HS đọc (cả lớp đọc thầm-cá nhân-cả lớp).
- HS đọc (cả lớp đọc thầm-cá nhân-cả lớp).
- HS đọc (cả lớp đọc thầm-cá nhân-cả lớp).
- HS đọc tiếp nối theo nhóm, cặp:
+ Từng HS tiếp nối nhàu đọc từng lời dưới tranh: HS 1 đọc tên bài và câu 1, các bạn khác tự đứng lên đọc tiếp nối.
+ 3 cặp HS tiếp nối đọc lời dưới 3 bức tranh.
- Một vài HS đọc
- Từng cặp nhìn SGK cùng luyện đọc
- Từng cặp lên thi đọc cả bài
- Các tổ lên thi đọc cả bài.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi:
+ Con dê la cà ở bờ đê.
+ Dê gặp con dế, con dê.
+ Con dê kêu “be be”.
* Cả lớp nhìn SGK đọc.
- HS đọc (cá nhân-tập thể)
- HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yc của GV
- HS theo dõi
- HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yêu cầu của GV.
- HS theo dõi
- HS viết chữ b, ê và tiếng bê; số 2, 3 lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ.
- HS viết bài cá nhân trên bảng con chữ b, ê từ 2-3 lần.
- HS viết bài cá nhân trên bảng chữ bê, bễ từ 2-3 lần.
- HS viết bài cá nhân trên bảng số 2, 3 từ 2-3 lần
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- 3-4 HS giới thiệu bài trước lớp
- HS khác nhận xét
- HS xóa bảng viết 2-3 lần
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe
Môn: Tự nhiên và xã hội
Tiết 3 (Tiết CT 5)
Bài: Ngôi nhà của em
(Đã soạn ở tuần 2)
Môn: Tiếng Việt (Tập viết)
Tiết 4 (Tiết CT 29)
Bài: Tập viết (sau bài 10, 11) 
I. MỤC TIÊU:
 - Tô, viết đúng các chữ ê, l, b và các tiếng lê, bễ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
 - Tô, viết đúng các chữ số 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
 Các chữ mẫu ê, l, b, các chữ số 2, 3 đặt trong khung chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khám phá
+ Ổn định:
+ Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS viết bảng con: l, ê, bê
 - GV nhận xét.
* Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập
 - GV cho cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: ê, l, lê,, b, bê, bễ, 2, 3
a.Tập tô, tập viết: 
 - GV vừa viết mẫu từng chữ ê, l, lê vừa hướng dẫn quy trình:
 + Chữ ê có độ cao 2 ô li như chữ e, nhưng có thêm dấu mũ (là 2 nét xiên ngắn). Cách viết dấu mũ: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đầu chữ để viết dấu mũ nhỏ vừa phải, cân đối (khoảng giữa ĐK3 và ĐK4).
+ Chữ l có độ cao 5 li. Cách viết: Đặt bút trên ĐK2, viết nét khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm ĐK6), đến gần ĐK2 thì viết tiếp nét móc ngược; dừng bút ở ĐK2
+ Tiếng lê: viết chữ l trước, chữ ê sau, chú ý nối nét giữa l và ê.
 - GV nhận xét.
b. Tập tô, tập viết: b, bê, bễ
- GV vừa viết mẫu từng chữ b, bê, bễ vừa hướng dẫn quy trình:
+ Chữ b có đọ cao 5 li. Gồm 3 nét: nét khuyết xuôi, nét móc ngược và nét thắt. Cách viết: Đặt bút trên DDK2, viết khuyết xuôi cao 5 li, rộng 1 li. Đưa bút ngược theo thân nét khuyết xuôi, đến ĐK2 nối liền với nét móc ngược và thắt, dừng bút gần ĐK3.
+ Tiếng bê: gồm chữ b trước, chữ ê sau
+ Tiếng bễ, đặt dấu ngã trên ê
c. Tập tô, tập viết chữ số: 2, 3
 - GV vừa viết mẫu vừa h/dẫn quy trình:
+ Số 2: cao 4 li. Gồm 2 nét. Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong phải và thẳng xiên, nét 2 là nét thẳng ngang 
+ Số 3: cao 4 li: Gồm 3 nét: nét 1 thẳng ngang; nét 2 thẳng xiên; nét 3 cong phải.
d. Thực hành tập tô, tập viết vào vở.
 - GV h/dẫn HS cách cầm bút đặc vở trước khi viêt.
 - GV theo dõi uốn nắn.
 - GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
 - GV tuyên dương, khen thưởng những học sinh v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_3_na.doc