Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám

CHỦ ĐỀ 4 : BIẾT ƠN

TUẦN 13: EM YÊU CHÚ BỘ ĐỘI

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIAO LƯU VỚI CHÚ BỘ ĐỘI

I. MỤC TIÊU:

 Sau hoạt động, HS có khả năng:

 - Biết được hình mẫu bộ đội trong đời thực.

 - Hiểu được vai trò của bộ đội trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc

 - Có thái độ biết ơn các chiến sĩ bộ đội đã và đang canh giữ bình yên cho Tổ quốc

II. CHUẨN BỊ:

 - Ghế cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

 + Ổn định tổ chức.

 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

 + Đứng nghiêm trang

 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

 - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

 + Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

 + Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

 + Một số hoạt động của tiết chào cờ:

 * Thực hiện nghi lễ chào cờ

 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

 * Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

 * Gợi ý cách tiến hành

 - Nhà trường tổ chức buổi trò chuyện giữa chú bộ đội (hoặc cựu chiến binh) với HS toàn trường. Buổi trò chuyện được tổ chức theo hình thức toạ đàm về các nội dung theo gợi ý:

 - Chú bộ đội chia sẻ về:

 + Nhiệm vụ của bộ đội.

 + Công việc hằng ngày của bộ đội.

 + Nơi làm việc của bộ đội.

 + Trang phục của bộ đội.

 + Phương tiện, vũ khí bộ đội sử dụng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

 - Giao lưu giữa HS với chú bộ đội, theo các hình thức:

 + Đặt câu hỏi trò chuyện.

 + Tập các động tác đội hình, đội ngũ như chú bộ đội.

 + Hát cùng chú bộ đội.

- HS chia sẻ cảm xúc về buổi giao lưu với chú bộ đội.

 

doc 34 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 5712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 13
(Từ ngày 30/11/2020 Đến 04/12/2020)
Thứ,
ngày tháng năm
Buổi
Tiết
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Tên
ĐDDH
Hai
30/11
2020
Sáng
1
HĐTN
37
SHDC: Giao lưu với chú bộ đội
ND: SHDC
2
Tiếng Việt
145
Bài 64: in it
3
Tiếng Việt
146
Bài 64: in it
4
Toán
37
Phép trừ trong phạm vi 10 (tiết 1)
T.số, T. dấu
Chiều
1
Đạo đức
13
Bài 6: Em tự giác làm việc của mình (tiết 3)
Tranh, ảnh
2
Ô.L (TViệt)
61
Ôn luyện bài 64
3
Âm nhạc
13
GVBM
Ba
01/12
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
147
Bài 65: iên iêt
2
Tiếng Việt
148
Bài 65: iên iêt
3
TN &XH
25
Bài 8: Tết Nguyên đán (tiết 1)
Tranh, ảnh
4
TViệt (T. viết)
149
Tập viết (sau bài 64, 65)
Chiều
1
Ô.L (Toán)
25
Ôn tiết 37
2
Ô.L (TViệt)
62
Ôn luyện Bài 65
3
Ô.L (TViệt)
63
Ôn luyện Bài 65
Tư
02/12
 2020
Sáng
1
Tiếng Việt
150
Bài 66: yên yêt
2
Tiếng Việt
151
Bài 66: iên iêt
3
Toán
38
Phép trừ trong phạm vi 10 (tiết 2)
T.số, T. dấu
4
Ô.L (TViệt)
64
Ôn luyện bài 66
Chiều
1
HĐTN
38
HĐGD: Em yêu chú bộ đội
Tranh,ảnh
2
Mĩ thuật
13
GVBM
3
GDTC
25
GVBM
Năm
04/12
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
152
Bài 67: on ot
2
Tiếng Việt
153
Bài 67: on ot
3
TN & XH
26
Bài 8: Tết Nguyên đán (tiết 2)
Tranh, ảnh
4
Toán
39
Luyện tập
T.số, T. dấu
Chiều
1
TViệt (T.viết)
154
Tập viết (sau bài 66, 67)
2
Ô.L (TViệt)
65
Ôn luyện bài 67
3
Ô.L (Toán)
26
Ôn tiết 38,39
Sáu
04/12
2020
Sáng
1
Tiếng Việt
155
Bài 68: Kể chuyện Mây đen và mây trắng
2
Tiếng Việt
156
Bài 69: Ôn tập
3
GDTC
26
GVBM
4
HĐTN
39
SHL: Vẽ tranh về chú bộ đội
ND: SHL
Ngày dạy: Sáng Thứ hai, ngày 30/ 11/ 2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tiết 1 – Tiết CT 37
CHỦ ĐỀ 4 : BIẾT ƠN 
TUẦN 13: EM YÊU CHÚ BỘ ĐỘI
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIAO LƯU VỚI CHÚ BỘ ĐỘI 
I. MỤC TIÊU: 
 Sau hoạt động, HS có khả năng:	
 - Biết được hình mẫu bộ đội trong đời thực. 
 - Hiểu được vai trò của bộ đội trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc
 - Có thái độ biết ơn các chiến sĩ bộ đội đã và đang canh giữ bình yên cho Tổ quốc
II. CHUẨN BỊ:
 - Ghế cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 - Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
 + Ổn định tổ chức.
 + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
 + Đứng nghiêm trang
 + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
 + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.
 + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
 - GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
 + Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
 + Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
 + Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
 * Thực hiện nghi lễ chào cờ
 * Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
 * Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
 * Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
 * Gợi ý cách tiến hành
 - Nhà trường tổ chức buổi trò chuyện giữa chú bộ đội (hoặc cựu chiến binh) với HS toàn trường. Buổi trò chuyện được tổ chức theo hình thức toạ đàm về các nội dung theo gợi ý: 
 - Chú bộ đội chia sẻ về:
 + Nhiệm vụ của bộ đội. 
 + Công việc hằng ngày của bộ đội. 
 + Nơi làm việc của bộ đội. 
 + Trang phục của bộ đội. 
 + Phương tiện, vũ khí bộ đội sử dụng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 
 - Giao lưu giữa HS với chú bộ đội, theo các hình thức:
 + Đặt câu hỏi trò chuyện.
 + Tập các động tác đội hình, đội ngũ như chú bộ đội. 
 + Hát cùng chú bộ đội. 
HS chia sẻ cảm xúc về buổi giao lưu với chú bộ đội.
Môn: Tiếng Việt
Tiết 2 + 3 – Tiết CT 145 + 146
Bài 64: in it
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các van in, it; đánh vần, đọc đúng tiếng có các van in, it.
 - Thực hiện đúng trò chơi hái táo vào rổ van in, van it.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cua, cò và đàn cá (2).
 - Viết đúng các van in, it, các tiếng (đèn) pin, (quả) mít (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh để minh họa cho các từ ngữ.
 - 4 hình ở BT đọc hiểu để HS đánh số TT cho tranh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi vài HS đọc bài “Cua, cỏ và đàn cá: (1) (bài 63) và trả lời câu hỏi
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: vần in, vần it.
 ** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 + Dạy vần in
 - Cho HS đọc từng chữ i - nờ - in. 
 - Phân tích vần in. 
 - Đánh vần, đọc trơn: 
 - Cho HS nói:. 
 - Phân tích tiếng pin. 
 - Đánh vần, đọc: pờ - in - pin / pin.
 - Đánh vần, đọc trơn: i - nờ - in / pờ - in - pin / đèn pin.
 + Dạy vần it (như vần in)
 - Đánh vần, đọc trơn: i - tờ - it / mờ - it - mit - sắc - mít / quả mít.
* Củng cố: 
HS nói 2 vần mới học: in, it, 2 tiếng mới học: pin, mít.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Hái quả trên cây,...)
 - Cho 1 HS đọc, cả lớp đọc từng từ: 
 - GV hướng dẫn HS làm bài trong VBT: nối (bằng bút) từng quả táo với rổ vần tương ứng.
 - Cho 1 HS nói kết quả (GV dùng kĩ thuật vi tính cho rơi các quả táo (tin, nhìn, nín, chín) vào rổ vần in; (vịt, thịt) vào rổ vần it.
 - GV chỉ từng quả táo, cả lớp: Tiếng tin có vần in... Tiếng vịt có vần it,...
 * Tập viết (bảng con - BT 4)
 - GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
 + Vần in: viết i trước, n sau. / vần it: viết i trước, t sau (t cao 3 li).
 + pin: viết p (cao 4 li) rồi đến vần in.
 + mít: viết m rồi đến vần it, dấu sắc đặt trên i.
 - Cho HS viết: vần in, it (2 - 3 lần). Sau đó viết: (đèn) pin, (quả) mít. - GV cùng HS nhận xét.
- HS hát
- HS đọc bài “Cua, cỏ và đàn cá: (1) (bài 63) và trả lời câu hỏi
- HS đọc
- HS phân tích
- HS đánh vần, đọc trơn i - nờ - in / in.
- HS nói: đèn pin /pin
- HS đánh vần
- HS đánh vần, đọc trơn: i - nờ - in / pờ - in - pin / đèn pin.
- HS thực hiện đánh vần, đọc trơn: i - tờ - it/ mờ - it - mit - sắc - mít/ quả mít.
- HS nói 2 vần mới học: in, it, 2 tiếng mới học: pin, mít
- HS đọc tin, nhìn, vịt,...
- HS làm BT
- HS nói kết quả
- HS lắng nghe và nói: Tiếng tin có vần in... Tiếng vịt có vần it,...
- HS theo dõi.
- HS viết vào bảng con: vần in, it (2 - 3 lần). Sau đó viết: (đèn) pin, (quả) mít - HS tham gia nhận xét
Tiết 2
** Tập đọc (BT 3) 
Giới thiệu bài: Các em sẽ học tiếp phần 2 của truyện “Cua, cò và đàn cá”. Sau khi ăn hết đàn cá, cò tiếp tục lừa cua. Cua có bị mắc lừa không? Câu chuyện kết thúc thế nào? Các em hãy nghe câu chuyện.
 - GV đọc mẫu. Sau đó có thể mô tả, kết hợp giải nghĩa từ: Sau khi ăn hết đàn cá, cò tìm cua. Thái độ của cua nửa tin nửa ngờ (nửa tin cò, nửa nghi ngờ cò nói dối). Cò cắp (đưa) cua bay đến một gò đất nhỏ và mổ cua (định ăn thịt cua). Cua đã sẵn tinh thần cảnh giác. Nó giơ càng lên, kẹp cổ cò. Cò van xin cua tha cho.
 + Luyện đọc từ ngữ: 
 + Luyện đọc câu
 - GV: Bài có 10 câu. / GV chỉ từng câu cho .
 - Cho HS đọc tiếp nối từng câu. 
 - Cho HS thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 2 đoạn: 4 câu / 6 câu.
 + Tìm hiểu bài đọc
 - GV gắn lên bảng 4 tranh kể lại diễn biến của câu chuyện. Tranh 1, 2 đã được đánh số. Cần đánh số TT tranh 3,4.
 - Cho HS làm bài vào VBT. / 1 HS lên bảng xếp lại TT tranh 3 và 4. / GV chốt lại đáp án: Tranh 3 (Cua kẹp chặt cổ cò). Tranh 4 (Cò đưa cua trở về hồ cũ).
 - Cho 1-2 HS nhìn tranh đã sắp xếp lại, nói lại nội dung câu chuyện:
 + T1: Cò tìm cua, dỗ cua đi với nó.
 + T 2: Cò cắp cua bay đi.
 + T3: Cò định ăn thịt cua. Cua kẹp cổ cò.
 +T 4: Cò phải trả cua về hồ cũ.
GV: Bài đọc giúp em hiểu điều gì? .
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV yêu cầu HS đọc lại bài.
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài hôm sau.
 - Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc từ ngữ: nửa tin nửa ngờ, dỗ, mê tít, cắp cua, gò đất, giơ gươm, kẹp, van xin.
- HS luyện đọc câu
- HS thi đọc bài
- HS thực hiện làm bài trong vở BT
- Cua khôn ngoan, luôn cảnh giác nên đã tự cứu mình. / Cò gian xảo đã phải thua cua. / Phải khôn ngoan, cảnh giác mới không mắc lừa, tránh được nguy hiểm). GV: Câu chuyện khen ngợi cua có tinh thần cảnh giác nên đã cứu được mình, làm thất bại mưu gian của cò. Các em cũng phải biết cảnh giác, chống lại kẻ xấu
- HS đọc lại bài.
Môn: Toán 
Tiết 4 – Tiết CT 13
Bài: Phép trừ trong phạm vi 10 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
 - Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.
 - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
 - Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ:
 - Các que tính, các chấm tròn.
 - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn dịnh:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS làm bài vào bảng con.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
A.Hoạt động khởi động
 - GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau (theo cặp hoặc nhóm bàn):
 - Cho HS quan sát bức tranh trong SGK.
 - HDHS Làm tương tự với các tinh huống còn lại.
 - GV nhận xét
- HS hát
Tính: 4 – 3 = 6 – 6 = 7 – 0 =
 6 – 5 = 8 – 8 = 8 – 0 =
- HS nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ, chẳng hạn:
+ Có 7 bạn, 1 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?
+ Đếm rồi nói: Còn lại 6 bạn đang ngồi quanh bàn.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- HDHS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép trừ: 7-1=6.
Tương tự HS tìm kết quả các phép trừ còn lại: 7-2; 8-l; 9-6.
 - GV chốt lại cách tìm kết quả một phép trừ.
Hoạt động cả lóp: GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác “trừ - bớt ” mà HS vừa thực hiện ở trên.
 * Củng cố kiến thức mới:
 - GV nêu một số tình huống.
 - GV hướng dần HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quả vào thanh gài. phép trừ: 7-1=6.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Số?
 - GV h/dẫn HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bầi
 - GV nhận xét.
Bài 2: Tính:
 - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT và lên bảng chia sẻ
 - GV nhận xét.
Bài 3: Nêu phép từ thích hợp với tranh vẽ:
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh đọc phép tnhs tương ứng. Chia sẻ trước lớp, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe về tình huống xả ratrong tranh, rồi nêu: 
VD: Có 9 mảnh gỗ cần sơn. Đã sơn được 7 mảnh. Hỏi còn lại mấy mảnh gỗ chưa sơn? Phép tính t/ứng là: 9 – 7 = 2
 - GV nhận xét.
D. Hoạt động vận dụng
 - GV yêu cầu HS suy nghĩ một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10.
4. Củng cố, dặ dò:
 - GV: Hỏi Qua bài học hôm nay em biết them được điều gì?
 - Dặn HS về nhà tìm một số tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10, để hôm sau chia sẻ với các bạn. 
 - Nhận xét tiết học.
- HS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả
- HS đặt phép trừ tương ứng.
- HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trừ (làm theo nhóm bàn).
1. Số?
 7 – 3 = 8 – 4 =
 10 – 5 = 9 – 7 = 
- HS có thể dùng các chấm tròn hoặc thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính.
2. Tính:
 10 – 2 = 8 – 7 = 9 – 5 =
 6 – 3 = 7 – 5 = 6 – 5 =
 7 – 6 = 9 – 6 = 10 – 8 =
- HS lên bảng chia sẻ.
3. Nêu phép từ thích hợp với tranh vẽ:
- HS quan sát tranh đọc phép tínht/ứng. Chia sẻ trước lớp., suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe về tình huống xảy ra trong tranh rồi viết phép tính là:
Phép tính t/ứng là: 9 – 7 = 2 
- HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp.
- HS trả lời (có thể xem lại bức tranh khởi động trong SGK và nêu phép trừ tương ứng)
Ngày dạy: Chiều Thứ hai, ngày 30/ 11/ 2020
Môn: Đạo đức
Tiết 1 – Tiết CT 13
Bài 6: Em tự giác làm việc của mình (tiết 3)
(Đã soạn tuần 11)
Môn: Âm nhạc
Tiết 3
(GVBM)
Ngày dạy: Sáng Thứ ba, ngày 01/ 12/ 2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 147 + 148
Bài 65: iên iêt
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần iên, iêt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iên, iêt.
 - Làm đúng BT tìm từ ngữ có vần iên, vần iêt ứng với mỗi hình.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Tiết tập viết.
 - Viết đúng iên, iêt, (cô) tiên, viết (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh để minh họa cho các từ ngữ.
 - Thẻ để HS ghi phương án đúng / sai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi vài HS đọc bài Cua, cò và đàn cá (2) (bài 64) và trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em hiểu điều gì?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: vần iên, vần iêt.
 **Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 + Dạy vần iên
 - HS đọc: iê - nờ - iên. 
 - Phân tích vần 
 - Đánh vần, đọc: 
 - Cho HS nói: cô tiên / tiên. 
 - Phân tích tiếng tiên. 
 - Đánh vần, đọc: tờ - iên - tiên / tiên. 
 - Đánh vần, đọc trơn: iê - nờ - iên / tờ - iên - tiên / cô tiên.
 + Dạy vần iêt (như vần iên)
 - Đánh vần, đọc trơn: iê - tờ - iêt / Vờ - iêt - Viêt - nặng - Việt / Việt Nam.
 * Củng cố: 
HS nói 2 vần mới học: iên, iêt, 2 tiếng mới học: tiên, Việt.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình)
 - Cho HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ: viết, đèn điện,...
 - Cho HS tìm từ ngữ ứng với mỗi hình; nói kết quả: 1) biển, 2) kiến, 3) biệt thự...
 - GV chỉ từng hình, cả lớp nhắc lại.
 ** Tập viết (bảng con - BT 4)
 - GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
 + Vần iên: viết iê trước, n sau. / vần iêt: viết iê trước, t sau.
 + tiên: viết t rồi đến vần iên./viết: viết V rồi đến vần iêt, dấu sắc đặt trên ê.
 - Cho HS viết: iên, iêt (2 lần). Sau đó viết: (cô) tiên, viết.
 - GV cùng HS nhận xét
- HS hát
- HS đọc bài Cua, cò và đàn cá (2) (bài 64) và trả lời câu hỏi
- HS đọc
- HS phân tích: iên gồm âm iê và n.
- HS đánh vần: iê - nờ - iên / iên.
- HS nói cô tiên / tiên.
- HS đánh vần
- HS đánh vần, đọc trơn: iê - nờ - iên/ tờ - iên - tiên/ cô tiên.
- HS thực hiện: đánh vần, đọc trơn: iê - tờ - iêt/ Vờ - iêt - Viêt - nặng - Việt/ Việt Nam.
- HS nói: 2 vần mới học: iên, iêt, 2 tiếng mới học: tiên, Việt.
- HS đọc cá nhân, cả lớp) đọc từng từ: viết, đèn điện,...
- HS tìm từ ngữ
- HS lắng nghe
- HS viết vào bảng con: iên, iêt (2 lần). Sau đó viết: (cô) tiên, viết.
- HS tham gia nhận xét
 Tiết 2
 ** Tập đọc (BT 3)
 - GV giới thiệu minh hoạ và bài đọc: kể về 2 HS trong tiết tập viết.
 - GV đọc mẫu.
 + Luyện đọc từ ngữ: 
 +Luyện đọc câu
 - GV: Bài có mấy câu? 
 - GV chỉ từng câu (liền 2 câu ngắn) cho 1 HS đọc, cả lớp đọc vỡ.
 - Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở câu: Thế mà bạn Kiên xô bàn / làm chữ “biển ” của Hà xiên đi.
 - GV yêu cầu HS tìm, đọc tiếng trong bài có vần iên (Kiên, biển, xiên); vần iêt (tiết, viết).
 - Cho HS thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 2 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn),
 + Tìm hiểu bài đọc
 - GV chỉ từng ý cho HS đọc. / HS giơ thẻ xác định ý đúng / sai. / GV chốt đáp án: Ý a (Hà viết chữ xiên vì chưa cẩn thận). Sai. Ý b (Hà viết chữ xiên vì Kiên lỡ xô bàn). Đúng. Ý c (Cô khen chữ Hà đẹp): Đúng.
 - Cho cả lớp đọc lại kết quả; ghi lại vào VBT.
GV: Bài đọc cho em biết gì về bạn Hà?
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV yêu cầu HS đọc lại bài
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài hôm sau.
 - Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc từ ngữ: tiết tập viết, cẩn thận, xô bàn, biển, xiên đi, nhăn mặt, thì thầm.
- HS (10 câu).
- HS luyện đọc câu
- HS tìm, đọc tiếng trong bài có vần iên (Kiên, biển, xiên); vần iêt (tiết, viết).
- HS thi đọc bài
- HS đọc
- HS thực hiện làm bài trong vở BT.
- Hà viết chừ rất cẩn thận. / Hà tốt bụng, dễ bỏ qua lỗi của bạn
Môn: Tự nhiên và xã hội
Tiết 3 – Tiết CT 25
Bài 8: Têt Nguyên Đán
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 * Về nhận thức khoa học:
 - Giới thiệu được tên , thời gian diễn ra tết Nguyên đán .
 - Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán . 
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 Tìm tòi , khám phá các hoạt động đón Tết của người dân trong cộng đồng . 
 * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 - Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết .
II. CHUẨN BỊ:
 - Các hình trong SGK . 
 - Video clip bài hát Ngày Tết quê em ( nhạc của Từ Huy ) .
 - Yêu cầu HS sưu tầm một số hình ảnh về các hoạt động của người dân trên đất nước Việt Nam trong dịp Tết .
 - Yêu cầu HS mang theo một số ảnh chụp các hoạt động trong dịp Tết của gia đình ( nếu có ) . 
 - VBT Tự nhiên và Xã hội 1 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
 Những hoạt động thường diễn ra vào dịp tết Nguyên đán 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động (3 phút)
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV yêu cầu HS nêu một số công việc của những người sống xung quanh em.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 - GV cho HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát : Ngày Tết quê em . 
 - HS trả lời câu hỏi : Bài hát cho em gì về ngày Tết ? 
 - GV : Bài hát cho thấy không khí đón Tết trên khắp đất nước với hoa tươi , phố đông vui , người đi sắm Tết , đi chơi , thăm hỏi lẫn nhau ... và ý nghĩa thiêng liên giúp chúng ta tìm hiểu về một lễ hội truyền thống của người Việt Nam được nhắc đến trong bài hát , đó là tết Nguyên đán.
B. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về những hoạt động vào dịp ngày tết Nguyên đán 
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm việc theo cặp .
 - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 54, 55 ( SGK) để trả lời câu hỏi : 
+Những người trong mỗi hình đang làm gì ? 
 + Trong đó, những hoạt động nào thường diễn ra trước Tết, những hoạt động nào thường diễn ra trong dịp Tết ?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - GV yêu cầu HS trình bày kết quả
 - GV cùng HS nhận xét , bổ sung câu trả lời. 
 * GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.
Hoạt động 2: Giới thiệu về các hoạt động của em và gia đình vào dịp tết Nguyên đán.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn về những việc em cùng gia đình thường làm vào dịp Tết t
 - GV H/dẫn HS theo các câu hỏi:
+ Vào dịp tết Nguyên đán , em cùng với gia đình thường làm gì ?
+ Em thích nhất HĐ nào ? Vì sao ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
 - GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp
GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán .
 - GV kết hợp với HS nhận xét.
- HS hát	
- HS nêu một số công việc của những người sống xung quanh mà em biết.
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát : Ngày Tết quê em
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS chia sẻ và thống nhất ý kien, trả lời câu hỏi
- HS đại diện trình bày kết quả
- HS tham gia nhận xét
HS thảo luận, chia sẻ với các bạn cùng nhóm
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS chia se với các bạn trước lớp
HS theo dõi, nhận xét
Tiết 2
Tết Nguyên đán qua bộ sưu tập của nhóm em
(Dạy ngày thứ năm)
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 3 : Giới thiệu các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán
 * Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS đưa ra những thông tin hoặc hình ảnh đã sưu tầm được về tết Nguyên đán (bao gồm cả các ảnh chụp về hoạt động của gia đình mình trong những ngày Tết) 
 - GV theo dõi hd HS thực hiện
Bước 2 : Làm việc cả lớp
 - GV yêu cầu các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp .
 - GV cùng HS nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều thông tin , hình ảnh bổ ích về những hoạt động đón tết Nguyên đán ở Việt Nam và hoặc một số nước khác 
 - GV yêu cầu HS đọc phần chốt kiến thức ở cuối bài . 
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV yêu cầu HS nêu lại một số việc làm trong ngày Tết.
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày , sắp xếp bộ sưu tập những thông tin hoặc hình ảnh về tết Nguyên đán của nhóm mình . Đồng thời cùng nhau tập trình bày . 
 - Các thành viên quan sát chia sẻ thống nhất trong nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm
- HS các nhóm đi tham quan sản phẩm của nhau và lắng nghe khi nhóm bạn giới thiệu về những thông tin , hình ảnh mà các bạn đã sưu tầm được 
- HS đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp 
-HS đọc
- HS nêu lại một số việc làm trong ngày Tết.
Môn: Tiếng Việt (tập viết)
Tiết 4 – Tiết CT 149
Bài: Tập viết (sau bài 64, 65)
I. MỤC TIÊU:
 Viết đúng in, it, iên, iêt, đèn pin, quả mít, cô tiên, viết - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. CHUẨN BỊ:
 Bài viết mẫu viết trên bảng phụ có kẻ ô li được phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bìa cũ:
 - GV yêu cầu HS viết lại các vần, từ đã học ở bài trước.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục tiêu của bài học.
 * Luyện tập
 - Cho HS nhìn bảng, đọc: in, đèn pin, it, quả mít, iên, cô tiên, iêt, viết.
 * Tập viết: in, đèn pin, it, quả mít.
 - GV gọi vài HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần in, it; độ cao các con chữ.
 - GV vừa viết từng chữ ghi vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao của các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (mít). 
 - GV yêu cầu HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một.
 * Tập viết: iên, cô tiên, iêt, viết (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
 - GV cùng HS nhận xét
4/Củng cố, dặn dò
- NHắc những HS chưa hòan thành, về nhà tiếp tục luyện viết.
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát
HS viết lại các vần, từ đã học ở bài trước: en xà ben; et co vẹt; ên tên lửa; êt tết.
- HS đọc: in, đèn pin, it, quả mít, iên, cô tiên, iêt, viết.
- HS đọc nói cách viết
- HS theo dõi GV viết mẫu
- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một
- HS viết vào vở phần Luyện tập thêm.
Ngày dạy: Sáng Thứ tư, ngày 02/ 12/ 2020
Môn: Tiếng Việt
Tiết 1 + 2 – Tiết CT 150 + 151
Bài 66: yên yêt
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các vần yên, yêt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần yên, yêt.
 - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần yên, vần yêt.
 - Hiểu và ghi nhớ quy tắc viết các vần yên, yêt.
 - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Nam Yết của em.
 - Viết đúng các vần yên, yêt, các tiếng yên (ngựa), yết (kiến) (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh để minh họa cho các từ ngữ
 - Phiếu cỡ to ghi quy tắc viết vần yên, yêt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi vài HS đọc bài Tiết tập viết (bài 65) và trả lời câu hỏi.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 + Ở bài 65, các em đã học vần iên, vần iêt. Ở bài này, các em cũng học vần iên, vần iêt nhưng âm i được thể hiện bằng chữ y dài: yên, yêt.
 ** Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
 + Dạy vần yên
 - GV giới thiệu cái yên ngựa. Đọc: yên. HS đọc: yên.
 - Phân tích vần yên: gồm âm yê + n. 
 - Đánh vần, đọc: yê - nờ - yên / yên.
 - Đọc trơn: yê - nờ - yên / yên ngựa.
 + Dạy vần yêt (như vần yên)
 - GV giải thích: Nam Yết là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Hòn đảo hình bầu dục, dài khoảng 650 mét, rộng 200 mét. Quanh đảo có bờ kè bằng bê tông chắn sóng kiên cố. Đảo không có nước, nhưng nhờ sự lao động chăm chỉ, cần cù của các chú bộ đội, đảo được phủ một màu xanh rất đẹp. Loài cây nhiều nhất ở đảo là dừa. Dừa mọc thành rừng trên đảo.
 - Cho HS đánh vần, đọc trơn: yê - tờ - yêt - sắc - yết / Nam Yết.
* Củng cố: 
 - Cho HS nói 2 vần mới học: yên, yêt, 2 tiếng mới học: yên, yết.
 ** Luyện tập
 * Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm tiếng có vần yên, tiếng có vần yêt)
 - Cho HS đọc từng từ ngữ: yên xe, niêm yết,... 
 - GV giải nghĩa, yêu cầu HS tìm hình tương ứng: yên xe (vật làm bằng da, có khung sắt dùng làm chỗ ngồi trên xe đạp, xe gắn máy), niêm yết (dán thông báo cho tất cả mọi người biết), chim yến (loài chim thường làm tổ trên vách đá), yết kiến (gặp người bề trên với tư cách là khách: Viên quan yết kiến nhà vua).
 - Cho từng cặp HS tìm tiếng có vần yên, vần yêt; báo cáo kết quả / Cả lớp đồng thanh: 
 * Ghi nhớ (quy tắc chính tả)
 - GV chỉ bảng quy tắc: Bảng này giúp các em biết khi nào vần iên, vần iêt được viết bằng chữ i ngắn; khi nào vần iên, iêt được viết bằng y dài.
 + Vần iên được viết là iên (i ngắn) khi có âm đầu đứng trước. VD: tiên (âm đầu t + vần iên). HS tìm thêm 3-4 tiếng có vần iên. VD: biển, điện, miến, kiến, miền, tiền,...
 + Tương tự, vần iêt được viết là iêt (i ngắn) khi có âm đầu đứng trước. VD: biết (b + iêt + dấu thanh). HS tìm thêm vài tiếng có vần iêt. VD: viết, (thân) thiết, (nước chảy) xiết, siết (chặt)...
 + Vần iên được viết là yên (y) khi không có âm đầu đứng trước. VD: yến (0 + yến). Tương tự với yêt. VD: yết (0 + yết). GV: Có rất ít tiếng có vần yên, yêt.
 - GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả để viết đúng các vần iên, iêt.
 ** Tập viết (bảng con - BT 5)
 - GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
 + Vần yên: viết yê trước, n sau. Chú ý nối nét từ y sang ê, từ ê sang n.
 + Vần yêt: viết yê trước, t sau. Chú ý nối nét y - ê -t.
 + Từ yên ngựa: viết yên trước, ngựa sau.
 + Từ yết kiến: viết yết trước, kiến sau, dấu sắc đặt trên ê.
HS viết bảng con: yên, yêt (2 lần). Sau đó viết: yên (ngựa), yết (kiến)
- HS hát
- HS đọc bài Tiết tập viết (bài 65) và trả lời câu hỏi
- HS đọc
- HS phân tích
- HS đánh vần: yê - nờ - yên / yên.
- HS đánh vần, đọc trơn: yê - nờ - yên / yên ngựa
- HS lắng nghe
- HS đánh vần, đọc trơn: yê - tờ - yêt - sắc - yết / Nam Yết.
- HS thực hiện
- HS nói 2 vần mới học: yên, yêt, 
2 tiếng mới học: yên, yết.
- HS đọc từng từ ngữ: yên xe, niêm yết
HS đọc từ ngữ
- Tìm tiếng, Báo cáo kết quả, đọc: 
+ Tiếng yên (xe) có vần yên. Tiếng (niêm) yết có vần yêt,...
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ quy tắc chính tả để viết đúng các vần iên, iêt.
- HS theo dõi GV viết
- HS viết ở bảng con: yên, yêt (2 lần). Sau đó viết: yên (ngựa), yết (kiến)
Tiết 2
 ** Tập đọc (BT 4)
 - GV giới thiệu bài đọc về đảo Nam Yết. Chỉ trên bản đồ quần đảo Trường Sa, đảo Nam Yết. Nam Yết là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
 - GV vừa chỉ từng ảnh vừa đọc mẫu.
+ luyện đọc từ ngữ:
. GV giải nghĩa: bộ phận cơ thể - một phần của cơ thể, nói cách khác, Nam Yết là một phần của Tổ quốc Việt Nam.
 + Luyện đọc câu
 - GV: Bài gồm 5 tấm ảnh, 5 câu.
 - GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.
 - Cho HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
 - Cho HS thi đọc từng đoạn, cả bài
- Cho từng cặp HS nhìn SGK, luyện đọc trước khi thi.
 - Từng cặp, tổ thi đọc tiếp nối 5 câu dưới 5 tranh.
Từng cặp, tổ thi đọc cả bài. 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
 + Tìm hiểu bài đọc
 - GV nêu yêu cầu: Mỗi HS nói điều mình biết về đảo Nam Yết qua 1 tấm ảnh. 
 - Cho 1 HS làm mẫu với ảnh 1.
 - Mỗi HS chọn 1 ảnh, nói điều mình biết về đảo Nam Yết qua ảnh đó. 
+ Ảnh 2: Từ xưa, Việt Nam đã làm chủ Nam Yết. / Ảnh cột mốc chủ quyền trên đảo Nam Yết.
+ Ảnh 3: Đây là đèn biển ở Nam Yết. / Nam Yết có nhà cửa, có đèn biển.
+ Ảnh 4: Chiến sĩ trồng rau ở Nam Yết. / Các chú bộ đội sống ở Nam Yết như ở nhà.
+ Ảnh 5: Các chú bộ đội nắm chắc tay súng bảo vệ đảo Nam Yết. / Nam Yết là bộ phận của Tổ quốc Việt Nam.
 - GV: Bài đọc giúp các em biết về đảo Nam Yết của nước ta và về cuộc sống của các chú bộ đội bảo vệ đảo Nam Yết.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV cho HS đọc lại cả bài.
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài 67.
 - Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc từ ngữ: Nam Yết, giữa biển, nét chấm, làm chủ, đèn biển, chiến sĩ, bộ phận, cơ thể
- HS luyện đọc câu nối tiếp
- HS thi đọc bài
- Từng cặp HS nhìn SGK, luyện đọc trước khi thi.
- Từng cặp, tổ thi đọc tiếp nối 5 câu dưới 5 tranh.
- Từng cặp, tổ thi đọc cả bài. 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS làm mẫu
- HS lắng nghe
- HS đọc lại cả bài.
Môn: Toán
Tiết 3 – Tiết CT 38
Bài: Phép trừ trong phạm vi 10 (tiếp 2)
(Đã soạn ở ngày thứ hai)
Môn: Ôn luyện (Tiếng việt)
Tiết 4 – Tiết CT 64
Bài: Ôn luyện bài 66
Nội dung
SGK
(Trang)
Ghi nhớ
 - Rèn kĩ năng đọc, viết các vần đã học ở bài 66.
 + HS đọc lại các vần và các từ đã học ở bài 66.
 + HS luyện đọc bài tập đọc ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
 + Rèn kĩ năng viết đúng cho HS.
 + Ôn các vần: in, it, iên, iêt, yên, yêt
120
121
120
- HS nhớ các vần yên, yêt và đọc đúng.
- HS biết ghỉ hơi chỗ có dấu chấm.
- Viết đúng độ cao, độ rộng của từng con chữ.
Ngày dạy: Chiều Thứ tư, ngày 02/ 12/ 2020
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tiết 1 – Tiết CT 38
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
EM YÊU CHÚ BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Biết được một số trang phục của bộ đội, một số công việc của bộ đội trong luyện tập và giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc. 
- Thực hiện được một số động tác đội hình, đội ngũ cơ bản. 
- Có thái độ yêu mến và biết ơn đối với những người bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh, ảnh về chú bộ đội. 
- Trang phục bộ đội cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
 + Ổn định:
 + Bài mới:
 * Giới thiệu bài
 - GV viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các chú bộ đội và công việc của các chú bộ đội.
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1: Cùng nhau hát
* Cách tiến hành:
 - GV tổ chức cho HS trong lớp hát và múa theo nhạc của bài hát về chú bộ đội: Cháu thương chú bộ đội - Sáng tác: Hoàng Văn Yến).
 - GV tổ chức cho HS: 
+ Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của bài hát.
+ Chia sẻ về cảm xúc của bản thân khi hát bài hát.
* GV kết luận:
 - Có nhiều bài hát được sáng tác về bộ đội để ghi nhớ công ơn của các chiến sĩ trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. 
 - Để thể hiện tình yêu của các em với các chiến sĩ bộ đội, em có thể luyện tập để thuộc bài hát về bộ đội.
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chú bộ đội
* Cách tiến hành :
 - GV cho HS giới thiệu một số hình ảnh đã chuẩn bị về chú bộ đội đang làm nhiệm vụ tập luyện hay canh giữ biên cương, hải đảo. - GV tổ chức cho HS:
+ Thảo luận về trang phục, công việc, ý nghĩa công việc của các chú bộ đội.
+ Chia sẻ về tình cảm của em với các chú bộ đội.
 - GV nhận xét.
* Kết luận: 
 - Bộ đội làm nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ đất nước. Vì thế bộ đội thường luyện tập và làm việc c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_13_n.doc