Giáo án Lớp 1 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 1 (Bản đẹp)

1. GV (chỉ bảng) giới thiệu bài:

- Hôm nay, các em sẽ học 1 âm và chữ cái mới: âm b và chữ b.

GV chỉ chữ b trên bảng lớp, nói: b (bờ). HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: b.

- Các em cũng học thêm 1 thanh và dấu thanh mới: thanh ngã và dấu ngã ( ). GV chỉ chữ bễ, nói: bễ. HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bễ.

2. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen)

2.1. Âm b và chữ b

- GV chỉ hình con bê trên màn hình / bảng lớp, hỏi: Đây là con gì? (Con bê).

- GV viết bảng: bê. Cả lớp đọc: bê.

- Phân tích tiếng bê:

+ GV: Trong tiếng bê, có 1 âm các em đã học. Đó là âm nào? HS: âm ê.

+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bê? 1 HS: Tiếng bê gồm có 2 âm: âm b đứng trước, âm ê đứng sau.

+ HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bê.

- Đánh vần tiếng bê.

+ GV đưa mô hình tiếng bê, HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn): bờ - ê - bê / bê.

+ GV và HS cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay:

* Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bê.

* Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bờ.

* Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ê.

* Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bê.

- GV giới thiệu chữ b in thường, chữ b viết thường và chữ B in hoa ở tr. 24, 25.

2.2. Tiếng bễ

- GV chỉ hình cái bễ (lò rèn) trên màn hình / bảng lớp: Đây là cái bễ ở lò rèn. Bễ dùng để thổi lửa cho lửa to hơn, mạnh hơn. GV chỉ tiếng bễ: Đây là tiếng bễ.

- GV viết bảng: bễ. Cả lớp đọc: bễ.

- Phân tích tiếng bễ:

+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bễ? 1 HS: Tiếng bễ gồm có 2 âm: âm b đứng

trước, âm ê đứng sau, dấu ngã đặt trên âm ê  1 số HS nhắc lại.

+ GV: Tiếng bễ khác tiếng bê ở điểm nào? (HS: Tiếng bễ có thêm dấu). GV: Đó là dấu ngã; đặt trên chữ ê. GV giới thiệu dấu ngã. GV đọc: bễ. Cả lớp: bễ.

- Đánh vần tiếng bễ.

+ GV đưa lên bảng mô hình tiếng bễ. GV cùng HS đánh vần nhanh (bê - ngã - bễ), thể hiện bằng động tác tay:

* Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bễ.

* Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bê.

* Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ngã.

* Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bễ.

+ GV hướng dẫn HS gộp 2 bước đánh vần: HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần, đọc trơn:

bờ - ê - bê - ngã - bễ / bễ (không chập tay).

2.3. Củng cố:

- HS nói lại chữ và dấu thanh, tiếng mới học là chữ b, dấu ngã, tiếng bễ.

- HS ghép chữ trên bảng cài: bê, bễ. GV mời 3 HS đứng trước lớp, giơ bảng cài để các bạn nhận xét.

 

doc 57 trang yenhap123 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b	bễ
Phát triển năng lực ngôn ngữ - Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều
Nhận biết âm và chữ cái b; nhận biết thanh ngã và dấu ngã (); đánh vần, đọc đúng tiếng có chữ b và tiếng có dấu ngã (mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính
+ thanh”): bê, bễ.
Nhìn hình, phát âm, tự phát hiện được tiếng có âm b, có thanh ngã.
Đọc đúng bài Tập đọc Ở bờ đê.
Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng và chữ số: b, bễ, số 2, số 3.
Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
Tranh, ảnh, mẫu vật.
VBT Tiếng Việt 1, tập một.
Bảng cài.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ

Tiết 1
Trò chơi “Hái táo”, xếp vào giỏ “ê”, giỏ “l”: dê, đê, dế, lá, le le, lọ.
Đọc các từ vừa học ở bài Tập đọc (tr.23, SGK Tiếng Việt 1, tập một).
DẠY BÀI MỚI
GV (chỉ bảng) giới thiệu bài:
Hôm nay, các em sẽ học 1 âm và chữ cái mới: âm b và chữ b.
GV chỉ chữ b trên bảng lớp, nói: b (bờ). HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: b.
Các em cũng học thêm 1 thanh và dấu thanh mới: thanh ngã và dấu ngã (	). GV chỉ chữ bễ, nói: bễ. HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bễ.
Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen)
Âm b và chữ b
GV chỉ hình con bê trên màn hình / bảng lớp, hỏi: Đây là con gì? (Con bê).
GV viết bảng: bê. Cả lớp đọc: bê.
Phân tích tiếng bê:
+ GV: Trong tiếng bê, có 1 âm các em đã học. Đó là âm nào? HS: âm ê.
+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bê? 1 HS: Tiếng bê gồm có 2 âm: âm b đứng trước, âm ê đứng sau.
+ HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bê.
Đánh vần tiếng bê.
+ GV đưa mô hình tiếng bê, HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn): bờ - ê - bê / bê.
+ GV và HS cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay:
Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bê.
Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bờ.
Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ê.
Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bê.
GV giới thiệu chữ b in thường, chữ b viết thường và chữ B in hoa ở tr. 24, 25.
Tiếng bễ
GV chỉ hình cái bễ (lò rèn) trên màn hình / bảng lớp: Đây là cái bễ ở lò rèn. Bễ dùng để thổi lửa cho lửa to hơn, mạnh hơn. GV chỉ tiếng bễ: Đây là tiếng bễ.
GV viết bảng: bễ. Cả lớp đọc: bễ.
Phân tích tiếng bễ:
+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bễ? 1 HS: Tiếng bễ gồm có 2 âm: âm b đứng
trước, âm ê đứng sau, dấu ngã đặt trên âm ê à 1 số HS nhắc lại.
+ GV: Tiếng bễ khác tiếng bê ở điểm nào? (HS: Tiếng bễ có thêm dấu). GV: Đó là dấu ngã; đặt trên chữ ê. GV giới thiệu dấu ngã. GV đọc: bễ. Cả lớp: bễ.
Đánh vần tiếng bễ.
+ GV đưa lên bảng mô hình tiếng bễ. GV cùng HS đánh vần nhanh (bê - ngã - bễ), thể hiện bằng động tác tay:
Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bễ.
Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bê.
Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ngã.
Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bễ.
+ GV hướng dẫn HS gộp 2 bước đánh vần: HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần, đọc trơn:
bờ - ê - bê - ngã - bễ / bễ (không chập tay).
Củng cố:
HS nói lại chữ và dấu thanh, tiếng mới học là chữ b, dấu ngã, tiếng bễ.
HS ghép chữ trên bảng cài: bê, bễ. GV mời 3 HS đứng trước lớp, giơ bảng cài để các bạn nhận xét.
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT2: Tìm tiếng có âm b)
GV: BT2 yêu cầu các em tìm những tiếng có âm b. GV chỉ từng hình, 1 HS nói tên từng sự vật: bò, lá, bàn, búp bê, bóng (HS miền Nam có thể nói: banh), bánh.
GV chỉ hình lần 2 (TT đảo lộn), cả lớp nói lại tên từng sự vật.
GV hướng dẫn HS làm bài trên VBT: từng cặp HS chỉ hình, nói tiếng, nối b với hình chứa tiếng có âm b.
GV mời 2 HS báo cáo: Các tiếng có âm b (bò, bàn, búp bê, bóng, bánh). Tiếng không có âm b: tiếng lá.
GV mời cả lớp thực hiện trò chơi: GV chỉ lần lượt từng hình, cả lớp nói to tiếng có âm b và vỗ tay 1 cái. Nói thầm tiếng không có âm b, không vỗ tay. (Ví dụ: GV chỉ hình bò. Cả lớp đồng thanh: bò và vỗ tay 1 cái. GV chỉ hình cái lá: Cả lớp nói thầm lá, không vỗ tay.
HS có thể nói thêm 3 - 4 tiếng ngoài bài có âm b (VD: ba, bế, bể, bi,...).
Mở rộng vốn từ (BT3: Tiếng nào có thanh ngã?)
GV: BT3 yêu cầu các em tìm những tiếng có thanh ngã. GV chỉ từng hình, 1 HS nói tên từng sự vật dưới hình: vẽ, đũa, quạ, sữa, võ, nhãn.
GV chỉ hình lần 2 (TT đảo lộn), cả lớp nói lại tên từng sự vật.
Từng cặp HS chỉ hình, nói tiếng, nối dấu ngã với hình chứa tiếng có thanh ngã
trong Vở bài tập.
GV mời 2 HS báo cáo: Các tiếng có âm thanh ngã (vẽ, đũa, sữa, võ, nhãn). Tiếng
quạ không có thanh ngã.
GV chỉ hình theo TT đảo lộn, cả lớp đồng thanh: Tiếng nhãn có thanh ngã. Tiếng vẽ
có thanh ngã. Tiếng quạ không có thanh ngã...
HS nói thêm 3 - 4 tiếng ngoài bài có thanh ngã (dễ, khẽ, lễ, vẫn,...).
Tập đọc (BT 4) (Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài đọc dài đầu tiên)
Giới thiệu bài
GV: Mời 1 HS đọc tên bài: Ở bờ đê à Cả lớp đọc lại.
GV chỉ trên bảng 3 hình minh hoạ bài Tập đọc, hỏi: Đây là hình ảnh những con vật gì? (Tranh 1: con dê. Tranh 2: con dế. Tranh 3: con bê).
GV: Bài đọc nói về con dê, con dế, con bê ở bờ đê. GV chỉ từng con vật cho cả lớp nhắc lại: dê, dế, bê. Các em cùng nghe cô đọc xem các con vật làm gì.
GV (chỉ từng hình) đọc mẫu từng câu: đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
Luyện đọc từ ngữ: 1 HS nhìn bài đọc trên bảng lớp đọc các từ ngữ (được tô màu đỏ) theo thước chỉ của GV: bờ đê, la cà, có dế, có cả bê, be be. à Cả lớp đọc. GV giải nghĩa: bờ đê (bờ đất cao chạy dài dọc theo bờ sông, bờ biển để ngăn nước ngập); la cà (đi chỗ nọ chỗ kia); be be (từ mô phỏng tiếng kêu của con dê).
Tiết 2
Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh
- GV: Bài đọc có 3 tranh và mấy câu? (GV chỉ từng câu cho cả lớp đếm: 4 câu). GV đánh số TT từng câu trong bài trên bảng (Tranh 3 có 2 câu).
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong tên bài (Ở bờ đê) cho cả lớp đọc thầm à 1 HS đọc thành tiếng à Cả lớp đọc.
+ GV chỉ từng tiếng trong câu 1 cho cả lớp đọc thầm à 1 HS đọc à Cả lớp đọc. / Làm tương tự với câu 2 / Sau đó với câu 3 và 4 (đọc liền câu 3 và 4).
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp):
+ Từng HS (nhìn bài trên bảng lớp) tiếp nối nhau đọc từng câu, từng lời dưới tranh: HS1 đọc tên bài và câu 1, các bạn khác tự đứng lên đọc tiếp nối. Có thể lặp lại vòng 2 với những HS khác. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS.
+ 3 cặp HS tiếp nối nhau đọc lời dưới 3 tranh (mỗi cặp đọc lời dưới 1 tranh). Có thể lặp lại vòng 2 với các cặp khác.
GV chỉ vài câu (TT đảo lộn), kiểm tra một vài HS đọc.
Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ)
Từng cặp HS (nhìn SGK) cùng luyện đọc trước khi thi. GV hướng dẫn HS chỉ chữ trong SGK cùng đọc.
Các cặp à tổ thi đọc cả bài (mỗi cặp, tổ đều đọc cả bài). Có thể lặp lại vòng 2.
1 HS đọc cả bài àCả lớp đọc đồng thanh cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc. Gợi ý các câu hỏi:
Con dê la cà ở đâu?	(Con dê la cà ở bờ đê).
Dê gặp những con gì? (Dê gặp con dế, con bê).
Con bê kêu thế nào?	(Con bê kêu “be be”).
* Cả lớp nhìn SGK, đọc lại những gì vừa học ở 2 trang sách (bài 11): Từ đầu bài đến hết bài Tập đọc.
Tập viết (bảng con - BT5)
HS đọc trên bảng lớp chữ b, các tiếng bê, bễ, chữ số 2, 3.
Viết: b, bê, bễ
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình:
+ Chữ b: cao 5 li. Gồm 3 nét: nét khuyết xuôi, nét móc ngược (phải) và nét thắt. Chú ý: Tạo khoảng rỗng nửa đầu chữ b không nhỏ quá hoặc to quá; nét thắt (vòng xoắn nhỏ) cuối nét lượn mềm mại.
+ Tiếng bễ: viết chữ b, chữ ê, dấu ngã đặt trên chữ ê. Viết dấu ngã là 1 nét lượn lên xuống từ trái sang phải (~).
HS viết bảng con b, bễ (2 hoặc 3 lần).
Viết các chữ số: 2, 3
+ Số 2: cao 4 li. Gồm 2 nét - nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên; nét 2 là nét thẳng ngang.
+ Số 3: cao 4 li. Gồm 3 nét - nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 cong phải.
HS viết trên bảng con: 2, 3 (2 hoặc 3 lần).
Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà đọc cho người thân nghe bài Tập đọc Ở bờ đê; xem trước bài 12 (g, h).
Khuyến khích HS tập viết chữ trên bảng con. Nhắc HS ngày mai nhớ mang vở Luyện viết để tập viết chữ vào vở.
BÀI 77
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Phát triển năng lực ngôn ngữ

ang - ac
HS nhận biết vần ang, ac; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ang, ac.
Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần ang, vần ac.
Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Nàng tiên cá.
Viết đúng: ang, ac, thang, vạc (trên bảng con).
Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
Từ thiện cảm với nhân vật nàng tiên cá, bước đầu hình thành tình cảm thân thiện với thiên nhiên.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc.
VBT Tiếng Việt 1, tập một. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra HS đọc bài Lướt ván (bài 76, trang 137).
Nhận xét: Mời HS trong lớp nhận xét; GV nhận xét nhanh.
DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài (Khởi động): vần ang, vần ac.
GV: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới. Ai đọc được 2 vần mới này?
+ GV chỉ từng chữ a và ng, 1 HS đọc: a - ng - ang (Sử dụng đồ dùng dạy học tách a
ra xa ng, rồi nhập lại = ang).
+ GV chỉ từng chữ a và c. 1 HS đọc: a - c - ac. (Sử dụng đồ dùng dạy học tách a ra xa
c, rồi nhập lại = ac).
+ Cả lớp nói: ang, ac
GV: Ai phân tích, đánh vần được 2 vần mới này?
+ HS1: Vần ang có âm a đứng trước, âm ng (ngờ) đứng sau. à a - ngờ - ang.
+ HS2: Vần ac có âm a đứng trước, âm c (cờ) đứng sau à a - cờ - ac.
GV chỉ mô hình từng vần, HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn:
: a - ngờ - ang / ang
c
a
a
ng
ac	.
: a - cờ - ac / ac
Khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy tiếng thang
Giới thiệu từ khóa: GV chỉ hình cái thang, hỏi: Đây là cái gì? HS: cái thang.
1 HS phân tích tiếng thang: tiếng thang có âm th (thờ) đứng trước, vần ang đứng sau à Đánh vần, đọc trơn tiếng thang: thờ - ang - thang / thang.
GV chỉ mô hình tiếng thang, HS (cá nhân à tổ à cả lớp) đánh vần, đọc trơn:
thang	.
: thờ - ang - thang / thang
Dạy tiếng vạc
Giới thiệu từ khóa vạc: GV chỉ hình con vạc, hỏi: Đây là con gì? HS: con vạc.
1 HS phân tích tiếng vạc: tiếng vạc có âm v (vờ) đứng trước, vần ac đứng sau, dấu nặng đặt dưới âm a. à Đánh vần, đọc trơn tiếng vạc: vờ - ac - vac - nặng - vạc / vạc.
GV chỉ mô hình tiếng vạc, HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn:
: vờ - ac - vac - nặng - vạc / vạc
ạc
Lưu ý thứ tự động tác chỉ thước: v - ac - dấu nặng - tiếng vạc.
Củng cố
GV: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (HS: Vần ang, vần ac). HS đánh vần: a - ngờ - ang / ang; a - cờ - ac / ac.
GV: Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (HS: Tiếng thang, tiếng vạc). HS đánh vần: thờ - ang - thang / thang; vờ - ac – vac – nặng – vạc / vạc.
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT2)
GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình; nêu YC: Tìm tiếng có vần ang, tiếng có vần
ac trong các từ ngữ đã cho.
GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, mời 1 HS đọc. Sau đó, GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, cả lớp đọc nhỏ: bác sĩ, cá vàng, con hạc, dưa gang, bản nhạc, chở hàng.
GV yêu cầu HS mở VBT, nêu YC: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần ang, gạch hai gạch dưới tiếng có vần ac. / Mời 1 HS nhắc lại: gạch 1 gạch..., gạch 2 gạch...
HS làm bài cá nhân trên VBT.
GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: Các tiếng vàng, gang, hàng có vần ang. Các tiếng bác, hạc, nhạc có vần ac. Cả lớp nhận xét.
Tập viết (bảng con - BT 4)
GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
Vần ang: chữ a viết trước, chữ ng viết sau. Chú ý: chữ g cao 5 li; cách nối nét giữa chữ a, chữ n và chữ g. Tiếng thang: viết chữ th trước, vần ang sau; chú ý: chữ t cao 3 li; nối nét giữa các chữ.
Vần ac: chữ a viết trước, chữ c viết sau; chú ý cách nối nét giữa chữ a và chữ c. Tiếng vạc: viết chữ v trước, vần ac sau, dấu nặng đặt dưới a; chú ý nối nét giữa các chữ.
HS viết. Báo cáo kết quả (giơ bảng). GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhận xét.
Hết tiết 1, HS cất bảng, hát 1 bài hát hoặc chơi 1 trò chơi vận động thật vui.
Tiết 2
Tập đọc (BT 3)
Giới thiệu bài
GV (chiếu bài Tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài): Ai đọc được tên bài tập đọc chúng ta học hôm nay? (HS: Nàng tiên cá).
GV: Trong tên bài, tiếng nào có vần ang? (HS: Tiếng nàng có vần ang).
GV: Em quan sát được những gì về nàng tiên cá trong tranh minh họa? GV vừa chỉ hình minh hoạ vừa gợi ý: Hình dáng nàng tiên cá như thế nào? (HS: Nửa thân trên của nàng giống 1 cô bé, nửa thân dưới là cá).
GV: Các em có muốn biết thêm về nàng tiên cá không? Chúng ta cùng đọc truyện Nàng tiên cá để hiểu thêm về nàng tiên này.
Hướng dẫn HS luyện đọc:
GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trong bài đọc trên màn hình cho HS đọc (1 HS đọc à cả lớp đọc); từ nào không đọc được, HS có thể đánh vần. Các từ ngữ cần đọc: nàng tiên cá, nửa thân trên, lướt trên biển, nhẹ nhàng, các, đất liền, ngân nga. GV giải nghĩa ngân nga: âm thanh kéo dài, vang xa. (GV cũng có thể chọn những từ ngữ khác tùy đặc điểm cụ thể của lớp).
Luyện đọc câu:
GV cùng HS đếm sốcâu trong bài, đánh số thứ tựcác câu: Bài có 8 câu.
GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ: HS1 đọc câu 1, sau đó cả lớp đọc lại. à HS2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại... Làm tương tự với 6 câu còn lại.
GV chỉ từng câu cho HS (cá nhân, nhóm) đọc tiếp nối.
Thi đọc 2 đoạn (mỗi đoạn 4 câu) theo nhóm, tổ.
Thi đọc cả bài (nhóm, tổ) à Cả lớp đọc đồng thanh.
Tìm hiểu bài đọc
GV giúp HS hiểu YC và cách làm bài tập: Ghép vế câu ở bên trái với vế câu phù hợp ở bên phải để tạo thành câu.
HS đọc thầm từng vế câu, làm bài trong VBT.
1 HS đọc kết quả. GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình. (GV cũng có thể viết 4 vế câu lên 4 thẻ từ cho HS ghép các vế câu).
Cả lớp đọc đồng thanh kết quả: a) Nàng tiên cá - ngân nga hát (2); b) Dân đi biển - nghe hát, quên cả mệt, cả buồn (1).
GV: Bài đọc cho em biết điều gì? HS phát biểu. GV kết luận: Bài đọc kể về nàng
tiên cá sống ở biển, thích ca hát. Dân đi biển rất yêu tiếng hát của nàng.
Củng cố, dặn dò: GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc (không đọc BT nối ghép). Dặn HS về đọc lại truyện Nàng tiên cá cho người thân nghe.
Tham khảo: 
Giáo án môn Đạo Đức lớp 1 bộ sách Cánh Diều
Bài 3: Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
I/ Mục tiêu cần đạt:
Học xong bài học này, học sinh cần đạt:
Nêu được một số biểu hiện và sinh hoạt đúng giờ.
Giải thích được vì sao học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ.
 II/ Phương tiện dạy học:
Mẫu phiếu nhắc việc của gv.
Đồng hồ báo thức theo nhóm của HS.
Bộ giấy, keo, bút làm phiếu nhắc việc của HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động:
- Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm đôi: Xem vè kể chuyện theo tranh.
- Hs kể chuyện theo nhóm đôi.
- Gv yêu cầu 2 – 3 nhóm kể lại truyện theo tranh.
- Gv kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Thỏ hay Rua đến lớp đúng giờ?
+ Vì sao bạn đến đúng giờ?
HS trả lời câu hỏi, Gv kết luận.
Khám phá:
+ HĐ 1: Tìm hiểu biểu hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm. Quan sát tranh và trả lới các câu hỏi sau:
Bạn trong mỗi tranh đang làm gì?
Việc làm lúc đó có phù hợp không?
GV dùng tranh và nêu nội dung từng tranh, GV kết luận theo từng tranh.
+ HĐ 2: Tìm hiểu tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ.
Gv giao nhiệm vụ cho Hs làm việc theo nhóm đôi. Quan sát tranh và trả lời theo gợi ý:
+ Điều gì xảy ra trong mỗi tranh.
+ không đúng giờ có tác hại gì?
Gv giới thiệu nội dung từng tranh.
HS thảo luận nhóm đôi sau đó gv gọi Hs trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv kết luận.
+ HĐ 3: Tìm những cách giúp em làm việc đúng giờ.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho Hs làm việc theo nhóm đôi. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Có những cách nào để tyh]cj hiện đúng giờ?
+ Em đã sử dụng những việc nào để đúng giờ?
Hs thảo luận nhóm đôi, một số nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung, Gv kết luận (KL sách GV).
Luyện tập:
+ HĐ 1: Nhận xét hành vi.
GV giao nhiệm vụ cho Hs quan sát tranh và nêu nội dung các bức tranh. Gv nêu lại nội dung bức tranh.
Gv nêu nội dung câu hỏi:
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em có tán thành việc đó hay không? Vì Sao?
Thảo luận nhóm 4.
Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, có thể dưới hình thức đóng vai.
Gv kết luận.
+ HĐ 2: Tự liên hệ:
Gv giao nhiệm vụ chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:
+ Bạn đã thực hiện được những việc làm nào đúng giờ?
+ Những việc làm nào chưa đúng giờ?
Hs chia sẻ nhóm đôi, một số nhóm trình bày trước lớp.
Gv khen học sinh thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt, nhắc nhở cả lớp
luôn thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.
Vận dụng:
 Gv giới thiệu một số phiếu nhắc việc và nêu câu hỏi.
+ Những thông tin nào được nêu trong phiếu nhắc việc?
+ Em làm như thế nào để ghi những điều cần nhớ?
HS quan sát phiếu nhắc việc và trả lời câu hỏi.
Gv kết luận: Trên phiếu nhắc việc ghi thời gian (thứ, ngày, tháng, giờ) việc
em cần làm và có thể ghi địa điểm.
Gv hướng dẫn cách làm phiếu nhắc việc: Cắt 7 ô giấy ghi ngày và thông tin 
cần nhớ, trang trí phiếu theo ý thích của mình.
Hs làm phiếu nhắc việc.
Triển lảm sản phẩm hoặc hs giới thiệu phiếu của mình.
Gv nhắc Hs sử dụng phiếu của mình.
Vận dụng sau giờ học:
Gv nhắc nhở Hs và giám sát học sinh học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Gv phân công Hs giám sát việc thực hiện đúng giờ, nhắc việc thực hiện ở
lớp theo chế độ trực nhật lớp luân phiên nhau 
Gv liên hệ với phụ huynh để giúp Hs thực hiện đúng giờ trong học tập và 
sinh hoạt.
Hs tự đánh việc thực hiện đúng giờ trong phiếu nhắc việc.
Tổng kết bài học.
Em rút ra được bài học gì, sau bài học này?
GV yêu cầu đọc lời khuyên (SGK)
Gv đánh giá sự tham gia học tập của Hs.
Tham khảo: 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC
BÀI: Lớp học của em 
Thời lượng: 2 tiết 
I. MỤC TIÊU: 
1. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học.
- Chăm chỉ: Thường xuyên tham gia các công việc ở lớp để giữ gìn, vệ sinh lớp học.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Lựa chọn được các đồ dùng sử dụng ở lớp học. Biết cách sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến. Giới thiệu được các thành viên ở lớp.
- Nhân ái: Yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô. 
3. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận thức khoa học: Kể được tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp; một số đồ dùng trong lớp học; một số hoạt động chính ở lớp. Nêu được nhiệm vụ của các thành viên ở lớp, mục đích sử dụng của một số đồ dùng ở lớp. Các việc làm giữ vệ sinh lớp học. 
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội: Quan sát, nhận xét được các đồ dùng có trong lớp học và một số hoạt động chính ở lớp.
- Năng lực vận dụng: Làm được một số việc phù hợp để giữ lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG:
1. Giáo viên: 
- Loa và thiết bị phát bài hát. 
- Một số tấm bìa và hình ảnh về đồ dùng học tập.
- Các tình huống cho hoạt động xử lí tình huống.
- Xô đựng nước, chổi, đồ hót rác, túi đựng rác.
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, khăn lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
Tiết 1
Giới thiệu/ Kết nối
- GV mời HS cùng hát và vận động theo bài hát “ Em yêu trường em”.
- Cô và các em vừa hát bài hát tên gì? Trong bài có nhắc đến những ai và các đồ dùng học tập nào?
* Dự kiến câu trả lời:
+ Bài hát: Em yêu trường em. Trong bài có nhắc đến bạn thân và cô giáo; bàn, ghế, phấn,....
- GV giới thiệu vào bài “Em yêu trường em”
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp học và các thành viên trong lớp học.
* Mục tiêu: Kể được tên lớp, giáo viên chủ nhiệm, các thành viên trong lớp học. Trình bày được nhiệm vụ của các thành viên trong lớp học.
* Cách tiến hành: 
- GV hỏi, HS trình bày trước lớp:
+ Tên lớp mình đang học?
+ Theo bạn, trong lớp học có những ai? 
- HS thảo luận nhóm đôi:
+ Theo bạn, trong lớp cô giáo thường làm những việc gì? 
+ Trong lớp học các bạn có nhiệm vụ gì? 
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Định hướng cho HS nêu thêm về nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp ( ban học tập giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học, kiểm tra, chia sẻ nội dung kiến thức; ban văn nghệ tổ chức các trò chơi hoặc bắt nhịp cho cả lớp hát, .)
- GV GD tư tưởng HS:
+ Khi nói chuyện với thầy giáo, cô giáo bạn phải có thái độ như thế nào? 
+ Khi nói trò chuyện với các bạn trong lớp thì em xưng hô như thế nào? 
- GV ghi nhận các ý kiến trả lời của HS. 
=> Trong lớp học luôn có thầy hoặc cô giáo và học sinh. Mỗi một thành viên đều có nhiệm vụ của mình. Lớp học được ví như “ Ngôi nhà thứ hai của em” vì vậy, chúng ta luôn phải biết tôn trọng, quý mến, đoàn kết với nhau.
* Dự kiến câu trả lời: HS nói được tên lớp, trong lớp có cô giáo hoặc thầy giáo và các bạn học sinh. Nêu được nhiệm vụ của các thành viên trong lớp học ( vd:Cô giáo giảng bài, chấm vở, kèm đọc hoặc làm toán cho các bạn, tưới cây, HS nghe cô giảng bài, thực hiện các nhiệm vụ học tập, giúp bạn khi bạn chưa hiểu bài, ). Lễ phép và xưng hồ phù hợp, lịch sự với bạn bè.
Dự kiến tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí
Mức độ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Nội dung
HS giới thiệu lưu loát tên lớp, GVCN, các thành viên trong lớp và nhiệm vụ của các thành viên. tích cực trao đổi, chia sẻ cùng các bạn khi thảo luận nhóm.
HS giới thiệu được tên lớp, GVCN, các thành viên trong lớp và nhiệm vụ của các thành viên. biết trao đổi, chia sẻ cùng các bạn khi thảo luận nhóm.
HS giới thiệu được tên lớp, chưa nói được tên GVCN, một vài thành viên trong lớp. Chưa tự giác hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và trao đổi, chia sẻ cùng các bạn khi thảo luận nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số đồ dùng có trong lớp học.
* Mục tiêu: Sắp xếp được một số đồ dùng có trong lớp học. Biết mục đích sử dụng của một số đồ dùng và cách bảo quản các đồ dùng đó ở lớp học.
* Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
- GV chuẩn bị mỗi nhóm là một tấm bìa to A2, các thẻ hình ảnh đồ dùng học tập. 
- GV phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm có một bộ thẻ ảnh đồ dùng ( 1 bộ thẻ có 10 hình ảnh). Nhiệm vụ của các em là tìm trong bộ ảnh đồ dùng nào là đồ dùng học tập sẽ đính bên có và số đồ dùng còn lại đính bên không. Nhóm nào hoàn thành trước và chính xác sẽ là nhóm chiến thắng.
- Các nhóm tham gia trò chơi và trưng bày sản phẩm. GV quan sát HS thực hiện.
- Đại diện một số nhóm nêu mục đích sử dụng của từng đồ dùng ở lớp học.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt. Định hướng thêm cho các nhóm còn thiếu hoặc chưa hoàn thành sẽ hoàn thành lại sản phẩm sau tiết học.
- GV mở rộng thêm một số đồ dùng và mục đích sử dụng của một số góc học tập ở lớp như: máy chiếu ở phòng anh văn, gương tập ở phòng âm nhạc, 
- GV khuyến khích HS luôn cố gắng học tập tốt, hoàn thành các sản phẩm đẹp để các góc được làm mới và sinh động.
- GDHS có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ đồ dùng ở lớp:
+ Để bảo quản tốt các đồ dùng ở lớp em cần chú ý điều gì? 
+ Em có được tự ý sử dụng đồ dùng của bạn khi chưa được bạn đồng ý không? 
 - GV giáo dục HS tôn trọng đồ dùng học tập cá nhân của các bạn trong lớp.
=> Ở lớp học luôn có các đồ dùng để phục vụ học tập, chúng ta cần sử dụng một cách hợp lí và phải giữ gìn cẩn thận khi sử dụng cũng như bảo quản tốt các đồ dùng này.
* Dự kiến câu trả lời: Các hình ảnh được đính đúng ô, nêu được mục đích sử dụng của các đồ dùng học tập. Biết sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, khi sử dụng cẩn thận, đúng mục đích
Dự kiến tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí
Mức độ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Nội dung
HS tích cực tham gia trò chơi, phân loại đúng 6/6, cũng như nêu được mục đích sử dụng của các đồ dùng ở lớp học. Nêu thêm một số đồ dùng học tập ở lớp khác. Giúp đỡ các thành viên khác khi hoạt động nhóm.
HS tham gia trò chơi, phân loại 4/6 và nêu được mục đích của các đồ dùng ở lớp học.
HS chưa chú ý khi tham gia trò chơi. Phân loại được 2/6 hoặc chưa phân loại đúng đồ dùng ở lớp, chưa nêu đúng mục đích sử dụng của các đồ dùng ở lớp.
Tiết 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hoạt động chính ở lớp
* Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động ở lớp, xác định được hoạt động học tập, vui chơi ở lớp.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 ở SGK/ 30, 31. GV quan sát, định hướng thêm cho HS khai thác nội dung của các hình trong sgk.
- Thảo luận theo nhóm 6:
+ Trong các hoạt động đó, hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp?
+ Hoạt động nào được tổ chức ngoài sân trường? 
 + Trong các hoạt động, GV làm gì? HS làm gì?
- Ban học tập mời các nhóm chia sẻ nội dung của nhóm sau khi làm việc. Nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
+ Kể thêm một số hoạt động ở trong hoặc ngoài lớp mà em đã được tham gia?
+ Khi đến trường, em được tham gia các hoạt động đó em cảm thấy như thế nào? 
- GV giáo dục HS:
+ Khi tham gia các hoạt động học tập em cần lưu ý điều gì? 
+ Khi tham gia các hoạt động vui chơi em cần lưu ý điều gì? 
=> Kết luận: Ở trường, chúng ta được tham gia rất nhiều các hoạt động trong và ngoài lớp, hoạt động học tập và vui chơi. Tất cả các hoạt động học tập và vui chơi ở trường đều đem lại cho các em những lợi ích riêng. Các em cần hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin và phối hợp tốt với bạn bè theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. 
* Dự kiến câu trả lời: HS nêu được các hoạt động chính ở trong lớp và ngoài lớp học.
Dự kiến tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí
Mức độ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Nội dung
Xác định đúng các hoạt động học tập, vui chơi ở lớp. Tự tin, mạnh dạn, tích cực thảo luận nhóm.
Nêu được một số hoạt động học tập, vui chơi ở lớp. Chưa mạnh dạn khi hoạt động nhóm.
Nêu được 1 hoặc chưa phân biệt được các hoạt động học tập, vui chơi ở lớp. Chưa tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 4: Giữ gìn lớp học sạch đẹp 
* Mục tiêu: Phân biệt thế nào lớp học sạch, đẹp. Nêu được một số việc làm để giữ lớp học sạch, đẹp. Có ý thức giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Biết thực hiện một số công việc đơn giản giúp lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng.
* Cách tiến hành: 
- HS quan sát nội dung tranh sgk/ 32, 33. Chia sẻ nhóm đôi:
+ Em hãy tìm ra sự khác biệt của 2 lớp học trong tranh 1 và tranh số 2.
+ Nêu các việc làm của các bạn trong tranh? 
- GV quan sát, nhận xét HS trong quá trình làm việc của HS.
- Ban học tập chia sẻ thêm:
+ Bạn thích lớp học nào? Vì sao?
HS thực hành dọn dẹp, vệ sinh lớp học:
- Nhóm 1, 2: Giặt giẻ lau bàn, ghế, tưới cây xanh.
- Nhóm 3,4: Sắp xếp và lau dọn ở các góc học tập.
- Nhóm 5, 6: Xếp lại góc thư viện, nhặt rác ở trong và trước lớp.
+ Cá nhân sắp xếp lại góc học tập của mình. 
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm thực hiện, đảm bảo an toàn cho các em khi tham gia dọn vệ sinh lớp học. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
+ Sau khi dọn dẹp lại lớp học của mình gọn gàng, sạch sẽ em cảm thấy như thế nào? 
- Kết thúc bài học, GV nhận xét, đánh giá chung và khuyến khích những HS tham gia tích cực vào việc học tập và những HS tiến bộ trong học tập.
=> Muốn trong lớp được sạch đẹp chúng ta phải thường xuyên quét dọn lớp học, chăm sóc cây xanh, không vứt rác bừa bãi, sắp xếp các đồ dùng học tập của lớp và cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình và yêu quý giữ gìn đồ đạc trong lớp học của mình. Vì nơi đó là nơi các em đến học hằng ngày với thầy cô và các bạn. Chúng ta cần phải giữ gìn đồ dùng trong lớp học, vì chúng phục vụ cho chúng ta.
* Dự kiến sản phẩm: HS phân biệt được đâu là lớp học gọn gàng sạch sẽ, nói và vận dụng thực hiện được một số việc để lớp học gọn gàng, sạch sẽ. Dự kiến tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí
Mức độ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Nội dung
Phân biệt được đâu là lớp học gọn gàng. Nêu và thực hiện được các việc làm để lớp học gọn gàng, sạch đẹp. Biết chia sẻ công việc với các thành viên trong lớp khi dọn dẹp vệ sinh lớp học. Góc học tập cá nhân luôn gọn gàng.
Nêu được một số việc làm để lớp học gọn gàng, sạch đẹp. Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Góc học tập cá nhân đôi khi chưa ngăn nắp.
Chưa tích cực vệ sinh lớp học. Góc học tập cá nhân chưa gọn gàng luôn phải để nhắc nhở.
Có ở lớp
Không có ở lớp
Tham khảo: 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều
Chủ đề Trường tiểu học
1. Mục tiêu
Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề, HS:
Nêu được một số quy định an toàn khi tham gia giao thông.
Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi.
Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường, chấp hành đúng các quy định an toàn giao thông ở cổng trường.
Có ý thức chấp hành đúng và nhắc nhở người thân tham gia giao thông an toàn ở cổng trường.
Tự liên hệ và đánh giá về những việc bản thân và các bạn trong lớp đã làm được để tham gia xây dựng Cổng trường an toàn giao thông.
2. Chuẩn bị
a) Giáo viên
Tranh ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học (hoạt động giáo dục theo chủ đề).
Tranh ảnh tuyên truyền về an toàn giao thông ở cổng trường, một số biến báo giao thông đường bộ (sinh hoạt dưới cờ hoặc sinh hoạt lớp)
b) Học sinh
Một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề An toàn giao thông (sinh hoạt lớp).
3. Gợi ý các hoạt động trong tuần
3.1. Sinh hoạt dưới cờ
Mục tiêu
HS có kiến thức về các quy định an toàn khi tham gia giao thông.
HS có ý thức chấp hành đúng và tham gia giao thông an toàn, đặc biệt ở cổng trường.
Cách tiến hành
Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “Cổng trường an toàn giao thông” (có thể mời một cán bộ công an giao thông hướng dẫn cho HS):
+ Giới thiệu cho HS biết ý nghĩa của việc tham gia thực hiện “Cổng trường an toàn giao thông”: đảm bảo an toàn cho HS, xây dựng nhà trường văn minh, tránh gây ùn tắc ở cổng trường.
+ Tuyên truyền và nhắc nhở HS một số lưu ý khi tham gia giao thông để xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”: Xếp hàng ngay ngắn từng lớp khi ra về; Để xe đúng quy định theo hàng, lối; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy, xe đạp điện; Nhắc nhở bố mẹ, người thân đứng đón xếp h

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_ban_dep.doc