Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 91: ương, ươc - Năm học 2021-2022

Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 91: ương, ươc - Năm học 2021-2022

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết các vần ương, ươc; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có các vần: ương, ươc.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ương, vần ươc.

- Đọc đúng bài Tập đọc:

- Viết đúng các vần: ương, ươc tiếng gương, thước.

 2.Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

* GDHS: tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Máy chiếu hoặc tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ.

 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết

 

doc 5 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 8630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 91: ương, ươc - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
BÀI 91: ƯƠNG -ƯƠC
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các vần ương, ươc; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có các vần: ương, ươc.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ương, vần ươc.
- Đọc đúng bài Tập đọc:
- Viết đúng các vần: ương, ươc tiếng gương, thước.
 2.Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
* GDHS: tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy chiếu hoặc tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ.
 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động mở đầu:
a.Khởi động
- Trò chơi : Giải cứu rừng xanh.
- GV nêu cách chơi và cho hs chơi
- GV yêu cầu HS đọc bài Con công lẩn thẩn.
-Nhận xét.
b. Kết nối:
- Hôm nay, các em sẽ học 2 vần mới: vần ương, vần ươc.
- GV chỉ vần ương, nói: ương
- GV chỉ vần ươc, nói: ươc
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
a. Dạy vần ương:
- GV giới thiệu vần ương
+ Yêu cầu HS đánh vần: ươ – ngờ - ương
+ Yêu cầu HS phân tích
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Trong từ cái gương, tiếng nào có vần ương?
- Phân tích tiếng gương:
+ GV: Ai có thể phân tích tiếng gương? 
- Đánh vần, đọc trơn vần ương, tiếng gương:
b. Dạy vần ươc
- GV giới thiệu vần ươc
+ Yêu cầu HS đánh vần: ươc
+ Yêu cầu HS phân tích
- GV chỉ hình vẽ và hỏi: Tranh vẽ gì?
-Cái thước được sử dụng để làm gì ?
+ Trong từ cái thước, tiếng nào có vần ươc?
- Phân tích tiếng thước
+ GV: Ai có thể phân tích tiếng thước? 
- Đánh vần, đọc trơn vần ươc, tiếng thước:
- So sánh 2 vần ương – ươc? 
c. Củng cố:
- Nêu 2 vần mới các em vừa được học?
- Nêu 2 tiếng mới vừa học là tiếng gì?
- GV yêu cầu HS đọc trơn các vần mới, tiếng mới.
3.Hoạt động luyện tập thực hành
3.1.Mở rộng vốn từ 
 (BT2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình.
- GV: BT2 yêu cầu các em tìm những tiếng có vần ương, ươc phù hợp với mỗi hình.
- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc
- GV chỉ từ ngữ lần 2 (TT đảo lộn), cả lớp nói lại tên từng sự vật có trong tranh
- GV yêu cầu HS làm bài .
- GV chỉ từng từ, cả lớp đọc lại 
-Hs chơi: đọc đúng các từ câu liên quan đến bài đọc.
- 2 HS đọc nối tiếp bài đọc 
HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: ương.
HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: ươc
- HS đọc: ươ – ngờ - ương(cá nhân, tổ, lớp)
- Vần ươngcó 2 âm, âm ươ và âm ng. Âm ươ đứng trước, âm ng đứng sau.
- HS: cái gương
+ Tiếng gương.
+ Tiếng gương có âm g đứng trước, vần ương đứng sau.
+ HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn):
ươ – ngờ – ương/ ương
gờ - ương – gương/ gương
- HS đọc: ươ – cờ - ươc (cá nhân, tổ, lớp)
- 2 HS làm mẫu, lớp nhắc lại.
- Vần ươc có 2 âm, âm ươ và âm c. Âm ươ đứng trước, âm c đứng sau.
- HS trả lời: cái thước
+ Tiếng thước
+ Tiếng thước có âm th đứng trước, vần ươc đứng sau, thanh sắc trên đầu âm ơ.
+ HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn
Ươc - thước
- HS so sánh:
+ giống: 2 vần đều có nguyên âm đôi ươ, dấu thanh vào âm ơ.
+ khác: khác nhau ở âm cuối ng/ c, vần ương đi với cả 6 dấu thanh, vần ươc chỉ đi với 2 thanh sắc và nặng.
- Vần ương, ươc
- Tiếng gương, tiếng thước
- HS đọc theo cá nhân – tổ - lớp.
- HS lắng nghe
- HS đọc cá nhân – lớp: lược,thược dược, giọt sương, giường, rước đèn, sân trường
- HS thực hiện và chữa bài:
+ Những tiếng có vần ương: sương, giường, trường
+ Những tiếng có vần ươc: lược, thược dược, rước
- Tiếng sương có vần ương, ; tiếng lược có vần ươc 
- HS đọc.
TIẾT 2
3.2. Tập đọc:
*Giới thiệu bài:
- GV chiếu tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ gì?
 * GV đọc mẫu.
*Luyện đọc từ ngữ: hạt giống, lặng lẽ, góc vườn, sương sớm, 
Giải nghĩa từ: hạt giống: 
*Luyện đọc câu:
+ Bài đọc gồm có mấy câu? (GV đánh số thứ tự từng câu)
+ Đọc vỡ từng câu: GV chỉ từng câu cho HS đọc
+ Đọc tiếp nối từng câu(GV sửa lỗi cho HS)
+ GV chỉ vài câu (TT đảo lộn), kiểm tra một vài HS đọc.
* Thi đọc từng đoạn, cả bài:
- GV HD HS luyện đọc trước khi thi. 
- Cho HS thi đọc 
- Nhận xét, khen hs
- Cho HS đọc đồng thanh
* Tìm hiểu bài đọc:
- Nêu yêu cầu của bài tập
- GV chỉ từng ý cho HS đọc
Yêu cầu1 HS đọc: a. Mầm non
 b. Lá non
-HS đọc: 1. Khẽ rung rung
2. đã vươn lên.
-Cho HS làm bài tập và nêu kết quả
a. Mầm non đã vươn lên.
 b. Lá non khẽ rung rung
- GV cùng HS nhận xét
-Giáo dục học sinh yêu cây xanh, trồng và bảo vệ cây xanh.
- GV chỉ vào từng ý cho HS đọc lại.
=>Nhận xét, khen HS nói tốt.
3.3. Tập viết ( BT4 - bảng con)
* GV viết mẫu các vần, từ trên bảng lớp.
* HDHS viết vần ương, ươc:
+ Gọi HS đọc và nêu cách viết
+Nêu độ cao của các con chữ?
- GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết, chú ý nét nối giữa ươ và ng.
- Cho HS viết bảng con: ương
- Nhận xét
- Thực hiện tương tự với vần ươc
* HDHS viết tiếng gương, thước:
- Cho HS đọc tiếng chuôngvà nêu cách viết.
- GV viết mẫu, HD quy trình viết, cách nối nét từ gsang ương.
- Cho HS viết và nhận xét.
- Thực hiện tương tự với tiếng thước. 
- Khen HS viết đẹp
4.Hoạt động vận dụng trải nghiệm
Khuyến khích hs tìm thêm nhiều tiếng, từ ngoài bài có vần ương, ươc và đặt câu 
- Khuyến khích hs luyện viết các tiếng , từ chứa vần ưng, ưc ra vở, bảng con
5. Củng cố, dặn dò: 
- Gv tổng kết bài.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà đọc cho người thân nghe bài Tập đọc ,xem trước bài sau.
- HS quan sát và trả lời
- HS lắng nghe
-HS luyện đọc từ khó
- HS nghe
- HS đếm và nêu: 5câu
- 1HS - cả lớp đọc lại từng câu.
+ HS thực hiện cá nhân, nhóm đôi
- HS đọc
- HS thực hiện luyện đọc
- HS thi đọc tiếp nối 2 đoạn.
- HS nghe
- HS đọc
HS thảo luận nhóm đôi và nói tiếp: 
-Nghe, nhận xét, bổ sung
-HS nối và nêu.
+ HS đọc vần ương: viết ươ trước, chữ ng viết sau.
+ Chữ ư, ơ và n cao 2 li, chữ g cao 5 li.
- HS viết bảng 2 lần
- HS đọc theo tổ - lớp
- HS lắng nghe
- HS viết bảng con.
- Giơ bảng, nhận xét, sửa lỗi
- HS nêu 
- HS thi nói câu chứa vần đã học.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ( nếu có )
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_van_lop_1_sach_canh_dieu_bai_91_uong_uoc_nam_hoc.doc