Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 19: N, nh

Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 19: N, nh

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẰU: Qua bài học HS đạt được:

 a) Năng lực đặc thù:

- Nhận biết các âm và chừ n, nh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có n, nh.

- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm n, âm nh.

- Đọc đúng bài Tập đọc Nhà cô Nhã.

- Biết viết trên bảng con các chữ và tiếng: n, nh, nơ, nho; chữ số 8, 9.

b) Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp.

c) Phẩm chất: Chăm chỉ, yêu lao động, yêu cảnh đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

docx 7 trang Kiều Đức Anh 23070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 19: N, nh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học vần
Bài 19: n nh
MỤC ĐÍCH, YÊU CẰU: Qua bài học HS đạt được:
 a) Năng lực đặc thù:
Nhận biết các âm và chừ n, nh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có n, nh.
Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm n, âm nh.
Đọc đúng bài Tập đọc Nhà cô Nhã.
Biết viết trên bảng con các chữ và tiếng: n, nh, nơ, nho; chữ số 8, 9.
b) Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp.
c) Phẩm chất: Chăm chỉ, yêu lao động, yêu cảnh đẹp.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Trước khi vào bài mới cô sẽ kiểm tra bài cũ thông qua một trò chơi. Trò chơi có tên là: Hái táo.
Luật chơi như sau: Trên màn hình của cô có 6 quả táo. Để hái được mỗi quả táo này các con hãy đọc đúng những từ ẩn dưới mỗi quả táo nhé. Các con đã sẵn sàng chưa?....
- GVNX, tổng kết trò chơi: Qua phần KTBC cô thấy các con đều đã đọc bài rất tốt. Cô khen tất cả các con.
B. DẠY BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài: Ở bài học trước các con đã học rất nhiều âm mới, hôm nay chúng mình sẽ cùng học bài 19, học 2 âm mới nữa, đó là âm n và âm nh.
* Giới thiệu âm n, nh
- Các con quan sát, trên màn hình cô có âm mới thứ nhất. (Chiếu âm n) Đó là âm n. 
- GV đọc: nờ
* Các con lưu ý: Khi đọc các con chú ý khi đọc âm này các con phải đặt lưỡi thằng với chân hàm răng dưới. Các con quan sát miệng cô và nghe cô đọc. 
- Gọi HS đọc lại
- Rất tốt, cô có âm tiếp theo (Chiếu âm nh). Đây là âm mới thứ 2, âm này là âm ghép bởi 2 âm.
? Quan sát và cho cô biết âm này được ghép bởi những âm nào?
=> À, âm này được ghép bởi 2 âm là âm n và âm h, có âm n đứng trước âm h đứng sau. Cô đọc âm này là âm: nhờ
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc lại. 
? Cho cô biết 2 âm n và nh có điểm gì giống và khác nhau?
- Cô cũng đồng ý với ý kiến của con.
? Vậy cô vừa giới thiêu cho các con 2 âm mới là âm nào?
Chuyển: Cô trò mình cùng đến với Bài 1: Làm quen
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
a. Âm n và chữ n:
- Chiếu hình ảnh cái nơ
? Tranh vẽ gì nào?
- GVNX: Đây là cái nơ. Các con có biết cái nơ để làm gì k? À, cái nơ dùng để làm vật trang trí đấy các con ạ.
Vậy cô có tiếng mới thứ nhất : nơ
? Trong tiếng nơ có âm nào chúng mình đã học ?
- GVNX : Trong tiếng nơ có âm ơ các con đã học và âm n cô vừa giới thiệu với các con.
? Bạn nào giỏi hãy thử phân tích tiếng nơ ?
- GVNX : Rât tốt, cô cũng nhất trí với ý kiến của các con
- GV: Khi đọc tiếng nơ các con đọc âm n trước âm ơ sau. Cô đọc: nơ – ơ – nơ/nơ
-Gọi HS đọc lại.
- YCHS đọc trơn lại.
- Các con cùng quan sát lên màn hình cô sẽ giới thiệu cho các con chữ n in thường, n viết thường và n in hoa nhé.
- GV chỉ và nói : Đây là n in thường .
- Gọi 1 HS đọc
b.Âm nh và chừ nh:
- Chiếu câu đố: Các con quan sát tiếp, cô có 1 câu đố muốn đố chúng mình:
 Quả gì màu tím trên giàn
Từng chùm chín mọng mang toàn chữ O?
- GVNX, chiếu hình ảnh quả nho: À, đây chính là quả nho.
? Các con có thích ăn nho không?
=>GDLH: Nho là một loại quả có rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Các con hãy ăn nh thường xuyên nhé.
- Các con quan sát tiếp trên màn hình cô có tiếng mới thứ 2: Nho
? Trong tiếng “nho” có âm nào chúng mình đã học?
- GVNX: Trong tiếng nho có âm o chúng mình đã học và âm nh cô vừa giới thiệu cho các con ở đầu bài.
- Gọi HS phân tích tiếng nho.
? Bạn nào giỏi hãy giúp cô đánh vần tiếng nho?
- GVNX
-Gọi HS đọc đánh vần và đọc trơn
- Cô khen các con đọc rất tốt. Cô mời 1 bạn đọc lại giúp cô cả 2 tiếng
- YC cả lớp đọc đồng thanh
* Củng cố:
- Hôm nay các con đc học những âm nào mới? 
- Chúng mình được học tiếng nào mới?
***Thư giãn***
- Con hãy nhắc lại các âm và tiếng mình vừa học.
Chuyển: Ngoài 2 tiếng nơ và nho có chứa 2 âm mình vừa học thì còn rất nhiều các tiếng khác chứa âm này. Sau đây cô sẽ giới thiệu cho các con 1 số tiếng chứa âm mới qua BT số 2
3. Luyện tập
a.Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm n? Tiếng nào có âm nh?)
- GV đọc yêu cầu.( Cả lớp nghe cô đọc YC)
? Trên màn hình cô có mấy hình vẽ?
- Các con hãy quan sát hình vẽ và nêu nội dung của từng hình cùng vớ cô nhé.
? Tranh 1 vẽ gì?
=> Từ tranh 1 cô có tiếng: Na
? Trong tiếng na có âm nào chúng mình vừa học?
- Gọi 1 HS đọc lại kết hợp phân tích
? Tranh 2 vẽ hình gì?
=> Cô có từ thứ 2. Nhà
- Gọi HS đọc.
? Trong tiếng nhà có âm nào chúng mình vừa học?
? Tranh 3 các bạn đang làm gì?
=> Cô có từ thứ 3 . Nhổ cỏ
? Trong từ nhổ cỏ có tiếng nào chưa âm mình vừa học?
? Đó là âm nào?
- Gọi HS đọc.
-GDLH: Các con thấy các bạn nhỏ trong hình rất ngoan biết giúp đỡ bm những việc nhỏ. Các con cần học tập hai bạn nhé.
? Con hãy đọc giúp cô từ ở dưới tranh 4?
=>Đúng rồi, cô có từ: Nhị. Nhị là một loại đàn dân tộc có 2 dây đấy các con ạ.
- Gọi HS đọc.
? Tranh 5 là hình ảnh gì?
- Đúng rồi, vậy cô có từ : Ca nô
? Các con thường nhìn thấy ca nô ở đâu?
GT: Ca nô là phương tiện giao thông đường thủy dùng để chở ng và hàng hóa. Ngoài ra các chú cảnh sát biển còn dùng ca nô để đi tuần trên biển để bảo vệ tổ quốc.
? Khi được đi trên ca nô thì các con phải chú ý điều gì?
- Gọi HS đọc
? Tranh 6 vẽ gì ?
- Cô có từ nỏ. Nỏ là một loại vũ khí cổ dùng để bắn tên. Nỏ thường đc làm bằng gỗ hoặc sắt nên chúng mình k nên chơi vì nó rất nguy hiểm.
- Gọi Hs đọc
- Bây giờ, các con QS cho cô các tiếng và các từ ở dưới mỗi tranh sau đó đọc lại nhé. 
- Gọi 2 HS đọc.
- YC cả lớp đọc lại
- Cô thấy các con đọc bài rất đúng. Vậy để giúp các con ghi nhớ 2 âm mới vừa học thì chúng mình cùng hoàn thành BT1. Cô mời các con mở vở BT.
- GV chiếu nội dung: Các con dùng nhìn lên màn hình nghe cô đọc yêu cầu.
- Với YC BT này cô sẽ cho các con thảo luận theo nhóm đôi để hoàn thành BT trong 2 phút.
- Cô nhận thấy tất cả lớp mình đã làm xong BT 1 rồi phải k ? Bây giờ cô mời các nhóm bạn lên báo cáo cho cô kết quả nhé.
? Những tiếng nào có chưa âm n?
? Những nhóm nào có đáp án giống nhóm bạn?
- GVNX, chốt: Tiếng na có âm n cô gạch 1 gạch
? Vậy con gạch 2 gạch dưới những tiếng nào? Vì sao?
- GVNX, chốt : Tiếng nhà có âm nh cô gạch 2 gạch .
* Trò chơi : Vừa rồi cô thấy các con đều đã làm bài rất tốt nên cô muốn thưởng cho các con 1 trò chơi. 
Luật chơi như sau : Cô sẽ chỉ vào các bức tranh nếu như trong tiếng đấy có âm n thì các con vỗ tay và đọc to nhé. Các con đã sẵn sàng chưa ?
- GVNX
- Mở rộng : Qua BT vừa rồi các con đã biết thêm 1 số tiếng, từ có âm n, nh. Vậy ngoài những từ này con hãy nêu những từ khác có âm n ? âm nh ?
- Chuyển: Vừa rồi, cô thấy các con đều đã làm BT2 rất tốt. Bây giờ để giúp các con luyện đọc tốt hơn thì chúng mình chuyển sang Bài 3: Tập đọc nhé
b.Tập đọc (BT 3)
? Quan sát hình và cho cô biết: Hình vẽ gì?
- GV chỉ hình, giới thiệu nhà cô Nhã: Ở đây có một ngôi nhà nhỏ, xinh xắn xung quanh ngôi nhà có những cây ăn trái, có hồ cá. Vậy chúng mình hãy đọc bài tập đọc để biết đây là nhà của ai, nhà nằm ở đâu và có những gì nhé.
- Sau đây, cô mời các con chỉ tay vào SGK, nghe cô đọc mẫu. Cô đọc đến đâu các con chỉ tay và đọc thầm theo đến đấy.
- Vừa rồi chúng mình đã nghe cô đọc bài. Bây giờ các con hãy đọc thầm lại bài và tìm rồi gạch chân những từ chứa âm mới các con vừa học.
? Bạn nào giỏi cho cô biết con tìm được từ nào chứa âm nh?
- Cô cũng đồng ý với con.... Các con lưu ý tiếng Nhã được viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng của người. 
- Gọi HS đọc lại.
? Ngoài từ này con còn tìm được từ nào khác?
- GV chiếu, gọi 2 HS đọc. (GVYC phân tích tiếng nhỏ)
- Vậy còn tiếng nào chứa âm n?
- GVNX, gọi HS đọc. 
- Bây giờ, cô mời 1 bạn đọc giúp cô tất cả các từ màu đỏ trên màn hình.
GV chốt: Vừa rồi cô thấy các con đã tìm rất nhanh và đúng các tiếng có âm n và nh. Cô khen các con.
-Củng cố, dặn dò.
? Vậy các con cho cô biết cô vừa dạy chúng mình những âm nào?
? Tiếng mới là tiếng nào?
-GV :.Về nhà các con luyện đọc lại bài để tiết sau các con LĐ lại và tìm hiểu bài nhé . 
- HS lắng nghe
- 1: mỏ
- 2: khe đá
- 3: cá kho
- 4: mẹ
- 5: cá mè 
- Nghe
- HS: nờ. (Cá nhân, đồnh thanh)
- HSTL: ghép bởi âm n và h
- HS: nhờ.
- Giống: cả hai âm đều có chữ n
- Khác: Nh có thêm con chữ h
- HSTL
- HSTL
- Cái nơ
- Âm ơ
- HS nêu: Tiếng nơ gồm có âm n đứng trước âm ơ đứng sau.
- 1 lượt HS đánh vần( GV chỉ đầu chữ)
- 1 lượt HS đọc trơn( GV chỉ giữa chữ - 2 HS kết hợp phân tích)
- Nghe, quan sát
- 1 HS đọc
- HS nêu: Quả nho
- HS:...
- HS nghe
- Âm o.
- HS phân tích
- HS đánh vần: nhờ - o – nho
- Lần 1: HS nối tiếp đọc đánh vần
- Lần 2: HS nối tiếp đọc trơn kết hợp phân tích
- HS đánh vần
- âm n, nh
- Tiếng nơ, nho
- HS nhắc lại
- Nghe
- 1Hs nêu: quả na
- HS đọc
- 6 hình
- HS: Ngôi nhà
- âm n
- âm nh
- HS: nhổ cỏ
- Tiếng nhổ
- âm nh
- Nhị
- HS đọc
- Ca nô
- Trên biển
- HS đọc nối tiếp. 
- HSTL: nỏ
- Ngồi im, không nô đùa chạy nhảy, không thò tay nghịch nước
- HS đọc
- 2 HS đọc trơn ( cá nhân, cả lớp)
- HS đọc đồng thanh
- HS mở vở
- HS nghe
- HS thảo luận
- HS làm VBT.
- Nhóm 1 TL:.....
- HS....
- HS nêu: 2 gạch dưới tiếng nhổ, nhị....vì các tiếng này chứa âm nh.
- Hs chơi trò chơi
- HSTL
- HSTL
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm
- HS tìm và gạch chân 
- HS1: Nhà, Nhã
- HS đọc
- 1HS đọc và phân tích tiếng Nhà sau. 
- HS2: nho, nhỏ. 
- 2HS đọc.
- 1 HS phân tích tiếng Nhỏ.
- HS3: na
- HS đọc
- HS đọc. 
- HS nghe
- HS: Âm n và âm nh
- Tiếng nơ, tiếng nho.
Điều chỉnh sau bài dạy:
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_van_lop_1_sach_canh_dieu_bai_19_n_nh.docx