Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Góc học tập của em - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Tuyết

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Góc học tập của em - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Tuyết

1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết luôn quan tâm đến các đồ dùng học tập của mình, luôn để đúng chỗ, ngăn nắp.

2. Năng lực:

- Bằng sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, HS có thể tự làm các món đồ để đồ dùng học tập thật xinh xắn, gọn gàng.

3. Phẩm chất:

- HS nói lên tình cảm, sự gắn bó của mình với một đồ dùng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; nhạc, slide tranh minh họa, sản phẩm vật dụng minh họa.

2. Học sinh: Sách, vở, Đọc trước nội dung bài học trong sgk. Giấy màu, lõi cuộn giấy vệ sinh, vỏ lon nước ngọt bỏ nắp, vỏ sữa, dây dù, keo sữa, kéo, bút màu

 

docx 6 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 15310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Góc học tập của em - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ bảy ngày 4 tháng 12 năm 2021
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – LỚP 2
BÀI 6: GÓC HỌC TẬP CỦA EM
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ (TIẾT 2)
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết luôn quan tâm đến các đồ dùng học tập của mình, luôn để đúng chỗ, ngăn nắp.
2. Năng lực:
- Bằng sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, HS có thể tự làm các món đồ để đồ dùng học tập thật xinh xắn, gọn gàng.
3. Phẩm chất:
- HS nói lên tình cảm, sự gắn bó của mình với một đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; nhạc, slide tranh minh họa, sản phẩm vật dụng minh họa.
2. Học sinh: Sách, vở, Đọc trước nội dung bài học trong sgk. Giấy màu, lõi cuộn giấy vệ sinh, vỏ lon nước ngọt bỏ nắp, vỏ sữa, dây dù, keo sữa, kéo, bút màu 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. KHỞI ĐỘNG:
- Bài RAP có tên ĐỂ LÀM GÌ?
+ Cái bút để làm gì?/Cái tẩy để làm gì? / Cái vót để làm gì?/ Cái thước để làm gì?/ Quyển vở để làm gì?/ Cặp sách để làm gì? 
 Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình sẽ cùng nhau đến với một hoạt động trải nghiệm vô cùng thú vị. Cùng đến với bài ”Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề” để khám phá HĐTN này nhé! ( GV ghi bảng). 
- GV mời 1 bạn đọc mục tiêu bài học.
- GV tổ chức hoạt động nhóm đôi, 2p
+ Đồ dùng học tập là gì?
+ Kể tên các đồ dùng học tập con có.
+ Con yêu quý đồ dùng học tập nào nhất? Vì sao?( Người bạn đó gắn với kỉ niệm nào của con?)
- GV mời 1 nhóm trình bày
- GV mời HS nhận xét phần trình bày của nhóm bạn...
- Bạn ... cho cô biết, cặp sách của con làm bằng chất liệu gì?
- GV mời1 nhóm khác trình bày
* Chốt: Mỗi đồ dùng học tập đều là những người bạn ở bên ta, giúp ta học tập hàng ngày.
II. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
- GV mời 1 bạn yêu cầu số 1. Bài tập 1 yêu cầu các con làm gì?
- Yêu cầu HS quan sát, kể tên các đồ dùng học tập xuất hiện trên màn hình.
- Theo các con những đồ dùng học tập này đã để gọn gàng, ngăn nắp chưa?
- Vậy con phải làm thế thế nào?
- Gọi HS nhận xét
- GV yêu cầu HS cùng quan sát balo/ cặp sách, các đồ dùng học tập trên bàn, ngăn bàn. Hãy xếp lại tất cả vào trong balo, cặp sách sao cho thật hợp lí, gọn gàng và ngăn nắp.(3p)
- Mời một vài HS chia sẻ cách sắp xếp đồ dùng học tập.
- Sau khi đồ dùng học tập được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và sạch đẹp con cảm thấy thế nào?
 Tốt lắm! Như vậy là các con đều thấy rằng khi đồ dùng học tập được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp sẽ giúp tâm trạng của chúng mình có được những cảm xúc tích cực như vui vẻ, tuyệt vời, thư giãn.. Không chỉ vậy, còn giúp chúng mình có thể tìm kiếm đồ dùng một cách nhanh chóng khi cần thiết đấy. Vậy nên, các con hãy luôn giữ đồ dùng học tập của mình được sạch sẽ và gọn gàng nhé, giống như câu nói: ” Đồ đạc em thường dùng – Em chăm như bạn quý”.
III. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
- Mời HS đọc yêu cầu 2. Yêu cầu 2 muốn chúng mình làm gì?
- Cho HS quan sát các vật dụng đựng đồ dùng học tập sáng tạo, độc đáo.
+ Những vật dụng này như thế nào? Các vật dụng được làm từ những vật liệu nào? Những vật liệu này có dễ tìm không?
- Các con thấy không, những vật liệu này rất dễ tìm ở xung quanh chúng mình đúng không nào? Chúng ta có thể sử dụng chúng để làm ra các sản phẩm sáng tạo đựng đồ dùng học tập rất đẹp đấy.
- GV hướng dẫn các bước làm vật dụng đựng đồ dùng học tập( 3 bước)
- Tìm hiểu những vật lệu HS đã chuẩn bị.
- Chia nhóm làm việc theo vật liệu HS chuẩn bị:
+ Nhóm 1: vật liệu là lõi giấy vệ sinh, bìa carton giấy màu, bút màu.
+ Nhóm 2: vật liệu là nhựa, và các vật liệu trang trí khác.
+ Nhóm 3: vỏ lon nước, vỏ sữa, giấy màu...
+ Nhóm 4: que kem, các vật liệu khác
- Gọi HS đọc Tiêu chí đánh giá sản phẩm.
* Làm vật dụng (sản phẩm)
- Yêu cầu HS làm sản phẩm( 15p )
- GV lưu ý: Khi sử dụng màu, băng dính, keo, kéo phải cẩn thận để tránh bị bẩn quần áo và bị thương.
* Triển lãm và giới thiệu sản phẩm.
- GV yêu cầu HS đặt sản phẩm vào vị trí theo nhóm đã hướng dẫn.
- Cho HS tham quan triển lãm sản phẩm.
- Hãy nêu ý kiến của mình về sản phẩm các nhóm? 
- Gọi HS chia sẻ cách làm.
 Các con thấy không? Có những vật liệu hàng ngày tưởng chừng như bỏ đi như lõi giấy vệ sinh, cốc nhựa cũ, vỏ lon nước ngọt, vỏ sữa ...nhưng chỉ cần các con có ý tưởng sáng tạo thì các con có thể tận dụng chúng, biến chúng trở thành những vật dụng có ích với cuộc sống hàng ngày đấy. Tuy nhiên, trong quá trình làm sản phẩm các con chú ý khổng để băng keo dính vào tay, vỏ lon làm xước da để đảm bảo an toàn cho mình nhé. 
Kết luận: Các con ạ, chúng mình đều đã biết lợi ích của việc gọn gàng, ngăn nắp rồi đúng không nào! Khi mỗi đồ dùng học tập được để đúng chỗ, đúng cách thì góc học tập sẽ luôn ngăn nắp giúp chúng mình thao tác học tập dễ dàng, nhanh nhẹn và tìm kiếm đồ dùng nhanh hơn.
IV. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG
 - GV yêu cầu HS chuẩn bị thẻ chữ hình chữ nhật, HS viết, vẽ rồi đeo vào tay để nhớ việc sắp xếp và trang trí góc học tập ở nhà.
- Đề nghị HS nhờ bố mẹ chụp ảnh lại góc học tập đã được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp gửi vào zalo GV.
- Qua bài học hôm nay giúp con hiểu được điều gì, có thêm kĩ năng gì?
- GV cho HS nhảy theo bài hát VIỆT NAM! ĐẨY LÙI COVID.
- Lắng nghe thực hiện với GV
– Cái bút dùng để viết/ Cái tẩy dùng để tẩy/ Cái vót dùng để gọt bút chì/ Cái thước dùng để kẻ/ Quyển vở dùng để viết/ Cặp sách dùng để đựng sách vở.
- Lắng nghe
- Ghi bài
- 1 HS đọc mục tiêu, lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét. Con xin hỏi bạn một chút ạ. Thước kẻ của tớ được làm bằng nhựa cứng, còn của bạn thì sao?
- Con thưa cô, cặp sách của con làm bằng vải ạ.
- 1 nhóm khác trình bày.
- HS đọc yêu cầu, TLCH
- HS: trên màn hình có các đồ dùng học tập là: balo, hộp bút, bút, vót, thước kẻ, khăn lau, phấn, túi clear.
- Chưa ạ.
- HS nêu ý kiến.
- HS nhận xét
- Lắng nghe và TL
- Con thưa cô, con cảm thấy mình có những cảm xúc tích cực như thư giãn, thoải mái/ vui vẻ, hạnh phúc.
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu. Yêu cầu 2 muốn chúng con tự làm một vật dụng để đựng đồ dùng học tập.
- HS quan sát mẫu( xem video)
- HS nêu: Con thưa cô, con thấy các vật dụng này được làm rất đẹp mắt, có sáng tạo ạ. Các sản phẩm này được làm từ lõi giấy vệ sinh, cốc nhựa, vỏ lon với giấy màu, bút màu...
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS nêu tên các vật dụng đã chuẩn bị
- HS thực hiện yêu cầu
- 1 HS đọc
- HS thực hành làm sản phẩm
- HS để sản phẩm vào vị trí nhóm.
- HS tham quan triển lãm
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện yêu cầu.
- HS nêu:...
- HS thực hiện nhảy
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_canh_dieu_bai_6_goc.docx