Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì I - Năm học 2022-2023

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì I - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết cách bắt chuyện, làm quen với bạn mới, biết giới thiệu về bản thân.

- HS tự tin, cởi mở trong giao tiếp với bạn mới ở trường và nơi ở

- Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ.

- HS biết thể hiện sự tôn trọng, không phân biệt đối xử trong quan hệ bạn bè, nêu lên được ý kiến của mình trước người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy chiếu, Máy tính, loa, Video bài hát Chào người bạn mới đến.

2. Học sinh: Nhớ lại những điều đã biết cần nói, cần làm khi gặp bạn mới.

 

doc 56 trang Hải Thư 21/11/2023 9993
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình học kì I - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Chủ đề: CHÀO NĂM HỌC MỚI
Bài 1: Làm quen với bạn mới
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- HS biết cách bắt chuyện, làm quen với bạn mới, biết giới thiệu về bản thân.
- HS tự tin, cởi mở trong giao tiếp với bạn mới ở trường và nơi ở
- Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ.
- HS biết thể hiện sự tôn trọng, không phân biệt đối xử trong quan hệ bạn bè, nêu lên được ý kiến của mình trước người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Máy chiếu, Máy tính, loa, Video bài hát Chào người bạn mới đến.
2. Học sinh: Nhớ lại những điều đã biết cần nói, cần làm khi gặp bạn mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- GV tổ chức cho HS nghe và vận động theo Video bài hát Chào người bạn mới đến.
+ Trong bài hát có nhắc đến người bạn nào?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời, tuyên dương HS.
+ Khi gặp người bạn mới chúng ta nên làm gì ?
- GV nhận xét, chốt nội dung, giới thiệu vào bài. Ghi tên bài học.
2. Hoạt động khám phá kiến thức mới: (10-12 phút)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm quen với bạn mới
- GV nêu tên hoạt động.
+ Khi gặp các bạn mới trong lớp, trong trường em đã làm quen với các bạn như thế nào?
- GV tuyên dương.
- GV chiếu tranh 3 tranh- hướng dẫn phân tích từng tranh.
* Tranh 1: 
+Tranh vẽ gì?
+ Hai bạn đang làm gì?
+ Bạn nam nói gì với bạn nữ? 
+ Nét mặt bạn Nam như thế nào?
=> GV chốt nội dung tranh 1: Trong tranh là 2 bạn nhỏ mới bắt đầu vào lớp 1 như chúng ta, các bạn đang bắt chuyện để làm quen với nhau, bước đầu là chào hỏi với nụ cười thân thiện.
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt giới thiệu đến tranh 2,3
- Yêu cầu HS quan sát - thảo luận theo cặp( 2 phút)- trả lời câu hỏi.
+ Ở tranh 2 bạn sẽ nói gì khi giới thiệu về bản thân?
+ Khi hỏi thông tin về bạn, em sẽ hỏi những gì.( tranh 3)?
- GV nhận xét, bổ sung, điều chỉnh nội dung giao tiếp tương ứng với từng tranh và kết nối để các em biết được nội dung các bước làm quen.
- GV yêu cầu HS nhắc lại.
=> GV Kết luận: Như vậy khi làm quen với bạn mới cần theo các bước:
1/ Chào hỏi.
2/ Giới thiệu bản thân.
3/ Hỏi về bạn.
3. Hoạt động luyện tập (10-12 phút)
* Hoạt động 2: Sắm vai thực hành làm quen với bạn mới.
- GV nêu tên hoạt động.
- GV chiếu 2 tranh, đặt câu hỏi.
+ Tranh vẽ gì? 
+ Theo em nơi 2 bạn nhỏ đang làm quen là ở đâu?
+ Nếu gặp bạn mới trong thư viện, hiệu sách thì khi hỏi thông tin về bạn em sẽ hỏi những gì?
- GV nhận xét, tuyên dương HS, chốt tranh1.
+ Nêu nội dung tranh 2?
+ Khi hỏi thông tin về bạn em sẽ hỏi những gì?
- GV nhận xét, tuyên dương HS, chốt tranh 2
=> Như vậy chúng ta có 2 tình huống làm quen với bạn mới; 1 là gặp bạn mới trong thư viện hoặc hiệu sách, 2 là gặp bạn mới trong sân trường.
- Yêu cầu HS thực hành sắm vai theo nhóm bàn. ( thời gian 3p)
+ GV lưu ý cho HS ghi nhớ tên của bạn, có thể tìm hiểu ý nghĩa tên bạn.
- GV mời một số cặp lên sắm vai trước lớp. 
- GV nhận xét, điều chỉnh, khen ngợi các bạn sắm vai tốt.
=> Qua phần thực hành sắm vai, cô thấy các em đã nắm rõ các bước làm quen bạn mới rất tốt, khi làm quen các em nên có thái độ thân thiện, có thể dựa vào nơi gặp gỡ để có thể hỏi bạn những câu hỏi thích hợp làm cho không khí vui vẻ hơn.
Hoạt động vận dụng ( 5-7p)
* Hoạt động 3: Làm quen với bạn em gặp và ở nơi em sống.
- GV nêu tên hoạt động.
- GV chiếu tranh 1,2,3 SHS, đọc lời thoại trong tranh 1, giới thiệu tranh 1.
+ Tranh 1: 2 bạn là hàng xóm mới đang làm quen với nhau.Trong trường hợp này em có thể hỏi thêm thông tin gì về bạn?
+ Tranh 2 vẽ gì? Em là bạn nữ, em sẽ hỏi thêm thông tin gì về bạn nhỏ ngồi xe lăn?
+ Tranh 3: 2 bạn nhỏ đang làm quen với nhau ở đâu? Trang phục của bạn nữ như thế nào? Em muốn biết thông tin gì về bạn nữ?
=> GV chốt tranh 1,2,3.
- GV chọn tình huống ở tranh 2, mời HS lên sắm vai theo tình huống.
- GV nhận xét, tuyên dương HS, giáo dục HS nên tích cực làm quen để kết bạn ngay cả khi gặp các bạn có khiếm khuyết hay các bạn thuộc dân tộc khác. Vận dụng những điều đã học để làm quen.
Tổng kết: 	
- Mời HS chia sẻ về những điều học được sau khi tham gia các hoạt động.
- GV đưa ra thông điệp: Khi gặp bạn mới, hãy nói lời chào bạn cùng với nụ cười thân thiện, giới thiệu về bản thân, sau đó hỏi tên, tuổi, lớp, trường, hoặc địa chỉ nhà, sở thích của bạn, . Cần nhớ tên, sở thích của bạn.
- HS nghe và vận động theo nhịp bài hát.
- Trong bài hát có nhắc đến người bạn mới 
- HS khác chia sẻ, nêu ý kiến bổ sung
- Khi gặp người bạn mới chúng ta nên chào hỏi, làm quen 
- HS khác chia sẻ, nêu ý kiến bổ sung
- HS nối tiếp nhắc tên bài.
- HS nhắc lại tên hoạt động.
- HS chia sẻ: + Khi gặp các bạn mới trong trường, trong lớp em đến chào bạn rồi nói chuyện với bạn ấy.
- HS quan sát tranh
+ Tranh vẽ 2 bạn nhỏ.
+ Hai bạn đang nói chuyện.
+ Bạn nam nói với bạn nữ là chào bạn.
+ Nét mặt của bạn nam vui vẻ.
- HS khác chia sẻ, nêu ý kiến.
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp.
+Khi giới thiệu về bản thân bạn sẽ giới thiệu tên, lớp, trường, anh chị em trong gia đình 
+ Khi hỏi thông tin về bạn em sẽ hỏi bạn tên gì? Bạn ở đâu? Bạn thích chơi trò chơi gì .
- HS khác chia sẻ, bổ sung ý kiến.
- HS nhắc lại:
+ Cách bắt chuyện với bạn mới gặp: nói lời chào với nụ cười thân thiện.
+ Giới thiệu về bản thân với bạn với những thông tin về: tên, lớp, trường, sở thích của bản thân 
+ Tìm hiểu thông tin về bạn: tên bạn, tuổi, trường, lớp, tên cô giáo, nơi ở, sở thích ..
- Cả lớp nhắc lại
- HS nhắc lại tên HĐ
- HS quan sát tranh
- 1 HS lên chỉ tranh 1 ( tình huống 1)
+ Tranh 1 vẽ 2 bạn đang nói chuyện, trên tay bạn cầm sách, bên cạnh có giá đựng nhiều sách.
+ 2 bạn nhỏ làm quen ở thư viện, ở hiệu sách..
+ HS dưới lớp: Em sẽ hỏi tên, tuổi, nơi ở, hỏi xem bạn đang tìm sách gì? Bạn thích đọc sách nào?
- HS khác chia sẻ, bổ sung ý kiến.
- 1 HS lên chỉ tranh 2 và nêu:
+ Các bạn nhỏ đang làm quen ở sân trường, có các bạn khác đang chơi đá cầu.
+ Em sẽ hỏi tên, tuổi, lớp, hỏi bạn thích chơi trò chơi gì? bạn có muốn chơi đá cầu cùng em không?
- HS khác chia sẻ, bổ sung ý kiến.
- HS sắm vai theo nhóm bàn: Tổ 1,3 tình huống 1, tổ 2,4 tình huống 2
- Một số cặp lên sắm vai trước lớp
- HS dưới lớp quan sát, chú ý cách các bạn chào hỏi, giới thiệu bản thân, hỏi về bạn để góp ý.
- HS nhắc lại tên hoạt động.
- HS quan sát tranh.
+ Em hỏi bạn ở đâu chuyển đến, bạn sống cùng với ai 
+ Tranh 2 vẽ bạn nữ đang làm quen với bạn ngồi xe lăn, có các bạn ở xa đang gọi.
Em sẽ hỏi xem bạn bị làm sao? Bạn đi cùng ai? 
+ Hai bạn nhỏ đang làm quen với nhau trong khu vui chơi, nhìn trang phục của bạn nữ cho thấy bạn ấy là người dân tộc thiểu số. Em hỏi để biết bạn là người dân tộc nào.
- HS quan sát tranh 2, suy nghĩ để sắm vai.
- Một số HS lên sắm vai theo tình huống: 1 HS là bạn ngồi xe lăn, 1 HS là bạn nữ đến làm quen, 2 HS là những người bạn đứng phía xa.
- HS góp ý kiến
- HS chia sẻ về những gì học được, thích hay không thích ở điểm gì.
- HS nhắc lại, ghi nhớ, vận dụng vào cuộc sống hằng ngày để làm quen bạn mới.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)
********************************
TUẦN 2 
Hoạt động trải nghiệm- Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Chủ đề 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI
Bài 2: Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi (tiết 1)
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm trong giờ học và giờ chơi
- Rèn kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc không nên làm trong giờ học và giờ chơi.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng thuyết phục bạn từ bỏ ý định thực hiện những việc không nên làm trong giờ học và giờ chơi.
- Học sinh có khả năng phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
- Giúp các em cảm nhận được tình cảm bạn bè khi được cùng học, cùng chơi.
- Nghiêm túc thực hiện các việc nên làm trong giờ học, giờ chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1.Giáo viên: Máy chiếu, Máy tính, loa.Video bài hát: Chuyện ở lớp
2. Học sinh: Sách giáo khoa;Thẻ có 2 mặt: xanh/ mặt cười, đỏ/ mặt mếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Hoạt động khởi động(4 - 5 p)
- GV mở vdeo bài hát “Chuyện ở lớp”.
+ Các bạn trong bài hát đã làm những điều gì không nên làm trong giờ học? 
+ Khi làm những việc đó các bạn cảm thấy như thế nào? 
+ Vậy các con có nên học tập các bạn trong bài hát không?
- GV nhận xét chốt: Vậy trong giờ học và giờ chơi chúng ta nên làm những việc gì? Bây giờ, chúng mình cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. 
- GV ghi bảng: Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi (tiết 1).
2. Hoạt động khám phá (22 - 25 phút)
* Hoạt động 1: Chỉ ra những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi
- GV yêu cầu HS quan sát 4 tranh trong SGK.
- Yêu cầu HS TL nhóm 4: Mỗi bạn 1 bức tranh. Nói cho các bạn trong nhóm nghe nội dung của bức tranh mình quan sát được. 
- GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý các nhóm làm việc.
- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét.
+ Trong 4 bức tranh thì tranh nào thể hiện 
những việc nào nên làm trong giờ học?
+ Những việc nào nên làm trong giờ chơi?
- GV nhận xét, chốt kiến thức: Như vậy các em biết được trong giờ học chúng ta cần trật tự, chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài và làm theo yêu cầu của cô giáo. Còn giờ chơi thì chúng mình chơi theo sở thích của các em.
* Hoạt động 2: Kể thêm những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi mà em biết
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Kể cho nhau nghe xem mình biết thêm những việc nào nên làm trong giờ học, những việc nào nên làm trong giờ chơi.
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp
- GV ghi lên bảng ý kiến đúng của HS.
- GV khen ngợi, tổng hợp, phân tích, bổ sung và chốt.
- GV chiếu hình ảnh những việc nên làm trong giờ học và những việc nên làm trong giờ chơi.
TT
Những việc nên làm trong giờ học 
Những việc nên làm trong giờ chơi
1
Trật tự
Sử dụng thời gian chơi hữu ích
2
Tập trung, lắng nghe thầy cô giảng bài.
Chơi hòa đồng, không phân biệt.
3
Lắng nghe ý kiến bạn ph
t biểu
Chơi các trò chơi lành mạnh
4
Thực hiện yêu cầu của thầy cô.
Chơi những trò chơi an toàn.
5
Tích cực tham gia các hoạt động.
Chơi ở những nơi an toàn như sân trường, hành lang, lớp học.
6
Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Giao tiếp lịch sự.
7
Ngồi học đúng tư thế
Giữ vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi quy định.
8
Vào lớp đúng giờ.
- GV đọc lần lượt từng việc.
- Yêu cầu HS giơ thẻ mặt cười nếu đã thực hiện việc nên làm, còn giơ thẻ mặt mếu nếu không thực hiện được.
- GV nhận xét việc thực hiện của HS.
- GV chốt: Trong giờ học các con cần tập trung chú ý nghe giảng, tích cực tham gia phát biểu ý kiến để xây dựng bài như vậy chúng ta sẽ tiếp thu được bài học, nắm vững kiến thức tốt hơn. Còn khi ra chơi các con nên sử dụng thời gian chơi hợp lí, chơi những trò chơi an toàn.
3. Hoạt động vận dụng (3 - 5 phút)
+ Hôm nay em học bài gì ?
+ Qua tiết học em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
- GV chốt bài học.
- Dặn dò HS: về nhà em hãy ghi nhớ những điều hôm nay đã học và tự điều chỉnh những hành vi mình chưa làm được trong giờ học, giờ chơi.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe, hát và vận động theo lời bài hát “Chuyện ở lớp”.
- HS trả lời: Bạn Hoa không học bài.
 Bạn Hùng cứ trêu bạn
 Bạn Mai tay đầy mực
 - HS trả lời: các bạn thấy xấu hổ đỏ bừng tai.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS mở sách trang 9, quan sát 4 bức tranh.
- HS quay về nhóm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho nhóm.
-HS làm việc nhóm.
- Đại diện 3 nhóm lên trình bày.
- HS các nhóm khác lắng nghe để bổ sung, điều chỉnh.
+ Tranh1: Các bạn đang nghe cô giáo giảng bài và xung phong trả lời câu hỏi của cô giáo.
+ Tranh 2: Ba bạn đang trò chuyện với nhau rất vui ve trong giờ giải lao.
+ Tranh 3: Bốn bạn đang học nhóm, trao đổi bài tập.
+ Tranh 4: Hai bạn đang chơi nhảy dây.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS trả lời:
+ Tranh 1 và 3 là những việc nên làm trong giờ học.
+ Tranh 2 và 4 là những việc nên làm trong giờ chơi.
- Các HS khác nhận xét
- HS thảo luận nhóm đôi và kể cho bạn mình nghe những việc mà bản thân biết nên làm trong giờ học, và những việc nên làm trong giờ chơi.
VD: + Trong giờ học cần trật tự.
 + Tích cực phát biểu xây dựng bài.
 + Ngồi học đúng tư thế .
- Trong giờ chơi, chơi những trò chơi yêu thích. Trò chuyện cùng bạn bè 
- Từng cặp chia sẻ trước lớp.
- HS nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS tập trung lắng nghe làm theo yêu cầu của GV. HS giơ thẻ mặt cười nếu đã thực hiện việc nên làm, còn giơ thẻ mặt mếu nếu không thực hiện được việc đó.
- HS trả lời.
- HS tự trả lời, Ví dụ: Em biết được trong giờ học em cần giữ trật tự, lắng nghe cô giảng bài 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có)
********************************
TUẦN 3 Hoạt động trải nghiệm- Hoạt động giáo dục theo chủ đề
	 Chủ đề 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI
Bài 2: Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi ( tiếp)
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2022
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được những việc nên và không nên làm trong giờ học, giờ chơi
- Rèn kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc không nên làm trong giờ học.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng thuyết phục bạn từ bỏ ý định thực hiện những việc không nên làm trong giờ học và giờ chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Máy chiếu, Máy tính, loa, tranh ảnh trong SGK
2. Học sinh:Sách giáo khoa, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
1. Hoạt động khởi động: (3-5phút)
- GV tổ chức cho HS nghe bài hát “Chuyện ở lớp”.
? Trong bài hát có nhắc đến người bạn nào không thuộc bài
- GV nhận xét, chốt câu trả lời, tuyên dương HS.
? Khi đến lớp chúng ta phải làm gì
- GV nhận xét, chốt câu trả lời, giới thiệu vào bài. Ghi tên bài học
2. Hoạt động khám phá, luyện tập: (25p)
*Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống
- GV nêu tên hoạt động.
? Trong giờ ra chơi bạn rủ em trèo lên bàn học để chơi thì e sẽ xử lí tình huống này như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chiếu tranh, chúng ta cùng quan sát tranh:
? Theo em 2 bạn nhỏ trong tranh 1 đang làm gì.
- GV nhận xét và nêu tranh 1:có hai bạn đang ngồi nói chuyện với nhau .Vậy trong giờ học bạn muốn nói chuyện với em thì e sẽ xử lí tình huống này như thế nào.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi tự sắm vai xử lí tình huống 1.(3 phút)
- GV gọi HS nhắc lại tình huống 1
- GV gọi một số cặp đôi lên xử lí tình huống.
- GV gọi nhóm khác nhận xét 
- GV nhận xét,tuyên dương. 
- GV trình chiếu bức tranh 2 và hỏi :
? Theo em 2 bạn nhỏ trong tranh 2 đang làm gì.
- GV nhận xét và nêu tranh 2: Trong tranh có hai bạn rủ nhau hái quả trên cây.Vậy trong giờ ra chơi bạn rủ em hái quả thì e sẽ xử lí tình huống này như thế nào?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi tự sắm vai xử lí tình huống 2.(3 phút)
- GV gọi HS nhắc lại tình huống 2
- GV gọi một số cặp đôi lên xử lí tình huống.
- GV gọi nhóm khác nhận xét 
- GV nhận xét,tuyên dương. 
- GV chốt HĐ3: Các em cần từ chối và khuyên nhủ bạn không làm những việc không nên làm trong giờ học, giờ chơi.
Hoạt động 4: Rèn luyện thay đổi hành vi chưa tích cực
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Nếu em nhìn thấy bạn ngủ trong giờ thì em sẽ làm gì?
- Gọi 2-3 nhóm cử đại diện chia sẻ.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và chốt:Trong giờ học các em cần tập chung chú ý nghe giảng tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài như vậy chúng ta mới tiếp thu được bài học, nắm vững kiến thức. Khi ra chơi các em nên sử dụng thời gian chơi hợp lí, chơi những trò chơi an toàn.
3. Hoạt động vận dụng :(3-5p)
- GV hỏi HS:
+ Ở nhà đã bạn nào tự giác học bài chưa?
+ Có bạn nào quên không học bài mà bố mẹ phải nhắc không?
- Gv nhận xét, tuyên dương khen ngợi và động viên HS.
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương HS 
- Dặn dò HS: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS hát và vận động theo
- HSTL: Bạn hoa không thuộc bài ạ!
- HS khác nhận xét, nêu ý kiến.
- HS nêu ý kiến - HS khác nhận xét
- HS nối tiếp nhắc tên bài.
- HS nhắc lại tên hoạt động.
- HSTL: E sẽ từ chối bạn và khuyên nhủ bạn không nên trèo lên bàn ạ!
- HS quan sát và trả lời:
+ HS1: 2 bạn nhỏ đang ngồi nói chuyện với nhau ạ!
+HS2: Bạn nam đang nói chuyện với bạn nữ ạ!
- HS thảo luận theo cặp tình huống 1.
+1-2 HS nêu tình huống 1 :“ Bạn muốn nói chuyện với em trong giờ học”.
- 2 HS ngồi cùng bàn tự sắm vai cho nhau.
- 2-3 cặp đôi lên bảng trình bày tình huống
- HS nhóm khác nhận xét nhóm bạn xử lí tình huống.
- HS quan sát tranh 2 và trả lời câu hỏi:
+ HS 1: 2 bạn nhỏ trong tranh đang rủ nhau hái quả ạ!
+ HS 2: Trong tranh có bạn nam đang rủ bạn nữ hái quả trên cây ạ!
- HS thảo luận nhóm đôi
+ 1-2 HS nêu tình huống 2 :“Bạn rủ em hái quả trong giờ học ”.
- 2 HS ngồi cùng bàn tự sắm vai cho nhau.
- 2-3 cặp đôi lên bảng trình bày tình huống
- HS nhóm khác nhận xét nhóm bạn xử lí tình huống.
- HS thảo luận theo cặp đôi.
- HS chia sẻ theo cặp
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
+ HSTL cá nhân
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)
*******************************
TUẦN 4 
Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động giáo dục theo chủ đề
	 Chủ đề: CHÀO NĂM HỌC MỚI
Bài 2: Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi ( tiếp)
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- HS biết được những việc nên làm và không nên làm trong giờ học, giờ chơi. - Rèn kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc không nên làm trong giờ học. Bước đầu rèn luyện kĩ năng thuyết phục bạn từ bỏ ý định thực hiện những việc không nên làm trong giờ học và giờ chơi. - Phát triển khả năng làm việc nhóm: biết trao đổi với bạn, biết tự đánh, nhận xét ý kiến của bạn về những việc nên hay không nên làm trong giờ học, giờ chơi; mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân trước nhóm. - Phát triển tình cảm bạn bè: yêu quý bạn, quan tâm, động viên khích lệ bạn, không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, loa, Video bài hát Lớp chúng ta đoàn kết 2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
1. Hoạt động khởi động: (3-5 phút) - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết”. 
 ? Qua lời bài hát muốn nói với chúng ta điều gì. 
- GV chốt, kết nối vào bài - GV giới thiệu bài, ghi tên đầu bài 2. Hoạt động luyện tập ( 25 -27 phút)
* Hoạt động 5: Nhận xét những hành vi đã thay đổi của các bạn.
- GV nêu yêu cầu của hoạt động. - GV chiếu tranh 
? Bức tranh vẽ gì. 
 - GV chốt nội dung tranh: Các bạn trong tranh đang chia sẻ với nhau về những thay đổi của bản thân mình cho các bạn trong nhóm nghe. 
- GV chia nhóm 4, hướng dẫn và yêu cầu từng HS chia sẻ trong nhóm về những điều chưa phù hợp mà mình đã thay đổi được. - GV quan sát, hỗ trợ HS. 
- GV yêu cầu đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm. => GV chốt: Trong học tập hay vui chơi, bản thân các em dù có những thói quen hay những việc làm ảnh hưởng không tốt đến bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên các em đều đã biết thay đổi để bản thân theo hướng tích cực. Việc thay đổi bản thân tốt hơn giúp mình có kết quả học tập tiến bộ, được thầy cô, bạn bè, gia đình thêm yêu quý, tin tưởng. - GV chuyển ý *Hoạt động 6: Chia sẻ những việc làm tích cực em đã thực hiện trong giờ học, giờ chơi. 
- GV nêu yêu cầu của hoạt động. - GV chiếu tranh, yêu cầu HS quan sát nêu nội dung tranh 
- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi - GV mời HS chia sẻ trước lớp. GV khuyến khích HS, đặc biệt những em còn nhút nhát, thiếu tự tin đứng lên chia sẻ những việc làm tích cực em đã thực hiện được trong giờ học và giờ chơi - GV tổng hợp những hành động tích cực của các em, chúc mừng và khen những em đã tham gia chia sẻ. => GV chốt: Trong giờ học chúng ta cần nghiêm túc, tích cực trong học tập, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Còn trong giờ chơi các em cần biết đoàn kết, vui vẻ, cùng bạn chơi an toàn, thân thiện. 3. Hoạt động vận dụng ( 3 phút)
? Hôm nay em học bài gì. - GV chốt bài - GV hướng dẫn HS về nhà: + Thực hiện nghiêm túc giờ tự học ở nhà + Vui chơi an toàn, thân thiện với anh chị em trong gia đình, hàng xóm. - GV nhận xét tiết học
- HS nghe, hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Qua lời bài hát muốn nói với chúng ta cần phải đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau... - HS nghe
- Bức tranh vẽ bạn gái đang chia sẻ điều gì đó cho các bạn trong nhóm nghe, 
 - HS chia sẻ trong nhóm 4. Nhóm trưởng điều hành nhóm: yêu cầu các bạn trong nhóm lắng nghe tích cực, có thể đặt câu hỏi cho bạn nếu chưa rõ. Nhận xét sự thay đổi những hành vi chưa phù hợp của từng bạn. - Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về những thay đổi của các bạn trong nhóm.
 - HS chia sẻ
 - 2 HS cùng bàn chia sẻ với nhau - Một số HS chia sẻ trước lớp 
 - HS lắng nghe 
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
********************************
TUẦN 5:
Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
Chủ đề 2: EM BIẾT YÊU THƯƠNG
Bài 3: Cảm xúc của em
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- HS Nêu được một số cảm xúc cơ bản của con người.
- Nhận biết được cảm xúc của bản thân trong một số tình huống.
- Biểu hiện cảm xúc phù hợp trong một số tình huống giao tiếp thông thường.
- HS thể hiện được thái độ yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc bản thân, mọi người xung quanh. HS nói lên được ý kiến của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, loa, Video bài hát Vỗ cái tay lên đi
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
1. Hoạt động khởi động: (3-5 phút)
- GV tổ chức cho HS nghe beat bài hát: Vỗ cái tay lên đi
- GV nêu câu hỏi: 
+ Các em đã bao giờ giận hờn ai chưa? 
+ Nếu có em kể cho cả lớp nghe em đã giận hờn ai và trong tình huống như thế nào?
=> GV kết luận: Giận hờn là một trong những biểu hiện cảm xúc của con người mà ai cũng sẽ trải qua. Sau buổi trải nghiệm hôm nay, các em sẽ hiểu thêm về những cảm xúc của mình.
2. Hoạt động khám phá : (8-10 phút)
Hoạt động 1: Nhận biết cảm xúc
* Từng khuôn mặt dưới đây biểu hiện cảm xúc gì?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, làm việc nhóm 4 trả lời câu hỏi:
+ Từng khuôn mặt thể hiện cảm xúc gì?
+ Em đã từng có cảm xúc nào? Em đã trải qua cảm xúc đó trong tình huống nào?
- Đại diện nhóm trả lời.
- GV bổ sung và phân tích biểu hiện từng khuôn mặt qua biểu hiện của miệng và mắt:
+ Khuôn mặt vui vẻ có miệng cười, mắt hơi nhíp, nếu nhìn ngoài còn có vẻ mặt rạng rỡ.
+ Khuôn mặt tức giận: Lông mày xếch ngược, miệng mím, nếu nhìn ngoài có thể thấy tai tía, mặt đỏ.
+ Khuôn mặt buồn: long mày cụp xuống, miệng mím, nhìn ngoài có thể thấy khuôn mặt muốn khóc.
+ Khuôn mặt sợ hãi: long mày cụp, miệng méo như sắp khóc.
+ Khuôn mặt ngạc nhiên: mắt mở to, long mày rướn lên, miệng há tròn.
- GV cho HS xem thêm các gương mặt thể hiện tâm trạng: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, bằng các hình ảnh đã chuẩn bị sẵn
=>GV chốt lại: vui, buồn, tức giận, sợ hãi, là những cảm xúc cơ bản của mỗi người khi trải qua các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
* Em cảm thấy thế nào nếu ở trong những tình huống sau?
- GV yêu cần HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi:
+ Nêu các tình huống tương ứng với tranh?
+ Em cảm thấy thế nào nếu ở trong những tình huống đó?
- GV mời đại diện nhóm lên chia sẻ.
* Tranh 1: 
+ Tranh 1 là tình huống gì?
+ Vì sao con biết là được khen?
+ Nếu ở trong tình huống này con cảm thấy như thế nào?
=> Gv nhận xét, tuyên dương.
* Tranh 2: 
+ Tình huống tranh 2 là gì?
+ Con thấy gương mặt của bạn nhỏ trong tranh như thế nào?
+ Con cảm thấy thế nào nếu gặp tình huống này?
=> GV giáo dục HS không nên trêu chọc các con vật dữ ( như chó...) 
=> Gv nhận xét, tuyên dương.
* Tranh 3: 
+ Gv gọi từng cặp lên chia sẻ tình huống và cảm xúc
=> GV giáo dục HS biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Gv đọc lời thoại tranh 4 và hỏi;
+ Đây là tình huống gì?
+ Em cảm thấy thế nào nếu ở trong những tình huống đó?
=> Gv nhận xét, tuyên dương.
=> GV chốt lại: Với mỗi một tình huống thì mỗi người có thể sẽ có cảm xúc giống hoặc khác nhau.
3. Hoạt động luyện tập (8-10 phút)
Hoạt động 2: Tập thể hiện cảm xúc
- GV chiếu tranh
+ Tranh 1 vẽ gì?
+ Nếu được tặng quà con cảm thấy như thế nào?
+ Nêu nội dung tranh 2?
- Gv yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau tập thể hiện cảm xúc khi:
1) Được tặng quà sinh nhật
2) Được cô giáo khen
- GV quan sát các nhóm
- GV yêu cầu một vài cặp lên sắm vai
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã sắm vai tốt thể hiện những biểu hiện khuôn mặt đúng với tình huống.
4. Hoạt động vận dụng (10-12 phút)
Hoạt động 3: Thể hiện cảm xúc phù hợp với các tình huống trong thực tiễn hằng ngày
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
+ Tranh vẽ gì?
+ Gv đọc lời thoại trong tranh 
+ Cảm xúc của hai bạn nhỏ như thế nào khi thấy bố mẹ đi làm về?
=> Gv nhận xét, chốt tranh.
- Gv cho HS thảo luận nhóm 4 sắm vai thể hiện cảm xúc phù hợp (2’).
- GV mời đại diện các nhóm lên sắm vai
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn thể hiện sắm vai tốt.
Tổng kết:
+ Qua bài học hôm nay các em đã được tìm hiểu và thể hiện những cảm xúc nào?
- GV chốt: Mỗi người có nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Em cần nhận biết được cảm xúc của mình và thể hiện cảm xúc phù hợp trong từng tình huống của cuộc sồng
- HS tham gia nghe và hát theo nhạc
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi
Mình là anh em, có chi đâu mà giận hờn
Nhìn mặt nhau, hãy nhìn mặt nhau đi.
- HS chia sẻ trước lớp: 
- Có ạ.
- Em đã giận hờn khi:
+ Bạn không cho đồ ăn
+ Bạn không cho mượn bút
+ Bạn không cho nhìn bài....
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 
- Từng khuôn mặt thể hiện cảm xúc: Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, 
- Em đã từng có cảm xúc như: 
+ Vui: Mẹ mua quần áo mới.., được cô giáo khen..
+ Buồn: Bị mẹ mắng..., 
- Đại diện nhóm lên chia sẻ
+ HS nhóm khác chia sẻ, bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và thảo luận chia sẻ cảm xúc theo nhóm đôi.
- HS đại diện các cặp lên chia sẻ cảm xúc theo từng tranh.
- Tranh 1: Là tình huống được khen.
- Vì con nhận biết trên khuôn mặt, trên tay bạn nhỏ cầm giấy khen.
- Nếu ở trong tình huống này con cảm thấy rất là vui
- HS nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- Tranh 2: Bạn nhỏ bị chó đuổi. 
- Con thấy gương mặt của bạn nhỏ rất sợ hãi.
- HS chia sẻ cảm xúc
- HS nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Tranh 3: Khi mẹ nằm viện em cảm thấy rất là buồn.
- HS nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- Tranh 4: Bạn giận không chơi cùng.
- Nếu ở trong tình huống này em cảm thấy buồn.
+ HS chia sẻ, bổ sung ý kiến. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- Tranh 1: Bạn nhỏ được tặng quà sinh nhật.
- Tranh 2: Bạn nhỏ được cô giáo khen
- HS tập thể hiện cảm xúc theo cặp và nhận xét cho nhau
- Một vài cặp đôi chia sẻ thể hiện trạng thái cảm xúc của mình qua nét mặt trước lớp.
- HS các nhóm khác quan sát để đưa ra nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh
- Tranh vẽ 2 bạn nhỏ chạy ra đón bố mẹ đi làm về.
- HS nhắc lại lời thoại.
- Cảm xúc của hai bạn nhỏ rất là vui sướng khi thấy bố mẹ đi làm về
- HS thảo luận nhóm 4, sắm vai để nhận diện tình huống và cách thể hiện cảm xúc phù hợp của hai anh em khi thấy bố mẹ đi làm về, được tặng quà, được khen, gặp tình huống nguy hiểm.
- Đại diện các nhóm lên sắm vai
- Nhóm khác chia sẻ, bổ sung.
- Cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, hoảng hốt...
- HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)
********************************
TUẦN 6:
Hoạt động trải nghiệm: Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Chủ đề 2: EM BIẾT YÊU THƯƠNG
Bài 4: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI 
Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được hành động thể hiện sự yêu thương
- Nêu được ý nghĩa của việc thể hiện hành động yêu thương đối với con người
- Thực hiện được những hành động yêu thương trong một số tình huống giao tiếp thông thường
- Hình thành tình yêu thương, ý thức trách nhiệm
- Học sinh có khả năng phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, loa, Video Bài hát: Cả nhà thương nhau
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Hoạt động khởi động (4 - 5 p)
- GV tổ chức cho HS nghe 1 bài hát: Cả nhà thương nhau
? Lời bài hát nhắc đến ai?
? Ba. mẹ trong bài hát có yêu thương cá con không?
? Ở nhà ba mẹ có yêu thương các con không?
- Các con có yêu ba mẹ và mọi người trong gia đinh mình không?
- GV nêu vấn đề: Trong cuộc sống chúng ta rất cần sự yêu thương, làm thế nào để nhận biết và thể hiện tình yêu thương, chúng ta sẽ tìm hiểu bài 4 : Yêu thương con người.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động khám phá (22-25 p) 
Hoạt động 1: Nhận biết những hành động thể hiện tình yêu thương
- Giáo viên yên cầu HS quan sát 3 tranh trong SGK trang 17. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3: Mỗi
 bạn 1 bức tranh. Nói cho các bạn trong nhóm nghe nội dung của các bức tranh mình quan sát được.
- GV quan sát giúp đỡ các thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét
+ Trong 3 bức tranh thì tranh nào thể hiện tình yêu thương với em nhỏ? 
+ Tranh nào thể hiện tình yêu thương với ông bà?
- GV nhận xét chốt kiến thức: Như vậy các em đã biết những hành vi thể hiện sự yêu thương trong các tranh.
*Hoạt động 2: Chia sẻ
Hành động yêu thương em đã thể hiện.
- GV y/c HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp về nội dung tranh:
? Tranh vẽ ai ?
? Hai bạn đang làm gì?
-Yêu cầu HS thảo luận theo cặp chia sẻ với nhau về:
+ Những hành vi yêu thương mà em đã thể hiện đối với mọi người
+ Những hành vi yêu thương của gia đình, người khác dành cho các em
- GV mời một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_ch.doc