Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 23: Biết nhận lỗi - Năm học 2020-2021

Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 23: Biết nhận lỗi - Năm học 2020-2021

Kết luận: Chúng ta cần biết nhận lỗi khi mắc lỗi. Biết nhận lỗi chứng tỏ mình là người dũng cảm, trung thực.

2. Khám phá

Khám phá vì sao phải biết nhận lỗi

- GV treo ba tranh hoặc chiếu hình để HS quan sát, mời HS kể nội dung các bức tranh và cho biết: Em đồng tình với bạn nào? Không đồng tình với bạn nào?

- Cả lớp lắng nghe, GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh.

+ Tranh 1: Anh trai vô tình giẫm vào chân em gái. Khi thấy em gái khóc vì đau, anh trai đã xin lỗi và hỏi han em.

+ Tranh 2: Trong lớp học, vào giờ uống sữa, bạn gái vô tình làm đổ sữa vào áo của bạn ngồi bên cạnh và đã xin lỗi bạn.

+ Tranh 3: Ba bạn nam chơi đá bóng làm vỡ cửa kính nhà bác hàng xóm nhưng

không xin lỗi, nhận lỗi mà cùng nhau trốn đi nơi khác.

- GV mời HS chia sẻ:

+ Vì sao khi mắc lỗi em cần biết nhận lỗi?

+ Sau khi nhận lỗi và sửa lỗi, em cảm thấy như thế nào?

- GV khen ngợi các ý kiến của HS, tổng kết:

 

docx 5 trang thuong95 31002
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 23: Biết nhận lỗi - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23: BIẾT NHẬN LỖI
I.MỤCTIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết được ý nghĩa của việc biết nhận lỗi.
Thực hiện ứng xử khi mắc lỗi (nói lời xin lỗi một cách chân thành, có hành động sửa sai khi mắc lỗi).
Rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II.CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học “Biết nhận lối”;
Máy tính, máy chiếu projector> bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể
GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Cái bình hoa” (Phỏng theo Kể chuyện Lê-nin)
GV đặt câu hỏi: Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?
HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Chúng ta cần biết nhận lỗi khi mắc lỗi. Biết nhận lỗi chứng tỏ mình là người dũng cảm, trung thực.
Khám phá
Khám phá vì sao phải biết nhận lỗi
GV treo ba tranh hoặc chiếu hình để HS quan sát, mời HS kể nội dung các bức tranh và cho biết: Em đồng tình với bạn nào? Không đồng tình với bạn nào?
Cả lớp lắng nghe, GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh.
+ Tranh 1: Anh trai vô tình giẫm vào chân em gái. Khi thấy em gái khóc vì đau, anh trai đã xin lỗi và hỏi han em.
+ Tranh 2: Trong lớp học, vào giờ uống sữa, bạn gái vô tình làm đổ sữa vào áo của bạn ngồi bên cạnh và đã xin lỗi bạn.
+ Tranh 3: Ba bạn nam chơi đá bóng làm vỡ cửa kính nhà bác hàng xóm nhưng
không xin lỗi, nhận lỗi mà cùng nhau trốn đi nơi khác.
GV mời HS chia sẻ:
+ Vì sao khi mắc lỗi em cần biết nhận lỗi?
+ Sau khi nhận lỗi và sửa lỗi, em cảm thấy như thế nào?
GV khen ngợi các ý kiến của HS, tổng kết:
Kết luận: Khi mắc lỗi, cần thật thà nhận lỗi, xin lỗi giống như bạn trong tranh 1, 2 để lần sau mình không mắc phải lỗi sai đó. Chúng ta không nên học theo hành động không biết nhận lỗi trong tranh 3.
Luyện tập
Hoạt động 1 Xử lí tình huống
GV cho HS quan sát tranh trong SGK hoặc treo/chiếu tranh lên bảng để HS đưa ra phương án xử lí khi mình ở trong mỗi tình huống đó.
+ Tình huống 1: Trong giờ học vẽ, chẳng may em làm màu vẽ nước dính vào quần áo đồng phục của bạn.
+ Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, em và các bạn đùa nhau, xô ngã một bạn và
khiến bạn bị đau.
GV mời HS phát biểu và khen ngợi HS có cách xử lí đúng. Hoặc GV có thể cho HS đóng vai để xử lí tình huống.
Kết luận: Biết nhận lỗi khi làm giây màu vẽ nước ra áo bạn; mải chơi, xô ngã làm bạn bị đau, đã thành thật xin lỗi là cách xử lí đáng khen.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Em nhớ lại và chia sẻ với bạn: Em đã từng mắc lỗi với ai chưa? Em đã làm gì để nhận lỗi và sửa lỗi.
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực và dặn dò HS cần xin lỗi chân thành khi mắc lỗi.
4. Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn
GV cho HS quan sát tranh mục Vận dụng trong SGK, chia HS theo nhóm đôi, nêu rõ yêu cầu: Kể nội dung bức tranh và cho biết: Em có lời khuyên gì cho bạn?
GV mời đại diện một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu bạn kể nội dung tranh chưa đủ ý. Các nhóm còn lại đưa ra lời khuyên của nhóm mình.
GV lắng nghe, khen ngợi HS, nhắc lại nội dung tranh để kết luận.
Kết luận: Khi mắc lỗi, biết nhận lỗi và xin lỗi sẽ được mọi người sẵn sàng tha thứ, yêu quý và tin tưởng mình hơn. Không nên đổ lỗi cho người khác.
Hoạt động 2 Em cùng các bạn rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi
HS đóng vai nhắc nhau biết nhận lỗi và sửa lỗi, HS có thể tưởng tượng và đóng vai theo các tình huống khác nhau.
Ngoài ra, GV có thể lấy một vài tình huống cụ thể để giúp HS có ý thức dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi. Ví dụ: đánh vỡ cốc hoặc bát khi ở nhà, làm rách vở, gãy thước, hỏng bút của bạn khi ở lớp,...
GV hướng dẫn HS cách xin lỗi:
+ Với người lớn cần khoanh tay, cúi đầu, xưng hô lễ phép, nhin thẳng vào người
mình xin lỗi.
+ Với bạn bè, có thể nắm tay, nhìn vào bạn thành thật xin lỗi.
Kết luận: Để trở thành người biết cư xử lịch sự, em cần biết nhận lỗi và dũng cảm sửa lỗi, có như vậy em sẽ nhận được sự tha thứ khi em mắc lỗi.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
HS nghe 
-HS trả lời
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_23.docx