Giáo án Đạo đức 1 - Tuần 14, Bài 12: Giữ trật tự trong trường, lớp - Năm học 2021-2022

Giáo án Đạo đức 1 - Tuần 14, Bài 12: Giữ trật tự trong trường, lớp - Năm học 2021-2022

I.Yêu cầu cần đạt:

Sau bài học này, HS sẽ:

-Biết được ý nghĩa của việc giữ trật tự trong trường, lớp; khi nào cẩn giữ trật tự trong trường, lớp.

-Thực hiện được việc giữ trật tự trong trường, lớp.

-Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự trong trường, lớp.

II.Đồ dùng dạy học:

- SGK, SGV

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,. gắn với bài học

“Giữ trật tự trong trường, lớp”;

III. Hoạt động dạy học

 

docx 3 trang chienthang2kz 13/08/2022 3081
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 1 - Tuần 14, Bài 12: Giữ trật tự trong trường, lớp - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14:
 Chiều:Thứ 2 ngày 6 tháng 12 năm 2021
Tiết 3: Đạo đức:
 BÀI 12: GIỮ TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG, LỚP
I.Yêu cầu cần đạt:
Sau bài học này, HS sẽ:
-Biết được ý nghĩa của việc giữ trật tự trong trường, lớp; khi nào cẩn giữ trật tự trong trường, lớp.
-Thực hiện được việc giữ trật tự trong trường, lớp.
-Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự trong trường, lớp.
II.Đồ dùng dạy học:
- SGK, SGV
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học
“Giữ trật tự trong trường, lớp”;
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Khởi động
Phương án 1: Tổ chức hoạt động tập thể - trò chơi "Nghe cô giáo giáng bài"
GV đặt các câu hỏi cho cả lớp:
1/ Cây bút dùng để làm gì? (để viết)
2/ Cái ô dùng để làm gì? (để che mưa)
3/ Cái bát để làm gì? (để ăn cơm)
4/ Cái ghế để làm gì? (để ngồi)
5/ Quyển sách để làm gì? (để đọc)
6/ Học sinh đến trường để làm gì? (để học tập)
7/ Vậy trong giờ học chúng ta cần làm gì? (nghe cô giảng bài)
- GV sẽ mời HS trả lời. GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng.
Kết luận: Khi đến trường học tập em cần tuân theo nội quy của trường lớp, một trong các nội quy đó là giữ trật tự trong trường, lớp.
Phương án 2: Xếp hàng vào lớp
- GV yêu cầu Lớp trưởng cho các bạn xếp hàng theo tổ, mỗi tổ một hàng. HS đi theo hàng, ngay ngắn, trật tự vào lớp.
- GV quan sát, khen tổ nào xếp hàng thẳng nhất, trật tự nhất; nhắc nhở HS nào chưa giữ trật tự khi xếp hàng vào lớp.
Kết luận: Các em đến trường để học tập, sinh hoạt, vui chơi. Có những lúc các em được hát, chạy nhảy nhưng cũng có những lúc các em cần giữ trật tự.
Khám phá
Hoạt động 1 Khám phá những thời điểm em cần giữ trật tự trong trường, lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh nhỏ trong SGK mục Khám phá, và trả lời câu hỏi: Em cần giữ trật tự khi nào?
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những HS có câu trả lời đúng.
Kết luận: Trong trường, lớp, em cần giữ trật tự khi chào cờ, khi xếp hàng vào lớp và ra về khi thầy cô đang giảng bài, các bạn đang phát biểu, các bạn đang ngủ trưa,...
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao em cần giữ trật tự trong trường, lớp
GV treo/chiếu tranh trong mục Khám phá nội dung “Vì sao em cần giữ trật tự trong trường, lớp” lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK) và đặt câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em đồng tình với việc làm của bạn nào? Không đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao?
+ Vì sao em cần giữ trật tự trong trường, lớp?
HS thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi.
Các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt.
Kết luận:
Giữ trật tự trong trường, lớp là tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người.
Giữ trật tự trong trường, lớp để đảm bảo quyển được học tập, được an toàn của HS.
Luyện tập
Hoạt động 1 :Em chọn việc làm đúng
GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK mục Luyện tập), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nên làm, việc không nên làm, giải thích vì sao?
HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh.
Kết luận:
Việc em nên làm là: Trật tự nghe cô giáo giảng bài (tranh 1); Trật tự, lắng nghe thảo luận theo nhóm (tranh 3).
Việc em không nên làm là: Nói chuyện trong lớp (tranh 2).
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cẩu: Em đã biết giữ trật tự trong trường, lớp chưa? 
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ trật tự trong trường lớp
Kết luận: Để đạt kết quả tốt trong học tập em cân lắng nghe cô giáo giảng bài và thực hiện nội quy giữ trật tự trong trường, lớp.
4.Vận dụng
Hoạt động 1 Xử lí tình huống
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra phương án xử lí tình huống ở mục Vận dụng.
Tình huống 1: Hai bạn đẩy nhau khi đang xếp hàng.
+ HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày cách xử lí tình huống.
+ Các cách xử lí khác nhau: 1/ Nhắc các bạn đừng làm thế; 21 Thưa cô giáo; 3/ Mặc kệ các bạn,...
+ HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống hay, sau đó định hướng cho HS lựa chọn cách xử lí tình huống tốt nhất.
Tình huống 2: Em đang viết bài thì có bạn kéo tay: “Tớ có chuyện này hay lắm”
+ Các cách xử lí khác nhau: 1/ Dừng viết, nghe bạn kể chuyện; 2/ Không để ý, vẫn tiếp tục viết; 3/ Nói với bạn: “Để tớ viết xong, ra chơi hãy kể”; 4/ Thưa cô giáo;...
+ Cách tiến hành: Tương tự tình huống 1.
Lưu ý: Tuỳ điều kiện cụ thể (năng lực HS và thời gian bài học), GV có thể tổ chức cho HS xử lí một hoặc cả hai tình huống. Cũng có thể chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm xử lí một tình huống.
Kết luận: Em cần biết giữ trật tự trong trường, lớp và nhắc nhở các bạn cũng biết giữ trật tự như em.
Hoạt động 2 :
Em cùng các bạn nhác nhau giữ trật tự trong trường, lớp
Kết luận: Các em cần nhắc nhau giữ trật tự trong trường, lớp.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
-HS hát
-HS trả lời
HS lắng nghe
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung 
ý kiến cho bạn vừa trình
 bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
HS tự liên hệ bản thân kể 
ra.
HS lắng nghe.
-HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_1_tuan_14_bai_12_giu_trat_tu_trong_truong_lo.docx