Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 11: Em nhận biết tình huống nguy hiểm (3 tiết)

Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 11: Em nhận biết tình huống nguy hiểm (3 tiết)

BÀI 11: EM NHẬN BIẾT TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM (Tiết 2)

MỤC TIÊU:

+ Em nhận biết sự cần thiết của việc nhận diện tình huống nguy hiểm

+ Em hiểu được các quy tắc của việc nhận diện tình huống nguy hiểm

+ Em thực hành, rèn luyện nhận diện tỉnh huống nguy hiểm trong cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trong SGK.

- VBT Đạo đức 1.

- Video/nhạc bài hảt về chủ đề giao thông.

- Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS

 

docx 9 trang hoaithuqn72 16611
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 11: Em nhận biết tình huống nguy hiểm (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 
CHỦ ĐỀ 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
BÀI 11: EM NHẬN BIẾT TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM (Tiết 1)
MỤC TIÊU:
+ Em nhận biết sự cần thiết của việc nhận diện tình huống nguy hiểm
+ Em hiểu được các quy tắc của việc nhận diện tình huống nguy hiểm
+ Em thực hành, rèn luyện nhận diện tỉnh huống nguy hiểm trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK.
- VBT Đạo đức 1.
- Video/nhạc bài hảt về chủ đề giao thông. 
- Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1.Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
1.1 Tạo không khí cho tiết học.
Mục tiêu: Tạo không khí đầu tiên cho tiết học.
Cách tổ chức: 
Học sinh cùng nhau hát bài hát “ Em đi qua ngã tư”
GV sẽ phân tích bài hát giới thiệu chủ đề bài học “ Phòng tránh tai nạn thương tích”
Giới thiệu bài học “ Em nhận biết tình huống nguy hiểm”
1.2 Khởi động. 
 Bài tập 1: Em hãy nhận biết nhanh hành động nguy hiểm.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết những hành động nguy hiểm có thể gây ra tại nạn,
thương tích.
Cách tổ chức: 
Dựa vào bài hát “ Em đi qua ngã tư”. GV cho học sinh quan sát 3 bức tranh. Cùng chọn ra bức tranh có hành dộng đúng.
Hoạt động nhóm. Chia lớp thành nhóm 4. Hướng dẫn các nhóm quan sát kĩ hành động trong mỗi bức tranh. Chọn những hành động đúng và hành động sai. Giải thích tại sao sai?
GV nhận xét đáp án, nhấn mạnh các hành động đúng: đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. không nghịch dao, kéo. ô điện
vả lửa; Phân tích những hậu quả có thể xảy ra.
2. Hoạt động 2: Khám phá
Bài tập 2: Em hãy chọn hành động an toản.
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những hành động an toàn.
Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân.
Hướng dẫn HS quan sát tranh.
Cho thời gian HS suy nghĩ và thực hiện bài tập.
GV cho học sinh chữa bải bằng cách giơ mặt cười cho hành động đúng, mặt khóc cho hành động sai.
GV nhận xét và nhấn mạnh:
+ Những hành động an toàn là đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nắm tay vịn khi đi thang cuốn...
+ Tai nạn, thương tích sẽ để lại những hậu quả về sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần.
Bài tập 3: Em hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra ở các tỉnh huống nguy hiểm sau.
Mục tiêu: Giúp HS nhận ra những tình huống có thể gây tai nạn, thương tích trong cuộc sống.
Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
Chia lớp thành 3 nhóm lớn. Mỗi nhóm nhận một bức tranh theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên.
Thảo luận nhóm chuyện gì có thể sẽ xảy ra trong từng bức tranh.
Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV nhận xét và chốt ý.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em hãy xem trước và chuẩn bị cho tiết học sau 
3’
10’
5’
10’
5’
2’
HS cùng nhau hát bài hát “ Em đi qua ngã tư”
HS cùng quan sát trả lời cá nhân theo nhận định từng tranh.
Tranh 1: Đi xe một tay là hành động sai sẽ gây ra nguy hiểm khi tham gia giao thông trên đường.
Tranh 3: Chơi đá bóng dưới lòng đường là sai. Chỉ nên chơi đá bóng trong sân bóng.
Tranh 2: Hành động đúng
-HS thảo luận nhóm 4 cùng phân tích hành động đúng và hành động sai.
HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu
HS thực hành theo nhóm và trình bày trước lớp.
TUẦN 28 
CHỦ ĐỀ 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
BÀI 11: EM NHẬN BIẾT TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM (Tiết 2)
MỤC TIÊU:
+ Em nhận biết sự cần thiết của việc nhận diện tình huống nguy hiểm
+ Em hiểu được các quy tắc của việc nhận diện tình huống nguy hiểm
+ Em thực hành, rèn luyện nhận diện tỉnh huống nguy hiểm trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK.
- VBT Đạo đức 1.
- Video/nhạc bài hảt về chủ đề giao thông. 
- Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1.Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí đầu tiên cho tiết học.
Cách tổ chức: 
Học sinh cùng nhau hát bài hát “ Bé đi siêu thị”
GV sẽ phân tích bài hát giới thiệu nhân vật dẫn dẳt vào câu chuyện của bài tập 4.
Giới thiệu bài học “ Em nhận biết tình huống nguy hiểm” tiết 2
2. Hoạt động 2: Khám phá
Bài tập 4: Em hãy kế chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được cách thức an toàn khi đi thang cuốn.
Cách tổ chức: Giáo viên hướng dẫn sơ lược, giúp học sinh hiểu về nội dung câu chuyện theo từ tranh từng nhân vật trong tranh. 
Sau đó, GV tổ chức cho học sinh kể lại câu chuyện bằng hai hình thức.
Nhóm trung bình, khá: Tổ chức kể chuyện theo từng tranh.
- GV yêu cầu học sinh cùng thảo luận theo câu hỏi ở sách trang 50 cùng nhau kể trong nhóm.
- Mời nhóm phát biểu.
- GV nhận xét, chốt ý.
Nhóm Giỏi: Tổ chức hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
-GV hướng dẫn học sinh đóng vai theo tình huống trong tranh.
-GV mời 2 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện: Cún con và bố.
GV nhận xét chốt ý qua câu chuyện HS rút ra được điều gì phòng tránh tai nạn khi đi thang cuốn
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
Bài tập 5: Em hãy cho biết những biển báo sau cảnh báo điều gì.
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết một số các biển cảnh báo thường gặp.
Cách tổ chức: 
Cho HS xem những đoạn clip về ý nghĩa của 4 biển báo.
+ Biển bảo Nguy hiểm với lửa
+ Biển bảo Nguy hiểm chết người
+ Biển báo Nguy hiểm trơn trượt
+ Biển báo Nguy hiểm điện giật.
Hoạt động nhóm.
- Các nhóm thảo lưận về ý nghĩa của tửng biển báo.
GV kiểm tra bằng hình thức trò chơi “ Nhìn hình đoán ý”
- GVnhận xét, chốt ý.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em hãy xem trước và chuẩn bị cho tiết học sau 
3’
15’
15’
2’
’
HS cùng nhau hát bài hát “ Bé đi siêu thị”
HS cùng quan sát trả lời cá nhân nội dung của từng tranh.
HS thi nhau kể
Tranh 1:Chủ nhật, 2 bố con Gấu đi siêu thị.
Tranh 2: Giữa siêu thị, có một thang cuốn dể lên các tầng. Gấu con rất thích đi thang cuốn
Tranh 3: Hai bố con Gấu, cùng đi thang cuốn dể lên tầng trên. Bạn Gấu con thích thú vừa đi vừa cười nói vui vẻ.
Tranh 4: Chẳng may, sợi dây giày của bạn Gấu con bị mắc kẹt vào thang cuốn làm bạn bị đau chân.
HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu
HS hoạt động nhóm và tham gia trò chơi.
Một em sẽ chọn ngẫu nhiên một bức tranh và nói về nội dung bức tranh. Bức tranh là các biển báo ở bài tập 5.
TUẦN 28 
CHỦ ĐỀ 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
BÀI 11: EM NHẬN BIẾT TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM (Tiết 3)
MỤC TIÊU: Tiếp tục giúp học sinh:
+ Nhận biết sự cần thiết của việc nhận diện tình huống nguy hiểm
+ Hiểu được các quy tắc của việc nhận diện tình huống nguy hiểm
+Thực hành, rèn luyện nhận diện tỉnh huống nguy hiểm trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK.
- VBT Đạo đức 1.
- Video/nhạc bài hát về chủ đề giao thông. 
- Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 3
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1.Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí đầu tiên cho tiết học.
Cách tổ chức: 
Cho cả lớp hát bài: Tìm bạn thân
Giới thiệu bài học “Em nhận biết tình huống nguy hiểm” tiết 3
2. Hoạt động 2: Vận dụng
Bài tập 6: Em hãy chọn cách xử lí an toàn trong mỗi tình huống sau.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu và biết cách phòng tránh tai nạn thương tích.
Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi
Giáo viên cho học sinh ghép đôi
Gọi học sinh nêu tình huống
- Yêu cầu học sinh làm việc
- Gọi học nhóm trả lời
- Nhận xét hành động đúng.
Gv kết luận: Khi gặp những tình huống nguy hiểm thì các em cần tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn, không tự ý làm sẽ gặp nguy hiểm.
Bài tập 7: Thực hiện theo yêu cầu
- Quan sát 2 tình huống trong tranh
- Trò chuyện, chia sẻ cùng bạn bè về các tình huống
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào tình huống thực tế trong cuộc sống.
Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân
- GV mô tả từng tình huống (tr52)
- Cho thời gian học sinh suy nghĩ.
- Gọi học sinh phát biểu 
- Nhận xét và đưa kết luận:
Tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra các em không được chơi những nơi xe cộ đi lại, các vật sắc nhọn, lửa và điện rất nguy hiểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em hãy xem trước và chuẩn bị cho tiết học sau 
3’
15’
15’
2’
HS cùng nhau hát bài hát “Tìm bạn thân”
Học sinh ghép đôi với nhau và chọn tình huống
Thảo luận các tình huống
Trả lời 
Hành động 1a, 2a, 3c
Lắng nghe
Thực hiện theo yêu cầu
Lắng nghe
Học sinh phát biểu và nhận xét các ý kiến của bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_bai_11_em_nhan_biet_tinh_huong_nguy_hi.docx