Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

- HS nhận biết: Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị. Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.

- Biết thảo luận và chia sẻ trong nhóm để tự nhận ra 13, 14, 15 và đọc viết đúng số 13, 14, 15

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, vở, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Khởi động (1p)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1p)

b. Giới thiệu số 13 (10p)

- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và ba que tính rời.

+ Có mấy que tính?

GV ghi bảng: 13

 Đọc là: Mười ba

- Số 13 gồm 1chục và 3 đơn vị. Số 13 có hai chữ số viết liền nhau.

c. Giới thiệu số 14 (10p)

- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và 4 que tính rời.

+ Có mấy que tính?

GV ghi bảng: 14

 Đọc là: Mười bốn

- Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 14 có hai chữ số viết liền nhau.

 

doc 7 trang thuong95 3410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19- Buổi sáng
Ngày soạn:10 /1/ 2020	Thứ hai, ngày 13 tháng 1 năm 2020
Chào cờ
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 181+ 182: NGUYÊN ÂM ĐÔI /uô/. VẦN CÓ ÂM CUỐI /uôn/, /uôt/
(STK trang 148 – 151; SGK trang 76 – 77)
Toán
TIẾT 73: MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI
I. MỤC TIÊU
Nhận biết: Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.
Biết thảo luận và chia sẻ trong nhóm để tự nhận ra 11, 12 và đọc viết đúng số 11, 12
Biết chia sẻ với bạn bè, tích cực trong hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bộ đồ dùng toán.
- HS: Que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (2p)
- Một chục còn gọi là mấy?
- Mười gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Nhận xét sửa
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Giới thiệu số 11(10p)
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và một que tính rời.
+ Có mấy que tính? 
- GV ghi bảng: 11
- Đọc là: Mười một
- Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có hai chữ số viết liền nhau.
c. Giới thiệu số 12 (10p)
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và 2 que tính rời.
+ Có mấy que tính? 
 GV ghi bảng:12
 Đọc là: Mười hai.
d. Thực hành(15p)
Bài 1(101) Điền số thích hợp vào ô trống
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét sửa.
Bài 2(102): Vẽ thêm chấm tròn (theo mẫu).
- Cho HS nêu yêu cầu
- HS nêu cách làm
- Nhận xét sửa
Bài 3(102). Tô màu 11 hình tam giác và 12 hình vuông:
- Cho HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm
- Nhận xét sửa
3. Củng cố, dặn dò (1p)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau. 
Ngày soạn: 11/ 1/ 2020	 Thứ ba, ngày 14 tháng 1 năm 2020
Thể dục
TIẾT 19: BÀI THỂ DỤC -TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU
Học 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Thực hiện cơ bản đúng động tác theo nhịp hô, đúng hướng, cơ bản đúng kỹ thuật.
Có khả năng tự hoàn thành tốt nội dung các động tác thể dục đã học.
HS có ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, thể lực, kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, kẻ sân cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu (5p)
- Nhận lớp : Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Khởi động: Chạy theo hàng dọc xung quanh sân tập, xoay cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
2. Phần cơ bản (25p)
2. Phần cơ bản
* Học động tác vươn thở
- Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay đưa lên cao chếch hình chữ V, mặt ngửa, mắt nhìn lên cao. Hít sâu vào bằng mũi
-Nhịp 2: Đưa tay theo chiều ngược lại với nhịp 1, sau đó hai tay bắt chéo trước bụng, thở mạnh ra bằng miệng.
- Nhịp 3: Như nhịp 1 .
- Nhịp 4: Về TTCB
- Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4
* Động tác tay:
- Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đồng thời vỗ hai bàn tay phía trước ngực, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 2: Đưa 2 tay dang ngang lòng bàn tay ngửa
- Nhịp 3: Vỗ hai tay vào nhau phía trước ngực
- Nhịp 4: Về TTCB
- Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân phải ở nhịp 5
* Thi đua giữa các tổ
* Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
3. Phần kết thúc (5p)
- Cúi người thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
Toán
TIẾT 74: MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM
I. MỤC TIÊU
HS nhận biết: Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị. Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.
Biết thảo luận và chia sẻ trong nhóm để tự nhận ra 13, 14, 15 và đọc viết đúng số 13, 14, 15
Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ
HS: SGK, vở, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động (1p)
2. Bài mới	
a. Giới thiệu bài (1p) 
b. Giới thiệu số 13 (10p)
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và ba que tính rời.
+ Có mấy que tính? 
GV ghi bảng: 13
 Đọc là: Mười ba
- Số 13 gồm 1chục và 3 đơn vị. Số 13 có hai chữ số viết liền nhau.
c. Giới thiệu số 14 (10p)
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và 4 que tính rời.
+ Có mấy que tính? 
GV ghi bảng: 14
 Đọc là: Mười bốn
- Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 14 có hai chữ số viết liền nhau.
d. Giới thiệu số 15 (10p): tương tự số 14
e. Thực hành (15p)
Bài 1(103). Viết số
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Nhận xét sửa
Bài 2(104). Điền số thích hợp vào ô trống - Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét sửa.
Bài 3(104). Nối mỗi tranh với một số thích hợp (theo mẫu)
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Nhận xét sửa.
3. Củng cố dặn dò (1p)
- Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học.
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 183 + 184 : VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI /ua/
(STK trang 152-154; SGK trang 78 – 79)
Ngày soạn: 12/ 1/ 2020	Thứ tư, ngày 15 tháng 1 năm 2020
Toán
TIẾT 75: MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN
I. MỤC TIÊU
Nhận biết được mỗi số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục và một số đơn vị (6, 7, 8, 9). Biết đọc, viết các số đó. Điền được các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 trên tia số
Tự hoàn thành tốt nội dung bài học.
Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng nhóm
HS: SGK, vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (3p)
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Giới thiệu số 16 (10p)
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và sáu que tính rời.
+ Có mấy que tính? 
 GV ghi bảng: 16
 Đọc là: Mười sáu
- Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị. Số 16 có hai chữ số viết liền nhau.
c. Giới thiệu số 17, 18, 19 (10p) :tương tự như số 16
- Cho HS đọc các số trên bảng
- Cho HS viết bảng con các số.
- Nhận xét – sửa chữa.
d. Thực hành(15p)
Bài 1(105) Viết số
- Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm vào bảng con
 - Nhận xét sửa
Bài 2(106) Điền số thích hợp vào ô trống. 
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét sửa
Bài 3 (106) Nối mỗi tranh với một số thích hợp.
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét sửa
Bài 4(106) Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Yêu cầu HS thực hiện làm bài.
3.Củng cố, dặn dò (1p)
- GV nhận xét tiết học, chốt lại kiến thức.
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 185 + 186: LUYỆN TẬP
(STK trang 155)
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 19: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
HS quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
Tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp.
HS có ý thức gắn bó quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Tranh vẽ trong Sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (2p)
- Em thường tham gia những hoạt động nào ở lớp? Vì sao ?
- GV nhận xét 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (15p)
 Mục tiêu: HS biết phân tích hai bức tranh trong sách giáo khoa để nhận ra bức tranh nào vẽ cuộc sống nông thôn, thành thị.
 Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài.
 + Bức tranh ở tranh 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
+ Bức tranh ở tranh 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
 Kết luận: Bức tranh bài 18 vẽ cuộc sống ở nông thôn, bức tranh bài 19 vẽ cuộc sống ở thành phố.
- Theo em 2 bức tranh đó có cảnh nào đẹp nhất?Vì sao em thích?
Hoạt động 2: Thảo luận về cuộc sống ở địa phương mình (15p)
- GV cho HS thảo luận nhóm 
+ Các em đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi em sống?
- Giáo dục HS yêu mến quê hương đất nước.
3.Củng cố, dặn dò (1p) 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài, thực hành theo bài học và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 13/ 1/ 2020	Thứ năm, ngày 16 tháng 1 năm 2020
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 187 + 188: NGUYÊN ÂM ĐÔI /ươ/. VẦN CÓ ÂM CUỐI /ươn/, /ươt/
(STK trang 156; SGK trang 80 – 81)
Toán
TIẾT 76: HAI MƯƠI. HAI CHỤC
I. MỤC TIÊU
HS nhận biết số lượng 20; 20 còn gọi là hai chục. Biết đọc, biết viết số đó.
HS tự học, tự giải quyết trong quá trình thực hiện các bài tập.
Chăm chỉ tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bộ đồ dùng toán.
- HS: Que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (3p)
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Giới thiệu số 20 (10p)
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và lấy thêm một bó một chục que nữa.
+ Có mấy que tính? 
- GV: Hai mươi còn gọi là hai chục
 GV ghi bảng: 20
 Đọc là: Hai mươi
- Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Là số có mấy chữ số?
c. Thực hành(20p)
Bài 1(107). 
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Nhận xét sửa
Bài 2(107) Trả lời câu hỏi.
- Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bảng lớp, bảng con 
- Nhận xét sửa
Bài 3(107)
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét sửa.
3.Củng cố, dặn dò (1p)
- GV nhận xét tiết học, chốt lại kiến thức.
Ngày soạn: 14/ 1/ 2020	Thứ sáu, ngày 17 tháng 1 năm 2020
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 189 + 190: VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI: /ưa/
(STK trang 159; SGK trang 82 – 83)
Hoạt động tập thể
TIẾT 19: SINH HOẠT LỚP-KNS: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm điểm đánh giá hoạt động trong tuần. HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong mọi hoạt động, có phương hướng và biện pháp khắc phục.
- HS có kĩ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích trong cuộc sống. HS làm được những việc đơn giản để phòng tránh tai nạn thương tích khi ở trường.
- HS tự làm được những việc trong cuộc sống để phòng tránh tai nạn thương tích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh, ảnh minh họa về nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động
Nội dung
a. Nhận xét, đánh giá công tác trong tuần (10p)
- Các tổ trưởng và CTHĐTQ nhận xét ưu, khuyết điểm của tổ, lớp trong tuần và biện pháp khắc phục. 
- Việc thực hiện nề nếp: 
+ Đã đi vào nề nếp: truy bài, vệ sinh lớp, vệ sinh công cộng.
+ Đồ dùng học tập còn quên, một số bạn chưa làm bài tập về nhà.
+ Còn mất trật tự trong giờ.
- GV đánh giá chung. 
b. Giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích (15p)
- GV cho HS quan sát tranh về tai nạn thương tích. Hỏi HS cách xử lí.
+ Dùng những vật sắc nhọn trêu đùa nhau.
+ Chơi bên cạnh bếp ga, bếp lửa.
+ Cho đồ vật không phải là thức ăn vào miệng.
+ Nhét đồ vật, hoa quả vào tai.
+ Dùng túi nilon trùm kín đầu.
+...
- Gọi HS liên hệ bản thân.
- HS trả lời.
- GV nhận xét. 
c. Hoạt động nối tiếp (10p)
- HS thảo luận, xây dựng kế hoạch tuần tới.
- GV nhắc nhở, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_19_nam_hoc_2019_2020_giap_thi_phu.doc