Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương
Hoạt động 1: Quan sát tranh (5p)
- Tổ chức cho HS quan sát một số tranh, ảnh về ngôi nhà.
- Ngôi nhà này ở đâu?
- Bạn thích ngôi nhà nào? Tại sao?
- GV giải thích cho các em hiểu các dạng nhà: nông thôn, miền núi, thành phố và sự cần thiết của nhà ở.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
* Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi ng¬ười trong gia đình.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ (10p)
- GV yêu cầu HS kể tên những đồ dùng trong gia đình mình cho các bạn nghe.
- Nhận xét bổ sung
- Đưa một số hình ảnh về đồ dùng gia đình
* Kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và việc mua sắm những đồ dùng đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Hoạt động 3: Vẽ tranh (15p)
- Yêu cầu từng HS vẽ ngôi nhà của mình
- Tranh vẽ những gì?
- Nhà em ở đâu?
- Trong nhà em có những gì?
TUẦN 12- Buổi sáng Ngày soạn: 21/ 11/ 2019 Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2019 Chào cờ Tiếng Việt (2 tiết) TIẾT 111+ 112: VẦN /ăt/ (STK trang 55; SGK trang 24-25) Toán TIẾT 45: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học. Phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập. Giáo dục HS mạnh dạn khi trình bày ý kiến cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ. HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động (1p) 2. Bài mới a. Giới thiệu bài (1p) Trực tiếp. b. Hướng dẫn HS làm bài tập (30p) Bài 1 (64): - GV nêu yêu cầu. - Cho HS làm cá nhân, đổi bài kiểm tra chéo, nếu miệng kết quả. - Nhận xét, (Củng cố phép +, phép - trong các phạm vi đã học) Bài 2 (cột 1): - Cho HS nêu yêu cầu. - HS làm cá nhân, trao đổi cách làm trong nhóm đôi. - Chữa bài- nhận xét. - GV chỉ vào phép tính 5 – 2 - 2= 1 và nói: có 1 bạn làm phép tính này như sau: bạn đó lấy 2 - 2= 0 rồi lấy 5- 0 = 5 là đúng hay sai ? Bài 3(64) (cột 1, 2): - GV cho HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Kiểm tra bài của vài em, ghi nhận xét. Bài 4(64): - Cho HS nêu yêu cầu. - GV cho HS xem từng tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng. - Nhận xét. 3. Củng cố dặn dò (1p) Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học. Ngày soạn: 22/ 11/ 2019 Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2019 Thể dục TIẾT 12: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN. TRÒ CHƠI I. MỤC TIÊU Ôn đứng đưa hai tay ra trước đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ V, đứng kiễng gót hai tay chống hông đứng đưa một chân ra trước hai tay chống hông. Học đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng. Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”. HS khéo léo và hợp tác với bạn khi chơi. HS chăm tập thể dục để rèn luyện cơ thể. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, kẻ sân cho trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1. Phần mở đầu (5p) Nhận lớp: Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. Khởi động: - Dậm chân vỗ tay và hát. Trò chơi Cao, thấp, ngắn, dài, thò, thụt. 2. Phần cơ bản (25p) Học đứng đưa một chân ra trước hai tay giơ cao thẳng hướng. Ôn đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ V, đứng đưa một chân ra trước hai tay chống hông, đưa một chân ra sau hai tay giơ cao thẳng hướng. Chú ý GV hướng dẫn HS hô nhịp. Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”. 3. Phần kết thúc (5p) Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng. Dậm chân vỗ tay và hát. GV cùng HS hệ thống bài học. Toán TIẾT 46: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 I. MỤC TIÊU Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. Làm đúng và nhanh các bài tập có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6. Tích cực, tự tin khi trao đổi ý kiến về nội dung bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ, phiếu học tập. HS: bảng con, bút chì. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động (4p) Viết các số từ 1 đến 10 vào bảng con rồi đọc. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài (1p) b. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6 (10p) - Yêu cầu HS viết 2 phép tính cộng có kết quả bằng 5. - Tính 5 + 1 = ... 1 + 5 = ... - Yêu cầu mỗi HS hãy viết một phép tính có kết quả bằng 6. - Gọi HS đọc- Nhận xét * Sau khi dạy xong cho HS đọc lại bảng cộng. 4 + 2 = 6 2 + 4 = 6 3 + 3 = 6 6 + 0 = 6 0 + 6 = 6 + Năm cộng một bằng mấy ? + Sáu bằng mấy cộng mấy ? c. Luyện tập (20p) Bài 1(65): - GV nêu yêu cầu. - GV lưu ý HS viết số thẳng cột. - Nhận xét, chỉnh sửa. Bài 2(cột 1, 2, 3- 65): - Cho HS nêu cách làm. - Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng - Nhận xét, chỉnh sửa. Bài 3(cột 1, 2- 65): - GV nêu yêu cầu. - Cho HS nêu cách làm phép tính có 2 dấu tính. - Nhận xét chỉnh sửa. Bài 4(65) - Cho HS quan sát tranh. - Hướng dẫn HS nêu bài toán. - Hướng dẫn HS viết phép tính vào ô trống. - Tranh b hướng dẫn tương tự - nhận xét, chỉnh sửa. 3. Củng cố dặn dò (1p) - Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học. Tiếng việt TIẾT 113+ 114: VẦN /ân/ (STK trang 58 ;SGK trang 26-27) Ngày soạn: 23/ 11/ 2019 Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2019 Toán TIẾT 47: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 I.MỤC TIÊU Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 6. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. Có khả năng thực hiện đúng và nhanh các bài tập có liên quan đến các phép trừ trong phạm vi 6. Mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân, khi thảo luận nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Nội dung bài dạy, bảng phụ, phiếu học tập. HS: Bảng con, vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (3p) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1p) b. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6 (10p) - Yêu cầu HS viết một phép tính cộng có kết quả bằng 6. - Từ phép cộng hãy viết thành phép trừ. - Sau khi dạy xong cho HS đọc lại bảng trừ. Có thể xoá dần cho HS đọc thuộc. 6 – 1 = 5 6 – 5 = 1 6 – 2 = 4 6 – 4 = 2 6 – 3 = 3 + Sáu trừ một bằng mấy ? + Năm bằng mấy trừ một ? c. Luyện tập (20p) Bài 1(66): Tính - GV nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS thực hiện làm bài. - Nhận xét. Bài 2(66): Tính - Cho HS nêu yêu cầu. - Cho HS nêu cách làm. - Củng cố mối quan hệ của phép cộng và phép trừ. - Nhận xét chỉnh sửa. Bài 3(cột 1, 2- 66): - GV nêu yêu cầu. - Cho HS nêu cách làm phép tính có 2 dấu tính. - Nhận xét chỉnh sửa. Bài 4( 66) - Cho HS quan sát tranh theo nhóm đôi - Hướng dẫn HS nêu bài toán - HS viết phép tính vào ô trống. - Tranh b hướng dẫn tương tự. 3.Củng cố, dặn dò (1p) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiếng Việt (2 tiết) TIẾT 115 + 116: VẦN /ât/ (STK trang 61; SGK trang 28-29) Tự nhiên và xã hội TIẾT 12: NHÀ Ở I. MỤC TIÊU Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình. Biết hợp tác với bạn trong nhóm. HS có ý thức yêu quý ngôi nhà và giữ gìn các đồ dùng trong nhà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: giấy vẽ, màu vẽ, tranh minh họa một số ngôi nhà HS: bút màu, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động (4p) HS chơi trò chơi: “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang” 2. Bài mới a. Giới thiệu bài (1p) b. Tìm hiểu bài Hoạt động 1: Quan sát tranh (5p) - Tổ chức cho HS quan sát một số tranh, ảnh về ngôi nhà. - Ngôi nhà này ở đâu? - Bạn thích ngôi nhà nào? Tại sao? - GV giải thích cho các em hiểu các dạng nhà: nông thôn, miền núi, thành phố và sự cần thiết của nhà ở. - GV nhận xét, chỉnh sửa * Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ (10p) - GV yêu cầu HS kể tên những đồ dùng trong gia đình mình cho các bạn nghe. - Nhận xét bổ sung - Đưa một số hình ảnh về đồ dùng gia đình * Kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và việc mua sắm những đồ dùng đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Hoạt động 3: Vẽ tranh (15p) - Yêu cầu từng HS vẽ ngôi nhà của mình - Tranh vẽ những gì? - Nhà em ở đâu? - Trong nhà em có những gì? * Kết luận: Mỗi người đều có một ngôi nhà. Em phải biết yêu quý và giữ gìn ngôi nhà của mình. 3. Củng cố, dặn dò (1p) - Nhận xét tiết học. Ngày soạn: 24/ 11/ 2019 Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2019 Tiếng Việt (2 tiết) TIẾT 117 + 118: LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI VỚI CẶP n/t (STK trang 64; SGK trang 30-31) Toán TIẾT 48: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6. Thực hiện đúng và nhanh các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6. Có thái độ học tập tích cực và nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ. HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động (3p) 2. Bài mới a. Giới thiệu bài (1p) Trực tiếp. b. Luyện tập (30p) Bài 1(dòng 1- 67): - GV nêu yêu cầu. - GV lưu ý HS viết số thẳng cột. - Nhận xét, chỉnh sửa. Bài 2 (dòng 1- 67): - Cho HS nêu yêu cầu. - Cho HS nêu cách làm phép tính có 2 dấu tính, nhận xét, chỉnh sửa. Bài 3(dòng 1- 67): - GV nêu yêu cầu. - Cho HS nêu cách điền dấu - Nhận xét, chỉnh sửa (C/cố quan hệ thứ tự giữa các số). Bài 4(dòng 1- 67): - GV nêu yêu cầu. - Cho HS nêu cách làm. - Thu, chữa bài, nhận xét. - Củng cố bảng tính đã học. Bài 5(67): - Cho HS quan sát tranh, gọi HS nêu bài toán. - HS viết phép tính vào ô trống. - Nhận xét, chỉnh sửa. 3. Củng cố dặn dò (1p) - Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học. Ngày soạn: 25/ 11/ 2019 Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019 Tiếng Việt (2 tiết) TIẾT 99 + 100: VẦN /am/, /ap/ (STK trang 66; SGK trang 32-33) Hoạt động tập thể TIẾT 10: AN TOÀN GIAO THÔNG: ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I. MỤC TIÊU - Giúp HS củng cố và tiếp tục nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ và qua đường. - Nhận biết tín hiệu và tiếng còi của ô tô và xe máy. Chỉ sang đường khi không có xe đi đến gần và đi sát mép đường phía bên phải. - Có ý thức tuân thủ luật giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động (3p) 2. Bài mới a. Giới thiệu bài (1p). b. Củng cố cách ngồi an toàn khi đi xe đạp, xe máy (10p) - GV hỏi HS hàng ngày thường đi xe gì đến lớp. - HS quan sát một số hình ảnh khi ngồi trên xe đạp, xe máy và nhận xét. ? Em có nhận xét gì khi bạn trong tranh ngồi như vậy ?... ? Em học tập bạn nào trong tranh? - GV gọi 1 số HS trình bày ý kiến, HS khác bổ sung ý kiến. GV kết luận : c. Thực hành lên xuống xe máy (18p) - GV yêu cầu một số HS thực hành lên xuống xe máy - HS còn lại quan sát, thảo luận - nhận xét. - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngồi không đúng? . - GV rút ra kết luận. 3. Củng cố dặn dò (1p) - Nhận xét buổi sinh hoạt. - Đọc đồng thanh câu ghi nhớ, ghi bài.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cac_mon_lop_1_tuan_12_nam_hoc_2019_2020_giap_thi_phu.doc