Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương

Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.

- Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, kẻ sân cho trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

1. Phần mở đầu (5p)

- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học

- Đứng tại chỗ vỗ tay hát

- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa bàn tự nhiên ở sân trường

- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu

- Trò chơi: “Cao, thấp, ngắn, dài, thò, thụt”

2. Phần cơ bản (25p)

- Ôn đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ V.

- Ôn đứng đưa một chân ra trước hai tay chống hông.

- Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.

3. Phần kết thúc (5p)

- Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.

- Dậm chân vỗ tay và hát.

- GV cùng HS hệ thống bài học.

 

docx 8 trang thuong95 2370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Giáp Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11- Buổi sáng
Ngày soạn: 15/11/ 2019	Thứ hai, ngày 18 tháng 11 năm 2019
Chào cờ
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 101+ 102: VẦN /ươ /
(STK trang 40; SGK trang 16-17)
Toán
TIẾT 41: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Làm được các phép trừ trong phạm vi các số đã học.
Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
Biết lắng nghe, chia sẻ với bạn những bài toán mình làm được hoặc chưa làm được.
Tích cực tham gia các hoạt động của tiết học, có sáng tạo trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Phiếu học tập, bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Luyện tập (30p)
Bài 1(60): Tính
- Cho HS nêu cách làm.
- HS làm bảng nhóm, bảng con
* Lưu ý đặt số phải thẳng cột
Bài 2 (cột1,3-60): Tính:
- Cho HS nêu cách làm phép tính có hai dấu trừ.
- HS làm phiếu học tập.
- Thu bài – Nhận xét.
Bài 3(cột 1,3): > < =
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách điền dấu.
- Nhận xét, chỉnh sửa
Bài 4(60): Viết phép tính thích hợp.
- Cho HS nêu yêu cầu.
 - GV cho HS xem từng tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng.
- Khuyến khích HS nêu nhiều tình huống phù hợp với tranh
- Nhận xét chỉnh sửa.
Bài 5(60): Số ?
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS điền số vào bảng lớp, bảng con 5 – 1 = 4 + 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau. 
Ngày soạn: 16/ 11/ 2019	 Thứ ba, ngày 19 tháng 11 năm 2019
Thể dục
TIẾT 9: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU
- Ôn đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ V, đứng kiễng gót hai tay chống hông. Học đứng đưa một chân ra trước hai tay chống hông. Làm quen với trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
- HS tự thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giáo dục ý thức tổ chức tập luyện, rèn luyện tư thế tác phong, sự nhanh nhẹn khéo léo.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
- Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, kẻ sân cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu (5p)
Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
Đứng tại chỗ vỗ tay hát
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa bàn tự nhiên ở sân trường
Đi theo vòng tròn và hít thở sâu
Trò chơi: “Cao, thấp, ngắn, dài, thò, thụt”
2. Phần cơ bản (25p)
- Ôn đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ V.
- Ôn đứng đưa một chân ra trước hai tay chống hông.
- Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
3. Phần kết thúc (5p)
- Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
- Dậm chân vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
Toán
TIẾT 42: SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU
Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ: 0 là kết quả của hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó; biết thực hiện phép trừ có số 0.
Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
Thực hiện đúng các bài tập có liên quan đến số 0 trong phép trừ.
Mạnh dạn khi trình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động (4p)
- Tính và chia sẻ cách thực hiện trong nhóm đôi
 5 - 1- 2 = 	 5 - 2 - 2 = 	 4 - 2 - 1 = 	 4 - 1 - 1 =
2. Bài mới	
a. Giới thiệu bài (1p) 
b. Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau:
* Giới thiệu các phép trừ 1 - 1 = 0; 3 - 3 = 0; 4 – 4 = 0; 5 – 5 = 0.
 - Em có nhận xét gì về một số trừ đi chính số đó ? 
- HS nêu từng bài toán, dùng que tính thực hiện để tìm ra kết quả của các phép tính 
 1- 1 = 0; 3 - 3 = 0; 4 – 4 = 0; 5 – 5 = 0
c. Giới thiệu phép trừ " một số trừ đi 0"
* Giới thiệu phép trừ 4 - 0 = 4
 - GV gắn 4 hình vuông lên bảng cho HS quan sát và nêu bài toán:" Có 4 hình vuông, không bớt hình vuông nào. Hỏi còn mấy hình vuông?"
GV: không bớt đi hình vuông nào là bớt 0 hình vuông.
 -Yêu cầu HS nêu phép trừ tương ứng
 - Giới thiệu phép trừ 5 - 0 hướng dẫn tương tự nhưng cho HS làm bằng que tính.
 Cho HS tính một số phép tính VD: 1- 0, 3- 0 
+ Em có nhận xét gì về một số trừ đi 0 ?
b. Luyện tập (30p)
Bài 1(61): Tính
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Cho HS nêu cách làm
- Nhận xét, chỉnh sửa
Bài 2(cột 1,2- 61): Tính
 Cho HS nêu yêu cầu
 - Cho nêu cách làm
 - Nhận xét – Chỉnh sửa
Bài 3(61): Viết phép tính thích hợp.
 - Cho HS nêu yêu cầu
 - Nhận xét, chỉnh sửa
 - Với tranh 2 cho HS làm tương tự 
3. Củng cố dặn dò (1p)
- Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học.
Tiếng việt
TIẾT 103 + 104: LUYỆN TẬP
(STK trang 43; SGK trang 18)
Ngày soạn: 17/ 11/ 2019	Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2019
Toán
TIẾT 43: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Thực hiện được phép trừ hai số bằng nhau, phép trừ một số cho số 0; biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
Vận dụng kiến thức đã học để làm đúng và nhanh các bài tập có liên quan
Tích cực tự giác và có thái độ học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Nội dung bài dạy, bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Bảng con, vở., bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (3p)
5 – 0 =	2 – 2 = 	4 – 0 =	
- Cho HS làm bảng lớp, bảng con
- Nhận xét đánh giá
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Luyện tập (30p)
Bài 1(cột 1,2,3 - 62): Tính
- HS nêu yêu cầu.
- HS nối tiếp nêu miệng kết quả. 
- Nhận xét chỉnh sửa.
- 2 số bằng nhau trừ cho nhau cho ta kết quả như thế nào?
- 1 số trừ đi 0 thì được kết quả như thế nào?
Bài 2(62): Tính
- HS làm bảng lớp, bảng con.
- Gọi HS nêu cách thực hiện.
* Lưu ý đặt số phải thẳng cột.
- Nhận xét chỉnh sửa.
Bài 3(cột 1,2- 62): Tính
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm phép tính có hai dấu trừ.
- HS làm bài vào VBT, báo cáo kết quả.
 - Thu bài- Nhận xét 
Bài 4(cột 1,2- 62): > < =
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm, HS làm bài vào phiếu học tập.
- Nhận xét chỉnh sửa.
Bài 5(a- 62): Viết phép tính thích hợp.
 - GV cho HS xem từng tranh, thảo luận nhóm đôi và nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng.
- Nhận xét chỉnh sửa.
3.Củng cố, dặn dò (1p)
- GV nhận xét tiết học, chốt lại kiến thức.
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 105 + 106: VẦN CÓ ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI
MẪU 3- an
(STK trang 45; SGK trang 19)
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 11: GIA ĐÌNH 
I. MỤC TIÊU
Kể được với các bạn về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ruột trong gia đình của mình và biết yêu quý gia đình.
Vẽ được tranh giới thiệu về gia đình mình.
HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS luôn nghe lời ông bà, bố mẹ và yêu quý người thân trong gia đình mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh minh họa, giấy A4, màu vẽ.
HS: Màu vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3p)
- Cho HS nghe bài hát “ Ba ngọn nến lung linh”
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Thảo luận (10p)
GV nêu câu hỏi:
- Trong bài hát có nhắc đến ai?
- Yêu cầu HS nói cho nhau nghe dựa theo các câu hỏi?
+ Nhà bạn có mấy người? Đó là những ai?
+ Mỗi ngày từng thành viên trong gia đình bạn thường làm gì?
- GV nhận xét, kết luận. 
Hoạt động 2: Vẽ tranh về những người trong gia đình mình (20p)
GV nêu câu hỏi.
+ Trong gia đình chúng ta cùng chung sống có những ai?
+ Mỗi người có những đặc điểm gì để chúng ta nhận biết được?
- Yêu cầu HS vẽ một bức tranh về những người trong gia đình em.
- Gọi HS lên chia sẻ.
- GV nhận xét, đánh giá.
 Kết luận: Mỗi người sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương, chăm sóc. Em có quyền được sống chung với bố mẹ. 
3.Củng cố, dặn dò (1p) 
GV tóm tắt lại nội dung bài.
GV nhận xét tiết học(tuyên dương)
Ngày soạn: 18/ 11/ 2019	Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2019
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 107 + 108: VẦN / at/
(STK trang 49; SGK trang 20-21)
Toán
TIẾT 44: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU
Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học, phép cộng một số với 0, phép trừ một số đi 0, phép trừ hai số bằng nhau.
Vận dụng hiểu biết về các phép cộng, trừ trong phạm vi 5 để làm đúng và nhanh các bài tập.
Có thái độ học tập tích cực và nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ, bộ đồ dùng Toán.
HS: Bảng con, bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3p)
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1p)
b. Luyện tập (30p)
Bài 1(63): Tính
- Cho HS nêu yêu cầu, HS làm bảng con, bảng lớp.
* Lưu ý đặt số phải thẳng cột.
- Nhận xét, sửa.
Phần b. có phép cộng với 0, phép trừ 1 số đi 0, phép trừ 2 số bằng nhau.
Bài 2(63): Tính
- Cho HS nêu cách làm, HS nêu miệng kết quả.
- Củng cố tính chất của phép cộng.
Bài 3(63): > , =
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm, HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, sửa.
- Củng cố cách so sánh số.
Bài 4(63): Viết phép tính thích hợp 
- GV cho HS xem từng tranh thảo luận nhóm, nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng vào bảng con.
- Nhận xét, chữa bài..
3. Củng cố dặn dò (1p)
- Chốt lại những kiến thức. Nhận xét giờ học.
Ngày soạn: 19/ 11/ 2019	Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2019
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾT 109+ 110: VẦN / ăn/
(STK trang 52; SGK trang 22-23)
Hoạt động tập thể
TIẾT 11: SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm điểm đánh giá hoạt động trong tuần. HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong mọi hoạt động, có phương hướng và biện pháp khắc phục.
- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền, đò 
- HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền một cách an toàn.
- HS biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu 
- HS mạnh dạn chỉ ra những ưu khuyết điểm của bạn cũng như của mình để cùng bạn khắc phục.
- Yêu quý, kính trọng thầy cô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh, ảnh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Nội dung sinh hoạt:
1. Tổng kết công tác trong tuần (10p)
- Các tổ trưởng và CTHĐTQ nhận xét ưu, khuyết điểm của tổ, lớp trong tuần và biện pháp khắc phục. 
- Việc thực hiện nề nếp: 
+ Đã đi vào nề nếp: truy bài, vệ sinh lớp, vệ sinh công cộng.
+ Đồ dùng học tập còn quên, một số bạn chưa làm bài tập về nhà.
+ Còn mất trật tự trong giờ.
- GV đánh giá chung. 
2. Phương hướng tuần 12 (10p)
- GV nêu kế hoạch chung. 
+ Thực hiện tốt mọi nề nếp. 
+ Có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập.
- HS thảo luận tìm biện pháp thực hiện. CTHĐTQ thống nhất kết quả và báo cáo. 
3. Học ATGT (15p)
- GV cho HS nêu cách lên xuống xe khi đi các phương tiện GTCC như: đi xe ô tô con, xe buýt, xe khách, tàu hoả, đi thuyền, ca nô 
- GV? Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_11_nam_hoc_2019_2020_giap_thi_phu.docx