Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

GV: Bài có 10 câu. GV chỉ từng câu cho HS đọc vờ. Có thể chỉ liền 2 câu: Bé chỉ: “Cò. cò.” Bé la: “Sợ!”.

- Đọc tiếp nối từng câu, đọc liền 2 câu ngắn (cá nhân / từng cặp).

- HS tìm, đọc tiếng trong bài có vần âm: sâm cầm, ấm; vần âp: (cá) mập.

e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (7 câu / 3 câu); thi đọc cả bài.

g) Tìm hiểu bài đọc

- GV chỉ từng ý a, b, c cho cả lớp đọc.

- HS làm bài trong VBT hoặc viết các kí hiệu đúng (Đ) sai (S) trên thẻ.

- HS giơ thẻ. Cả lớp đồng thanh: Ý a (Bé Lê chả mê tỉ vi) - sai. Ý b (Bé Lê sợ cá mập) - đúng. Ý c (Có má, bé Lê chả sợ nữa) - đúng.

* Cả lớp đọc lại nội dung bài 40

4. Củng cố, dặn dò: (2’)

- GV nhận xét tiết học.

- GV nhắc HS về nhà xem trước bài 41 (em, ep).

Toán

. Luyện tập

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Cúng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vàogiải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

 

doc 21 trang thuong95 7480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai, ngày 2 tháng 11 năm 2020
Dạy bài thứ 5 tuần 7
Thứ ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020
Dạy bài thứ 6 tuần 7
Thứ 4 ngày 4 tháng 11 năm 2020
Tiếng Việt
âm âp ( tiết 1+ 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết vần âm, vần âp; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần âm, vần âp.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần âm, âp; làm đúng BT nối ghép từ.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Bẻ Lê.
- Viết đúng các vần âm, âp, các tiếng củ sâm, cá mập (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Ti vi,máy tính, Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)
- 2 HS đọc bài Cô bé chăm chỉ (bài 39).
- GV cùng HS nhận xét.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: vần âm, vần âp. (2’)
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (12’)
2.1. Dạy vần âm
- HS đọc âm â, chữ m, vần âm. Phân tích vần âm (1 HS làm mẫu, một số HS nhắc lại). HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần: â - mờ - âm / âm.
- GV chỉ hình, HS nói: củ sâm. Trong từ củ sâm, tiếng sâm có vần âm. GV giải nghĩa: sâm (loại cây có củ, rễ dùng làm thuốc bổ). Phân tích tiếng sâm. Đánh vần: sờ - âm - sâm / sâm.
- GV chỉ mô hình vần âm, tiếng sâm, từ khoá, cả lớp đánh vần, đọc trơn: â - mờ - âm / sờ - âm - sâm / củ sâm.
2.2. Dạy vần âp (như vần âm)
- HS nhận biết â, p; đọc: â - pờ - âp. Phân tích vần âp. Đánh vần: â - pờ - âp/âp.
- Quan sát tranh, nêu từ ngữ: cá mập (loài cá lớn, rất dữ, sống ở biển, đại dương). Phân tích tiếng mập. Đánh vần: mờ - âp - mâp - nặng - mập / mập.
- Đánh vần, đọc trơn lại: â - pờ - âp / mờ - âp - mâp - nặng - mập / cá mập.
* Củng cố: HS nhắc lại 2 vần mới học: âm, âp; 2 tiếng mới: sâm, mập.
3. Luyện tập (18’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần âm? Tiếng nào có vần âp?)
- HS đọc: nấm, mầm,... GV giải nghĩa: sâm cầm (loại chim sống dưới nước, chân đen, mỏ trắng, sống ở phương Bắc, trá đông ở phương Nam, thịt thơm ngon).
- HS làm bài trong VBT; báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng nấm có vần âm... Tiếng tập (múa) có vần âp...
3.2. Mở rộng vốn từ (BT 3: Ghép đúng)
- GV nêu YC, chỉ từng từ cho cả lớp đọc. HS làm bài vào VBT.
- 1 HS nói kết quả: đầm - cá, đập - lúa, tấp - nập. Cả lớp nói lại.
3.3. Tập viết (bảng con - BT 5)
a) Cả lớp đọc trên bảng các vần, tiếng vừa học.
b) Viết âm, âp, củ sâm, cá mập
- 1 HS đọc, nói cách viết vần âm, âp; chiều cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:
+ Vần âm: cao 2 li; viết â trước, m sau.
+ Vần âp: viết â trước, p sau (p cao 4 li).
+ (củ) sâm: viết s trước, vần âm sau.
+ (cá) mập: viết m trước, vần âp sau, đấu nặng đặt dưới â.
c) HS viết: âm, âp (2 lần); (củ) sâm, (cá) mập.
Tiết 2
3.4. Tập đọc (BT 4) (33’)
a)GV chỉ hình, giới thiệu bài đọc: Bé Lê rất thích xem ti vi. Bé nói gì khi xem ti vi, các em hãy cùng nghe.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: sâm cầm, chỉ, cá mập, vỗ về, ấm.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 10 câu. GV chỉ từng câu cho HS đọc vờ. Có thể chỉ liền 2 câu: Bé chỉ: “Cò... cò...” Bé la: “Sợ!”.
- Đọc tiếp nối từng câu, đọc liền 2 câu ngắn (cá nhân / từng cặp).
- HS tìm, đọc tiếng trong bài có vần âm: sâm cầm, ấm; vần âp: (cá) mập.
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (7 câu / 3 câu); thi đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV chỉ từng ý a, b, c cho cả lớp đọc.
- HS làm bài trong VBT hoặc viết các kí hiệu đúng (Đ) sai (S) trên thẻ.
- HS giơ thẻ. Cả lớp đồng thanh: Ý a (Bé Lê chả mê tỉ vi) - sai. Ý b (Bé Lê sợ cá mập) - đúng. Ý c (Có má, bé Lê chả sợ nữa) - đúng.
* Cả lớp đọc lại nội dung bài 40
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học. 
- GV nhắc HS về nhà xem trước bài 41 (em, ep).
Toán
. Luyện tập
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Cúng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vàogiải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
-Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (5’)
HS thực hiện các hoạt động sau:
- Chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn tập cộng nhẩm trong phạm vi 6 như sau:
Bạn A đọc phép cộng rồi chỉ bạn B đọc kết quả. Nếu bạn B đọc kết quả đúng thì bạnB đọc tiếp phép cộng khác rồi chỉ bạn c đọc kết quả. Quá trình cứ tiếp tục như vậy,cuộc chơi dừng lại khi đến bạn đọc kết quả sai. Bạn đó thua cuộc.
- Chia sẻ: Cách cộng nhấm của mình; Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cầnlưu ý điều gì?
B. Hoạt động thực hành, luyện tập (25’)
Bài 1. GV tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm như sau: Một bạn lấyra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại. Hoặc cũng cóthể chuẩn bị các thẻ trắng để HS tự viết phép tính rồi đố bạn viết kết quả thích hợp.
Bài 2: Cá nhân HS tự tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng cộng trong phạm vi 6 để tìm kết quả).
- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài. Chú ý, trong phép cộng hai số mà có một sổ bằng 0 thì kết quả bằng số còn lại.
Bài 3
- Cá nhân HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà. HS lựa chọn số thích hợp trong mỗi ô có dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà, ví dụ ngôi nhà số 5 có các phép tính: 3 + 2; 2 + 3; 4 + 1
- HS chia sẻ với bạn, đặt câu hỏi cho nhau, cùng tìm thêm các phép tính có thể đặt vào mỗi ngôi nhà. Chẳng hạn: Ngôi nhà số 5 còn có thể đặt thêm các phép tính:
1 +4 ; 5 + 0 ; 0 + 5.
- GV chốt lại cách làm bài. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
Bài 4:Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ câu a): Trên cây có 2 con chim. Có thêm 3 con bay đến. Có tất cả bao nhiêu con chim? Ta có phép cộng 2 + 3 = 5. Vậy có tất cả 5 con chim.
- HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.
C. Hoạt động vận dụng: (3’)
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.
D. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
____________________________________
Buổi chiều Tiếng Viêt
em , ep ( tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết vần em, vần ep; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần em, vần ep.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần em, vần ep.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Thi vẽ.
- Viết đúng các vần em, ep và các tiếng kem, dép (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Ti vi,máy tính, Bộ đồ dùng,bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)
- 2 HS đọc bài Bé Lê (bài 40); 1 HS trả lời câu hỏi: Vì sao bé Lê không sợ cá mập nữa?
- GV nhận xét tiết học
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: vần em, vần ep (2’)
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (10’)
2.1. Dạy vần em
- GV chỉ vần em (từng chữ e, m). 1 HS đọc: e - mờ - em. Cả lớp: em. Phân tích vần em. Đánh vần: e - mờ - em / em.
- HS nhìn hình, nói: kem. Tiếng kem có vần em. Phân tích tiếng kem. Đánh vần: ca - em - kem / kem.
- GV chỉ lại mô hình, từ khoá, HS: e - mờ - em / ca - em - kem / kem.
2.2. Dạy vần ep
- HS nhận biết e, p; đọc: e - pờ - ep. Phân tích vần ep. Đánh vần: e - pờ - ep / ep.
- HS nói: dép. Phân tích tiếng dép. Đánh vần: dờ - ep - dep - sắc - dép / dép.
- Đánh vần, đọc trơn: e - pờ - ep / dờ - ep - dep - sắc - dép / dép.
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: em, ep; 2 tiếng mới: kem, dép.
2. Luyện tập(18’)
2.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần em? Tiếng nào có vần ep?)
- 1 HS đọc, cả lớp đọc từ ngữ dưới hình. / HS tìm tiếng có vần em, ep; báo cáo.
- GV chỉ từ, cả lớp: Tiếng (lễ) phép có vần ep. Tiếng tem (thư) có vần em,...
- HS nói thêm tiếng ngoài bài có vần em (đem, kém, nem, hẻm,...); có vần ep (chép, dẹp, nép, tép,...).
2.2. Tập viết (bảng con - BT 4)
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: em, ep, kem, dép.
b) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần em: viết e trước, m sau. Độ cao hai con chữ đều 2 li.
- Vần ep: viết e trước, p sau. Độ cao chữ p là 4 li.
- kem: viết k trước, vần em sau.
- dép: viết d trước, vần ep sau, dấu sắc đặt trên e.
c) HS viết bảng con: em, ep (2 lần). Sau đó viết: kem, dép.
Tiết 2
3.3. Tập đọc (BT 3) (33’)
a) GV giới thiệu bài đọc kể về cuộc thi vẽ giữa cá chép và gà nhép.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: cá chép, gà nhép, chăm, gà em, trắm, chấm thi, đẹp.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 5 câu. (GV đánh số TT từng câu).
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp).
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu 5: Họ cho là gà nhép vẽ vừa đẹp / vừa có ý nghĩa.
e) Thi đọc từng đoạn, cả bài (theo cặp, tổ) chia bài làm 2 đoạn đọc - 3 câu / 2câu). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cá lớp đọc đồng thanh cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC; mời 1 HS đọc 2 câu hỏi trước lớp.
- GV mời 2 HS giỏi thực hành: em hỏi - em đáp
+ HS 1: Ai thắng trong cuộc thi? HS 2: Gà nhép thắng.
+ HS 1: Vì sao bạn nghĩ là bạn đó thắng? HS 2: Vì giám khảo cho là gà nhép vẽ đẹp hơn. Vì giám khảo cho là gà nhép vẽ vừa đẹp vừa có ý nghĩa.
- GV: Cá chép chỉ nghĩ về mình, vẽ mình. Bức vẽ của gà nhép vừa đẹp vừa thể hiện tình cảm với mẹ và các em nên gà nhép thắng trong cuộc thi.
- (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp.
- GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (Gà nhép rất tình cảm. Gà nhép yêu mẹ và các em. Gà nhép rất yêu quý gia đình). GV: Một bức tranh sẽ được đánh giá cao nếu vừa đẹp vừa thể hiện được suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp của người vẽ.
- Cả lớp đọc lại nội dung bài 41.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV dặn HS về nhà kể lại hoặc đọc lại cho người thân nghe câu chuyện Thi vẽ; xem trước bài 42 (êm, êp).
Giáo dục thể chất
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay trái, quay phải, 
quay sau:Trò chơi: Tìm cơ số
I. MỤC TIÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết và thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết được khẩu lệnh và thực hiện được dàn hàng ngang dồn hàng ngang, trò chơi
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẩu của GV để thực hiện .
- Hoàn thành lượng vận động. Tích cực tham gia tập luyện 
II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Nhà giáo dục thể chất, sân tập.
- Phương tiện: Sách giáo khoa,bài soạn, còi, tranh trực quan.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức và yêu cầu
TG
SL
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I.Phần mở đầu
Nhận lớp:
- Hoạt động của lớp trưởng.
- Hoạt động của giáo viên
2.Khởi động
Xoay các khớp cổ, tay cổ chân, vai, hông, gối
5p
4l 8n
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Kiểm tra sức khỏe của học sinh
GV mở nhạc cho học sinh khởi động .Quan sát làm mẫu và hướng dẫn cho học sinh.
Đội hình nhận lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo sĩ số cho GV
Đội hình như trên
GV hướng dẫn cả lớp khởi động và hướng dẫn lớp trưởng cách điều hành.
HS tích cực chủ động tập luyện
II.Phần cơ bản
1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay trái, quay phải.quay sau, 
Khẩu lệnh : 
Cách thực hiện
Trò chơi : Tìm cơ số 
(Cơ số 3)
Chuẩn bị : Đội hàng ngang. 
Cách chơi: Giáo viên hoặc người quản trò chỉ tay vào bạn đầu tiên thì bạn đó hô và chỉ vào người thứ hai người thứ hai hô 2 và chỉ vào người thứ 3 thì người thứ 3 không hô 3 mà bật lên cao. Và tiếp theo như vậy 1 – 2 – bật 1- 2- bật 
Các trường hợp phạm quy: 
- Hô nhỏ và chậm
- Hô ở vị trí số 3
- Vị trí số 3 mà không bật lên.
- Không nghiêm túc trong khi chơi
25p
- Gv kiểm tra 1 vài em kỹ thuật quay trái
- GV nhận xét và sữa sai
- Gv cho học sinh tập đồng loạt cả lớp 
GV chia nhóm cho học sinh tập luyện và hướng đẫn cách nhận xét lẫn nhau
Gv gọi tên trò chơi và hướng dẫn học sinh chơi
HS nhận xét ban tập luyện
 Đội hình hàng ngang
HS tập luyện cả lớp
Học sinh tập đồng loạt 
Gv sữa sai và hướng dẫn cách hô cho các nhóm trưởng, lớp trưởng.
HS tập luyện theo nhóm và nhận xét lẫn nhau.
Đội hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
Học sinh chơi thử.
 Học sinh thi đua chơi với nhau.
GV sữa sai cho học sinh
Phần kết thúc
Thả lỏng các khớp cơ bắp 
Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn học sinh xem bài ở nhà
5p
GV điều hành cả lớp tập luyện
 * * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
HS Lắng nghe và thực hiện
Thứ năm, ngày 5 tháng 11 năm 2020
Tiếng Việt
Tập viết sau bài 40, 41
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU: 
- Viết đúng âm, âp, em, ep, củ sâm, cá mập, kem, dép - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: 
- Vở luyện viết 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2. Luyện tập(32’)
a) Cả lớp nhìn bảng lớp, đọc: âm, củ sâm, âp, cá mập; em, kem, ep, dép.
b) Tập viết: âm, củ sâm, âp, cá mập.
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh ở từng chữ: cá mập.
- HS tập viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một.
b) Tập viết: em, kem, ep, dép (như mục b).
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học.
________________________________
Tiếng Việt
êm , êp ( tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết các vần êm, êp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần êm, êp.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần êm, vần êp; hoàn thành trò chơi hái táo xếp vào hai rổ vần êm, êp.
- Viết đúng các vần êm, êp và các tiếng đêm, bếp (lửa) (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ dùng
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)
- 1 HS đọc bài Tập đọc Thi vẽ (bài 41); 1 HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì?
- GV cùng HS nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: vần êm, vần êp. (2’)
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (10’)
2.1. Dạy vần êm: HS đọc từng chữ ê, m, vần êm. Phân tích vần êm. HS (cá nhân, tổ, lớp) nhìn mô hình, đánh vần: ê - mờ - êm / êm.
- HS nói: đêm. Phân tích tiếng đêm. Đánh vần: đờ - êm - đêm / đêm.
- GV chỉ mô hình, từ khoá, cả lớp: ê - mờ - êm / đờ - êm - đêm / đêm.
2.2. Dạy vần êp: HS nhận biết ê, p; đọc: ê - pờ - êp. / Phân tích vần êp. / Đánh vần: ê - pờ - êp / êp.
- HS nói: bếp lửa. Tiếng bếp có vần êp. Phân tích tiếng bếp. Đánh vần: bờ - êp - bêp - sắc - bếp / bếp.
- Đánh vần, đọc trơn: ê - pờ - êp / bờ - êp - bêp - sắc - bếp / bếp lửa.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: êm, êp, 2 tiếng mới học: đêm, bếp.
3. Luyện tập (17’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Hái quả trên cây, xếp vào hai rổ cho đúng)
- GV đưa lên bảng 2 bộ hình ảnh cây táo; nêu YC; chỉ chữ trên từng quả táo cho 1 HS đọc, cả lớp đọc: nệm, nếp, đếm,...
- 1 HS làm mầu: nhặt 1 quả táo trên cây bỏ vào rổ có vần êm hoặc êp. (Dùng phấn nối từ với rổ vần, hoặc dùng kĩ thuật vi tính cho quả táo rơi vào rổ).
- HS làm bài trong VBT.
- 2 HS lên bảng lớp thi hái táo nhanh; nói kết quả: Rổ vần êm có 4 quả: nệm, đếm, mềm, nếm. Rổ vần êp có 2 quả: nếp, xếp.
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng nệm có vần êm. Tiếng nếp có vần êp,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)
a) Cả lớp đọc trên bảng các vần, tiếng vừa học: êm, đêm, êp, bếp lửa.
b) Viết vần êm, êp
-1 HS đọc vần êm, nói cách viết; độ cao các con chữ.
-GV viết mẫu vần êm, hướng dẫn: viết ê trước, m sau; các con chữ cao 2 li; lưu ý nét nối giữa ê và m. Làm tương tự với vần êp. Chú ý chữ p cao 4 li.
-HS viết: êm, êp (2 lần).
c)Viết: đêm, bếp (lửa) (như mục b)
-GV viết mẫu, hướng dẫn: đêm (viết chữ đ cao 4 li, tiếp đến vần êm). / bếp (chữ b cao 5 li; dấu sắc đặt trên ê).
-HS viết: đêm, bếp (lửa).
4. Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV nhận xét tiết học.
___________________________________
Toán
Phép cộng trong phạm vi 10( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào
giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Bộ đồ dùng Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động (5’)
- HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:
- Quan sát bức tranh trong SGK.
- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép cộng, chẳng hạn:
+ Có 6 con chim trên cây. Có 4 con chim đang bay đến. Để biết có tất cả bao nhiêu con chim, ta thực hiện phép cộng 6 + 4 = 10. Có tất cả 10 con chim.
+ Có 4 bạn đang chơi bập bênh. Có 4 bạn khác đang đi tới. Để biết có tất cả bao nhiêu bạn, ta thực hiện phép cộng 4 + 4 = 8. Có tất cả 8 bạn.
- Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (28’)
1. HS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép cộng: 4 + 3, rồi viết và đọc kết quả 4 + 3 = 7.
- Tương tự HS tìm kết quả các phép cộng còn lại: 6 + 4; 5 + 4; 4 + 4.
2. GV chốt lại cách tìm kết quả một phép cộng (có thể hướng dẫn HS: ngoài chấm tròn có thế sử dụng que tính, ngón tay, ... để tìm kết quả phép tính).
3. Hoạt động cả lớp:
- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện ở trên và nói: 4+ 3 = 7; 6 + 4 = 10; 5 + 4 = 9; 4 + 4 = 8.
4. Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu một số tình huống. HS nêu phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép cộng theo cách vừa học rồi gài phép cộng và kết quả vào thanh gài.
- HS tự nêu tình huống ưrơng tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng (làm theo nhóm bàn).
Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS và điều kiện thực tế, GV có thể khuyến khích HS tư duy, chẳng hạn: Để tìm kết quả phép tính, không dùng các chấm tròn mà hãy tưởng tượng trong đầu để tìm kết quả.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều Tiếng Việt
 êm , êp( tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết các vần êm, êp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần êm, êp.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần êm, vần êp; hoàn thành trò chơi hái táo xếp vào hai rổ vần êm, êp.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lúa nếp, lúa tẻ.
- Viết đúng các vần êm, êp và các tiếng đêm, bếp (lửa) (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ dùng
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC
3.3. Tập đọc (BT 3) (33’)
a)GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc Lúa nếp, lúa tẻ sẽ cho các em biết lúa nếp khác gì lúa tẻ, những thứ bánh làm từ gạo nếp, những thứ bánh làm từ gạo tẻ.
b)GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): lúa nếp, lúa tẻ, thua kém, đồ nếp, đêm đó, thổ lộ, nhầm, bữa phụ. Giải nghĩa từ: thổ lộ (nói ra với người khác điều thầm kín, điều mà mình muốn giữ kín).
d)Luyện đọc câu
- GV: Bài đọc có mấy câu? (5 câu).
- (Đọc vỡ) GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- Đọc tiếp nổi từng câu (cá nhân / từng cặp). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở câu: Lúa tẻ cho là... vì trẻ em chỉ ưa đồ nếp.
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu / 3 câu); thi đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV: Khi lúa tẻ cho là nó kém lúa nếp, lúa nếp nói gì? (Cả lớp nhìn SGK đọc lời lúa nếp: Chị nhầm ... bữa phụ). GV: Đồ ăn từ gạo nếp rất ngon nhưng chỉ là bữa phụ vì con người không thể ăn gạo nếp quanh năm, trừ một số đồng bào dân tộc thiểu số.
- GV gắn hình 6 loại đồ ăn lên bảng, giới thiệu: Các em cùng thực hiện nhanh trò chơi phân loại thức ăn nào làm từ loại gạo nào.
- GV chỉ từng hình theo sô TT, cả lớp nói tên 6 loại thức ăn: cơm, xôi, bánh cuốn, bánh chưng, bánh giầy, bánh đa.
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài trong VBT.
- 2 HS làm bài trên bảng (cùng nối / xếp thức ăn làm từ đồ nếp dưới từ nếp, thức ăn làm từ gạo tẻ dưới từ tẻ), nói kết quả.
- GV chỉ hình, HS nói kết quả: Các món ăn làm từ gạo nếp: xôi, bánh chưng, bánh giầy. Các món ăn làm từ gạo tẻ: cơm, bánh cuốn, bánh đa.
* GV có thể chỉ từng hình trên bảng cho cả lớp nói: cơm: gạo tẻ / xôi: gạo nếp bánh cuốn: gạo tẻ /bánh chưng: gạo nếp /bánh giầy: gạo nếp / bánh đa: gạo tẻ.
- GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (Lúa tẻ rất quan trọng. Lúa tẻ là vua của cả năm. Lúa nếp cũng rất quý. Lúa nếp, lúa tẻ đều có ích). GV: Lúa nếp, lúa tẻ đều rất cần thiết đối với con người. Cuộc sống của con người sẽ rất khó khăn nếu không có lúa gạo.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
im , ip (tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết các vần im, ip; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần im, ip.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần im, vần ip.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc sẻ và cò.
- Viết đúng các vần im, ip và các tiếng bìm, bịp (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bộ đồ dùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)
- 2 HS đọc bài Lúa nếp, lúa tẻ (bài 42); 1 HS trả lời câu hỏi: Em hiểu được điều gì qua câu chuyện này?
- GV nhận xét tiết học.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: vần im, vần ip. (2’)
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (10’)
2.1. Dạy vần im: GV chỉ vần im (từng chữ i, m). 1 HS đọc: i - mờ - im. Cả lớp: im. Phân tích vần im. Đánh vần: i - mờ - im / im.
- GV giới thiệu bìm bịp: loại chim rừng, nhỏ hơn gà, đuôi dài, lông màu nâu, kiếm ăn trên mặt đất, trong các lùm cây, bụi cỏ, tiếng kêu “bìm bịp”. Tiếng bìm có vần im. Phân tích tiếng bìm. Đánh vần: bờ - im - bim - huyền - bìm / bìm.
- GV chỉ mô hình, từ khoá, cả lớp: i - mờ - im / bờ - im - bim - huyền - bìm / bìm.
2.2. Dạy van ip: HS nhận biết i, p; đọc: i - pờ - ip. Phân tích vần ip. Đánh vần: i - pờ- ip/ip
- HS đọc: bìm bịp. Tiếng bịp có vần ip. Phân tích tiếng bịp. Đánh vần: bờ - ip - bip - nặng - bịp / bịp.
-Đánh vần, đọc trơn: i - pờ - ip / bờ - ip - bip - nặng - bịp / bịp.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: im, ip, 2 tiếng mới học: bìm bịp.
3. Luyện tập(16’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần im? Tiếng nào có vần ip?)
- HS đọc tên từng sự vật dưới hình: nhím, kịp, cà tím,... GV giải nghĩa từ kịp bằng hình ảnh hai HS thi chạy, bạn nam sắp đuổi kịp bạn nữ; nhíp (dụng cụ thường dùng để nhổ tóc bạc, tóc sâu, lông mày).
- Từng cặp HS tìm tiếng có vần im, vần ip; làm bài trong VBT; báo cáo. / Cả lớp: Tiếng nhím có vần im. Tiếng kịp có vần ip...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)
a) Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng vừa học: im, ip, bìm bịp.
b) GV hướng dẫn HS viết vần im, ip
- 1 HS nói cách viết vần im. / GV viết mẫu, hướng dẫn: viết i trước, m sau; lưu ý nối nét giữa i và m. / Làm tương tự với vần ip.
- HS viết: im, ip (2 lần).
c) Viết: bìm bịp (như mục b)
- GV viết mẫu, hướng dẫn: bìm (viết b trước cao 5 li, vần im sau, dấu huyền đặt trên i) / bịp (viết b trước, vần ip sau, dấu nặng đặt dưới i, chú ý p cao 4 li).
- HS viết: bìm bịp.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
Sạch sẽ, gọn gàng ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Giải thích được vì sao phải sạch sẽ, gọn gàng.
- Tự làm được một số việc vừa sức để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- VBT Đạo đức 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét tranh(10’)
Mục tiêu:
- HS xác định được những việc không nên làm đế bản thân sạch sẽ, gọn gàng.
- HS được phát triển kỹ năng tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 21 và nêu những việc không nên làm. Vì sao?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời một số HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- GV kết luận: Những việc không nên làm để sạch sẽ, gọn gàng.
+ Đùa nghịch trong vũng nước bẩn. Vì quần áo sẽ bị bẩn, nước bẩn có thể bắn vào mắt, da gây ngứa, bệnh ngoài da.
+ Vừa đi học về, lấy tay bốc thức ăn. Vì bốc thức ăn khi chưa rửa tay sẽ dễ bị giun, sán, dễ nhiễm các bệnh về đường tiêu hoá.
+ Bôi tay bẩn vào áo, tóc để rối, bù xù. Vì tay bẩn mà bôi lên áo sẽ làm cho áo bẩn, mất vệ sinh, tóc để rối thì không gọn gàng, sạch, đẹp.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống(8’)
Mục tiêu:
- HS có kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể để bản thân sạch sẽ, gọn gàng.
- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 22 và lựa chọn cách xử lí tình huống trong môi tranh.
+ Tình huống 1: Trên đường đi học về, Hùng ăn kem làm dính bẩn ra tay và áo. Nếu đi cùng Hùng, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
+ Tình huống 2: An đã bước ra cửa để đi học, tóc vẫn rối, bù xù. Chị của An nhắc: Tóc An rối kìa. Neu em là An, em sẽ làm gì?
- HS thực hiện nhiệm vụ. GV mời một số nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống.
- GV nêu câu hỏi mở rộng:
1) Theo em, cách ứng xử của nhóm bạn đã phù hợp hay chưa phù hợp?
2) Em có cách ứng xử nào khác không?
- HS trình bày ý kiến.
- GV định hướng cách giải quyết:
+ Tình huống 1: Em nên khuyên bạn, không nên vừa đí vừa ăn ngoài đường, vì mất vệ sinh, bị bẩn tay và quần áo.
+ Tình huống 2: An nên cảm ơn chị vì đã nhắc và vào chải tóc cho gọn gàng rồi mới đi học.
Hoạt động 3: Thực hành(8’)
Mục tiêu: HS rèn luyện được một số kì năng tự chăm sóc bản thân để sạch sẽ, gọn gàng.
Cách tiến hành:
- GV làm mẫu hoặc cho HS xem video c,lij) VC các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay.
- GV mời một số HS mô tả lại cách thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay.
- GV yêu cầu HS thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay theo nhóm đôi.
- HS thực hiện nhiệm vụ: một bạn làm, một bạn nhận xét và ngược lại.
- GV nhận xét, đánh giá khi HS thực hiện xong nhiệm vụ.
Lưu ý:
GV có thể linh hoạt lựa chọn các kĩ năng chăm sóc bản thân đế sạch sẽ, gọn gàng cho phù hợp với thực tế. Ví dụ như: rửa mặt, rửa tay.
- Trong quá trình HS thực hiện, GV luôn quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của HS cho đúng và đảm bảo an toàn.
Hoạt động 4: Tự liên hệ(5’)
Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi
1) Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã làm để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
2) Em cần làm thêm những việc gì để luôn sạch sẽ, gọn gàng?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời một số nhóm lên chia sẻ trước Lớp.
- GV khen những nhóm đã làm được nhiều việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
D. Vận dụng(2’)
Vận dụng sau giờ học:
- GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Kiểm tra vệ sinh cá nhân: mặt, tay, chân, quần áo, đầu tóc,... trước khi vào lớp.
+ Đánh răng, rửa mặt; tắm, gội; chải tóc; chỉnh trang quần áo, giày, dép trước khi đi học, đi chơi,...
- GV hướng dân HS tự đánh giá băng cách thả chiêc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”.
- GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ.
Tổng kết bài học(2’)
- GV gọi 1-2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức.l, trang 23.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực.
 _____________________________________
Thứ sáu, ngày 6 tháng 11 năm 2020
Tiếng Việt
im , ip( tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhận biết các vần im, ip; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần im, ip.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần im, vần ip.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc sẻ và cò.
- Viết đúng các vần im, ip và các tiếng bìm, bịp (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bộ đồ dùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
3.3. Tập đọc (BT 3) (33’)
a) GV chỉ hình, giới thiệu bài sẻ và cò: sẻ nhỏ bé. Cò thì to, khoẻ. Cò mò tôm, bắt tép trên cánh đồng. Trong bài là hình ảnh cò cắp sẻ ở mỏ, đang bay qua hồ. Điều gì xảy ra với hai bạn? Các em cùng nghe đọc bài.
b) GV đọc mẫu. Đọc xong, có thể mô tả thêm: Khi sẻ chê mỏ cò thô, cò chả nói gì. Sẻ rủ cò bay qua hồ, gặp gió to, sẻ chìm nghỉm dưới nước, cò lại thò mỏ gắp sẻ, đưa nó qua hồ. Cò tốt bụng, không giận sẻ huênh hoang, vẫn cứu sẻ.
c) Luyện đọc từ ngữ: gặp gió to, chìm nghỉm, kịp, thò mỏ gắp, chả dám chê.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 7 câu. HS đọc vỡ từng câu (1 HS, cả lớp).
- HS đọc tiếp nối từng câu (vài lượt).
- HS tìm, đọc tiếng trong bài có vần im (chìm nghỉm), vần ip (kịp).
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (3 câu / 4 câu); thi đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc (Sắp xếp các ý...).
- GV đưa lên bảng 4 thẻ ghi 4 câu; giải thích YC: Câu 1, 2 đã được đánh số TT, HS cần đánh số TT vào ô trống trước câu 3, 4.
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc. HS làm bài trong VBT. 1 HS lên bảng, viết số TT trước 2 câu văn trên thẻ. (4) Cò kịp thò mỏ... . (3) Gặp gió to, sẻ... .
- Cả lớp đọc lại 4 câu theo TT đúng (đọc câu 3 trước 4): (1) sẻ chê..(2) sẻ rủ cò...
(3)Gặp gió to, sẻ chìm nghỉm. (4) Cò kịp thò mỏ gắp sẻ.
* Củng cố: Cả lớp đọc lại 2 trang của bài 43; đọc cả 8 vần mới học trong tuần.
4. Củng cố, dặn dò(2’)
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
Tập viết sau bài 42, 43
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Viết đúng êm, êp, im, ip, đêm, bếp lửa, bìm bịp - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập(32’)
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng: êm, đêm, êp, bếp lửa; im, ip, bìm bịp.
b) Tập viết: êm, đêm, êp, bếp lửa.
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, khoảng cách, vị trí dấu thanh trên chữ bếp, chữ lửa.
 - HS tập viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập viết: im, ip, bìm bịp (như mục b).
3. Củng cố, dặn dò(2’)
- GV nhận xét tiết học.
Toán
Phép cộng trong phạm vi 10( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào
giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Bộ đồ dùng Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
C. Hoạt động thực hành, luyện tập(28’)
Bài 1: Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính).
- Đối vở, đặt và trả lời câu hỏi về các phép tính vừa thực hiện. Chia sẻ trước lớp.
Lưu ý: Bài này trọng tâm là hướng dần cách tìm kết quả phép cộng. Ngoài việc sử dụn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_canh_dieu_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc